Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

VIỆT SỬ: XỨ ĐÀNG TRONG! (1558 - 1777) - PHAN KHOANG

Trong những công trình sử học của Phan Khoang ở thập kỷ 50 - 70 của thế kỷ XX, người ta còn chú ý đến tác giả này bởi lẽ, ông đã dành rất nhiều công sức của mình vào việc nghiên cứu Lịch sử xứ Đàng Trong. Tất nhiên ông không phải là người duy nhất để tâm, có nhiều tác giả ở miền Nam trước 1975 đã có những thành công nhất định trong việc khai phá địa hạt này như Lê Kim Ngân, Nguyễn Thế Anh, Sơn Nam, Nguyễn Hiến Lê…

Trong những công trình sử học của Phan Khoang ở thập kỷ 50 - 70 của thế kỷ XX, người ta còn chú ý đến tác giả này bởi lẽ, ông đã dành rất nhiều công sức của mình vào việc nghiên cứu Lịch sử xứ Đàng Trong. Tất nhiên ông không phải là người duy nhất để tâm, có nhiều tác giả ở miền Nam trước 1975 đã có những thành công nhất định trong việc khai phá địa hạt này như Lê Kim Ngân, Nguyễn Thế Anh, Sơn Nam, Nguyễn Hiến Lê…

Tuy vậy, theo chúng tôi, các công trình của Phan Khoang như Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) - Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, ngay từ khi mới ra mắt bạn đọc đã sớm được ghi nhận. Vấn đề là ở chỗ, tác phẩm này không chỉ là sự phục hiện hệ thống và chi tiết nhất về lịch sử hình thành Vương triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Đại Việt thời Lê - Trịnh nói chung, mà còn được dưa trên căn bản hệ thống tư liệu rất đồ sộ, quý hiếm. Chúng ta biết rằng, viết về lịch sử xứ Đàng Trong, không chỉ đụng đến lịch sử cuộc Nam tiến hào hùng, đẫm mồ hôi nước mắt của những người con dân Việt can đảm và khai phóng, mà còn đề cập đến lịch sử của vương quốc Chăm Pa, vấn đề Chân Lạp… những thách đố với giới sử học lúc đó và cả ngày hôm nay.

Tuy vậy, theo chúng tôi, các công trình của Phan Khoang như Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) - Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, ngay từ khi mới ra mắt bạn đọc đã sớm được ghi nhận. Vấn đề là ở chỗ, tác phẩm này không chỉ là sự phục hiện hệ thống và chi tiết nhất về lịch sử hình thành Vương triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Đại Việt thời Lê - Trịnh nói chung, mà còn được dưa trên căn bản hệ thống tư liệu rất đồ sộ, quý hiếm. Chúng ta biết rằng, viết về lịch sử xứ Đàng Trong, không chỉ đụng đến lịch sử cuộc Nam tiến hào hùng, đẫm mồ hôi nước mắt của những người con dân Việt can đảm và khai phóng, mà còn đề cập đến lịch sử của vương quốc Chăm Pa, vấn đề Chân Lạp… những thách đố với giới sử học lúc đó và cả ngày hôm nay.

Chúng ta biết rằng, lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam (1558 -1777) bắt nguồn từ sự xuất hiện cục diện chính trị Trịnh - Nguyễn phân tranh ở hai bờ sông Gianh. Thử thách lớn đầu tiên của các chúa Nguyễn, “công việc các chúa Nguyễn làm ở Nam Hà” không chỉ là việc tạo dựng lực lượng để “Bắc cự” (chữ dùng hay lột tả 200 năm nội chiến Trịnh - Nguyễn) mà còn lần lượt giải quyết vấn đề Vương quốc Chămpa (tác giả gọi là Chiêm Thành) cũng như vấn đề Thủy Chân Lạp. Tác giả có những nhận định sắc nét: “Như đã thấy, khi cuộc chiếm cứ hết đất Chiêm Thành gần như hoàn tất, với những hoạt động ngoại giao, quân sự, các chúa Nguyễn lần lượt xâm lấn Thủy Chân Lạp để đem vào bản đồ miền Nam rộng rãi, phì nhiêu. Ngoại giao để can thiệp nội tình Hoàng gia Chân Lạp mà nhất là Tiêm La... Còn quân sự chỉ khi cần mới dùng đến” .

Chúng ta biết rằng, lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam (1558 -1777) bắt nguồn từ sự xuất hiện cục diện chính trị Trịnh - Nguyễn phân tranh ở hai bờ sông Gianh. Thử thách lớn đầu tiên của các chúa Nguyễn, “công việc các chúa Nguyễn làm ở Nam Hà” không chỉ là việc tạo dựng lực lượng để “Bắc cự” (chữ dùng hay lột tả 200 năm nội chiến Trịnh - Nguyễn) mà còn lần lượt giải quyết vấn đề Vương quốc Chămpa (tác giả gọi là Chiêm Thành) cũng như vấn đề Thủy Chân Lạp. Tác giả có những nhận định sắc nét: “Như đã thấy, khi cuộc chiếm cứ hết đất Chiêm Thành gần như hoàn tất, với những hoạt động ngoại giao, quân sự, các chúa Nguyễn lần lượt xâm lấn Thủy Chân Lạp để đem vào bản đồ miền Nam rộng rãi, phì nhiêu. Ngoại giao để can thiệp nội tình Hoàng gia Chân Lạp mà nhất là Tiêm La... Còn quân sự chỉ khi cần mới dùng đến” .

... Đúng như cái tên sách rất gợi cảm, Việt Sử: Xứ Đàng Trong 1558-1777 - Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt Nam  không chỉ là một cuốn lịch sử của một phần cơ thể dân tộc, quốc gia Việt Nam mà còn là một trong những cuốn sách đầy đặn bậc nhất ở thập kỷ 60 về những vấn đề cơ bản của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ngót 300 năm. Đặc biệt, cây bút sử học Phan Khoang có được những nhận định về bản chất của các sự kiện lịch sử (vốn rất phức tạp và chồng chéo) được đưa ra trong quá trình “phục hiện lịch sử Đàng Trong”, sau gần 50 năm, vẫn có sức tham khảo, gợi mở với nhận thức lịch sử ngày nay.

... Đúng như cái tên sách rất gợi cảm, Việt Sử: Xứ Đàng Trong 1558-1777 - Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt Nam  không chỉ là một cuốn lịch sử của một phần cơ thể dân tộc, quốc gia Việt Nam mà còn là một trong những cuốn sách đầy đặn bậc nhất ở thập kỷ 60 về những vấn đề cơ bản của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ngót 300 năm. Đặc biệt, cây bút sử học Phan Khoang có được những nhận định về bản chất của các sự kiện lịch sử (vốn rất phức tạp và chồng chéo) được đưa ra trong quá trình “phục hiện lịch sử Đàng Trong”, sau gần 50 năm, vẫn có sức tham khảo, gợi mở với nhận thức lịch sử ngày nay.

Việt Sử: Xứ Đàng Trong 1558-1777 - Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt Nam

Xin có đôi lời về phong cách viết sử của Phan Khoang: một ngòi bút lịch lãm mà giản dị, uyên thâm mà rất bình dân kể cả khi phải đề cập đến những kiến thức lịch sử phức tạp… Nhờ đó, cuốn lịch sử hơn 200 năm mà ông gọi là Việt sử: Xứ Đàng Trong  có được một cấu trúc tưởng đơn giản mà chặt chẽ, ngồn ngộn sự kiện mà vẫn không che lấp gương mặt những nhận vật lịch sử, từ tính cách của các chúa Nguyễn đến hình ảnh người bình dân (tác giả gọi là “sinh hoạt của nhân dân”), ngòi bút sử học chính thống được pha trộn khéo léo với văn phong sắc bén của nhà báo, có khi còn mang chút hơi hướng của “tiểu thuyết lịch sử”.

Xin có đôi lời về phong cách viết sử của Phan Khoang: một ngòi bút lịch lãm mà giản dị, uyên thâm mà rất bình dân kể cả khi phải đề cập đến những kiến thức lịch sử phức tạp… Nhờ đó, cuốn lịch sử hơn 200 năm mà ông gọi là Việt sử: Xứ Đàng Trong  có được một cấu trúc tưởng đơn giản mà chặt chẽ, ngồn ngộn sự kiện mà vẫn không che lấp gương mặt những nhận vật lịch sử, từ tính cách của các chúa Nguyễn đến hình ảnh người bình dân (tác giả gọi là “sinh hoạt của nhân dân”), ngòi bút sử học chính thống được pha trộn khéo léo với văn phong sắc bén của nhà báo, có khi còn mang chút hơi hướng của “tiểu thuyết lịch sử”.

Việt sử: Xứ Đàng Trong

Công trình nghiên cứu tầm cỡ, với dày đặc tên nhân vật, địa danh đều chú kèm chữ Hán rất cẩn trọng này được Nhà xuất bản Khai Trí xuất bản lần đầu tiên năm 1969. Không đầy một năm sau, Phan Khoang mắc bệnh nặng phải ra nước ngoài chữa bệnh. Năm 1971, ông trở lại Sài Gòn rồi mất. Trong bối cảnh đặc biệt của thời cuộc, Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) (cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam) đã phản ánh nhận thức của giới sử học miền Nam trước năm 1975 về lịch sử xứ Đàng Trong và những nỗ lực của họ trong phục hiện quá trình xác lập chủ quyền bờ cõi, hoàn chỉnh không gian quốc gia Việt Nam. Có gì đó ẩn hiện phía sau những trang sử ấy là nỗi niềm của một nhà sử học miền Nam, trong bối cảnh đất nước chia cắt và chiến tranh. Mỗi chữ, mỗi dòng đều đáng quý.

Công trình nghiên cứu tầm cỡ, với dày đặc tên nhân vật, địa danh đều chú kèm chữ Hán rất cẩn trọng này được Nhà xuất bản Khai Trí xuất bản lần đầu tiên năm 1969. Không đầy một năm sau, Phan Khoang mắc bệnh nặng phải ra nước ngoài chữa bệnh. Năm 1971, ông trở lại Sài Gòn rồi mất. Trong bối cảnh đặc biệt của thời cuộc, Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) (cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam) đã phản ánh nhận thức của giới sử học miền Nam trước năm 1975 về lịch sử xứ Đàng Trong và những nỗ lực của họ trong phục hiện quá trình xác lập chủ quyền bờ cõi, hoàn chỉnh không gian quốc gia Việt Nam. Có gì đó ẩn hiện phía sau những trang sử ấy là nỗi niềm của một nhà sử học miền Nam, trong bối cảnh đất nước chia cắt và chiến tranh. Mỗi chữ, mỗi dòng đều đáng quý.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

QUẦN THƯ KHẢO BIỆN - LÊ QUÝ ĐÔN
Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách) được Lê Quý Đôn viết xong năm 1757. Ba năm sau, trong chuyến đi sú gần tròn hai năm ròng mới trên đất nước Trung Quốc, ông đã có dịp đưa sách ra chất chính cùng các sứ thần Triều Tiên, các sĩ phu Trung châu, cùng họ trao đổi bàn bạc và chăm chước ngay tại chỗ những điểm còn có chút chưa vừa ý để tìm ra điều xác đáng nhất. Bằng "trí tuệ tuyệt vời vượt hẳn ngàn xưa" như nhận xét của Trạng nguyên Hồng Khải Hy, Chánh sứ Triều Tiên, và bằng "những lời hay lý thuận được viết ra từ những suy nghĩ và nhìn nhận sáng suốt, đáng làm gương soi, làm mực thước cho đại thể, không kém gì lời bàn của các danh nho đất Mân đất Lạc", như lơi khen của Phó sứ Triều Tiên Lý Huy Trung. Quần thư khảo biện đã được khẳng định Ià những lời bàn luận có khảo cứu có so sánh và minh chứng của Lê Quý Đôn về các nhân vật, các sự kiện lịch sử của Trung Quốc từ Hạ Thương Chu cho đến Đường Tống. Qua mấy trăm lời bàn, tác giả đã đề cập đến một khối lượng sách sử rất lớn, từ kinh truyện, chư tử, từ chính sử, dật sử đến sử luận của các triều đại để bàn về các nhân vật và sự kiện trọng yếu ở các đời thịnh cũng như đời suy, từ đó rút ra những nguyên nhân thành công, những lý do thất bại làm gương cho các đời sau. Bằng "trí tuệ tuyệt vời vượt hẳn ngàn xưa" như nhận xét của Trạng nguyên Hồng Khải Hy, Chánh sứ Triều Tiên, và bằng "những lời hay lý thuận được viết ra từ những suy nghĩ và nhìn nhận sáng suốt, đáng làm gương soi, làm mực thước cho đại thể, không kém gì lời bàn của các danh nho đất Mân đất Lạc", như lơi khen của Phó sứ Triều Tiên Lý Huy Trung. Quần thư khảo biện đã được khẳng định Ià những lời bàn luận có khảo cứu có so sánh và minh chứng của Lê Quý Đôn về các nhân vật, các sự kiện lịch sử của Trung Quốc từ Hạ Thương Chu cho đến Đường Tống.Qua mấy trăm lời bàn, tác giả đã đề cập đến một khối lượng sách sử rất lớn, từ kinh truyện, chư tử, từ chính sử, dật sử đến sử luận của các triều đại để bàn về các nhân vật và sự kiện trọng yếu ở các đời thịnh cũng như đời suy, từ đó rút ra những nguyên nhân thành công, những lý do thất bại làm gương cho các đời sau.Tags:FacebookTwitterMới hơnCũ hơnĐăng bởi:☯ Dân tộc KING hoạt động với tiêu chí phi tôn giáo, phi lợi nhuận, phi chính trị. Mục đích của dantocking.com là cung cấp thông tin quý giá từ các bậc tiền nhân, để hậu thế có thể dễ dàng tìm đọc. Không có mục đích nào khác!
LỊCH SỬ VIỆT NAM (trọn bộ 15 tập)
Giới thiệu tới các bạn yêu môn lịch sử bộ sách Lịch sử Việt Nam trọn bộ 15 tập - tóm tắt các sự kiện theo dòng lịch sử của Việt Nam qua các thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và Thời kỳ hiện đại (từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay) Giới thiệu tới các bạn yêu môn lịch sử bộ sách Lịch sử Việt Nam trọn bộ 15 tập - tóm tắt các sự kiện theo dòng lịch sử của Việt Nam qua các thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và Thời kỳ hiện đại (từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay) Trong đó theo từng tập của bộ sách 15 tập này sẽ tóm tắt các sự kiện lịch sử theo từng giai đoạn cụ thể: Lịch Sử Việt Nam Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X do PGS.TS. Vũ Duy Mền chủ biên. Tập sách được biên soạn công phu, với 9 chương. Cuốn sách trình bày một cách khách quan về lịch sử nước ta từ khi xuất hiện con người đứng thẳng khôn ngoan (Homo Erectus), đến sự phát triển liên tục của các nền văn hóa bản địa thuộc ba trung tâm: Văn hóa Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, hình thành nên Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc đầu thời thời Hùng Vương; Văn hóa Sa Huỳnh hình thành nên Quốc gia Lâm Ấp – Champa cổ đại ở miền Trung; Văn hóa Đồng Nai – Văn hóa Tiền Óc Eo Nam Bộ là nền tảng của sự ra đời Vương quốc cổ Phù Nam – Chân Lạp. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phản anh cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài, nhiều hi sinh, gian khổ chống Bắc thuộc, chống Hán hóa thắng lợi, giành lại quyền độc lập, tự chủ, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Lịch Sử Việt Nam Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách gồm có 11 chương, viết về ba thời kỳ lịch sử lớn của dân tộc: Thời kỳ thứ nhất ứng với các họ Khúc – Dương – Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X); Thời kỳ thứ hai: Đại Việt thời Lý (thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIII); Thời kỳ thứ ba: Đại Việt thời Trần (đầu thế kỷ XIII – cuối thế kỷ XIV), và một chương 12 viết về Vương quốc Champa (thế kỷ X-XIV). Với tập sách này, lịch sử đất nước được nghiên cứu, biên soạn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong năm thế kỷ (X – XVI) các thời họ Khúc, họ Dương, đến các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần. Lịch Sử Việt Nam Tập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn chủ biên. Tập sách gồm 10 chương, trình bày một cách bao quát toàn bộ quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI với những sự kiện trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của các Triều Hồ (1400 – 1407), Triều Lê (1428 – 1527), Triều Mạc (1527 – 1593) và Triều Lê sau khi thu phục kinh đô Thăng Long, tái thiết Vương Triều Lê, hoàn thành công việc trung hương đất nước. Đồng thời, cuốn sách giới thiệu văn tắt tiểu sử các nhân vật trọng yếu của lịch sử trong hai thế kỷ này trong phần Phụ lục. Lịch Sử Việt Nam Tập 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách được bắt đầu từ sau sự kiện triều Mạc bị lật đổ (1529) đến hết triều Tây Sơn, phản ánh diễn biến lịch sử của đất nước trên các mặt chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Cuốn sách được chia làm 3 phần, 12 chương, bao gồm: Phần thứ nhất: Thời kỳ đất nước bị chia cắt; Phần thứ hai: Thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến và bùng nổ của phong trào nông dân; Phần thứ ba: Tình hình tư tưởng văn hóa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Lịch Sử Việt Nam Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 do TS. Trương Thị Yến chủ biên. Tập sách được chia làm 10 chương, với các nội dung: Triều Nguyễn thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế; Hệ thống quản lý hành chính các địa phương; Tổ chức hành chính, xã hội và chính sách của Nhà nước đối với làng xã; Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp; Công nghiệp và thủ công nghiệp; Thương nghiệp; Quan hệ đối ngoại; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân; Văn hóa; Âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Lịch Sử Việt Nam Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1896 do PGS.TS. Võ Kim Cương chủ biên. Tập sách gồm 5 chương, phản ánh tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược; Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược (giai đoạn 1858 – 1873); Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kỳ và Trung Kỳ (giai đoạn 1873 – 1884); Phong trào kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1885 – 1896); Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Nội dung các Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Giáp Thân (1884) được nhóm biên soạn thể hiện trong phần Phụ lục. Lịch Sử Việt Nam Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được bố cục gồm 8 chương: Chính sách thuộc địa và việc củng cố bộ máy chính quyền ở Việt Nam của thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX; Nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914); Tình hình văn hóa – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đầu thế kỷ XX; Xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh 1914 – 1918; Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh 1914 – 1918. Lịch Sử Việt Nam Tập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được trình bày thành 9 chương: Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất; Thực dân Pháp củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền thuộc địa; Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam; Tình hình văn hóa- xã hội; Xã hội Việt Nam phân hóa thêm sâu sắc sau chiến tranh; Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới tới cách mạng Việt Nam; Phong trào yêu nước và công nhân ở Việt Nam đầu những năm 20 thế kỷ XX; Các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925 – 1929; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Lịch Sử Việt Nam Tập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945; Lịch Sử Việt Nam Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950 với các nội dung: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến ký Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (9/1945 – 3/1946); Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ (12/1946); đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” của Đảng; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; xây dựng và củng cố hậu phương, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta; đấy mạnh kháng chiến (1948 – 1950). Lịch Sử Việt Nam Tập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954; Lịch Sử Việt Nam Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965; Lịch Sử Việt Nam Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975; Lịch Sử Việt Nam Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986; Lịch Sử Việt Nam Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000; Mời các bạn tải về và đón đọc! Trong đó theo từng tập của bộ sách 15 tập này sẽ tóm tắt các sự kiện lịch sử theo từng giai đoạn cụ thể:Lịch Sử Việt Nam Tập 1: Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X do PGS.TS. Vũ Duy Mền chủ biên. Tập sách được biên soạn công phu, với 9 chương. Cuốn sách trình bày một cách khách quan về lịch sử nước ta từ khi xuất hiện con người đứng thẳng khôn ngoan (Homo Erectus), đến sự phát triển liên tục của các nền văn hóa bản địa thuộc ba trung tâm: Văn hóa Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, hình thành nên Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc đầu thời thời Hùng Vương; Văn hóa Sa Huỳnh hình thành nên Quốc gia Lâm Ấp – Champa cổ đại ở miền Trung; Văn hóa Đồng Nai – Văn hóa Tiền Óc Eo Nam Bộ là nền tảng của sự ra đời Vương quốc cổ Phù Nam – Chân Lạp. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phản anh cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài, nhiều hi sinh, gian khổ chống Bắc thuộc, chống Hán hóa thắng lợi, giành lại quyền độc lập, tự chủ, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta.Lịch Sử Việt Nam Tập 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách gồm có 11 chương, viết về ba thời kỳ lịch sử lớn của dân tộc: Thời kỳ thứ nhất ứng với các họ Khúc – Dương – Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X); Thời kỳ thứ hai: Đại Việt thời Lý (thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIII); Thời kỳ thứ ba: Đại Việt thời Trần (đầu thế kỷ XIII – cuối thế kỷ XIV), và một chương 12 viết về Vương quốc Champa (thế kỷ X-XIV). Với tập sách này, lịch sử đất nước được nghiên cứu, biên soạn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong năm thế kỷ (X – XVI) các thời họ Khúc, họ Dương, đến các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần.Lịch Sử Việt Nam Tập 3: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn chủ biên. Tập sách gồm 10 chương, trình bày một cách bao quát toàn bộ quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI với những sự kiện trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của các Triều Hồ (1400 – 1407), Triều Lê (1428 – 1527), Triều Mạc (1527 – 1593) và Triều Lê sau khi thu phục kinh đô Thăng Long, tái thiết Vương Triều Lê, hoàn thành công việc trung hương đất nước. Đồng thời, cuốn sách giới thiệu văn tắt tiểu sử các nhân vật trọng yếu của lịch sử trong hai thế kỷ này trong phần Phụ lục.Lịch Sử Việt Nam Tập 4: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII do PGS.TS. Trần Thị Vinh chủ biên. Tập sách được bắt đầu từ sau sự kiện triều Mạc bị lật đổ (1529) đến hết triều Tây Sơn, phản ánh diễn biến lịch sử của đất nước trên các mặt chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Cuốn sách được chia làm 3 phần, 12 chương, bao gồm: Phần thứ nhất: Thời kỳ đất nước bị chia cắt; Phần thứ hai: Thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến và bùng nổ của phong trào nông dân; Phần thứ ba: Tình hình tư tưởng văn hóa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII.Lịch Sử Việt Nam Tập 5: Lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1858 do TS. Trương Thị Yến chủ biên. Tập sách được chia làm 10 chương, với các nội dung: Triều Nguyễn thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế; Hệ thống quản lý hành chính các địa phương; Tổ chức hành chính, xã hội và chính sách của Nhà nước đối với làng xã; Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp; Công nghiệp và thủ công nghiệp; Thương nghiệp; Quan hệ đối ngoại; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân; Văn hóa; Âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.Lịch Sử Việt Nam Tập 6: Lịch sử Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1896 do PGS.TS. Võ Kim Cương chủ biên. Tập sách gồm 5 chương, phản ánh tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược; Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược (giai đoạn 1858 – 1873); Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kỳ và Trung Kỳ (giai đoạn 1873 – 1884); Phong trào kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1885 – 1896); Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Nội dung các Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Giáp Thân (1884) được nhóm biên soạn thể hiện trong phần Phụ lục.Lịch Sử Việt Nam Tập 7: Lịch sử Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được bố cục gồm 8 chương: Chính sách thuộc địa và việc củng cố bộ máy chính quyền ở Việt Nam của thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX; Nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914); Tình hình văn hóa – xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX; Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đầu thế kỷ XX; Xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh 1914 – 1918; Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh 1914 – 1918.Lịch Sử Việt Nam Tập 8: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 do PGS.TS. Tạ Thị Thúy chủ biên. Tập sách được trình bày thành 9 chương: Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất; Thực dân Pháp củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền thuộc địa; Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam; Tình hình văn hóa- xã hội; Xã hội Việt Nam phân hóa thêm sâu sắc sau chiến tranh; Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới tới cách mạng Việt Nam; Phong trào yêu nước và công nhân ở Việt Nam đầu những năm 20 thế kỷ XX; Các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925 – 1929; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.Lịch Sử Việt Nam Tập 9: Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945;Lịch Sử Việt Nam Tập 10: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 do PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1950 với các nội dung: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến ký Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (9/1945 – 3/1946); Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ (12/1946); đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” của Đảng; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; xây dựng và củng cố hậu phương, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta; đấy mạnh kháng chiến (1948 – 1950).Lịch Sử Việt Nam Tập 11: Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954;Lịch Sử Việt Nam Tập 12: Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965;Lịch Sử Việt Nam Tập 13: Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975;Lịch Sử Việt Nam Tập 14: Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986;Lịch Sử Việt Nam Tập 15: Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000;Mời các bạn tải về và đón đọc!
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (1620 - 1659) - LINH MỤC ĐỖ QUANG CHÍNH
Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa. Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.G.S. NGUYỄN THẾ ANH Trưởng Ban Sử Học Đại Học Văn Khoa Saigon***Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay. Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo. Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này. Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay.Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo.Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972. ĐỖ QUANG CHÍNH