Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sự Sống (Vô Hữu)

Ở mỗi cá nhân, đời sống vật chất, đời sống tinh thần còn sự tương đối. Sự tuyệt đối chỉ có trong đời sống tâm linh.

Sự tuyệt đối của đời sống tâm linh hòa nhập vào sự sinh động và chuyển động toàn hảo của vũ trụ. Cả hai thành "Một", như một phân tử nước hòa nhập vào đại dương. Phân tử nước là đại dương, mà ngược lại đại dương cũng là những phân tử nước hợp lại.

Sự toàn hảo trong sự toàn diện của đời sống tâm linh là sự sinh động, chuyển động đồng bộ giữa ba cõi giới tự nhiên, siêu nhiên và siêu siêu nhiên của con người với ba thế giới tự nhiên, siêu nhiên và siêu siêu nhiên của vũ trụ.

Trong con người, ba cõi giới này là Thân, Tâm, Trí.

-Thân: là cõi tự nhiên, phát triển nhờ thu thập năng lực quanh địa cầu thuộc Thiên Năng. Tìm mua: Sự Sống TiKi Lazada Shopee

-Tâm: là cõi giới siêu nhiên, liên quan cảm ứng với thế giới siêu nhiên và tự nhiên.

-Trí: là cõi giới siêu siêu nhiên, liên quan cảm ứng với ba thế giới trong vũ trụ.

Con người, do cách sống chủ quan của bản ngã, tự tách mình ra khỏi sự sinh động, chuyển động đồng bộ giữa hai vũ trụ, vì vậy mà mất đi tánh linh thiêng và sự mầu nhiệm trong đời sống.

Sự mầu nhiệm ở Trí, sự linh thiêng ở Tâm và sự kỳ diệu ở Thân.

Mục tiêu trình bày trong quyển sách này là hướng nhãn quan của độc giả quay vào trong để rồi tự chính mình khám phá ra những kỳ diệu, linh thiêng và mầu nhiệm ngay trong bản thân.

Trở về nguồn sinh hóa chỉ có một con đường này. Nó đưa trí khôn con người giác ngộ được Nguyên Lý, cảm biết được sự sống và vui sống bằng sự sống trong sự tiến hóa không ngừng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Sống PDF của tác giả Vô Hữu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phật Giáo Với Thuyết Luân Hồi - Trịnh Như Tấu (NXB Trung Bắc Tân Văn 1935)
Sở dĩ đức Phật nói thuyết luân hồi là có lý do. Trước hết chúng ta tìm hiểu ngay bản thân đức Phật. Khi còn là Thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh già bệnh chết, Ngài có những thắc mắc trong lòng. Chính vì thế Thái tử không yên tâm sống trong cảnh vương giả, nên quyết chí tu hành. Thắc mắc trước kia của Ngài cũng có thể là thắc mắc của tất cả chúng ta hiện giờ, nhưng mình ít quan tâm tìm cách giải quyết. Thắc mắc thứ nhất, Ngài nghĩ con người ai cũng bị sanh già bệnh chết khổ như nhau, vậy từ đâu chúng ta đến đây? Thắc mắc thứ hai, sau khi chết rồi ta sẽ đi về đâu? Thắc mắc thứ ba, muốn ra khỏi vòng sanh tử đó phải làm sao? Đó là ba vấn đề tối hệ trọng của kiếp con người. Phật Giáo Với Thuyết Luân HồiNXB Trung Bắc Tân Văn 1935Trịnh Như Tấu44 TrangFile PDF-SCAN
Quang Minh Tu Đức Kinh - Ngô Đức Thọ (NXB Long Quang 1931)
Bộ kinh tu đức này chia làm 4 phần. Nghĩa kinh rõ ràng, cảm động, đàn bà con trẻ cũng có thể hiểu được. Có hiểu mới có cảm, có cảm mới biết sám hối, Tụng kinh, miệng đọc, tâm suy theo lời kinh mà luyện tính sửa lòng. Nếu duy trì được thiện tâm, trời phật tiên thánh mới giáng ứng, có giáng ứng cầu đảo mới linh nghiệm. Thực là một quyển kinh thiết thực, mấy nhân tâm thế đạo cần dùng cho mọi hạng người trong xã hội. Thiện nam tín nữ nên phát hằng tâm in kinh, mà chuyển tặng cho nhiều công đức thực vô biên vô lượng. Ước ao một ngày kia khắp mọi gia đình đều có một quyển kinh tu đức làm chuẩn đích, ngõ hầu ai ai cũng biết hối ngộ cải quá, tránh dữ theo lành, lấy trời đất làm cha mẹ, lấy vũ trụ làm gia đình, lấy nhân loại làm anh em. Bể khổ biến thanh cam lồ, huyết hồ hoá lại ao sen thế giới trở nên cực lạc. Trì tụng! Quang Minh Tu Đức KinhNXB Long Quang 1931Ngô Đức Thọ89 TrangFile PDF-SCAN
Phật Học Tổng Yếu - Thiện Chiếu (NXB Sài Gòn 1929)
Nội dung chính của sách "Phật Học Tổng Yếu" gồm 9 mục chính: - Những người không học Phật đều là ký sanh trùng - Nhân quả với thần quyền - Thiên đường và địa ngục - Tức Phật tức tâm - Vô tướng sám hối - Phật học đại yếu - Phật học kiết yếu - Phật học toát yếu - Phật học từ điển. Phật Học Tổng YếuNXB Sài Gòn 1929Thiện Chiếu108 TrangFile PDF-SCAN
Thập Niệm Pháp Môn Nghi Thức - Trí Hải (NXB Lương Văn Ký 1940)
Phương pháp niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà Phật là phương pháp đơn giản, lợi ích thiết thực trong việc hành trì pháp môn niệm Phật. Đặc biệt thích hợp với những người ít có thời gian tu tập. Hành trì theo phương pháp nầy sẽ giúp cho chúng ta nhất tâm chánh niệm A-Di-Đà Phật và giúp cho chúng ta an lạc thanh thản ngay trong giây phút hiện tại. Thời khóa hành trì được bắt đầu khi chúng ta thức giấc vào sáng sớm. Chúng ta ngồi thẳng người và niệm rõ ràng danh hiệu A-Di-Đà Phật 10 lần với tâm chánh niệm, niệm lớn tiếng hay niệm thầm tùy theo ý muốn từng người. Chúng ta lặp lại công phu nầy 8 lần nữa trong một ngày. Như vậy, chúng ta công phu theo phương pháp nầy 9 lần trong mỗi ngày.Thập Niệm Pháp Môn Nghi ThứcNXB Lương Văn Ký 1940Trí Hải20 TrangFile PDF-SCAN