Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

5 Nguyên Tắc Thép, 15 Thuật Bán Hàng Thành công

5 Nguyên Tắc Thép, 15 Thuật Bán Hàng Thành công

Tại sao khách hàng sẽ bị ảnh hưởng?

Bạn đọc thân mến, trước khi bắt đầu đọc cuốn sách, hãy vui lòng nghiêm túc trả lời câu hỏi sau:

Bạn đã từng mua những thứ mình chưa thực sự cần đến chỉ vì nghe theo lời quảng cáo của nhân viên bán hàng?

Nếu câu trả lời là Có, bạn hãy thử hồi tưởng lại một chút hoàn cảnh lúc ấy, nhân viên bán hàng đã làm thế nào để có thể khiến bạn quyết định mua hàng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy?

Mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đều bị chi phối bởi não bộ. Tuy nhiên, trong quá trình tư duy, bộ não của chúng ta lại thường bị ảnh hưởng bởi các thông tin được đưa vào từ bên ngoài, từ đó nó có thể đưa ra những quyết định mang tính bốc đồng.

Vậy thì, mấu chốt của vấn đề ở đây chính là, tại thời điểm đó, nhân viên bán hàng đã sử dụng phương pháp gì để quấy nhiễu quá trình tư duy bình thường của não bộ, làm ảnh hưởng đến hành động mua hàng của chúng ta?

Bằng kinh nghiệm bán hàng nhiều năm của mình, cũng như dựa trên những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về tâm lí học trong bán hàng, tôi đã phát hiện ra rằng, hầu như toàn bộ các nhân viên bán hàng đều sử dụng 5 phương pháp dưới đây để tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng:

Phương pháp thứ nhất là khiến cho khách hàng không tiện từ chối và đưa ra những lời hứa hẹn của mình, từ đó “buộc” khách hàng thực hiện hành vi mua hàng, đây cũng chính là mục đích mà nhân viên bán hàng hướng tới.

Lấy một ví dụ đơn giản thế này: Tôi muốn hỏi bạn một vấn đề rất quan trọng, nhưng lại không dám chắc bạn sẽ trả lời, việc đầu tiên tôi làm sẽ là mở lời hỏi: “Thưa anh, tôi có thể hỏi anh một vấn đề được không ạ?”. Trước một lời nhờ vả lịch sự như vậy, bạn thường sẽ trả lời: “Tất nhiên là được!”.

Và một khi bạn đã nói là “Được”, điều đó có nghĩa là bạn đã đưa ra một lời hứa hẹn và bạn cần phải chịu trách nhiệm với lời hứa đó của mình, không thể biến mình thành một kẻ tiểu nhân chỉ nói lời mà không biết giữ lời được. Có thể những câu hỏi tiếp theo của tôi sẽ khiến bạn phật ý, nhưng mà vì lời hứa trước đó, bạn vẫn cần phải trả lời.

Phương pháp thứ hai chính là các nhân viên bán hàng sẽ đánh vào nhu cầu của khách hàng, cung cấp những sản phẩm phù hợp. Khi nhân viên bán hàng nói trúng nhu cầu của mình, khách hàng có thể sẽ đưa ra những quyết định chóng vánh.

Chẳng hạn như khi chúng ta đang bù đầu xoay sở với công việc của mình, đột nhiên lại có một cuộc điện thoại tiếp thị, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là nói với đầu dây bên kia rằng: “Tôi rất bận, không rảnh”. Nhưng nếu nhân viên bán hàng đó lại nói thế này: “Nếu như có một cách có thể giúp bạn lập tức tiết kiệm được 30% chi phí điện thoại đường dài mà không cần phải đầu tư thêm bất cứ khoản chi phí nào khác, bạn có thể dành cho tôi chút thời gian để giới thiệu ngắn gọn về nó không?”.

Chỉ bằng một chút thay đổi nho nhỏ, nhân viên bán hàng đã nhanh chóng khơi gợi được sự hứng thú của chúng ta, hướng sự chú ý của chúng ta vào những sản phẩm mà họ bán. Nếu bạn hỏi nguyên nhân tại sao lại làm được điều này, chẳng có gì khác ngoài hai chữ “nhu cầu” cả.

Phương pháp thứ ba chính là các nhân viên bán hàng sẽ nhắc nhở khách hàng của mình rằng, có thể hiện tại bạn đang phải đối mặt với một số rủi ro, một khi những rủi ro này trở thành hiện thực, chúng sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn, thậm chí còn có thể trở thành mối đe dọa to lớn đến sự an toàn trong cuộc sống của bạn. Do vậy, chúng ta buộc phải dùng một số biện pháp để tránh những rủi ro này, mà hành động tránh rủi ro đó lại chính là điều mà các nhân viên bán hàng mong muốn đạt được.

Phương pháp thứ tư là nhân viên bán hàng sẽ lợi dụng người khác hoặc sử dụng sức mạnh của đám đông để tác động đến hành vi của khách hàng. Phải biết rằng, hành động của chúng ta thường xuyên bị ảnh hưởng bởi người khác. Bằng cách mượn những đánh giá của người khác, nhân viên bán hàng sẽ tạo tác động đến hành vi mua hàng của bạn.

Ví dụ như khi đang đi dạo phố, chúng ta chợt nhìn thấy rất nhiều người xếp hàng để mua một cây đèn diệt muỗi, vậy là chúng ta cũng đi theo xếp hàng mua một chiếc. Nhưng, lúc mua nó, liệu bạn có từng nghĩ đến việc liệu chất lượng của chiếc đèn diệt muỗi này có đáng tin cậy hay không? Giá của nó có rẻ hơn so với ở trong siêu thị?

Chúng ta thực hiện hành động mua hàng mù quáng này chủ yếu dưới tác động của một loại tâm lí được gọi là tâm lí đám đông(1).

Phương pháp thứ năm chính là nhân viên bán hàng khai thác nhược điểm trong bản chất con người. Bạn biết đấy, bản tính con người luôn có một mặt nào đó không tốt, một khi bị kích thích, nó sẽ tạo ra những hành vi tiêu dùng mà khi ngẫm lại chúng ta không thể nào hiểu nổi.

Việc thảo luận chi tiết về 5 phương pháp để có thể nắm bắt được tâm lí khách hàng nêu trên chính là nội dung cốt yếu của cuốn sách này.

Điều cuối cùng tôi cần làm rõ với các bạn chính là bất kì lí thuyết nào cũng có tính hai mặt: Ưu điểm và nhược điểm. Nếu như bạn là một người tiêu dùng, sau khi đọc cuốn sách này rồi, tôi hi vọng trước khi mở hầu bao, bạn nên thử nghiêm túc nghĩ xem: Thứ mà mình định mua có thực sự cần thiết hay không?

Nếu bạn là một người bán hàng, tôi hi vọng rằng với nhân cách cao đẹp của mình, bạn có thể sử dụng tốt những kĩ năng bán hàng mà tất cả mọi người đều có thể chấp nhận đã được mô tả trong cuốn sách này để phát triển được một thị trường rộng lớn hơn và tạo ra doanh số bán hàng tuyệt vời hơn.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý thời gian
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý thời gianViệc sử dụng thời gian hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của người quản lý. Quyển Quản lý Thời gian sẽ trình này những vấn đề quan trọng và thiết yếu về việc quản lý thời gian: – Xác định và lập mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu công việc– Xây dựng lịch trình làm việc và loại bỏ “những kẻ đánh cắp” thời gian– Giao phó công việc hiệu quả cho nhân viên– Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống…Thực hiện tốt việc quản lý thời gian sẽ giúp bạn tăng tính hiệu quả và năng suất làm việc của bạn cũng như của cả tổ chức. Bạn sẽ biết cách cân bằng những chiến lược, mục tiêu của công việc với những ưu tiên, mong muốn, sở thích của cá nhân để có một cuộc sống hài hòa và trọn vẹn.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếpMặc dù không thể báo trước thời điểm, sự việc và địa điểm thay đổi, song các tổ chức nên dự tính trước và lập kế hoạch thay đổi. Việc thừa nhận sự cần thiết và không thể tránh khỏi cảu quá trình thay đổi có thể giúp các công ty nhìn nhận những lần chuyển tiếp không phải là mối đe dọa mà chính là cơ hội để cơ cấu lại công ty và môi trường văn hóa . Sau đây là những dấu hiệu manh nha của sự thay đổi: Sáp nhập, mua lại, hay bán lại. Sáp nhập và mua lại thường là những cách để công ty phát triển. Bán lại là những nỗ lực chiến lược để phân bố lại tài sản hoặc để quy tụ công ty vào một định hướng cụ thể nào đó. Nhưng thay đổi “cơ cấu lại” như vậy hầu như luôn dẫn đến sự nhân đôi trong chức năng, nhưng phải được điều chỉnh thông qua những thời kỳ ngưng trệ đầy khó khăn.Tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường. Điều này sẽ kết nối công ty với thị trường mới và hiển nhiên kèm theo đối thủ cạnh tranh mới. Trong những trường hợp này, cần thiết phải có sự thích ứng và học hỏi.Thay thế người lãnh đạo: Thay đổi có thể xảy ra khi có sự xuất hiện của một người lãnh đạo mới. Giống như người chủ mới cảu một ngôi nhà cũ, nhà lãnh đạo mới này sẽ cố gắng thay đổi hoặc điều chỉnh lại các quy trình kinh doanh hiện hữu. Trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến sự thay thế hàng loạt vị trí điều hành cấp cao. Vị lãnh đạo mới này sẽ tiếp tục thay đổi cho đến khi hoàn toàn hài lòng với bộ máy và quy trình làm việc mới theo chủ ý của mình.Công nghệ mới: Công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức làm việc cảu chúng ta. Đặc biệt, ngành công nghệ thông tin không chỉ thay đổi cách thức làm việc, mà còn cả thời gian và không gian làm việc. Gần 23% người lao động Mỹ hiện đang có một hình thức “làm việc từ xa” nào đó từ nhà, từ một nơi của khách hàng, hay từ văn phòng về tinh.Việc các công ty phải thay đổi liên tục không có nghĩa là con người thích quá trình này hoặc những trải nghiệm thay đổi là dễ chịu. Trái lại, thay đổi thường gây nản chí và bực dọc, và thường đem lại một số tổn thất. Các nhà quản lý thường than phiền rằng việc thay đổi làm họ mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện công việc. Cấp dưới khẳng định cấp trên không làm theo những chủ trương đã đề ra. Cấp trên lại cho rằng cấp dưới đang níu chân họ. Những người ở giữa thì đổi lỗi cho người khác.Quyển “quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp” này tổng hợp những thông tin cần thiết về việc quản lý thay đổi trong các tổ chức. Từ những tình huống kinh doanh và bí quyết thực tế, bạn sẽ biết cách giải quyết những biến động do thay đổi gây ra, cách thực hiện thành công quá trình thay đổi và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra, cách động viên và khuyến khích mọi người vượt qua giai đoạn thay đổi…Quyển sách này sẽ không giúp bạn trở thành một chuyên gia về quản lý sự thay đổi, song chúng đem lại những lời khuyên thiết yếu mà bạn có thể áp dụng để điều khiển “con tàu” của mình đi đúng hướng.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý khủng hoảng
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý khủng hoảngKhủng hoảng làm đau đầu nhiều tổ chức có nguy cơ rủi ro cao. Mọi tổ chức đều chịu khủng hoảng, cho dù họ có nhận ra điều đó hay không. Hãy xem ví dụ sau: – Các nhà ban hành định chế của Chính phủ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng một số nhân viên của một công ty quản lý quỹ đầu tư tương hỗ hàng đầu đang dính vào những hoạt động thương mại phi pháp làm giảm tiền lãi của các cổ đông. Chỉ trong vòng một vài tuần phát hiện ra điều này, các cá nhân đầu tư và quỹ lương hưu đã bị rút hàng tỷ đô la từ công ty này, đe dọa sự tồn tại tương lai của nó. – Một tàu chở dầu bị mắc cạn, làm đổ hơn 250 ngàn thùng dầu ra vùng cửa sông Alaska. Bao nhiêu chi phí phải đổ vào việc làm sạch và nộp phạt cũng như các vụ kiện tụng và thư từ của các cổ đông và khách hàng bị thiệt hại.– Một nhà quản lý danh mục vốn đầu tư đang cố tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông đã đầu tư vốn thông qua việc sử dụng phát sinh đầu cơ tích trữ; nhưng không thông báo cho bất kỳ ai. Khi vụ việc sụp đổ, các nhà đầu tư – kể cả những nhà từ thiện và các tổ chức nghệ thuật bị mất 25% số tiền của họ. Còn công ty mất đi sự tín nhiệm và niềm tin của công chúng mà họ đã xây dựng hàng thập niên qua.– Hàng triệu người Mỹ xem một bộ phim tài liệu trên truyền hình trong đó có cảnh một chiếc xe đã bùng cháy trong một vụ đâm xe. Nhiều người phẫn nộ và thề không bao giờ mua xe từ hãng xe ô tô đó. Một tháng sau, hãng xe phát hiện được bằng chứng rằng nhà sản xuất phim tư liệu đã dàn dựng vụ đâm xe đó và cố tình để xảy ra vụ cháy.Nhưng sự thật này tác động rất ít đến quan điểm của công chúng, và điều này đã dẫn đến thiệt hại về danh tiếng và doanh thu của hãng xe.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý các dự án lớn và nhỏ
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý các dự án lớn và nhỏ“Quản lý các dự án lớn và nhỏ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại, là hoạt động chủ chốt giúp công ty duy trì và phát triển. Cuốn sách cung cấp cho ta những thông tin hữu ích, những bước làm cụ thể chi tiết, những khía cạnh khác nhau liên quan đến dự án cũng như việc quản lý dự án giúp cho tổ chức: xúc tiến thực hiện công việc đúng thời gian và trong phạm vi ngân sách cho phép; rút ngắn thời gian phát triển bằng cách đáp ứng mục tiêu đề ra trong phạm vi hợp lý, việc quản lý dự án sẽ giảm thiểu rủi ro; sử dụng các nguồn lực hiệu quả, không lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân viên. Hữu ích.”