Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đế Quốc Nhật Giãy Chết (William Craig)

Vào tháng chín 1931, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Stimson ghi vào Nhật Ký: «Tình trạng rối loạn lại tái phát ở Mãn Châu. Nhật Bản, nói đúng hơn những quân phiệt Nhật đột nhiên gây bạo động». Lời ghi của Stimson có tính cách tiên tri. Vụ bạo động tại Mãn Châu năm đó đã khai mở một giai đoạn lịch sử kéo dài gần mười lăm năm. Đó là giai đoạn quân phiệt Nhật kiỂm soát chính sách đối ngoại, và để cho tinh thần quân phiệt mà đặc tính là tham vọng vô biên, hung hãn vô cùng, ý chí mãnh liệt, lan tràn khắp đế quốc Nhật như một căn bệnh truyền nhiễm.

Vụ bạo động Mãn Châu năm 1931 là do các sĩ quan lục quân chủ xuớng. Họ nuôi tham vọng: lôi kéo Nhật Bản vào một cuộc chiến tranh xâm lược, và muốn chứng tỏ họ có nhiều uy quyền hơn nội các Nhật. Vào cuối năm 1931 quân đội Nhật thôn tính Mãn Châu, bất chấp sự phản đối của các giới chức Đông Kinh bị đặt trước sự đã rồi.

Từ đó trở đi, quân đội Hoàng gia Nhật ngày một thêm tiến nhanh trên con đường nắm giữ quyền sinh sát ở Nhật. Năm 1937 quân đội Nhật xâm lăng Trung Hoa và gây nên vụ tàn sát thường dân Nam Kinh, trên một qui mô khiến toàn thế giới phải kinh hoàng. Nhật Bản gia nhập khối Trục tháng chín 1940, và đến năm 1941 quân đội Nhật chiếm cứ Đông Dương thuộc Pháp, sau khi Pháp bị mất nước về tay Đức Quốc Xã nên không còn đủ sức bảo vệ quyền lợi của mình ở Á Châu. Tình trạng đó thúc đẩy Nhật bắt buộc phải chạm trán với thế giới Tây Phương.

Một trong những kiến trúc sư chính yếu đã xếp đặt sách lược của Nhật là một con người cao gần thước bảy, đầu xói, hàng ria mép lưa thưa, mấy đầu ngón tay vàng khè khói thuốc, đeo đôi mẳt kính tròn xoe. Con người đó là Đại Tướng Hideki Tojo, hỗn danh là «Dao cạo». Là người hùng trong quân đội, Tojo tận lực làm việc đế leo trên bực thang danh vọng và quyền lực.

Ông nổi tiếng là một nhà hành chánh lỗi lạc, một tay tổ chức tài ba, và là một người chấp hành nghiêm chỉnh những mệnh lệnh của Nhật Hoàng. Tojo có tham vọng lớn, có sức làm việc phi thường. Năm 1937 Tojo giữ chức tham mưu trưởng quân đoàn Quảng Đông ở Mãn Châu. Tìm mua: Đế Quốc Nhật Giãy Chết TiKi Lazada Shopee

Là phát ngôn viên của phe quân phiệt, Tojo tuyên bố: Cuộc chiến tranh mà Nhật gây nên ở Trung Hoa là một hành động tự vệ nhằm đề phòng một lân bang thù nghịch. Năm 1938 Tojo rời Mãn Châu về Đông Kinh để giữ chức Thứ trưởng bộ chiến tranh. Hai năm sau nghĩa là ngay sau khi Nhật liên minh với Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, Tojo giữ ghế Bộ trưởng bộ chiến tranh. Trong năm sau, quân lực Hoàng gia Nhật xúc tiến cuộc Nam tiến ở Á Châu và cuối cùng xuất hiện tại vùng quyền lợi của Hoa Kỳ, Anh và Hòa Lan. Vào mùa hè 1941 khi Đồng Minh quyết định phong tỏa kinh tế Nhật, không bán dầu cho Nhật, Đại Tướng Tojo và giới quân phiệt thấy họ đã có đủ bằng chứng là Đồng Minh chủ ý bao vây để bóp chết Nhật Bản.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull đòi hỏi Nhật phải rút hết quân lực ra khỏi Trung Hoa và Đông Dương. Để đối phó với đòi hỏi đó, ngày 6 tháng chín, giới lãnh đạo tối cao Nhật quyết định Nhật sẽ lâm chiến nếu cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ bị thất bại. Tháng Mười 1941 đại tướng Tojo được yêu cầu thành lập Chính Phủ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng bang giao với Hoa Kỳ, ngày một thêm trầm trọng. Tojo bây giờ là thủ tướng Chính phủ Nhật Bản. Nhiều người Hoa Kỳ nghĩ Tojo là một nhà độc tài tương tự như Hitler hay Mussoloni. Nói cho đúng hơn, thì Tojo có tính cách một nhà độc tài thư lại, một quân phiệt cầm đầu phe quân phiệt nắm quyền ở Nhật.

Trong khi giới lãnh đạo chính trị và quân sự ngần ngại trước viễn ảnh một cuộc chiến tranh toàn diện với Tây phương, thì chính Thủ Tướng Tojo đã thúc đẩy họ mạnh dạn bước theo chiều hướng chiến tranh. Những tiếng nói lạc điệu, đều phải câm nín trước đe dọa trừng trị bằng bạo lực. Tổng Tư Lệnh Hải Quân Hoàng gia Nhật là đô đốc Yamamoto đã bị cảnh cáo nghiêm khắc khi ông nói với các nhà chỉ huy hải quân là Nhật Bản không tài nào thắng được Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh lâu dài.

Lo lắng cho Tổ quốc bị đại bại, Yamamoto hoạch định một chiến lược nhằm vô hiệu hóa hạm đội Hoa Kỳ trong một năm. Trong thời gian đó Nhật sẽ thâu hoạch được đủ thắng lợi để mở cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ trên thế mạnh. Chiến lược đó là trận đánh Trân Châu Cảng. Nên có thế nói trận Trân Châu Cảng là giải pháp của Yamamoto cho cái thế kẹt do những quân nhân không sáng suốt bằng ông đã gây nên.

Lục quân và hải quân Nhật quả nhiên đạt được nhiều thắng lợi như Yamamoto đã tiên đoán. Chỉ trong sáu tháng đầu trận chiến tranh, Nhật Bản đã làm chủ khắp Thái Bình Dương. Nhưng rồi Hoa Kỳ cũng lật ngược thế cờ tại vùng biển Midway. Dựa vào những tin tình báo do các chuyên viên mật mã cung cấp, hạm dội Hoa Kỳ đã đánh bại lực lượng của đô đốc Yamamoto đang trên đường tiêu diệt những tàn lực của đô đốc Nimitz.

Bị thua trận đô đốc Yamamoto ở lì trong ca-bin của soái hạm Yamato, và cho đến khi tàu cập bến Nhật Bản ông mới bước ra khỏi phòng. Sau khi Yamamoto lên bờ, người ta chờ đêm tối mới bí mật đem những thương binh vào khu cô lập trong bệnh viện. Những thủy thủ còn sống sót sau khi tàu bị đánh chìm được khuyến cáo phải giữ kín trận thảm bại Midway. Cho đến khi trận chiến tranh kết liễu, ở Nhật ngoài Yamamoto chỉ có một sổ rất ít quân nhân cao cấp được biết với trận Midway tháng sáu 1942, Hải quân Nhật và đế quốc Nhật đã bị một đòn chí tử.

Sau trận Midway vài đô đốc Nhật bắt đầu nghĩ đến việc mở cuộc thương thuyết hòa bình với địch. Đó là điều dường như không thấy có trong giới lục quân. Vào mùa hè 1943, đô đốc Takagi bị gọi về Đông Kinh và được bộ hải quân trao cho trách nhiệm mở cuộc điều tra về hiện tình cuộc chiến. Sau một thời gian làm việc Takagi kết luận: nếu Hoa Kỳ chiếm được quần đảo Solomons thì Nhật Bản bắt buộc phải yêu cầu thương thuyết hòa bình. Vào cuối năm 1943, quần đảo Solomons thất thủ, vậy mà Takagi vẫn chưa dám công bố kết luận của Ông bằng mực đen giấy trắng vì ông sợ bị lên án là phản bội. Ông bèn thi hành chiến thuật rỉ tai, hy vọng những người sau khi nghe Ông nói sẽ nhận định được rõ ràng về tình trạng tuyệt vọng của Nhật.

Dù vậy vẫn không có ai dám làm một cử chỉ cụ thể nào để cứu vãn tình thế.Phải chờ cho đến khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên Saipan vào trong tháng sáu 1944, tư tưởng thương thuyết hòa bình mới có dịp xuất hiện trong giới cầm quyền.

Kể từ trận Midway, qua không biết bao nhiêu trận giao phong ở Guadalcanal, Tân Guinée, Tarawa, Kwajalein, quân lực Nhật bị thiệt hại rất nặng nề về sinh mạng. Lợi dụng việc địch quân đổ bộ lên Saipan và việc quân lực Nhật ngày một thu hẹp vòng đai kiểm soát, phe đối lập có dịp công khai đương đầu với Tojo.

Hội đồng cố vấn Hoàng cung quyết định Tojo phải từ chức. Gồm toàn cựu Thủ Tướng, Hội đồng này tuy chính thức không có quyền hành gì nhưng trong thực tế lại có ảnh hưởng lớn lao đến chính sách của Chính Phủ. Vào tháng bảy nhân lúc quyền uy của Tojo lâm vào giai đoạn suy giảm, nhân lúc Tojo đang tìm cách cải tổ nội các, Hội Đồng Cố vấn Hoàng Cung đòi hỏi một số điều kiện nhằm lật đổ Tojo.

Họ đòi Tojo phải từ bỏ chức vụ Tham Mưu Trưởng lục quân, cách chức Bộ Trưởng hải quân Shimado thuộc cánh Tojo, và đòi Tojo phải đưa vào nội các nhiều nhân vật do Hội đồng đề cử. Chính điều kiện sau này đã lật đổ được Tojo, bởi vì ông không thể thuyết phục được những nhân vật thuộc phe cánh Ông phải từ chức. Ông cũng không thể thuyết phục được những nhân vật do Hội Đồng Cố vấn đề cử, tham gia nội các của Ông. Trong tình trạng đó Tojo không có sự lựa chọn nào khác hơn là từ chức.

Vào lúc đó, phạm vi kiểm soát của Nhật ở Thái Binh Dương thu hẹp trông thấy. Mặt trận càng tiến gần chính quốc Nhật Bản, quân lực Hoàng Gia càng chiến đấu dữ dội. Tojo về làm vườn vói vợ và để cho những người kế vị ông phải chủ tọa sự sụp đổ của Đế Quốc Nhật.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đế Quốc Nhật Giãy Chết PDF của tác giả William Craig nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giọt Lệ Trong Hồn (Kim Hyun Hee)
Trong công trình sử học “Sách đen về chủ nghĩa cộng sản” (Le livre noir du communistme, Robert Laffont, Paris 1997), tác giả Rémi Kauffer - một chuyên gia về tình báo và khủng bố - đã dành bảy chương sách để nói về mối quan hệ giữa các thể chế “cộng sản hiện thực” (hiểu theo nghĩa: các thể chế tự nhận mình là “cộng sản”, không nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa Marx) và chủ nghĩa khủng bố. Tác giả cuốn sách trên khẳng định: trong hai thập niên 20 và 30, phong trào cộng sản thế giới dốc toàn lực để chuẩn bị những cuộc khởi nghĩa vũ trang nhưng đều thất bại. Do đó, trong thập niên 40, họ đã lợi dụng cuộc chiến chống phát-xít Đức và giới quân phiệt Nhật, và trong hai thập niên 50 và 60, họ đã nhân danh những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để tạo dựng những đội du kích chính qui, dần dần biến thành những đạo quân thực thụ để giúp các Đảng Cộng sản cướp chính quyền tại nhiều xứ như Nam Tư, Trung Hoa, Bắc Hàn… Tuy nhiên, phải đương đầu với sự chống đối của các thế lực thân Hoa Kỳ, thất bại của phong trào “du kích” Nam Mỹ đã khiến một số phe, nhóm cộng sản nhận thấy họ nên trở lại những phương pháp khủng bố “truyền thống”. Lấy danh nghĩa “đấu tranh giải phóng dân tộc”, ở nhiều nơi trên thế giới, khủng bố và chiến tranh du kích đã được hòa quyện một cách “hữu hiệu” trong các hành động vũ trang, như trong trường hợp Mặt trận Giải phóng Dân tộc Algeria hoặc các tổ chức khủng bố Palestine. Có thể tranh luận với các luận điểm trên của tác giả Rémi Kauffer, tuy nhiên, lần giở kho lưu trữ mật được “bạch hóa” sau khi Liên Xô sụp đổ, có thể thấy trong không ít trường hợp, Liên bang Xô-viết đã trợ giúp và ủng hộ một cách hữu hiệu các nhóm khủng bố ở Trung Đông và Mỹ - La Tinh. Đặc biệt, trong nhiều năm liền, Ilich Ramirez Sanchez, một trùm khủng bố khét tiếng từng hoành hành ngang dọc ở các nước Ả Rập và phương Tây, đã được sự che chở của hầu hết các quốc gia “xã hội chủ nghĩa” ở Đông Âu: bằng những tấm thông hành và hộ chiếu giả, y đã sử dụng thủ đô Budapest (Hungary) như một địa bàn chính yếu để tổ chức và tham gia các vụ khủng bố đẫm máu. Tìm mua: Giọt Lệ Trong Hồn TiKi Lazada Shopee Dầu vậy, cần phải nói là bản thân các quốc gia “xã hội chủ nghĩa” (cũ) ít khi đứng ra tổ chức khủng bố, vì mức độ mạo hiểm quá lớn. Một ngoại lệ là trường hợp Bắc Hàn: trong những năm tháng căng thẳng dưới thời “Chiến tranh lạnh”, xứ này đã thường xuyên cử các mật vụ ra nước ngoài để ám sát, giết chóc, bắt cóc và thực hiện những hành vi khủng bố, nhất là đối với các nhân vật Nam Hàn. Nhiều phụ nữ Nhật đã bị bắt cóc và đưa về Bình Nhưỡng để đào tạo thành những điệp viên kiêm khủng bố. Đó là chưa nói đến chuyện trong hai thập niên 60 và 70, Bắc Hàn là nơi ẩn mình của vô số nhóm khủng bố Nhật, Palestine, Phillippines…, với một mục tiêu chính yếu là “lật đổ chế độ tư bản thối nát”. Có thể nói trong một thời gian dài, Bắc Triều Tiên là quốc gia cộng sản duy nhất đã chủ trương khủng bố một cách có hệ thống ở cấp nhà nước. Trong số các hành động khủng bố đẫm máu nhất của Kim Nhật Thành, cần phải kể đến vụ ám sát 16 người xảy ra ở Rangun (trong số đó có bốn bộ trưởng Nam Hàn), hoặc vụ nổ máy bay Hãng hàng không Korean Airline ngày 29-11-1987, gây nên cái chết của 115 hành khách vô tội. Kim Hyun Hee là một trong hai thủ phạm chính của vụ nổ máy bay nói trên. Cùng một điệp viên đứng tuổi và dày dạn kinh nghiệm (Kim Soung Ir), người phụ nữ trẻ trung 25 tuổi và xinh đẹp đó được nhận nhiệm vụ phải “dạy cho Hán Thành một bài học”: mục đích chính của vụ khủng bố là hạ uy tín Nam Hàn, khiến nước này “mất mặt” và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Hán Thành không đủ sức để giữ gìn an ninh cho Thế vận hội 1988, sẽ được tổ chức sau đó ít tháng. Tuy nhiên, ý định đó của nhà độc tài Kim Nhật Thành đã hoàn toàn phá sản. Thế vận hội Hán Thành 1988 thành công mỹ mãn, trở thành một biểu tượng của hòa bình và hữu nghị, khi các vận động viên “tư bản” và “xã hội chủ nghĩa” lại bắt tay nhau trên tinh thần bằng hữu và thể thao sau hai kỳ Olympic không trọn vẹn (1980: Moscow, và 1984: Los Angeles). Sau vụ đặt bom, nhóm khủng bố bị phát hiện: Kim Soung Ir uống độc dược tự tử, còn Kim Hyun Hee định tẩu thoát nhưng bị bắt giam. Sau một thời gian dằn vặt nội tâm và đấu tranh với chính mình, cô gái trẻ tuổi đã cung khai mọi sự trước nhà chức trách Nam Hàn. Về sau, họ Kim đã thuật lại chi tiết những hoạt động gián điệp và khủng bố của mình trong cuốn hồi ký “Giọt lệ trong hồn” (The Tears Of My Soul, 1993), khiến thế giới phải kinh hoàng trước sự tàn ác của các nhà lãnh đạo Bắc Hàn. Cho dù, vì những lý do dễ hiểu, cuốn hồi ký chưa thể nói lên hết được những gì tại hậu trường các sự kiện của 20 năm trước, nhưng đây là một nguồn tư liệu có độ xác tín tương đối cao về một xã hội, một thể chế khép kín mà thế giới có rất ít thông tin. NCTG xin giới thiệu đến quý độc giả “Giọt lệ trong hồn”, thông qua bản dịch tiếng Hung ( “Kémek iskolája: Egy terroristanő vallomásai”, fordította: Gálvölgyi Judit, JGX Kiadó, Budapest 1994). Xin tặng cuốn sách này cho người nhà các nạn nhân chuyến bay 858 của Hãng Hàng không Triều Tiên. Mọi thu nhập xuất phát từ cuốn sách đều dành cho họ. Kim Huyn HeeĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giọt Lệ Trong Hồn PDF của tác giả Kim Hyun Hee nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xứ Đàng Trong Năm 1621 (Cristophoro Borri)
"Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét và nhận định về đất nước và con người Việt Nam. Rồi vào năm 1621-1622 ông đã viết một bản tường trình rất lạc quan, rất trìu mến.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xứ Đàng Trong Năm 1621 PDF của tác giả Cristophoro Borri nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Peter Arnett)
Cuốn sách được xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 1995, sau đó được tái bản nhiều lần, gây tiếng vang lớn và hấp dẫn độc giả. Dư luận trong và ngoài nước Mỹ đánh giá "Đây là một cuốn tự truyện hay nhất", "Một cuốn hồi ký mẫu mực", "Một tài liệu có sức mạnh hay nhất", v.v,.. Từ chiến trường khốc liệt - cuốn tự truyện - hồi ký mang tính báo chí được ghi chép cẩn thận, công phu, là tập tài liệu lịch sử vô cùng quý giá của một phóng viên chiến trường, gần như dành cả phần lớn thời gian cuộc đời mình viết về đề tài chiến tranh. Ông viết về tất cả những điều cảm nhận, trải qua, chứng kiến ở những nơi chiến sự mà Ông đặt chân tới: VIệt Nam, Lào, Iran, Iraq, Afganistan... Trong cuốn sách, tác giả ghi lại khá kỹ về những sự kiện Chiến tranh Việt Nam, diễn biến những hoạt động tác chiến ở chiến trường, đặc biệt là những sự kiện dấu mốc như: cuộc đấu tranh, biểu tình của các tăng ni, phật tử ở Huế, vụ tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức, cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm, các trận đánh, các chiến dịch lớn giữa quân Mỹ - Ngụy và quân giải phóng miền Nam Việt Nam, cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, các chiến dịch dẫn tới giải phóng Sài Gòn và cuối cùng là giờ khắc sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn,.. cùng tâm trạng hoang mang, bi quan, thất vọng của các tổng thống, tướng tá Mỹ, ngụy tham gia điều hành bộ máy chiến tranh trước các sự kiện. Tất cả được tác giả ghi chép và kể lại một cách chân thực, khách quan với tư cách là một phóng viên chiến trường chuyên nghiệp. Chính những tin, bài, phóng sự của tác giả được đăng tải trên báo chí khi đó đã gây tranh cãi và có tác động ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận Mỹ và nhiều nước trên thế giới, làm cho nhân dân Mỹ và nhân dân nhiều nước trên thế giới hiểu đúng hơn về cuộc chiếntranh Việt Nam. Nhờ đó mà Perter Arnett đã giành được giải thưởng báo chí Pulitzer danh giá vào năm 1966 và rất nhiều giải thưởng khác. Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và tháng 3-2003, Peter Arnett đã gây chấn động thế giới bởi những phóng sự nóng hổi được truyền hình trực tiếp trên CNN từ chiến trường Baghdad. Những sự kiện vềChiến tranh Iraq cũng được phản ánh chân thực trong cuốn sách. Peter Arnett là phóng viên phương Tây đầu tiên và duy nhất phỏng vấn trùm khủng bố Osama Bin Laden. Tìm mua: Từ Chiến Trường Khốc Liệt TiKi Lazada Shopee Có thể nói đây thực sự là cuốn sách rất có giá trị về mặt tư liệu lịch sử.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Từ Chiến Trường Khốc Liệt PDF của tác giả Peter Arnett nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Chiến Đông Dương Của Tôi (Marcel Bigeard)
Tôi luôn nói rằng tôi chỉ trở lại Điện Biên Phủ với nắm tro xác được thả dù để gặp lại những anh em mà tôi không bao giờ quên đã chôn rải rác trong thung lũng xa xôi này. Dù sao tôi đã trở lại trước khi nhảy dù lần cuối cùng để nói lên, và còn nói về cuộc chiến Đông Dương và Điện Biên Phủ không bao giờ quên.Tôi đã quay lại khi còn sống để tưởng nhớ tất cả các anh em binh sĩ. Tựa quyển sách có vẻ kiêu kỳ nhưng chỉ là một bằng chứng những gì tôi đã sống. Qua những hình ảnh cảm động, anh hùng và hy sinh. Ngày nay VN và Pháp là những người bạn mới, Người VN đã nói: “ Người Pháp các anh có trái tim nhưng không có tiền, Người Mỹ có tiền nhưng không có trái tim, người Nga không có cả hai”. Sau khi tuyên bố như vậy, làm sao người ta có thể thoát khỏi căn bệnh “da vàng”? (Bigeard)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Chiến Đông Dương Của Tôi PDF của tác giả Marcel Bigeard nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.