Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tư Duy Nhanh Và Chậm

Tư duy nhanh và chậm – Daniel Kahneman

Tư Duy Nhanh Và Chậm của tác giả  Daniel Kahneman  là cuôn sách đã đoạt giải Nobel kinh tế khi chỉ ra những giới hạn bất ngờ về tư duy của con người.

Ngay từ trang đầu tiên của cuốn sách Tư Duy Nhanh Và Chậm, tác giả khẳng định: Trong một thời gian dài, các học giả đã gieo vào đầu chúng ta một quan điểm: chúng ta – những con người đầy lý trí- quyết định mọi việc có tính toán một cách cẩn thận.

Tuy nhiên, Daniel Kahneman đã chỉ ra rằng quan điểm ấy hoàn toàn sai lầm dựa vào kết quả hàng ngàn thí nghiệm mà ông thực hiện suốt 10 năm trời. Tác giả cho rằng con người có hai hệ thống tư duy:

Tư duy nhanh và chậm – Daniel Kahneman

Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ mà không cần tư duy nhiều (giống như khi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp đi cạnh một gã béo xấu xí, bạn sẽ nghĩa ra ngay rất nhiều giả thiết) – được gọi là tư duy nhanh.

Hệ thống 2 cần tập trung tư duy của bạn, bao gồm cả các phép tính phức tạp (giả sử lấy 17×24, bạn biết ngay 12,609 hay 123 là kết quả sai, nhưng cũng không dám chắc 568  là đáp án đúng hay không) – được gọi là tư duy chậm. Và hệ thống tư duy được con người sử dụng thường xuyên nhất là hệ thống tư duy nhanh.

Hệ thống tư duy nhanh liên tục diễn dịch chuyện gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta, và quá trình này sẽ sản sinh ra những phán đoán suy nghiệm khá hữu ích, nhưng đôi khi cũng dẫn đến những lỗi sai nghiêm trọng và hệ thống.

Với các chuyên gia trong một lĩnh vực, tư duy nhanh nhiều khi rất chính xác vì nó được dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trời của họ. Một bác sĩ chỉ cần liếc mắt nhìn bệnh nhân là có thể chỉ ra những triệu chứng của một căn bệnh. Một cao thủ cờ vua chỉ cần đưa mắt qua một bàn cờ là có thể tuyên bố quân trắng thắng hay thua.

Đọc thêm:

Khám phá ngôn ngữ tư duy Trên đường băng Lối tư duy của người thông minh

Tuy nhiên, Tư duy nhanh cũng có “sai lầm dự kiến”: Chúng ta thường đánh giá quá cao lợi ích mà đánh giá thấp chi phí; và hẳn nhiên là chịu rủi ro một cách ngu ngốc. Chính vì điều này năm 2002, nhiều người Mỹ thiết kế lại nhà bếp của họ với chi phí ước tính là 18,658 đô la, tuy nhiên số tiền phải trả thực tế lên tới 38,769 đô la.

Tư Duy Nhanh Và Chậm bàn sâu về sự sai lệch của trực giác, những giới hạn của đầu óc con người khi sử dụng phương pháp tư duy nhanh, giúp mỗi người nâng cao nhận thức của bản thân khi đưa ra các dự đoán, quyết định.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Trí Tuệ Do Thái - Eran Katz
Trí Tuệ Do Thái – Eran KatzTrí tuệ Do Thái là một cuốn sách tư duy đầy tham vọng trong việc nâng cao khả năng tự học tập, ghi nhớ và phân tích – những điều đã khiến người Do Thái vượt trội lên, chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong ngành truyền thông, ngân hàng và những giải thưởng sáng tạo trên thế giới.  Tuy là một cuốn sách nhỏ nhưng Trí Tuệ Do Thái lại mang trong mình tri thức về một dân tộc có thể nhỏ về số lượng nhưng vĩ đại về trí tuệ và tài năng. Cuốn sách không chỉ lý giải lý do vì sao những người Do Thái trên thế giới lại thông minh và giàu có, mà còn đặc tả con đường thành công của một người Do Thái – Jerome cùng những triết lý được đúc kết đầy giá trị.Trí Tuệ Do Thái không dừng lại ở giới hạn của một cuốn sách triết lý hay kỹ năng. Thông qua Jerome, một kẻ lông bông thích la cà, tác giả đưa người đọc vào một chuyến khám phá về trí tuệ của người Do Thái, từ đó khơi ra những giới hạn để người đọc có thể tự khai phá trí tuệ bản thân với “Năm nguyên tắc” và “Mười lăm gợi ý”. Đây sẽ là những bài học quý giá dành cho những ai muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, không chỉ với con đường thành công của riêng mình.Không được viết như một cuốn sách kỹ năng khô khan, Trí Tuệ Do Thái được dựng lên bằng một câu chuyện và rồi cũng khép lại với một cái kết mở, nơi những người Do Thái đang không ngừng đối mặt với cuộc sống và chinh phục nó.
Thế Giới Phẳng - Thomas L. Friedman
Thế Giới Phẳng – Thomas L. FriedmanCuốn sách “Thế giới phẳng” có tên tiếng anh là (The world is flat) là một tác phẩm của Thomas L.Friedman – một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hoá rất thành công: Nóng, Phẳng, Chật,Từ Beirut đến Jerusalem, Chiếc Lexus và cây ôliu, Từng là bá chủ.Năm 2005, thế giới phẳng trở thành một hiện tượng và được trao giải thưởng CUỐN SÁCH HAY NHẤT trong năm do Financial Times và Goldman Business bình chọn. Tác giả Thomas L.Friedman cũng được bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ.Hiện nay “thế giới phẳng” đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ XXI khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.Vậy ý nghĩa của cuốn sách thế giới phẳng là gì?Cuốn sách đáng đọc với những ai quan tâm đến vấn đề toàn cầu hóa, hay giản dị hơn là những tác động của internet đến cuộc sống thực của mỗi chúng ta. Theo Thomas Friedman thì “Toàn cầu hóa có mặt trái. Khi bạn không là kẻ mạnh hoặc không sẵn sàng là kẻ mạnh, bạn sẽ bị nuốt chửng không thương tiếc hoặc chỉ còn lại những vụn bánh nhỏ bé trong miếng bánh lợi ích thương mại toàn cầu”.1. Ba giai đoạn của toàn cầu hóa “Thế giới phẳng” là một ẩn dụ hàm chứa cả cơ hội lẫn lo âu do toàn cầu hóa đưa lại. Friedman tóm gọn lịch sử thế giới vào ba giai đoạn: 2. Thế nào là “thế giới phẳng” Tác giả cuốn sách ‘Thế giới Phẳng’, Ông là ai:Thomas Loren Friedman là một người Do Thái, sinh ngày 20/7/1953, ông là một nhà báo Mỹ, một nhà bình luận và là tác giả viết sách. Ông giữ chuyên mục bình luận của tờ The New York Times, chuyên về các vấn đề đối ngoại, mậu dịch quốc tế, Trung Đông, toàn cầu hóa, các vấn đề về môi trường… Friedman từng 3 lần đoạt giải Pulitzer. Nhiều đầu sách nổi tiếng của ông được dịch sang tiếng Việt và được bạn đọc yêu thích như: Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây ô liu, Nóng, phẳng, chật, Từ Beirut đến Jerusalem.10 phát ngôn không thể không suy ngẫm của tác giả Thế giới phẳng tại Việt Nam:1. “Đáng ra tôi phải trung thực hơn khi viết Thế giới phẳng. Đúng ra là “Thế giới đang bị san phẳng” chứ không phải “Thế giới đã phẳng rồi” (tính khẳng định của động từ “is” trong The World is Flat). Nhưng nếu đặt tên là “Thế giới đang bị san phẳng” thì làm sao bán sách được?”2.“Trong thế giới phẳng, thật tuyệt vời khi làm một người tiêu dùng vì bạn có thể mua bất cứ thứ gì qua Amazon, nhưng thật kinh khủng nếu làm một nhà lãnh đạo vì bạn buộc phải đối thoại với đối tượng mà mình lãnh đạo, kiểu lãnh đạo nói chuyện một chiều từ trên xuống dưới không còn nữa. Ngày trước, khi cấp trên nói, cấp dưới nghe và vâng dạ. Ngày nay, cấp trên nói, cấp dưới ngồi “tweet” (đăng tin nhắn lên Twitter)”.3.“Tôi khẳng định với các bạn, 10 năm nữa, các chênh lệch về trình độ công nghệ và Internet trên thế giới hiện nay sẽ bị san phẳng. Khi đó, con người phải trông cậy vào động lực bên trong và khả năng làm chủ công nghệ của mình để phát triển”.4.“Một công ty lớn của Mỹ hiện nay chỉ cần 2 nhân viên: một con người và một con chó. Con người có nhiệm vụ cho chó ăn và con chó có nhiệm vụ giữ con người tránh xa các cỗ máy đang vận hành. Tôi nói phóng đại thôi nhưng ý của tôi là: trong tương lai, máy móc sẽ thay thế con người trong rất nhiều công việc, và con người buộc phải có năng lực cao mới làm chủ được những loại máy móc đó”.5.“Cách đây vài chục năm, giới trung lưu Mỹ có trình độ trung bình vẫn kiếm được công việc tốt, lương cao. Nay điều đó không còn nữa. Họ bắt buộc phải có trình độ năng lực cao mới kiếm được nhiều tiền. Đó cũng sẽ là xu hướng chung của thế giới sắp tới”.6.“Thách thức của Việt Nam hiện nay là các bạn phải giàu trước khi già. Các bạn mong những đứa con sẽ trả tiền cho cuộc sống của mình ở viện dưỡng lão”.7.“Các bạn Việt Nam chạy 500 dặm/giờ cũng được, 5 dặm/giờ cũng được, nhưng điều quan trọng là các bạn phải chạy. Nếu các bạn đứng yên, thế giới sẽ bỏ qua các bạn (trả lời các nhà kinh tế về tiềm năng phát triển của Viêt Nam trong “thế giới phẳng”).8.“Những nhà sáng tạo như Steve Jobs là thách thức đối với mọi nhà cầm quyền vì họ quá cấp tiến. Nhưng nếu tôi là nhà cầm quyền, tôi sẽ tưởng thưởng xứng đáng cho các nhà sáng tạo, tôi sẽ khuyến khích học sinh, sinh viên, giáo viên, các nghiên cứu sinh… sáng tạo. Cần phải khích lệ trí tưởng tượng của con người vì đó là điều giúp nhân loại phát triển”.9.“Nên nhớ là trong thế giới phẳng, khi tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau, thì việc kẻ thù của bạn sụp đổ còn nguy hiểm hơn là kẻ thù của bạn trỗi dậy”.10.“Khi còn là vợ Thái tử Charles, Công nương Diana một lần trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Điều đáng tiếc là trong cuộc hôn nhân của chúng tôi có đến 3 người” (ý chỉ Charles ngoại tình với Camilla). Chính trị cũng vậy, vấn đề là trong các mối quan hệ chính trị cũng không nên có 3 người”.
Cẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện - Richard Paul - Linda Elder
“The Foundation for Critical Thinking” (Quỹ Tư duy Phản biện) là một tổ chức học thuật, cung cấp nhiều “cẩm nang về tư duy khoa học được biên soạn chặt chẽ, chắt lọc, ngắn gọn và thiết thực, đúc kết nhiều thành tựu về phương pháp trên “mẫu số chung” là khuyến khích tư duy phân tích và phản biện, cùng với các kỹ năng nghe, nói đọc, viết, học tập và nghiên cứu một cách có thực chất, có chiều sau và dễ dàng áp dụng vào cuộc sốngCẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; ngươi đã đi làm, doanh nhâ có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.
Cẩm Nang Tư Duy Kĩ Thuật - Richard Paul - Linda Elder
Cẩm Nang Tư Duy Kĩ Thuật“Sau khi lang thang một đoạn đường giữa những tảng đá ảm đạm, tôi đã đến được lối vào một chiếc hang rất lớn… Hai cảm xúc trái ngược trào dâng trong tôi: sợ hãi và khao khát – sợ cái hang tối tăm đầy đe dọa và khao khát muốn nhìn xem liệu có thứ gì tuyệt vời trong đó hay không”.– Leonardo Da Vinci –