Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Yêu Muộn (Pearl S. Buck)

Hôm ấy lễ tứ tuần của bà Vũ. Trước bàn trang điểm, bà Vũ ngắm nghía trong gương khuôn mặt điềm tĩnh của mình, và so sánh với khuôn mặt cũng đã hiện ra ở gương này năm bà mười sáu tuổi.

… Ngày hôm đó, vì quen dậy sớm, nàng rời khỏi giường tân hôn từ sáng tinh mơ, khoác vội cái áo choàng mới, nàng đến ngồi trước bàn trang điểm này. Với một vẻ dịu dàng và thản nhiên, nàng ngắm nghía nét mặt mình trong gương.

“Lạ nhỉ! Vẻ mặt mình cũng chẳng khác gì hôm qua?” nàng tự bảo, trong buổi sáng đầu tiên ấy, sau ngày cưới của nàng.

Rồi nàng quan sát tỉ mỉ: vừng trán rộng, thấp, mà diềm tóc thiếu nữ đã chải lên từ đêm qua, đôi mắt hạnh đào, sống mũi dọc dừa, hai má trái xoan, chiếc cằm nhỏ và cái miệng xinh xinh tươi thắm, sáng hôm ấy rất thắm tươi.

Bỗng Giang, người nữ tì, vội vã bước vào, ấp úng: Tìm mua: Yêu Muộn TiKi Lazada Shopee

- Thưa cô…, à, thưa bà. Con không ngờ sáng nay bà dậy sớm thế.

Hai má của Giang bừng đỏ. Trái lại, trên đôi môi hồng thắm, hai má của bà chủ vẫn giữ nguyên màu trắng ngọc ngà thường ngày.

- Tôi thích dậy sớm, nàng trả lời một cách dịu dàng, bằng giọng nói mà đêm qua chồng nàng, chàng trai từ trước chưa bao giờ nàng biết đến, đã ví như tiếng chim ca.

… Đã hai mươi bốn năm qua, bây giờ Giang xem chừng đã đoán được ‎ý chủ. Đứng sau cái ghế gỗ nặng nề, chị đưa tay nhanh nhẹn chít tóc bà Vũ thành những lọn đen, cứng và láng. Công việc này quá quen thuộc, nên chị có thể vừa làm vừa nhìn khuôn mặt thanh tú của bà chủ trong gương, chị nói:

- Thưa bà, đã hai mươi bốn năm rồi mà vẻ mặt bà vẫn không thay đổi.

- Chị cũng nghĩ đến buổi sáng ấy à?

Bà âu yếm bắt gặp trong gương đôi mắt chị Giang đang nhìn mình. Sau hai mươi bốn năm làm bạn với người đầu bếp, chị đã trở nên xồ xề, nhưng bà Vũ thì vẫn mảnh mai hơn lúc nào hết.

Đột nhiên Giang cười lớn:

- Thưa bà, sáng hôm ấy con nhút nhát hơn bà nhiều. Ái dà! Con thẹn thùng làm sao! Thẹn thùng một cách vô cớ, vì cái việc giữa người nam và nữ là một điều rất tự nhiên phải không thưa bà? Thế mà lúc bấy giờ con lại xem là một điều kì cục…

Bà Vũ chỉ cười. Bà thường để cho Giang nói tự do. Nhưng khi bà không muốn nghe nữa, thì nụ cười đột nhiên tan biến ngay và bà giữ vẻ im lặng, Giang cũng im lặng theo. Chị giả vờ không vừa ý với hình dáng lọn tóc trong tay mình, chị tháo rời ra, rồi bối lại. Làm xong, chị Giang cài hai cái trâm bằng ngọc thạch vào búi tóc, rồi lấy dầu thơm tẩm vào tay và vuốt lên đầu bóng láng của bà Vũ.

Với giọng thanh tao, bà Vũ hỏi:

- Đôi bông tai ngọc của tôi đâu rồi?

Chị Giang reo lên:

- Con đoán hôm nay bà muốn mang đôi hoa tai ấy, nên con đã soạn sẵn rồi đấy ạ.

Chị ta mở một cái hộp nhỏ bọc lụa hoa, lấy đôi bông và thận trọng cài vào hai trái tai xinh xắn của bà chủ. Hai mươi bốn năm về trước, người chồng trẻ trung của bà bước vào phòng này đúng vào lúc chị Giang vừa bận cho bà một cái áo hồng đoạn ngắn, rộng tay, trên cái xiêm gấm đen mà thân trước cũng như thân sau đều có thêu hoa và chim. Chính tay chàng đã cầm cái hộp hoa tai này. Đôi mắt đẹp của chàng mơ màng thỏa mãn. Là người còn giữ nền nếp xưa, nên chàng không nói chuyện với vợ trước mặt đầy tớ, chàng trao chiếc hộp cho chị Giang và bảo:

- Đeo vào tai cho bà.

Giang xuýt xoa trước vẻ đẹp không tì vết của viên ngọc, lúc chị mở hộp đưa ra trước mặt bà chủ. Tân nương ngước mắt nhìn chồng, rồi cúi xuống e lệ duyên dáng, nhỏ nhẹ nói:

- Cám ơn.

Trong khi người tỳ nữ mang hoa tai cho vợ, chàng chăm chú nhìn nàng khẽ gật đầu. Trong gương, nàng nhìn thấy nét mặt cương quyết và kiêu hãnh của chàng thanh niên.

Chàng thở ra khoan khoái. Bốn mắt gặp nhau trong gương và cả hai đều thầm nhận là người yêu mình đẹp.

- Chị đi pha mấy tách trà nóng đem đây, chàng đột ngột bảo Giang.

Như đêm qua, bây giờ chỉ có hai người, chàng cúi mình đặt hai tay lên vai vợ, nhìn vẻ mặt nàng phản chiếu trong gương, và nói:

- Nếu em xấu xí thì anh đã giết chết từ đêm qua rồi. Anh rất ghê tởm những người đàn bà xấu xí.

Dưới sức nặng của hai bàn tay chồng đè xuống vai, nàng ngồi yên, mỉm cười êm ái đáp:

- Thì đuổi em về cũng đủ rồi chứ sao lại giết đi?

Sáng hôm ấy tâm hồn nàng xao xuyến một cách lạ. “Không biết trí thông minh của chàng có ngang với vẻ đẹp của chàng không?” nàng nhủ thầm. Đòi hỏi như vậy có lẽ hơi quá đáng, nhưng, nếu chính chàng được như thế thì quý biết bao!

Câu chuyện trên xảy ra đã hai mươi bốn năm rồi. Hôm ấy Giang đeo hoa tai vào cho chủ, chị ngắm nghía nói:

- Bây giờ màu ngọc hợp với sắc da của bà hơn bao giờ hết. Không có bà nào đã bốn mươi tuổi mà được như thế này. Con không lấy làm lạ khi thấy ông chủ chỉ quý mến có một mình bà.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Pearl S. Buck":Ảo VọngCành Hoa E ẤpGió Đông, Gió TâyNạn Nhân Buổi Gia ThờiNhững Người Đàn Bà Trong Gia Đình KennedyTrangYêu Muộn

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Yêu Muộn PDF của tác giả Pearl S. Buck nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dứt Tình (Vũ Trọng Phụng)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dứt Tình PDF của tác giả Vũ Trọng Phụng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường Về Trùng Khánh (Han Suyin)
Qua Đường Về Trùng Khánh, người đọc có thể nhận ra những nhân vật điển hình — những diễn viên kỳ cựu — của bất cứ vở kịch chiến tranh nào xẩy ra từ trước tới nay trong lịch sử nhân loại: đó là đám nông dân cổ cày vai bừa sẽ chết, trong khi đám con cháu các gia đình khá giả lười biếng ăn chơi hay học hành tại các trường đại học và sửa soạn vào các nghề tài chánh, y khoa, hay luật sư và dĩ nhiên, cũng có những ngoại lệ và tuy thế cũng không phải là ít và thực đáng cảm động: “ Tôi không thể nào ngồi yên được nữa, tôi phải tham dự vào cuộc chiến, tôi phải tham dự vào cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Hoa. Tôi phải về nước. Dù không làm được gì quan trọng tôi cũng phải về, tôi cần hiện diện để chia sẻ những khổ cực và gian nguy. Tôi là người Trung Hoa mà.” Đó là câu nói của nhân vật chính của tác giả, Hàn-tú-Anh, người nữ văn sĩ mang hai giòng máu Trung Hoa—Bĩ.***Tựa Của Tác Giả Người ta đã yêu cầu tôi viết bài tựa cho cuốn Destination Tchoungking đã được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1942. Bằng cả tâm hồn và thể xác, tôi đã sống lùi lại mười một năm về trước, hồi còn trẻ, tại Trùng Khánh, ngập mình trong binh lửa, và thấy lại trọn vẹn cảnh tượng lúc bấy giờ: những chữ ở đây đều có một nghĩa tuyệt đối; những mục tiêu tự nó tồn tại, chính đáng và đáng kính; đạo đức và niềm tin đã chống cự lại nạn đói kém, nỗi đau khổ và sự buồn nản. Chúng tôi đã tin tưởng rằng sẽ tồn tại để cất lên tiếng cười, để tận dụng cuộc sống, mặc trạng huống hiện hữu, mặc những điệp khúc vô tận của những trận mưa bom mỗi ngày khô ráo mỗi tái diễn. Rồi thì cuối cùng mọi sự đều đã được giải quyết ổn thỏa. Tôi không có một mảy may ý định viết văn. Hồi đó tôi tập sự nghề cô đỡ tại một bảo sinh viện nhỏ dưới quyền điều khiển của Marian Manly, một nhà nữ truyền giáo Hoa Kỳ, ở Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Pao, chồng tôi, đóng tại Tây Bắc, và trong thời gian chàng vắng nhà, tôi ở lại nhà thương với Marian. Tìm mua: Đường Về Trùng Khánh TiKi Lazada Shopee Cha mẹ của Marian đã từng là những nhà truyền giáo tại Trung Hoa. Chị nàng cũng thế. Chính nàng ta, một y sĩ kiêm truyền giáo, đã trải qua phần lớn đời nàng tại Trung Hoa. Nàng đã vẻ kiểu và xây lấy ngôi bảo sinh viện này, và tại đây, nàng huấn luyện các cô đỡ Trung Hoa cho đến khi những người này tốt nghiệp, gửi họ về các vùng quê, hay đưa đến những đô thị bị cô lập để làm cái việc cần thiết nhất tại Trung Hoa là giúp các sản phụ sinh nở dễ dàng và hợp vệ sinh. Một đêm nọ, tôi ngồi với nàng trong phòng nàng, trước ngọn lửa được đốt bằng củi để sưởi ấm, và chúng tôi đã thảo luận về những cuốn sách đã đọc. Nàng nói với tôi là đã nhiều lần nàng hy vọng sẽ viết một cuốn sách về tất cả những kinh nghiệm đã trải qua ở Trung Hoa trong tình thương và thông cảm. Nàng đã viết nhiều truyện ngắn và thơ nhưng chưa có được cuốn sách nào cả. Tôi đưa cho nàng xem những ghi chú và những đoạn văn mà tôi thường viết khi nhàn rỗi, cho những bạn bè ở Anh quốc muốn biết những gì đang xảy ra tại Trung Hoa. Nàng xem xong, bảo tôi: "Đây là những chất liệu quý giá có thể dùng để cấu tạo nên một cuốn truyện. Tại sao chị không viết nó thành cuốn sách nhỉ? Điều đó làm tôi run sợ. Anh văn của tôi, học từ hồi mười tuổi tại Bắc Kinh, và về sau này có được dồi dào thêm là nhờ đọc chứ chẳng phải nhờ thực tập, chắc đâu đủ để cho phép tôi viết thành một cuốn sách! Nhưng nhờ sự khích lệ nóng bỏng của Marian, tôi đã bắt tay vào việc hình thành cuốn Destination Tchoungking. Cuốn sách này đã được viết bằng những tờ rời, từng đoạn một, đôi khi vào buổi tối, dưới ánh đèn dầu trong những cái còn lại của một căn phòng sau trận oanh tạc vừa qua; đôi khi vào buổi trưa, trở về nhà sau một cuộc đỡ đẻ kéo dài từ sáng tới tối; hoặc vào khoảng giữa công việc bếp núc nhà cửa và việc quan sát những dấu vết địch quân trên trời. Tôi đã từng đem theo bản thảo Destination Tchoungking vào hầm trú ẩn trong quả đồi gần nhà, nhét giữa cái nồi thổi cơm và con gái tôi. Trong phần lớn thời gian viết cuốn sách này, Marian và tôi ở xa nhau. Tôi ở với Pao ở Trùng Khánh hoặc theo chàng xê dịch trong vùng Trung Hoa tự do. Nàng vẫn không rời bệnh viện của nàng ở Thành Đô. Tuy thế, sự hợp tác giữa chúng tôi vẫn không bị đứt khoảng, và điều này nói ra không khỏi tầm thường nhưng tôi vẫn cảm thấy phải nói, là nếu không nhờ có Marian sửa chữa, phê bình cùng tu bổ cho từng chương một, chắc chắn cuốn sách này đã không có dịp ra đời. Ngay khi vừa hoàn tất một chương, tôi gửi bằng máy bay tới Marian liền. Bản thảo bay tới bay lui giữa tác giả và đồng tác giả(co-auteur) trên vòm trời Trùng Khánh, được đánh máy trên những tờ giấy thực mỏng với tất cả thận trọng và rõ ràng để có thể nhét vào phong thơ của bưu điện hàng không. Rồi, một ngày đẹp trời nọ, nhà xuất bản nhận lời in. Tuy nhiên, vào thời đó, chưa thể tiết lộ tên tác giả được vì một lý do kỳ khôi. Hồi đó, nhờ chồng tôi nên tôi tạm thời trở thành một nhân viên ngoại giao của xứ tôi. Các bà trong ngoại giao đoàn không được phép viết văn. Nơi chúng tôi sống, người ta coi viết văn như một nghề ít phụ nữ tính và độc hại, y như nghề kịch sĩ vậy. Ngay cả cuốn tự truyện đầy sinh động và duyên dáng, Huilan Koo, của bà Wellington Koo, phu nhân của ông đại sứ Trung Hoa tại Hoa Thịnh Đốn, đã đột nhiên bị cấm lưu hành một cách bất công. Cuốn sách của tôi không bị số phận đó, nhưng trong nhiều năm, tôi khá thấu đáo về vấn đề này. Đó là câu chuyện đằng sau cuốn Destination Tchoungking của tôi. Ngoài bài mở đầu này ra, kỳ dư tôi không hề sửa đổi chi tiết nào trong cuốn sách khả dĩ khác với lần xuất bản đầu tiên, trừ vài lỗi chính tả và văn phạm.HÀN TÚ ANH Tháng 2, 1953Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Về Trùng Khánh PDF của tác giả Han Suyin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dương Từ Hà Mậu (Nguyễn Đình Chiểu)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dương Từ Hà Mậu PDF của tác giả Nguyễn Đình Chiểu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường Tự Do - Sài Gòn (Nhã Ca)
Một đầu, dòng sông Saigon lấp lánh. Một đầu khác, tượng Đức Mẹ trắng toát trước Vương Cung Thánh Đường. Lòng đường hẹp mà vỉa hè rộng. Con đường ấy, một thời ngắn ngủi thôi, mang tên là Tự Do. Tên cũ của nó, thời Pháp: Catinat. Tên mới, thời sau 1975: Đồng Khởi. Không biết đã hoặc sẽ còn những tên nào khác nữa? Với tôi, mãi mãi, con đường ấy mang tên là Tự Do. Đủ loại gót giày, từ Nam chí Bắc, từ năm châu bốn biển, đã nện trên vỉa hè Tự Do. Không chỉ giày dép đâu, mà con người, cả tôi nữa, khi đi đứng, hít thở, hòa mình vào sinh hoạt ở trên con đường này, đã hòa hợp với mạch sống của mọi thời đại, mọi hoàn cảnh.Bắt đầu từ một buổi trưa nắng sau khi Saigon đã thay tên đổi đời... ***Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ. Tìm mua: Đường Tự Do - Sài Gòn TiKi Lazada Shopee Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960 - 1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết. Một số tác phẩm của bà lấy xứ Huế làm trọng điểm. Theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân (nhà văn) thì bà vốn là một nữ sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn đi theo Trần Dạ Từ - một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các Phong trào tranh đấu chống Mỹ, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự do của Mỹ (Đài có nhiệm vụ tuyên truyền chiêu hồi và viết bài tấn công về tư tưởng đối với binh lính đối phương) Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội "biệt kích văn hóa" (có cuốn sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn ủng hộ Mặt trận giải phóng như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh... viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách này, ngoài bà có Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến...). Trong tù, bà bị biệt giam và chính quyền tiến hành chính sách "khoan hồng, nhân đạo của Đảng" nhằm hạ gục uy tín của bà. Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong "Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy" là chứng tích kết tội bà. Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam. Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì cặp vợ chồng Trần Dạ Từ - Nhã Ca còn từng phụ trách nguyên cả một chương trình của đài Á Châu Tự do (RFA) của Mỹ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nhã Ca":Bước Khẽ Tới Người ThươngĐường Tự Do - Sài GònGiải Khăn Sô Cho HuếHoa Phượng Đừng Đỏ NữaTruyện Ngắn - Nhã CaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường Tự Do - Sài Gòn PDF của tác giả Nhã Ca nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.