Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Miền Đất Hứa - Barack Obama

Miền Đất Hứa – Barack Obama

“MIỀN ĐẤT HỨA” – Cuốn hồi ký nổi tiếng của vị Tổng thống da màu đầu tiên nước Mỹ, Barack Obama –

“Miền đất hứa” (tựa gốc “A Promised Land”) là một trong những cuốn sách được bạn đọc trông chờ nhất trong năm nay. Đây là cuốn hồi ký của cựu Tổng thống Barack Obama, chứa đựng những ghi chép cuốn hút, đầy riêng tư về lịch sử trong quá trình tạo lập đến từ vị Tổng thống đã truyền cảm hứng để chúng ta tin vào sức mạnh của nền dân chủ.

“Miền đất hứa” là tập một trong bộ hai cuốn tự truyện của Barack Obama. Trong tập đầu tiên này, ông đã kể lại câu chuyện về cuộc viễn du của chàng thanh niên da đen, từ lúc đi tìm danh tính cho mình, cho đến khi trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Cuốn sách mô tả chi tiết góc nhìn cá nhân đầy ấn tượng cả về Giáo dục, Chính trị, lẫn những bước ngoặt ở nhiệm kỳ đầu khi giữ cương vị Tổng thống – khoảng thời gian có tính chất lịch sử đối với bản thân Barack Obama và cũng là thời kỳ chuyển đổi đầy hỗn loạn và kịch tính.

Obama đã dẫn dắt độc giả vào một hành trình cuốn hút, khởi đi từ khát vọng chính trị đầu tiên của ông cho đến chiến thắng then chốt tại hội nghị cử tri Iowa, rồi đến đêm 4 tháng 11 năm 2008 trọng đại, khi ông được bầu làm tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ cao nhất của cường quốc này.

Thông qua 7 chương sách, Barack Obama như đã đưa bạn đọc vào Phòng Bầu dục và Phòng Tình hình của Nhà Trắng, rồi đến Moscow, Cairo, Bắc Kinh, và cả những địa điểm xa xôi hơn nữa. Từ đó, quý độc giả sẽ khám phá được những phạm vi đáng kinh ngạc lẫn giới hạn quyền lực của một vị Tổng thống, cũng như sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về động lực của chính trị các Đảng phái của Mỹ và ngoại giao quốc tế.

Hơn cả thế, ở “Miền đất hứa”, ta tiếp cận được suy nghĩ của Barack Obama khi ông xây dựng nội các; vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; nắm bắt được tâm lý và con người Vladimir Putin – cựu Tổng thống hai nhiệm kỳ và hiện là thủ tướng Nga; khắc phục hoàn cảnh vô cùng gay go để thông qua Luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền; đụng độ với giới tướng lĩnh về chiến lược của Mỹ ở Afghanistan; giải quyết vấn đề nan giải về cải cách Phố Wall; xử lý vụ cháy nổ Deepwater Horizon tàn khốc; và ra lệnh triển khai Chiến dịch Cây thương Hải thần dẫn đến cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden.

Với lời tự truyện gần gũi và đầy chất nội tâm, “Miền đất hứa” là câu chuyện về màn đánh cược của một người đàn ông đã làm nên lịch sử. Obama chia sẻ thẳng thắn về nỗ lực cân bằng giữa một bên là cuộc tranh cử với tư cách là một người Mỹ da đen, mang theo kỳ vọng của một thế hệ với thông điệp “hy vọng và thay đổi”, với một bên còn lại là đáp ứng những thách thức về mặt đạo đức trong quá trình đưa ra quyết định. Ông cũng thẳng thắn viết về những thế lực chống đối ông ở trong và ngoài nước, cởi mở về những tác động lớn từ Nhà Trắng đến cuộc sống của phu nhân và các con gái, và chẳng ngại tiết lộ nỗi thất vọng cũng như tâm lý tự nghi ngờ bản thân. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nghi ngờ việc những thử nghiệm vĩ đại mà ông đã từng làm khi còn đương chức, đã đem lại những thay đổi tích cực cho cuộc sống của nhiều người dân.

“Miền đất hứa” đã khắc họa rõ nét niềm tin của Barack Obama: nền dân chủ không phải là một món quà cao xa mà chính là thứ được hình thành từ mối đồng cảm, thấu hiểu chung, và được cùng nhau xây đắp qua từng ngày.

890.000 là số lượng ấn bản đã được bán ra tại Mỹ và Canada chỉ sau 24 giờ ra mắt sách. Đây cũng là con số kỷ lục mà nhà xuất bản Penguin Random House đạt được kể từ khi hoạt động. “Miền đất hứa” đã được kỳ vọng là cuốn hồi ký Tổng thống bán chạy nhất thế giới. Giờ đây, những người yêu sách tại Việt Nam đã có thể cầm trên tay cuốn tự truyện vô cùng nổi bật và cuốn hút về cuộc đời và sự nghiệp của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để cùng tìm hiểu, cùng khám phá, và cùng chiêm nghiệm. Người nổi tiếng nói gì về cuốn sách

“‘Miền đất hứa’ là cuốn sách vô cùng đáng đọc bởi nó chứa đựng rất nhiều tầm nhìn và hiểu biết sâu rộng trong sự nghiệp lãnh đạo của một vị Tổng thống xuất chúng”, Bill Gates.

“Barack Obama không những là một vị Tổng thống tài ba mà còn là một cây bút giỏi. Từng câu từng chữ trong ‘Miền đất hứa’ đều rất thú vị, chi tiết và sống động. Những câu chuyện ông kể trong cuốn sách cuốn hút đến nỗi mọi người háo hức trông đợi vào sự ra mắt của phần 2. Trong phần này, Barack Obama đã làm sáng tỏ những đổi thay then chốt trong lịch sử nước Mỹ khi ông ngồi ở vị trí Tổng thống, và dĩ nhiên là cả những kế hoạch vẫn còn đang dở dang”, Chimamanda Ngozi Adichie, trong The New York Times.

Về tác giả

Barack Obama là tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, được bầu vào tháng 11 năm 2008 và giữ chức vụ trong hai nhiệm kỳ. Ông là tác giả của hai cuốn sách bán chạy nhất của New York Times trước đây, “Những giấc mơ từ Cha tôi” và “Hy vọng táo bạo”, và là người nhận Giải Nobel Hòa bình vào năm 2009. Ông sống ở Washington, D.C., với vợ, Michelle. Họ có hai con gái, Malia và Sasha.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Giải Ngải Ký (Yamiyugi Atemu)
Câu chuyện mang sắc màu tâm linh, kể về quá trình phiêu lưu tìm hiểu những điều thần bí, kinh dị giữa chốn đô thị phồn hoa, bên cạnh đó tác giả vẫn không quên tạo ra những tiếng cười giúp độc giả bớt "căng não".***11h tối, tôi ngồi lặng lẽ trong viện, chán nản ngẩng đầu nhìn lên trần nhà, ánh đèn tuýp ảm đạm chiếu vào mắt không đủ khiến tôi phải cau mày. Thở dài. Tôi có thằng bạn tên Cường, cậu ta vừa bị tai nạn xe máy, có người gọi cho tôi lúc hơn 9h. Ngay khi nghe điện, tôi đã có một linh cảm xấu, người ta hỏi tôi có phải là Minh, người gọi cuộc gọi cuối cùng cho nạn nhân này không, “nạn nhân” cái từ này nghe nặng nề quá, tôi chỉ vội đáp vâng, đầu dây bên kia tiếp, nạn nhân là một nam thanh niên tuổi từ 22 tới 24, vừa bị tai nạn xe máy, hiện đang nằm trong bệnh viện huyện, cần người quen tới gấp để xác nhận thông tin… Sau khi nghe loáng thoáng được những từ cuối, tôi ghi lại số phòng và lập tức phóng xe tới bệnh viện, lúc đó đầu tôi trống rỗng, không phải do lo lắng, chỉ là tôi bất ngờ quá thôi. Cường là thằng bạn cùng phòng với tôi, chúng tôi làm cùng một công ty gang thép, trụ sở đặt tại Thái Nguyên, trong phòng còn có hai thằng nữa, đều là người khác quê, ở cùng nhau cũng đã được tám chín tháng. Chúng tôi ai cũng biết tính thằng Cường, tên như người, cậu ta to cao nhưng không phải dạng cục mịch, tôi thấy thằng này hay đi trêu các cô bán thực phẩm, hay mấy em gái người dân tộc thỉnh thoảng ghé qua chỗ chúng tôi chơi. Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy cậu ta gây gổ với ai, vì tính Cường cẩn thận, không quá chén, không hút thuốc lá trước mặt phụ nữ, không phóng nhanh vượt ẩu, đặc biệt là đi đêm, thằng này cẩn thận có tiếng. Cũng vì thế mà cậu ta chưa bao giờ nghĩ tới chuyện vượt rào với các em gái ở đây, sợ là yêu không cưới rồi nó bỏ bùa cho thân bại danh liệt. Thế mà Cường bị tai nạn, lúc chiều thằng này lấy xe máy đi chở một em gái từ công ty về làng, đi tới mãi 8h thì tôi gọi để nhờ có qua quán tạp hóa thì mua cho anh em bao thuốc lá. Lúc đấy cậu ta chỉ bảo là nhà em gái giữ lại ăn cơm, tôi biết vậy, còn nghĩ là sướng cái thân mày nhé, dễ bố mẹ em nó ưng cái bụng mày rồi, làm rể miền núi này cũng không tệ, há há. Hơn 9h Cường bị tai nạn, chắc trên đường về thì gặp chuyện. Tìm mua: Giải Ngải Ký TiKi Lazada Shopee Tới viện, việc đầu tiên tôi làm là chạy tới phòng trực hỏi cô y tá xem người bị tai nạn xe máy nằm phòng 301 đi lối nào. Cô y tá chỉ dẫn tận tình và không quên hỏi tôi có mang tiền đi đóng viện phí cho nạn nhân không. Tôi gật đầu, giờ còn tiền nong gì, bạn tôi đang nằm kia không biết sống chết thế nào, tôi phải qua xem tình hình đã. Lên tầng 3, phòng đầu tiên, bên trái hành lang. Vì giờ đã vào đêm lên trong viện vắng hoe, cả dãy tầng 3 chỉ có hai phòng duy nhất sáng đèn, một là phòng 301, hai là một phòng ở cuối dãy. Tôi mở cửa bước vào, cảm giác đầu tiên là cái ớn lạnh kỳ lạ từ trong phòng thổi vào người, tiếp theo tới thứ mùi gây gây pha lẫn giữa mùi máu và mùi thuốc sát trùng, cuối cùng là nụ cười rất thân thiện của chị y tá đang đứng kiểm tra cho Cường. Chị y tá không xinh, nhưng cười rất hiền, ít nhất là vẫn dễ nhìn hơn người đang nằm trên giường kia. - Anh là người nhà của bệnh nhân? Chị y tá mở lời. - Vâng, tôi là bạn của cậu ta. - Anh này vừa được chúng tôi khâu 11 mũi ở chân trái, tình hình vết thương không nghiêm trọng, lúc nhập viện anh ta còn tỉnh táo, người đưa anh ta tới viện nói là gặp anh ta tông vào dải phân cách trên dốc Đèo Cái. - Ngoài khâu 11 mũi ra thì cậu ta có bị gì nữa không thưa chị? - Đầu và mặt không có thương tích, tay trái bị xước do ma sát với mặt đường, chân bị mảnh kim loại đâm qua, ngoài ra chỉ là những vết trầy không đáng ngại. - Vâng, thế giờ cậu ấy đang ngủ thưa chị? - Chúng tôi tiêm một mũi gây mê và truyền nước cho anh ta, giờ thuốc vẫn còn tác dụng, có lẽ 2 3 giờ nữa sẽ tỉnh, anh ngồi đây trông tới khi nào bạn anh tỉnh thì gọi chúng tôi tới kiểm tra. Nói xong chị y ta lại cười hiền hậu, tôi yên tâm rồi, thấy tôi không hỏi gì nữa chị y tá liền rời đi. Giờ tôi mới nghĩ tới việc nhìn vào cái người đang nằm trên giường kia, đúng là mặt không thấy có thương tích gì, tay thì bị băng bó kín mít, kiểu này chắc là lúc xòe thì cho tay lên đỡ mặt. Người đưa Cường tới bảo thằng này đâm vào dải phân cách, đường dốc Đèo Cái to như đường quốc lộ, không ngoằn nghèo, không gấp khúc, đi thế nào mà đâm được vào đấy mới tài. Chẳng lẽ là ở nhà em gái uống rượu nếp cẩm nhiều quá nên choáng, có khi thế thật. Nhưng mà lúc đưa tới đây thằng này vẫn còn tỉnh táo, thế quái nào mà uống rượu đâm vào dải phân cách không ngất luôn đi, vậy tức là đầu óc thằng này lúc trước khi bị tai nạn hoàn toàn bình thường? Tôi ngồi xuống ghế, mặt phân vân, không biết thằng này bị cái gì mà đi đứng cẩu thả thế, tội cho cái xe, chủ nó rách chân rách tay thế này, nó không biết còn thương tích tới đâu nữa. Mài yếm, mài bô xuống đường thì may ra chỉ xước, nặng hơn có thể là vỡ yếm, thằng Cường nó làm như trâu để kiếm tiền mua xe cho bố mẹ ở nhà mát mày mát mặt, giờ cái xe có mệnh hệ gì chắc thằng này nó không thiết sống nữa. Tôi nhìn thằng bạn đang nằm trên giường, mặt nhăn dúm lại, mồ hôi túa ra, chắc đau hay là gặp ác mộng gì đó, thấy cũng tội mà thôi cũng kệ, khi nào cậu ta tỉnh, tôi sẽ tìm mấy lời tốt đẹp nhất mà an ủi, dù lỗi là do ai thì bị thương như này cũng không thể mắng chửi được. Lúc sau tôi mới lấy điện thoại di động ra xem có trò gì hay hay giết thời gian. Ngồi chơi một lúc, tới khi điện thoại báo hết pin, tôi mới ngẩn ra, giờ là 10h43, vậy là cũng ngồi đây được một tiếng rồi, thằng Cường vẫn nằm im thở khì khì, mặt vẫn nhăn nhúm. Chán rồi đấy, tôi rời khỏi ghế, lúc này tâm trí tôi cần tìm một cái gì đó để giải khuây, tôi nhìn rộng ra khắp phòng, đây là một phòng ghép, có ba cái giường trống nữa ở bên kia. Do cuối tuần người ta về hết nên phòng này còn mỗi giường chúng tôi, không biết các phòng cạnh đây có còn người không, tôi thấy cả dãy tối om hay là do họ tắt đèn đi ngủ hết rồi. Lúc tôi tới có để ý là phòng ở cuối dãy hành lang vẫn sáng đèn, chắc phòng ấy cũng có bệnh nhân. Nhìn mấy chiếc giường giăng vải trắng tinh, đầu giường nào cũng đặt một chiếc tủ sắt, cảm giác lúc này trống trải và im ắng kỳ lạ. - TRÁNH! Tôi giật mình, quay đầu nhìn thấy Cường há miệng, cậu ta vừa rồi hét cái gì vậy? -TRÁNH! TRÁNH! … Cường lại hét lên, hai mắt vẫn nhắm nghiền, có cái gì đó đang hiện lên trong đầu cậu ta, là cảnh tượng lúc diễn ra tai nạn? -Dừng lại!…Dừng…Dừ..ng… Tiếng của cậu ta nhỏ dần, tôi không nghĩ ra nên làm gì lúc này, đây là nói mớ phải không, nói mớ có nguy hiểm tới vết khâu không, có phải gọi y tá tới xem thế nào không? Tôi đâu có kinh nghiệm với việc này, bản thân chưa từng đi trông người ốm bao giờ, trước nay chỉ có bố mẹ trông tôi chứ tôi còn chưa tự trông nổi mình, đừng nói tới đi trông cho người khác. Cường không hét lên nữa, chỉ thấy cậu ta mấp máy trong miệng cái gì đấy, không rõ là muốn nói hay muốn thở. Tôi chết lặng ở cạnh giường, mấy giây sau tôi mới dám bước tới lay lay vai cậu ta, còn chuẩn bị tinh thần đợi cậu ta choàng mắt bật dậy như quỷ nhập tràng. Nhưng không, sau đó Cường lại thở đều đều, hình như là ngủ tiếp, không thấy dấu hiệu gì bất thường nữa, mặt vẫn nhăn nhúm như cũ. Tai nạn là điều khủng khiếp, chắc chắn nó ảnh hưởng tới tinh thần nhiều lắm, tôi thấy Cường ngủ lại được thì cũng thở phào, cứ ngủ cho xong đi rồi dậy la hét sau, vừa ngủ vừa la hét thế này tao sợ lắm. Đang nghĩ bất giác tôi cúi đầu xuống sàn nhà, gạch ốp sàn là loại sáng màu, ánh đèn tuýp phản chiếu trên mặt sàn tạo thành một thứ ánh sáng mờ mờ, không sáng không tối, hắt lên khung cảnh nhợt nhạt với một màu trắng đục, không có gì bắt mắt. Tôi chăm chú nhìn những viên gạch ốp sàn dưới chân mình, nó không có hoa văn, bề mặt hơi sần lên những gợn sóng nhỏ, người ta làm thế để tăng ma sát và tạo cảm giác sạch sẽ. Hết nhìn gạch tôi lại nhìn sang những rãnh nhỏ giữa hai viên gạch ốp, thoạt nhìn tôi thấy nó màu đen, nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nó là màu nâu đỏ, mà nếu tò mò cúi hẳn xuống quan sát, sẽ thấy nó thực chất là màu đỏ sẫm. Cái màu đỏ này khiến tôi liên tưởng tới máu, giống như là nó chảy lênh láng trên sàn nhà, người ta có cố lau tới đâu, thì cũng không thể sạch hết máu trong các khe này được. Vì vậy mà nó đọng lại, nhiều dần thì kết thành một tầng sẫm màu, có thể nhầm với cáu bẩn. Nghĩ cái gì vậy, trong viện thì chuyện máu chảy lênh láng là điều bình thường, đâu cần ngạc nhiên quá chứ, phải biết là mỗi ngày ở đây có bao nhiêu người ra vào, bao nhiêu người đổ máu, hoặc là bao nhiêu người…chết. Ò óe… Ò óe… Ò óe… Ò óe… Chợt tôi nghe thấy tiếng xe cứu thương, còi của nó kêu chói tai vô cùng. Tôi từng cho rằng nếu như ai sắp chết mà nghe thấy tiếng còi xe này, chắc sẽ phải bật dậy vì nhức đầu, nó có khi cũng là một cách sơ cứu trước tiên. Tiếng còi xe vẫn vang lên inh ỏi, không biết là cấp cứu ca nào đây, có nên ra nhòm thử không. Đắn đo một lúc, tôi liền mở cửa ra, tiếng ò óe lúc này càng rõ rệt, nó kêu như ngay sát bên tai tôi vậy, bình thường tôi không nghĩ nó vang được như thế. Đèn cao áp ngoài sân bật sáng trưng, khoảng sân bên dưới kia có vài chiếc xe hơi đậu, tôi không thấy có xe cứu thương nào vào sân cả. Mà tiếng còi xe vẫn kêu inh tai, chẳng lẽ nó đang chạy ngoài đường lớn, còi xe ở viện này dùng loa thùng hay sao mà kêu được vậy. Tôi ra hẳn ban công đứng nhìn xuống, không có, rõ ràng là không có xe cứu thương đậu dưới sân viện, nếu có thì phải thấy bác sĩ chạy ra, hay là nó đậu ở sân khác, khu viện này chỉ điều trị sau cấp cứu thôi, khu đối diện mới là để cấp cứu? Ò oé… Ò óe… Ò óe…. Cứ kêu như vậy thì các bệnh nhân khác sao ngủ được, đêm hôm rồi mà người ta không để ý chút sao, bác sĩ gì vô lương tâm thế. Ò óe… Hồi còi xe cuối cùng cũng tắt, cái không khí tĩnh lặng lập tức được khôi phục, gió cũng không thổi, khoảng sân trước mặt hiện lên dưới ánh sáng vàng tịch mịch, cây cối lấp trong bóng tối âm trầm, như đợi một ai đó vô tình bước trên khoảng sân kia thì lao ra vồ họ. Lạch cạch… Lạch cạch… Ồn ào… Có tiếng người nói, không nghe ra là tiếng gì, chỉ thấy xèo xèo như tiếng loa rè. Lạch cạch… Lạch cạch… Tôi có thể hiểu được đây là tiếng bánh xe lăn trên nền gạch, qua mỗi rãnh ốp sàn sẽ xóc lên một cái, bánh xe nảy lên rồi lại va xuống mặt sàn tạo ra thứ âm thanh rời rạc kia. Tiếng động mỗi lúc một gần. Ồn ào. Âm thanh hỗn độn, có tiếng của phụ nữ, có tiếng của đàn ông, họ đang rất gấp, tôi thấy được họ rồi. Trên hành lang xuất hiện một tốp người, có năm người tất cả, đang vội vã đẩy cái cán cứu thương, trên cán có người nằm, vì hành lang tối quá nên tôi chưa biết người nằm trên cán là nam hay nữ. Những người chạy xung quanh cán đều mặc đồ phẫu thuật, họ là y bác sĩ trong viện này, nhìn cách họ di chuyển, tôi có thể chắc rằng ca này rất nguy kịch. Nhóm người lao về phía tôi, theo phản xạ tôi lập tức áp sát người vào cửa để nhường lối đi cho họ. Tiếng nói vẫn xèo xèo bên tai, tôi hoàn toàn không thể nghe thấy họ nói gì, họ đang tranh luận về ca này sao, hay là họ đang phân công trước phẫu thuật? Tôi nghe không ra, khi nhóm người đó chạy tới trước mặt, mắt tôi bất giác dán vào cán cứu thương, lòng hiếu kỳ khiến tôi nảy sinh một khát khao, khát khao được thấy mặt người nằm trên đó. Lạch cạch… Thứ đầu tiên tôi thấy là cánh tay, một cánh tay trắng xanh thò ra khỏi cán, máu từ trên tay thấm vào tấm chăn phủ ngoài và cứ thế nhỏ tong tong xuống nền nhà. Mất máu nhiều vậy. Trong một khắc tôi lia mắt theo cánh tay đó, nhìn theo đường máu thấm trên mảnh chăn phủ, loang lổ. Người kia là nữ, chăn đắp tới cổ, tóc và máu dính bết vào mặt, khuôn mặt vì thế mà bị che đi ít nhiều. Nhưng khi mắt tôi nhìn tới khuôn mặt người kia, nó lập tức trở lên rõ ràng, màu da xám lại vì mất máu, môi tái nhợt, và hai mắt mở trừng trừng. Lạch cạch… Tôi bỗng chết lặng, hai con ngươi đen sẫm kia, hai hốc mắt sâu hoắm trên khuôn mặt kia, đang trừng trừng liếc tôi. Cô ấy đang nhìn tôi, giữa những sợi tóc bết máu, giữa những bóng áo y bác sĩ vụt qua, cô ấy dán hai con ngươi kia vào người tôi, hai con ngươi bất động. Tôi bất giác bám chặt hai tay vào thành cửa, tôi sợ hai con ngươi đen hun hút kia sẽ kéo tôi theo, như cảm giác được một luồng lực khổng lồ đang nắm lấy người mình, chân tôi bỗng tự di chuyển. Không! Hai con ngươi ấy cứng đờ như mắt cá, như hai hố đen đặc quánh tụ lại trên khuôn mặt vốn đã thành xác chết, nó đang muốn hút tôi vào đó. Lạch cạch… Nhóm người lao vụt qua, họ chạy rất gấp, dường như họ không thấy tôi đứng cạnh hành lang này, cứ như vậy nhóm người ấy chạy về cuối hành lang. Nơi đó có một căn phòng vẫn sáng đèn. Lạch cạch… Cửa phòng mở ra và nhóm người ấy hối hả đẩy cán vào. Kẽo kẹt. Cửa phòng tự khép lại. Xung quanh lập tức im ắng lạ thường, họ chạy qua trong giây lát, tôi không thấy rõ mặt một ai trong những y bác sĩ ấy, cũng không nghe thấy bất cứ lời nào mà họ nói với nhau, tất cả đều nhòe nhoẹt như một thước phim cũ. Thứ duy nhất tôi thấy được bây giờ là vệt máu dài của bánh xe lăn dẫn vào căn phòng cuối hành lang. CẠCH! Tôi mở choàng mắt, hai tay vung lên và người đổ về phía trước. Hóa ra là tôi vẫn đang ngồi trên ghế, hai mắt mơ hồ, ánh đèn tuýp rọi thẳng vào mắt khiến tôi phải nhắm nghiền chúng lại. Cái gì vừa rồi vậy, ác mộng, chắc chắn là ác mộng, mẹ kiếp, từ bé tới giờ đây là lần đầu tôi mơ thấy chuyện kinh khủng như vậy, dù là từng chứng kiến bao nhiêu vụ tai nạn, xem bao nhiêu phim ma tôi cũng chưa từng mơ thấy chuyện này. Tôi đã ngủ quên trên ghế lúc nào không biết. Cảm giác mơ mơ thực thực vừa rồi khiến tôi hoang mang, rõ ràng như là vừa xảy ra trước mắt, tiếng còi xe cứu thương, tiếng cán xe chạy trên nền gạch, tiếng nói chuyện ồn ào, và cả hai con mắt tối đen nhìn theo tôi kia nữa. Đấy là mơ sao, có ai mơ mà được rõ nét vậy không chứ, tôi cũng hay mơ nên tôi biết, giấc mơ nào có thể tồn tại được khi mình tỉnh dậy? Không thể nào, không thể nào… Tôi vùi mặt vào giữa hai bàn tay, một cảm giác vô lực ập tới, không thể nghĩ được gì nữa, chuyện vừa rồi thật sự kinh khủng. Chợt tôi nhớ ra là lúc mình tỉnh dậy, có cái gì đó rơi xuống thành tiếng rất lớn. Nghĩ một lát thì mới nhận ra là cái điện thoại, chắc lúc ngủ tôi cầm trên tay nên mới làm rơi như vậy. Gạt hết những điều vừa rồi đi, cùng lắm thì cũng chỉ là giấc mơ, dậy rồi là xong. Tôi cúi đầu tìm điện thoại, may mà nó rơi ngay chân ghế tôi ngồi, chỉ cần với tay xuống là nhặt được. Tách… Tách… Tiếng gì vậy? Tách… Tách… Nước chảy? Có ai làm đổ nước ra sàn? Hay thằng Cường dậy rồi? Tách… Tách… Tôi định ngẩng đầu lên nhìn xem thằng bạn đang làm gì, chợt mắt lại bị một thứ khác thu hút. Dưới nền gạch sáng trắng, một vũng máu đang loang dần ra, chảy vào các rãnh dưới nền nhà. Máu vẫn đang nhỏ xuống thành tiếng. Tách… Tách… Là từ giường của thằng Cường, tôi giật mình ngước mắt nhìn, một cánh tay thò ra ngoài mép giường, máu là từ trên cánh tay, thấm qua tấm chăn, chảy xuống mu bàn tay rồi tới ngón tay, sau cùng là giỏ thành từng giọt xuống nền nhà. Tay cậu ta băng bó kỹ lắm rồi mà! Chẳng lẽ cậu ta tỉnh lại rồi bóc lớp băng bó ra để xem vết thương trên tay sao, ai lại chơi lầy như vậy không, lúc nào xem chẳng được, người ta vừa băng bó cho mà lại đi tháo ra. Thầm mắng thằng bạn đầu tôm, tôi đứng dậy tính hỏi sao mày lại làm thế. Chợt tôi giật mình, vừa nhìn vào mặt thằng Cường, người tôi lạnh băng đi, hai mắt thằng Cường mở trừng trừng, lỗ đồng tử giãn to, mắt tối sầm lại, chỉ còn thấy hai hốc đen ngòm trên mặt nó. Mà hai cái hốc mắt ấy lại đang dán vào tôi, con ngươi bất động. Tôi gần như nghẹn thở, tim thắt lại và tay đổ mồ hôi. Sao thằng Cường lại trừng tôi như vậy. Hai con ngươi không có dấu hiệu sự sống kia cứ nhìn chòng chọc vào tôi, có thể đọc được từ đó một nỗi thâm thù cay độc, như muốn moi từ trong người tôi ra tất cả mọi thứ. Cảm giác ớn lạnh truyền từ trong ánh nhìn ấy tới mắt tôi, rồi theo các dây thần kinh chạy thẳng tới não, một giây đó tôi như thấy mặt cô gái kia hiện lên trong đầu mình. Đôi mắt đen lạnh kia là của cô ấy, chính là cô ấy. Hay là tôi còn chưa tỉnh ngủ, mẹ ơi, ai đánh cho tôi tỉnh lại đi, ai khép đôi mắt kia lại đi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giải Ngải Ký PDF của tác giả Yamiyugi Atemu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giải Khăn Sô Cho Huế (Nhã Ca)
TỰA NHỎ: VIẾT ĐỂ CHỊU TỘITôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt. Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm mùi, đang cùng chồng con cúng ông táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế: về ngay, ba hấp hối. Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành phố là tôi, đã trở lại Huế để chụi tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ. Sau cả tháng dài lạn lọn trong địa ngục Huế, khi sống sót trở về Sàigòn, tôi đã thao thức mãi về việc phải thất một giải khăn sô cho Huế, phải viết một hồi ký về những ngày giờ hấp hối của Huế. Nhưng thời sự những ngày sau biến cố Tế Mậu Thân ồn ào quá, bên cạnh cơn khóc than vật vã của Huế, người ta còn bận bịu với việc khai thác những chi tiết ly kỳ của chiến cuộc, những thành tích chiến thắng trên tro tàn, thật chưa phải là lúc viết ra những sót sa, tủi nhục, tuy tầm thường nhất, nhưng cũng lại là sâu sác nhất của một thành phố hấp hói. Tìm mua: Giải Khăn Sô Cho Huế TiKi Lazada Shopee Chính vì vậy mà sau khi phác họa một vài nét đại cương trên nhật báo Sông hồi ấy, mặc dù được tòa soạn yêu cầu tiếp tục và sau đó được nhiều nhà xuất bản thúc dục, tôi cũng đã cố gắng ngưng lại. Phải ngưng lại, để nếu không nghiền ngẫm được kỹ hơn, thì ít ra cũng tách rời được khỏi những hậu ý xô bồ của thời cuộc, để chờ đợi một giây phút yên lặng hơn, trầm tĩnh hơn, khi viết về Huế. Cái thời gian chờ đợi ấy, đến nay, đã gần hai năm qua, Hai năm, hài cốt cả chục ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông đáy suối, đã được thu nhặt dần. Những nấm mồ tập thể đã tạm thời xanh cỏ. Những nền nhà đổ nát đã tạm thời dựng lại. Cơn khóc than vật vã của Huế, những tiếng nói xô bồ về Huế, như vậy, cũng đã bớt ồn ào. Đây, chính là lúc chúng ta có thể cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế. Có nhiều loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đã nổ và đã tàn phá Huế. Công trình ấy không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, thì cái tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta, phải chụi trách nhiệm. Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đoan, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàigòn, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dát súng lục bên hong, hâng hái đi lùng người này, bắc người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế. Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đắc một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loặt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu tý, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc: - Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm. Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ. Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có từng đoàn người, hàng trăm người, cha có, sư có, già có, con trẻ có, mỗi người cầm một lá cờ trắng để ra dấu đầu hàng bất cứ phe nào, đi thất thểu trong một thành phố đầy lửa cháy. Cứ như thế chạy ngược chạy xuôi, cho đến khi gục ngã gần hết. Cũng chính trong thời đại chúng ta, ngày thứ hai mươi mấy trong cơn hấp hối của Huế, đã có một con chó nhỏ kẹt giữa hai lằn đạn, chạy ra sủa bâng quơ ở bên bờ sông Bến Ngự. Con chó thành mục tiêu đùa rỡn cho những mũi súng hờm rẵn từ bên kia sông. Họ bắn cho con vật khốn khổ sợ hãi rơi xuống sông. Rồi lại bắn vào những bờ sông mà con chó nhỏ đang lóp ngóp bơi vào. Những phát súng đùa cợt không có tình bắn chết con chó nhỏ, mà chỉ có trêu chọc cho con chó chới với giữa giòng nước, để có chuyện đùa chơi với máu lửa. Thành phố Huế, và có lẽ cả quê hương khốn khổ của chúng ta nữa, có khác gì thân phận của con chó nhỏ đã chới với giữa giồng nước ấy. Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những danh từ đẹp đẽ phô trương nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho Huế, cho quê hương bị tàn phá, mà còn phải chịu tội với Huế, với quê hương nữa. Gần hai năm đã qua, hôm nay, nhân ngày giỗ thứ hai của biến cố tàn phá Huế sắp trở lại, tôi xin viết và xin gửi tới người đọc tập giải khăn sô cho Huế này như một bó nhang dèn góp giỗ. Xin mời bạn, chúng ta cùng thấp đèn, châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế. Sàigon, năm Dậu.NHã CA ***Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ. Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960 - 1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết. Một số tác phẩm của bà lấy xứ Huế làm trọng điểm. Theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân (nhà văn) thì bà vốn là một nữ sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn đi theo Trần Dạ Từ - một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các Phong trào tranh đấu chống Mỹ, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự do của Mỹ (Đài có nhiệm vụ tuyên truyền chiêu hồi và viết bài tấn công về tư tưởng đối với binh lính đối phương) Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội "biệt kích văn hóa" (có cuốn sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn ủng hộ Mặt trận giải phóng như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh... viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách này, ngoài bà có Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến...). Trong tù, bà bị biệt giam và chính quyền tiến hành chính sách "khoan hồng, nhân đạo của Đảng" nhằm hạ gục uy tín của bà. Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong "Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy" là chứng tích kết tội bà. Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam. Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì cặp vợ chồng Trần Dạ Từ - Nhã Ca còn từng phụ trách nguyên cả một chương trình của đài Á Châu Tự do (RFA) của Mỹ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nhã Ca":Bước Khẽ Tới Người ThươngĐường Tự Do - Sài GònGiải Khăn Sô Cho HuếHoa Phượng Đừng Đỏ NữaTruyện Ngắn - Nhã CaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giải Khăn Sô Cho Huế PDF của tác giả Nhã Ca nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giai Điệu Cuối Của Cha (Nicholas Sparks)
Giới thiệu đến các bạn thích đọc sách một tác phẩm không thể bỏ qua của Nicholas Sparks. Nếu ai đã từng đọc truyện của tác giả này rồi thì hãy yên tâm rằng đây là một trong những tác phẩm hay nhất của ông. Ai chưa biết về nhà văn này cũng nên đọc để biết thêm về một cây bút chuyên viết tiểu thuyết lãng mạn về những mối tình đầu sâu sắc, về tình cha ẩn sâu mà mãnh liệt như sóng ngầm... Đây là truyện thứ tư Sẻ dịch và chia sẻ với các bạn. Truyện này Sẻ rất thích nên bỏ nhiều công sức hơn mấy truyện trước (có edit đàng hoàng), nhưng tuy vậy chắc là không thể tránh khỏi sai sót. Bạn nào phát hiện, nhắc nhở cho Sẻ với nhé.***Nicholas Sparks được xem là bậc thầy về tiểu thuyết lãng mạn của Mỹ. Ông đã cho ra mắt 17 cuốn sách và trong số đó có 11 cuốn được Hollywood chuyển thể thành phim. Các tác phẩm của ông thường nói về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa và mang triết lí nhân văn sâu sắc. Nổi bật trong đó phải kể đến: "A walk to remember", "The Notebook", "Dear John"... Những tác phẩm của Nicholas Sparks đều mang hơi hướng lãng mạn và buồn day dứt. Cây bút tiểu thuyết đứng đầu nước Mỹ đã đem lại cho chúng ta những câu chuyện tình tuyệt đẹp nhưng đa phần đều là dang dở. Đọc tiểu thuyết của ông, bạn đọc như được sống lại một thời tình yêu, một thời thanh xuân nồng cháy và thấm đượm ra tính nhân văn sâu sắc mà ông gửi gắm.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giai Điệu Cuối Của Cha PDF của tác giả Nicholas Sparks nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giai Điệu Cho Trái Tim Tan Vỡ (Cathy Hopkins)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giai Điệu Cho Trái Tim Tan Vỡ PDF của tác giả Cathy Hopkins nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.