Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thương Ly (Tuyết Linh Chi)

Yêu thương của nàng…y luôn bỏ lỡ…

Nganh ngạch của y…làm nàng chùn bước…

Một câu chuyện phủ đầy bức màn duyên phận nặng nề..

Câu chuyện ấy có tên Thương Ly…

Thương ly như nước chảy, dội vào lòng người những âm thanh trong vắt mà bi thương..về một cuộc đời hay nhiều cuộc đời…về một con người hay nhiều con người như thế…về một tình yêu hay không chỉ một tình yêu… Tìm mua: Thương Ly TiKi Lazada Shopee

Từ đầu đến cuối cuộc hành trình, Tuyết Linh Chi luôn để cho người đọc cảm nhận rõ ý nghĩa của hai chữ thương ly, luôn để cho dòng nước bi thương chảy xuống đọng sâu vào hồn người..

Chỉ đơn giản bằng hai chữ ấy, chỉ là kể một câu chuyện dài nhưng như đã trải qua rấy nhiều năm tháng, rất nhiều kiếp người, kiếp đời trong câu chuyện ấy..

Thủ đoạn, mưu mô, nhẫn nhịn, bức ép, ghen tuông, đau đớn, bi phẫn, buồn bực, đau thương…kể từ lúc Nguyệt lão đùa chơi, cuộc đời của họ, của Mỹ Ly, của Tĩnh Hiên, của Vĩnh Hách, của Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên, đã luôn bị những xúc cảm đỏ bủa vây, đã thành một vòng luẩn quẩn, thoát không được chỉ có thể để nó tơ hồng oan trái của Nguyệt lão cứ thế bủa vây, mặc kệ đau đớn, mặc kệ bi thương, cuộc sống vẫn cứ trải qua trên từng trang giấy….

Phải rồi…

Còn gì đau đớn hơn với một Mỹ Ly, trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời đã yêu một người sâu sắc nhưng không được đáp lại, và rồi vì tình yêu bướng bỉnh đó mà phải trả giá ba năm. Ba năm chờ đợi, ba năm đau đớn, ba năm bất hạnh, ba năm chỉ biết mơ những giấc mơ mộng tưởng, ba năm đủ để biết một cách cách vui tươi yêu đời thành một người con gái trầm lặng, tự ti. Dũng cảm để yêu thương, dũng cảm để đối mặt, dũng cảm để kiên cường đã không còn nữa…trả giá cho một tình yêu, như vậy có phải quá bi thương rồi?

Còn gì vô lý hơn một Tĩnh Hiên, bỏ lỡ mất tình yêu của người con gái vui tươi, ba năm sau gặp lại, lại yêu một người con gái bất hạnh, chỉ muốn một cuộc đời lặng lẽ, để rồi tìm mọi cách chiếm được nàng, tìm mọi cách ở bên nàng, bất chấp nhân lý, bất chấp trái tim người con gái đã bị sẹo bao lần vẫn chưa bao giờ lành hẳn, bất chấp có làm nàng đau lần nữa, bất chấp kéo nàng vào chốn thị phí…

Còn gì oan ức hơn cho một Vĩnh Hách, một chàng trai hiền lành, tốt bụng, đã bỏ qua một lời đàm tiếu để yêu thương một cách cách từng hại chết người, nhưng rồi không thể vượt nổi cường quyền của một Khách vương gia được hoàng thượng ân sủng, chỉ có thể giữ lại trong tim hình bóng của người con gái nhỏ bé, cam chịu chàng yêu thương?

Và còn một Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên hết lòng, nhẫn nhịn để yêu thương, ghen tuông trong thầm lặng..Nàng ta có bất hạnh như một nhân vật phụ làm nền cho tình yêu của đôi nam nữ chính, cũng có ích kỷ để xen chân làm kẻ thứ ba, cũng có ngang bướng để nhất định chung một chồng…

Vậy rồi sao?

Những cuộc đời bị Nguyệt lão trêu ngươi ấy, đến cuối cùng kẻ còn chẳng có, người mất thì nhiều, đến cuối cùng là một bầu ngưng đọng thương ly.

Tương tư sầu thảm, gặp người làm chi để rồi lại chia ly?

Bữa tiệc nào chẳng có lúc tàn như sao mọc rồi lăn, con người sống rồi chết..

Quá bi thương nên không muốn nhắc đến, chỉ là có những thứ đã để lại không thể xóa nhòa.

Không thể quên được khi bánh xe số phận vẫn cứ quay, nghiến nát những đạo lý thường tình của cuộc sống..

Bất hạnh với Mỹ Ly như con sông chảy không bao giờ cạn, như ngọn thác cao không bao giờ vơi.

Chùn bước trước khí bức người của Tĩnh Hiên, đồng ý gả vào Khánh vương phủ, trong đêm đầu động phòng hoa chúc, tấm vải trắng lại không bẩn bụi trần như thách thức nàng, như trêu ngươi nàng, như nói với nàng rằng, dù nàng có chạy đi đâu, đau đớn sẽ tìm ra nàng, bi thương sẽ ùa đến nàng, mãi mãi như vậy…

Nàng đành cam chịu..

Cam chịu để chồng mình nghi ngờ mình là hỗn thê

Cam chịu yên lặng khi chồng mình nghĩ đứa con đang mang là của Vĩnh Hách

Cam chịu tháng ngày trôi đi nợ thêm chồng chất nợ, đau thêm chồng chất đau, Vĩnh Hách chết trên sa trường dường như là nàng đã đẩy y vào cõi chết đó, Tĩnh Hiên nói rằng sẽ vì Vĩnh Hách mà nuôi nấng đứa trẻ trong bụng nàng..

Bi thương thay người thiếu phụ không còn đủ kiên cường để giải thích, cứ để hiểu lầm nuôi lớn tháng năm.

Nhưng nàng đau đớn cũng không sao, đứa trẻ vô tội ấy sao còn phải đau đớn cũng nàng?

Không phải con chính thất, không được cha mình công nhận là con trai, một đứa trẻ ngây thơ đã hứng chịu quá nhiều buồn thương để trưởng thành, đến nỗi chỉ có mong một món quà nó không bao giờ mua được…a mã của nó…a mã của Doãn Khác..

Nàng không thể đứng nhìn, cũng không thể để con trai đau lòng thêm nữa, đánh đổi một tính mạng, đánh đổi một cuộc đời vì một ánh sáng duy nhất trong đời nàng có gì là không đáng…Nàng tình nguyện…cam chịu chết đi…

Ly biệt nhân gian, có gì đáng sợ?

Cái đáng sợ nhiều hơn..sống ở đời mà không được yêu thương…

Một liều thuốc độc đưa người vào vĩnh hằng sâu thẳm..

Họa với dòng nước thương ly chảy ra đại dương xanh..

Để rồi như thế vẫn chưa đủ, để rồi hai người đã đi khỏi vòng luẩn quẩn ấy vẫn chưa xong, những con người bị số phận trêu ngươi lần lượt bước ra và chôn vùi mình vào đất..

Chỉ là đến cuối cùng vẫn còn vương lại những ưu tư.

Vẫn còn nhớ rõ nụ cười của nàng khi Tố Doanh hỏi nàng có yêu Tĩnh Hiên? Nàng chỉ trả lời bằng một nụ cười thật nhẹ….

Có lẽ là yêu..

Có lẽ vẫn yêu..

Như việc đôi khi ta luôn tìm kiếm những thứ có thể thay thế thứ đã mất đi, nhưng tìm hoài, tìm hoài vẫn không thấy, bởi một lẽ khoảng trống ấy vẫn luôn được lấp đầy, chỉ là ta tạm thời quên đi mà thôi.

Như những hòn sỏi đến cuối cùng mới được đào lên và được mang theo chiến trường cho đến khi đổ máu..

Như ba năm trước nàng đã mong khi ở trong cung cấm ấy: “Tĩnh Hiên đưa đi Mỹ Ly”

Như nhiều năm sau y đã ước khi sót lại hơi thở cuối cùng nơi sa trận: “ Mỹ Ly đưa đi Tĩnh Hiên”

Đến cuối cùng không còn biết ai đã đúng ai đã sai, không cần biết ai nên hay không nên nữa…ánh sáng đã mở ra nơi chân trời….có lẽ ở nơi nào đó, cuộc sống của họ mởi bắt đầu ươm mầm nảy nở, mặc kệ gió vẫn hát, đất trời vẫn ca những lời ngày xưa đã từng có ai cất thành lời…

Gặp đúng người đúng thời điểm, là HẠNH PHÚC

Gặp đúng người sai thời điểm, là BI THƯƠNG

Gặp sai người đúng thời điểm, là BẤT LỰC

Gặp sai người sai thời điểm, là THÊ LƯƠNG.

Chỉ cầu cho họ có đủ dũng cảm để tìm nhau, gặp nhau và lại yêu thương nhau trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời nơi ấy…

Người viết: Danchan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thương Ly PDF của tác giả Tuyết Linh Chi nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt (Arundhati Roy)
Chúa Trời của Những Chuyện Vụn Vặt là câu chuyện của hai anh em sinh đôi Estha và Rahel. Chỉ có sự ngây thơ tuyệt vời của con trẻ làm chúng cố rập khuôn thời thơ ấu cho phù hợp với những đổ vỡ trong gia đình. Mẹ chúng, Ammu, một phụ nữ xinh đẹp, đáng yêu, sống lẻ loi; đêm đêm chị yêu đàn ông, còn ban ngày yêu các con. Kẻ thù của chúng là Baby Kochamma, nguyên là một nữ tu sĩ phá giới. Và cả một thế giới đầy những lũ ma quỷ, hoa bướm, sâu bọ… của trẻ thơ. Chúng dần hiểu được rằng Sự Việc Có Thể Biến Đổi Chỉ Trong Một Ngày, cuộc sống có thể xoay trở thành những hình dạng quái gở, thậm chí có thể ngừng vĩnh viễn. Bằng trí thông minh và sức quyến rũ đầy ma lực, từ những sự việc trong đời thường tưởng như vụn vặt, Arundhati Roy đã viết nên một cuốn tiểu thuyết đầy những nỗi thống khổ, tuyệt hay và lạ lùng; một cuốn tiểu thuyết về tình yêu, cái chết, về phân biệt đẳng cấp và những xung đột gia đình. Ngay từ khi xuất bản lần đầu, cuốn truyện đã gây nên sóng gió trên văn đàn. Cuốn tiểu thuyết đã được tái bản đến lần thứ bảy và được dịch ra 27 thứ tiếng. Arundhati Roy là một phụ nữ nồng nhiệt, thông minh và sống hết mình. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của chị, cuốn sách đã mang lại cho chị vinh quang và tiền bạc.”***Arundhati Roy sinh ngày 24 tháng 11 năm 1961 ở Shillong, Meghalaya thuộc vùng Kerala. Mẹ gốc dân bản xứ Syria theo Thiên chúa giáo nhưng cha lại là người gốc Bengal, theo Ấn giáo và là một chuyên viên trồng trà. Cuộc hôn nhân này đổ vỡ, cô bé Arundhati Roy phải sống với mẹ ở vùng Aymanam. Mẹ cô tuy là một giáo viên nhưng cũng là người tranh đấu xã hội nhiệt thành. Bà sáng lập một ngôi trường độc lập với chính quyền địa phương để giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần tự do, không câu nệ vào những điều cấm kỵ tôn giáo hay văn hóa truyền thống. Từ nhỏ Arundhati Roy đã được giáo dục trong môi trường độc lập tự do như vậy. Mười sáu tuổi cô bỏ nhà ra đi, sống với đám thanh thiếu niên bụi đời trong một căn nhà nhỏ mái tôn ở Dehli, đi bán ve chai kiếm sống và ghi tên theo học Trường Kiến Trúc. Chính tại trường này Arundhati Roy đã thành hôn với kiến trúc sư Gerard Da Cunha. Tuy yêu thích ngành kiến trúc nhưng bà không ở lâu với nghề này. Tìm mua: Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt TiKi Lazada Shopee Năm 1984 Arundhati Roy gặp nhà làm phim Pradeep Kishen, và sau lễ thành hôn bà chuyển sang điện ảnh, vừa đóng phim vừa viết và dựng truyện phim và truyền hình.Tuy Arundhati Roy khá thành công nhưng những tác phẩm của bà cũng gây ra nhiều cuộc tranh luận. Chán đời sống xô bồ của giới điện ảnh, năm 1992 Arundhati Roy rời xa giới này và bắt đầu viết The God of Small Things, đến 1996 thì viết xong. Ngay từ những tuần đầu ra mắt, quyển sách đã có số ấn bản bán ra cao ngoài dự tính. Tổng kết trong vòng không đầy 10 năm kể từ năm 1997 là năm cuốn sách được xuất bản đến nay The God of Small Things đã bán được trên 3 triệu quyển (con số ngang ngửa với quyển Trăm Năm Cô Đơn của Gabriel Garcia-Marquez) và Arundhati Roy đã được trao giải Booker Prize năm 1998. ***Tháng Năm ở Ayemenem là một tháng nóng nực và ủ ê. Ngày thật dài và ẩm ướt. Dòng sông như co hẹp và sẫm lại vì nhũng cây xoài vui tươi trong những lùm cây xanh lặng lẽ, đầy bụi. Chuối chín vàng ruộm. Những quả mít nở tung. Lũ nhặng xanh vo ve một cách ngớ ngẩn trong không khí nồng nàn mùi trái cây. Rồi chúng đờ ra, đậu vào những tấm kính cửa sổ mà chết, béo mẫm trong ánh mặt trời.Ban đêm trong sáng nhưng thấm đẫm một niềm mong đợi uể oải và rầu rĩ.Nhưng đến đầu tháng Sáu, gió mùa tây nam tắt lặng, ba tháng mùa mưa và ẩm sẫm thay bằng những ngày sáng sủa, nắng lấp lánh làm bọn trẻ con sung sướng chộp lấy chơi đùa. Vùng quê biến thành một mầu xanh lả lơi. Những đường viền mờ đi vì các hàng rào sắn đã bén rễ và tươi tốt. Tường gạch xanh những rêu. Những dây nho ngoằn ngoèo quanh các cột điện. Những cây leo hoang dại bò lan trên bờ sông đá ong và tràn ra cả những con đường sũng nước. Thuyền bè tấp nập ghé vào chợ. Những chú cá nhỏ xuất hiện trong các vũng nước mưa đầy ắp trong các ổ gà trên đường cái.Hôm Rahel trở về Ayemenem, trời mưa tầm tã. Những làn mưa trắng bạc vụt mạnh vào mặt đất xốp, cày tung lên. Một căn nhà cũ kỹ trên sườn đồi, các bậc đã mòn nhẵn, mái nhà sụp xuống đầu hồi trông như một cái mũ đội thấp. Nức tường đầy những vệt rêu trở nên mềm xốp, hơi phồng lên vì nước ẩm rỉ ra từ mặt đất. Khu vườn xanh tươi, đầy những tiếng xào xạc, rì rầm của bao sinh vật nhỏ bé. Ở nơi thưa thớt, một con chuột bò ra cọ mình vào một tảng đá sáng lấp lánh. Những con ếch đực vàng óng sục sạo trong cái ao có váng tìm con cái. Một con cầy ướt sũng chạy vụt qua con đường đầy lá.Căn nhà trông như trống rỗng. Cửa ra vào và các cửa sổ đều đóng kín. Hiên trước trơ trụi. Không hề có một thứ đồ đạc gì. Nhưng một chiếc Plymouth mầu xanh da trời, đuôi xe mầu vàng vẫn đỗ bên ngoài, và Baby Kochamma vẫn còn sống trong nhà.Bà là bà trẻ của Rahel, là em gái của ông ngoại cô. Tên thật của bà là Navomi, Navomi Ipe, nhưng ai cũng gọi bà là Baby. Bà trở thành Baby Kochamma lúc đủ già để làm một bà cô. Song Rahel không đến thăm bà. Chẳng có đứa cháu trai, cháu gái nào lại ảo tưởng mà làm chuyện đó. Rahel đến gặp anh trai cô là Estha. Họ là hai anh em sinh đôi. “Thụ tinh từ hai trứng”, bác sĩ gọi thế. Hai anh em sinh ra riêng rẽ, nhưng từ hai trứng cùng thụ tinh một lúc. Estha - Esthapen - ra đời trước em gái mười tám phút.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt PDF của tác giả Arundhati Roy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chúa Sẽ Phù Hộ Em (Cố Khúc)
Trong tiếng Urdu, “Tạm biệt” là “Khuda hafiz”. “Khuda” là Thượng đế của người Ba Tư, còn “Hafiz” bắt nguồn từ chữ “Hifz” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “bảo vệ”. Cho nên câu nói này có thể được hiểu là: “Chúa sẽ phù hộ bạn”. Nó được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người theo và không theo đạo Hồi. Tại vùng Tây Bắc Pakistan, đặc biệt là hai bên đèo Khyber gần Afghanistan, khi tạm biệt hoặc biết sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa, người ta sẽ nói: “Khuda hafiz - Chúa sẽ phù hộ bạn!”. Khi mới bắt đầu học tiếng Urdu, cô cảm thấy câu nói này là lời từ biệt đẹp nhất trên thế gian. “Chúa sẽ phù hộ em!”, khi nói lưỡi hơi cong về phía sau, nhẹ nhàng thốt ra. Khi nói như thế, ngay đến ánh mắt cũng sẽ trở nên rất đỗi dịu dàng. Cô đã không biết thì ra khi một người không thể ở bên đối phương được nữa, họ cũng sẽ nói như vậy, Chúa sẽ phù hộ cho em, chứ không phải cho tôi.***Thực ra mọi câu chuyện đều bắt nguồn từ một thành phố xa lạ, một người đàn ông đến cùng những điều kì diệu lạ thường. - Gregory - Tìm mua: Chúa Sẽ Phù Hộ Em TiKi Lazada Shopee Nếu một người chỉ trong vài ngày ngắn ngủi rơi vào cảnh bị phản bội, người yêu chia tay và mất việc, tôi nghĩ họ cũng sẽ như tôi, lập tức gật đầu đồng ý với tâm trạng gần như muốn tự sát và dõng dạc nói: “Được, tôi đi!” Ngô Chung lập tức nhướng mày nhìn tôi. Nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh khiến tôi lập tức hiểu ra mình đã nhận lời nhanh hơn ông ta tưởng rất nhiều. Nhưng thế thì đã sao chứ, đầu tôi đang đau như búa bổ đây, chỉ mong ông chủ Ngô có thể sớm rời khỏi căn phòng này càng sớm càng tốt. Cần làm gì thì cứ làm đi, để tôi còn lên giường ngủ tiếp chứ! Tuy nhiên, Ngô Chung lại không hề có ý định buông tha cho tôi. Ông ta nhìn tôi chằm chằm, hỏi lại: “Cô thực sự đồng ý chứ?” Tôi gật đầu, tại sao lại không đồng ý chứ, chỉ cần cho tôi rời khỏi cái nơi đau thương, bảo tôi lên mặt trăng cũng được, huống hồ chỉ là một Pakistan bé tí bé teo, diện tích cả nước còn chưa bằng một phần mười Trung Quốc. Chỉ có điều, không ngờ Ngô Chung lại bảo tôi, một nhân viên văn phòng không quyền không thế, đi tìm cô ta. Ngô Chung được tạp chí Forbes xếp vào danh sách những người giàu có nhất Trung Quốc, ông ta không chỉ là chủ tập đoàn Hoàn Á mà còn sở hữu công ty ở nước ngoài, chen chân vào nhiều lĩnh vực như bất động sản, năng lượng…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chúa Sẽ Phù Hộ Em PDF của tác giả Cố Khúc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chúa Ruồi (William Golding)
"Chúa Ruồi" là tác phẩm đầu tay và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của William Golding. Thông qua một hệ thống các biểu tượng giàu ý nghĩa, ông thể hiện cuộc chiến khốc liệt giữa cái Thiện và cái Ác trong mỗi con người. Từ trong lịch sử phát triển của nhân loại, ánh lửa đã là một biểu tượng mang những ý nghĩa đối lập nhau. Ánh lửa vừa gợi lên không khí ấm áp, quây quần của những buổi hội họp lại vừa là một mối họa hủy diệt bởi lửa có thể thiêu đốt mọi thứ ngáng đường nó. Trong "Chúa Ruồi", ánh lửa là nguồn gốc nảy sinh mối xung đột không thể giải quyết giữa Ralph và Jack. Với tư cách là người đứng đầu, Ralph luôn tâm niệm việc thắp lên ngọn lửa để tàu thuyền có thể trông thấy và đến cứu là công việc hệ trọng nhất đối với lũ trẻ. Cậu bé tìm mọi cách để khiến lũ trẻ hiểu ra điều đó song đó là một nỗ lực vô vọng bởi hầu hết bọn trẻ không thể tập trung làm việc gì quá 5 phút và chúng dễ bị thu hút bởi những hoạt động huyên náo hơn là ngồi một chỗ và trông chừng đống lửa. Đi ngược lại với nỗ lực của Ralph, Jack chỉ quan tâm đến việc đi săn. Niềm say mê săn đuổi đã xâm chiếm tâm hồn cậu bé và lây lan nhanh chóng trong đám trẻ. Jack cũng sớm nhận ra việc kiếm được thịt tạo cho nó quyền chỉ huy đám trẻ. Đối với Jack, ngọn lửa không có ý nghĩa là một tín hiệu cầu cứu bởi nó đã thích nghi được với hoàn cảnh khắc nghiệt trên đảo hoang. Nó sẵn sàng hạ những nhát dao chí tử vào các con mồi để duy trì sự sống và nhất là sự quyền lãnh đạo tối cao của mình. Với Jack, ngọn lửa bập bùng là thứ để nấu chin thức ăn cho buổi tiệc tùng man dại. Điệu nhảy xung quanh ánh lửa của những bộ mặt nạ vằn vện biến chúng thành một lũ mọi. Sự giao tranh khốc liệt giữa hai phe luôn được hỗ trợ bởi những tia sét rạch ngang bầu trời và đó là những điềm báo đầy tai ương với cuộc sống của lũ trẻ. Mặc dù cuối cùng, hành động thắp lên ngọn lửa biến hòn đảo trở thành một đảo lửa của Ralph đã giúp tàu hải quân phát hiện và cứu lũ trẻ xong ám ảnh về ánh lửa và những cuộc tranh giành tàn bạo để có được ngọn lửa vẫn sẽ ám ảnh lũ trẻ. Chúng có thể bước ra khỏi làn khói mịt mờ của khu rừng trên hoang đảo nhưng chúng sẽ phải đạt chân vào một thế giới ghê rợn hơn. Đó là cuộc chiến tranh nguyên tử của người lớn. Ánh lửa lại làm một ranh giới đưa chúng từ một bi kịch nhỏ đến một bi kịch lớn hơn và lần này, liệu chúng có may mắn được cứu thoát? Tìm mua: Chúa Ruồi TiKi Lazada Shopee Hòa mình với cuộc sống hoang dã, những đứa trẻ dần quên đi nền văn minh đang tồn tại bên ngoài hòn đảo. Dưới sự lôi kéo của Jack, lũ trẻ từ bỏ những chiếc lều bên bãi biển để sống trong hang đá. Hình dáng những cậu bé đáng yêu không còn mà thay vào đó là những tên mọi tí hon vẽ mặt vằn vện. Chính cái mặt nạ đó đã khiến chúng "không còn biết xấu hổ dưới ánh mặt trời". Với giọng văn lạnh lùng và đanh thép, William Golding đã miêu tả hành trình ngược về cõi u mê của những đứa trẻ bị bỏ rơi trên đảo hoang. Thông qua một hệ thống các biểu tượng giàu ý nghĩa, ông thể hiện cuộc chiến khốc liệt giữa cái Thiện và cái Ác trong mỗi con người. Tác giả: William Gerald Golding sinh năm 1911 tại Cornwall nước Anh. Xong trung học, ông theo ngành vật lý để vừa lòng cha mẹ. Được hai năm, thấy không thích khoa học tự nhiên nên ông chuyển sang văn học và triết. Năm 1935, sau khi tốt nghiệp, Golding lấy thêm bằng sư phạm và dạy tại nhiều trường khác nhau và từ năm 1935 đến 1940, trong đó có một trường dành riêng cho nam sinh. Năm 1940, khi thế chiến II bùng nổ, Golding phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh. Là thuyền trưởng, ông đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Golding từng có mặt trong chiến dịch đổ bộ lên Normandie (Pháp) năm 1944 của quân Đồng minh. Năm 1945, chiến tranh kết thúc, ông trở lại với nghề sư phạm. Golding cho rằng những thảm họa ông từng chứng kiến trong chiến tranh: sự dã man của con người, đặc biệt là tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã… tất cả chỉ có thể giải thích được qua cái Ác Bẩm sinh. Chúa Ruồi (Lord of the Flies), cuốn tiểu thuyết đầu tay và nổi tiếng nhất của Golding xuất bản năm 1954 mang đậm ưu tư này của tác giả. Truyện kể về diễn tiến bi thảm trong cuộc sống của mấy chục đứa trẻ khoảng từ sáu đến mười hai tuổi may mắn sống sót trên một hoang đảo ở Nam Thái Bình Dương sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn trong một cuộc chiến tranh nguyên tử. Cũng bối cảnh là hoang đảo, nhưng khác với loại chuyện phiêu lưu có hậu kiểu Robinson Crusoe hay Đảo giấu vàng… Chúa Ruồi là một câu chuyện ngụ ngôn, tư tưởng của tác giả ẩn sau rất nhiều ẩn dụ và biểu tượng. Mới đầu, khoảng hai mươi nhà xuất bản ở Anh đã từ chối bản thảo của Golding. Cuối cùng, cuốn sách được nhà xuất bản Faber and Faber tại London phát hành, song chẳng gây được tiếng vang gì. Tuy nhiên, hai, ba năm sau, cuốn tiểu thuyết được nồng nhiệt đón nhận ở Mỹ. Điều này không thể giải thích rằng “Bụt chùa nhà không thiêng”, mà vì người dân Anh mới trải qua hai cuộc thế chiến thảm khốc chỉ trong vòng hơn hai mươi năm, họ đâm ra kỵ loại truyện có nội dung u ám, bi quan. Từ đó, Chúa Ruồi trở nên nổi tiếng, được đưa vào giáo trình văn học ở Anh, Mỹ và nhiều nước Châu Âu, tác phẩm còn được dựng thành phim hai lần - năm 1963 và 1990. Sau Chúa Ruồi, Golding còn cho ra đời nhiều tác phẩm khác, phần lớn đều mang nỗi trăn trở của ông về hai chữ Thiện và Ác của con người. Năm 1980, Những nghi lễ của chuyến đi (Rites of Passage), tập đầu trong bộ truyện ba quyển với chủ đề tương tự Chúa Ruồi, đoạt giải Booker. Năm 1983 Golding được trao giải Nobel văn học vì sự nghiệp của ông. Năm 1988 ông được Nữ hoàng Elizabeth II ban tước Sir. William Golding mất ngày 19 tháng Sáu 1993. Đánh giá: “Nếu Chúa Ruồi chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học thiếu nhi, ắt hẳn nó sẽ vô cùng rạo rực và tươi sáng, nhưng tác giả của nó là Golding, người đã trải qua đủ ác mộng để hiểu rằng: nơi nào con người không kiềm chế được cái ác bản năng thì dẫu chỉ là trò chơi của trẻ nít, vườn địa đàng sớm muộn cũng thành địa ngục.” - The Times Trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, mấy chục đứa trẻ chưa đến tuổi thiếu niên “may mắn” sống sót trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn. Chúng tập họp dưới bầu trời Nam Thái Bình Dương nắng gắt, chia sẻ gánh nặng và đặt niềm tin vào thủ lĩnh. Nhưng rồi, cái đói và thiên nhiên khắc nghiệt từng bước vắt kiệt bọn trẻ. Bản năng sinh tồn đã dần bóp nghẹt sự ngây thơ - từ đây thực tại của chúng tan hòa vào ác mộng. Một câu chuyện ngụ ngôn đau đớn và hãi hùng, ngập tràn những tư tưởng ẩn sâu dưới hàng hàng lớp lớp ẩn dụ và biểu tượng. Với Chúa Ruồi, một kiệt tác văn học kinh điển đầy ám ảnh, William Golding đã khiến các nhà phê bình văn học hao tốn giấy mực chỉ để tranh luận về một vấn đề: Có thực “nhân chi sơ tính bản thiện” hay chăng là… ngược lại? “Chỉ vài tuần giữa nơi hoang vắng đã đủ khiến con người quay lại với bóng tối u mê, nơi hắn đã phải mất hàng ngàn năm để rũ bỏ. Chúa Ruồi là câu chuyện phiêu lưu giả tưởng gần nhất với thực tại.” - The New York TimesĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chúa Ruồi PDF của tác giả William Golding nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chúa Ruồi (William Golding)
"Chúa Ruồi" là tác phẩm đầu tay và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của William Golding. Thông qua một hệ thống các biểu tượng giàu ý nghĩa, ông thể hiện cuộc chiến khốc liệt giữa cái Thiện và cái Ác trong mỗi con người. Từ trong lịch sử phát triển của nhân loại, ánh lửa đã là một biểu tượng mang những ý nghĩa đối lập nhau. Ánh lửa vừa gợi lên không khí ấm áp, quây quần của những buổi hội họp lại vừa là một mối họa hủy diệt bởi lửa có thể thiêu đốt mọi thứ ngáng đường nó. Trong "Chúa Ruồi", ánh lửa là nguồn gốc nảy sinh mối xung đột không thể giải quyết giữa Ralph và Jack. Với tư cách là người đứng đầu, Ralph luôn tâm niệm việc thắp lên ngọn lửa để tàu thuyền có thể trông thấy và đến cứu là công việc hệ trọng nhất đối với lũ trẻ. Cậu bé tìm mọi cách để khiến lũ trẻ hiểu ra điều đó song đó là một nỗ lực vô vọng bởi hầu hết bọn trẻ không thể tập trung làm việc gì quá 5 phút và chúng dễ bị thu hút bởi những hoạt động huyên náo hơn là ngồi một chỗ và trông chừng đống lửa. Đi ngược lại với nỗ lực của Ralph, Jack chỉ quan tâm đến việc đi săn. Niềm say mê săn đuổi đã xâm chiếm tâm hồn cậu bé và lây lan nhanh chóng trong đám trẻ. Jack cũng sớm nhận ra việc kiếm được thịt tạo cho nó quyền chỉ huy đám trẻ. Đối với Jack, ngọn lửa không có ý nghĩa là một tín hiệu cầu cứu bởi nó đã thích nghi được với hoàn cảnh khắc nghiệt trên đảo hoang. Nó sẵn sàng hạ những nhát dao chí tử vào các con mồi để duy trì sự sống và nhất là sự quyền lãnh đạo tối cao của mình. Với Jack, ngọn lửa bập bùng là thứ để nấu chin thức ăn cho buổi tiệc tùng man dại. Điệu nhảy xung quanh ánh lửa của những bộ mặt nạ vằn vện biến chúng thành một lũ mọi. Sự giao tranh khốc liệt giữa hai phe luôn được hỗ trợ bởi những tia sét rạch ngang bầu trời và đó là những điềm báo đầy tai ương với cuộc sống của lũ trẻ. Mặc dù cuối cùng, hành động thắp lên ngọn lửa biến hòn đảo trở thành một đảo lửa của Ralph đã giúp tàu hải quân phát hiện và cứu lũ trẻ xong ám ảnh về ánh lửa và những cuộc tranh giành tàn bạo để có được ngọn lửa vẫn sẽ ám ảnh lũ trẻ. Chúng có thể bước ra khỏi làn khói mịt mờ của khu rừng trên hoang đảo nhưng chúng sẽ phải đạt chân vào một thế giới ghê rợn hơn. Đó là cuộc chiến tranh nguyên tử của người lớn. Ánh lửa lại làm một ranh giới đưa chúng từ một bi kịch nhỏ đến một bi kịch lớn hơn và lần này, liệu chúng có may mắn được cứu thoát? Tìm mua: Chúa Ruồi TiKi Lazada Shopee Hòa mình với cuộc sống hoang dã, những đứa trẻ dần quên đi nền văn minh đang tồn tại bên ngoài hòn đảo. Dưới sự lôi kéo của Jack, lũ trẻ từ bỏ những chiếc lều bên bãi biển để sống trong hang đá. Hình dáng những cậu bé đáng yêu không còn mà thay vào đó là những tên mọi tí hon vẽ mặt vằn vện. Chính cái mặt nạ đó đã khiến chúng "không còn biết xấu hổ dưới ánh mặt trời". Với giọng văn lạnh lùng và đanh thép, William Golding đã miêu tả hành trình ngược về cõi u mê của những đứa trẻ bị bỏ rơi trên đảo hoang. Thông qua một hệ thống các biểu tượng giàu ý nghĩa, ông thể hiện cuộc chiến khốc liệt giữa cái Thiện và cái Ác trong mỗi con người. Tác giả: William Gerald Golding sinh năm 1911 tại Cornwall nước Anh. Xong trung học, ông theo ngành vật lý để vừa lòng cha mẹ. Được hai năm, thấy không thích khoa học tự nhiên nên ông chuyển sang văn học và triết. Năm 1935, sau khi tốt nghiệp, Golding lấy thêm bằng sư phạm và dạy tại nhiều trường khác nhau và từ năm 1935 đến 1940, trong đó có một trường dành riêng cho nam sinh. Năm 1940, khi thế chiến II bùng nổ, Golding phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh. Là thuyền trưởng, ông đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Golding từng có mặt trong chiến dịch đổ bộ lên Normandie (Pháp) năm 1944 của quân Đồng minh. Năm 1945, chiến tranh kết thúc, ông trở lại với nghề sư phạm. Golding cho rằng những thảm họa ông từng chứng kiến trong chiến tranh: sự dã man của con người, đặc biệt là tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã… tất cả chỉ có thể giải thích được qua cái Ác Bẩm sinh. Chúa Ruồi (Lord of the Flies), cuốn tiểu thuyết đầu tay và nổi tiếng nhất của Golding xuất bản năm 1954 mang đậm ưu tư này của tác giả. Truyện kể về diễn tiến bi thảm trong cuộc sống của mấy chục đứa trẻ khoảng từ sáu đến mười hai tuổi may mắn sống sót trên một hoang đảo ở Nam Thái Bình Dương sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn trong một cuộc chiến tranh nguyên tử. Cũng bối cảnh là hoang đảo, nhưng khác với loại chuyện phiêu lưu có hậu kiểu Robinson Crusoe hay Đảo giấu vàng… Chúa Ruồi là một câu chuyện ngụ ngôn, tư tưởng của tác giả ẩn sau rất nhiều ẩn dụ và biểu tượng. Mới đầu, khoảng hai mươi nhà xuất bản ở Anh đã từ chối bản thảo của Golding. Cuối cùng, cuốn sách được nhà xuất bản Faber and Faber tại London phát hành, song chẳng gây được tiếng vang gì. Tuy nhiên, hai, ba năm sau, cuốn tiểu thuyết được nồng nhiệt đón nhận ở Mỹ. Điều này không thể giải thích rằng “Bụt chùa nhà không thiêng”, mà vì người dân Anh mới trải qua hai cuộc thế chiến thảm khốc chỉ trong vòng hơn hai mươi năm, họ đâm ra kỵ loại truyện có nội dung u ám, bi quan. Từ đó, Chúa Ruồi trở nên nổi tiếng, được đưa vào giáo trình văn học ở Anh, Mỹ và nhiều nước Châu Âu, tác phẩm còn được dựng thành phim hai lần - năm 1963 và 1990. Sau Chúa Ruồi, Golding còn cho ra đời nhiều tác phẩm khác, phần lớn đều mang nỗi trăn trở của ông về hai chữ Thiện và Ác của con người. Năm 1980, Những nghi lễ của chuyến đi (Rites of Passage), tập đầu trong bộ truyện ba quyển với chủ đề tương tự Chúa Ruồi, đoạt giải Booker. Năm 1983 Golding được trao giải Nobel văn học vì sự nghiệp của ông. Năm 1988 ông được Nữ hoàng Elizabeth II ban tước Sir. William Golding mất ngày 19 tháng Sáu 1993. Đánh giá: “Nếu Chúa Ruồi chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học thiếu nhi, ắt hẳn nó sẽ vô cùng rạo rực và tươi sáng, nhưng tác giả của nó là Golding, người đã trải qua đủ ác mộng để hiểu rằng: nơi nào con người không kiềm chế được cái ác bản năng thì dẫu chỉ là trò chơi của trẻ nít, vườn địa đàng sớm muộn cũng thành địa ngục.” - The Times Trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, mấy chục đứa trẻ chưa đến tuổi thiếu niên “may mắn” sống sót trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn. Chúng tập họp dưới bầu trời Nam Thái Bình Dương nắng gắt, chia sẻ gánh nặng và đặt niềm tin vào thủ lĩnh. Nhưng rồi, cái đói và thiên nhiên khắc nghiệt từng bước vắt kiệt bọn trẻ. Bản năng sinh tồn đã dần bóp nghẹt sự ngây thơ - từ đây thực tại của chúng tan hòa vào ác mộng. Một câu chuyện ngụ ngôn đau đớn và hãi hùng, ngập tràn những tư tưởng ẩn sâu dưới hàng hàng lớp lớp ẩn dụ và biểu tượng. Với Chúa Ruồi, một kiệt tác văn học kinh điển đầy ám ảnh, William Golding đã khiến các nhà phê bình văn học hao tốn giấy mực chỉ để tranh luận về một vấn đề: Có thực “nhân chi sơ tính bản thiện” hay chăng là… ngược lại? “Chỉ vài tuần giữa nơi hoang vắng đã đủ khiến con người quay lại với bóng tối u mê, nơi hắn đã phải mất hàng ngàn năm để rũ bỏ. Chúa Ruồi là câu chuyện phiêu lưu giả tưởng gần nhất với thực tại.” - The New York TimesĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chúa Ruồi PDF của tác giả William Golding nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.