Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình (Hoàng Quốc Hải)

Bộ tiểu thuyết “Bão táp triều Trần” là bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ nhất mà một nhà văn đương đại của Việt Nam viết ra. Qua hơn sáu nghìn trang tiểu thuyết, Hoàng Quốc Hải đã phục dựng rất sinh động bốn trăm năm tồn tại của hai thời đại hào hùng nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc ta. Hơn cả những bức tranh sinh động, đó là những thước phim hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ các yếu tố làm nên cuộc sống, từ không khí, thời tiết, quang cảnh đến tâm trạng, hoạt động của con người. Đó là cảnh thời bình với không khí của một buổi sáng yên ả của “sóng nắng” và gió gợn mặt hồ, là một cuộc đua thuyền với những tay trải cơ bắp nổi cuồn cuộn, là những đám cưới dân dã, những buổi mạn đàm của các bậc cao niên dưới mái đình làng, là mái tóc trái đào của trẻ nhỏ, cách nhai trầu của người già, vv.

Đó là cảnh thời chiến được mô tả chi tiết, từ sự dồn đẩy của những động cơ chiến tranh, không khí chuẩn bị của cả bên ta và địch, các diễn biến khi âm ỉ, lúc hỗn loạn của chiến trường, những mưu mô, chiến lược, kế sách, những vị tướng anh hùng, những người lính dũng mãnh, những kẻ hèn mạt. Được hỏi, “Ông hư cấu lịch sử đến mức nào?”, Hoàng Quốc Hải trả lời: “Đến chân thực”.

Quả thật, nhập tâm vào những trang tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải người đọc tưởng như chính tác giả đã sống ở thời ấy, là nhân chứng của những sự kiện lịch sử ấy, đồng thời được trải nghiệm sự cuốn hút mà sự kết hợp giữa văn chương và lịch sử tạo nên.

Những con chữ trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải không chỉ có nhiệm vụ phục dựng hình ảnh, không khí, sự kiện của quá khứ mà còn mang một sứ mạng quan trọng hơn. Đó là tôn vinh những tinh hoa của người Việt ta từ bao đời nay.

Tinh hoa đó là truyền thống văn hóa, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quật cường trong dựng nước và giữ nước thể hiện qua những việc làm thiết thực, từ những chiếu dụ của một vị vua như chiếu dụ miễn thuế cho dân hai đợt, mỗi đợt ba năm của Lý Thái Tổ, đến những chính sách, những việc làm của bộ máy điều hành nhà nước ở thời Lý giúp hòa hợp được cả ba tôn giáo lớn trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra chiến tranh tôn giáo tàn khốc. Tìm mua: Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình TiKi Lazada Shopee

Đó là những lễ hội ở cấp làng xã, cấp quốc gia với áo mũ, cờ, trống, ca vũ, không lai căng, pha tạp mà thuần chất Việt, đặc trưng của người Việt. Đó là những gương mặt anh hùng như Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, các liệt nữ như Huyền Trân Công Chúa, An Tư Công Chúa, những nhà lãnh đạo có trí và tâm soi sáng cả đương thời và hậu thế như Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông…

Đó là tinh thần hiếu học, trọng nghĩa, khuyến tài, là truyền thống con kính trọng và hiếu thuận với cha mẹ, dân đồng lòng phò vua, là không khí sục sôi tinh thần quyết tâm giữ nước trước họa xâm lăng.

Vì sao Hoàng Quốc Hải lại chọn viết về nhà Trần? Bởi vì đó là một thời đại hưng thịnh vào bậc nhất trong bốn nghìn năm lịch sử của nước ta nhưng cũng là bởi những người dân đất Việt của thời Trần đã ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên, những kẻ xâm lược hùng mạnh và ngang ngược lúc bấy giờ đã chinh phục cả châu Âu, châu Á. Và tại sao sau khi viết bộ tiểu thuyết về thời Trần ông lại viết về thời Lý?

Đó là bởi thời Lý là một ví dụ tiêu biểu của sự hưng thịnh, sự thành công trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là thời đại đã để lại những bài học sinh động và sâu sắc về sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, sự thu phục lòng dân, dựa vào sức dân, vì dân, những bài học vẫn còn nguyên giá trị lớn lao trong thế sự hiện tại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hoàng Quốc Hải":Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung ĐìnhHuyền Trân Công ChúaBÃO TÁP CUNG ĐÌNHĐuổi Quân Mông ThátHuyết Chiến Bạch ĐằngThiền Sư Dựng NướcVương Triều Sụp Đổ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình PDF của tác giả Hoàng Quốc Hải nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam (Sơn Nam)
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam là tập sách biên khảo về quá trình chinh phục thiên nhiên, thuần hoá đất đai, lập làng dựng nghiệp đầy khó khăn, thử thách của các cư dân Việt trên vùng đất mới. Vùng đất mà mỗi khi nhắc đến người ta vẫn thường liên tưởng tới hai câu thơ: "Đến đây xứ sở lạ lùng. Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.", hay "Chèo ghe sợ sấu cắn chưn. Xuống sông sợ đỉa, lên rừng cọp um". Bằng kinh nghiệm sống, ưu thế tìm tòi, chắt lọc từ trong vốn tư liệu quý của dân tộc nhà văn Sơn Nam đã tìm ra lối dẫn đưa chúng ta về với cội nguồn, quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trong suốt ba thế kỷ qua. Đồng thời mở ra hướng tiếp cận về con đường mở nước và dựng nước của dân tộc ta ở vùng đất mới Nam Bộ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sơn Nam":Cá Tính Của Miền NamHồi Ký Sơn Nam Toàn TậpLịch Sử Khẩn Hoang Miền NamSài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu LongĐi Và Ghi NhớCon Sấu Cuối Cùng26 Truyện Ngắn Sơn NamBiển Cỏ Miền Tây Hình Bóng CũChuyện Xưa Tích CũTuyển Tập Truyện Ngắn Sơn NamLễ Hội Dân Gian Miền NamNgười Bạn Triệu PhúVạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống ĐấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam (Sơn Nam)
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam là tập sách biên khảo về quá trình chinh phục thiên nhiên, thuần hoá đất đai, lập làng dựng nghiệp đầy khó khăn, thử thách của các cư dân Việt trên vùng đất mới. Vùng đất mà mỗi khi nhắc đến người ta vẫn thường liên tưởng tới hai câu thơ: "Đến đây xứ sở lạ lùng. Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.", hay "Chèo ghe sợ sấu cắn chưn. Xuống sông sợ đỉa, lên rừng cọp um". Bằng kinh nghiệm sống, ưu thế tìm tòi, chắt lọc từ trong vốn tư liệu quý của dân tộc nhà văn Sơn Nam đã tìm ra lối dẫn đưa chúng ta về với cội nguồn, quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trong suốt ba thế kỷ qua. Đồng thời mở ra hướng tiếp cận về con đường mở nước và dựng nước của dân tộc ta ở vùng đất mới Nam Bộ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sơn Nam":Cá Tính Của Miền NamHồi Ký Sơn Nam Toàn TậpLịch Sử Khẩn Hoang Miền NamSài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu LongĐi Và Ghi NhớCon Sấu Cuối Cùng26 Truyện Ngắn Sơn NamBiển Cỏ Miền Tây Hình Bóng CũChuyện Xưa Tích CũTuyển Tập Truyện Ngắn Sơn NamLễ Hội Dân Gian Miền NamNgười Bạn Triệu PhúVạch Một Chân Trời, Chim Quyên Xuống ĐấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam PDF của tác giả Sơn Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàng Đế Cuối Cùng (Phổ Nghi)
Sau 32 năm, vì nhiều lý do, đến nay tôi mới thực hiện được câu nói với ông Phổ Nghi: sẽ dịch cuốn hồi ký của ông ra tiếng Việt. Cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi” của Phổ Nghi dày 590 trang (bản Trung văn) gồm hơn ba mươi vạn chữ, bằng lối viết theo chương, tiết, bằng văn phong bạch thoại pha cổ văn đã thuật lại cuộc đời của Phổ Nghi từ khi được Từ Hy thái hậu đưa vào Tử Cấm Thành làm vua Tuyên Thống nhà Thanh lúc mới 3 tuổi cho đến khi trở thành công dân của nước Trung Hoa mới. Phổ Nghi tên chính là Ái Tân Giác La Phổ Nghi, sinh năm 1906, mất năm 1967, lên ngôi năm 1909 niên hiệu Tuyên Thống là hoàng đế thứ 12 của nhà Thanh, thoái vị sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) thành lập Trung Hoa Dân quốc, nhưng vẫn sống trong Tử Cấm Thành cùng với hoàng tộc với một số điều kiện ưu đãi của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Năm 1924, khi quân phiệt Phùng Ngọc Tường tấn công Tử Cấm Thành, ông chạy vào trốn tránh ở sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh. Sau một thời gian chuyển xuống Thiên Tân để mưu đồ khôi phục nhà Thanh mà không thành công tháng 3 năm 1934, ông được người Nhật đưa lên làm vua “Nước Mãn Châu” ở Đông Bắc Trunq Quốc, kéo dài cuộc sống bù nhìn suốt thời kỳ phát xít Nhật tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô tấn công tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và đưa về Liên Xô. Năm 1949, Chính phủ Liên Xô trao trả Phổ Nghi cùng với một số tội phạm chiến tranh khác cho Chính phủ CHND Trung Hoa. Tìm mua: Hoàng Đế Cuối Cùng TiKi Lazada Shopee Năm 1959, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, Chính phủ Trung Quốc ra lệnh đặc xá một số tội phạm chiến tranh đã thực sự tiếp thu cải tạo và hối cải. Phổ Nghi cùng nhiều người khác đã được ân xá và hưởng quyền công dân. Ông được trở về Bắc Kinh làm nhân viên Vườn thực vật Bắc Kinh và sau đó làm nhân viên Viện Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Qua màn ảnh nhỏ của Đài truyền hình chúng ta đã được xem bộ phim hai tập do nhà đạo diễn Italia dàn dựng mang tên “Hoàng đế cuối cùng” và bộ phim cùng tên rất đồ sộ nhiều tập do các nhà đạo diễn Trung Quốc dàn dựng. Tôi dịch cuốn hồi ký này ra tiếng Việt với hi vọng giúp bạn đọc hiểu thêm về nhân vật lịch sử này cùng với những chuyện đen tối trong cung đình nhà Thanh và những hành động thâm hiểm, tàn bạo của bọn phát xít Nhật ở Trung Quốc. Do khuôn khổ xuất bản, tôi đã lược bỏ một số tiết và câu, đoạn của cuốn hồi kí nếu có gì thiế sót mong bạn đọc lượng thứ. Người dịchLÊ TƯ VINHĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoàng Đế Cuối Cùng PDF của tác giả Phổ Nghi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện (Nguyễn Cảnh Thị)
Hoan Châu ký (viết tắt HCK) từ vòng tay nâng niu gìn giữ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An suốt mấy trăm năm giờ đây lần đầu tiên đến cùng chúng ta với những đặc điểm nổi bật làm nên giá trị lâu dài của nó: một bộ tiểu thuyết chương hồi thuộc loại cổ nhất, một tập sử tư nhân viết về thời kỳ Lê trung hưng, một cuốn phổ ký mang nhiều nét khác lạ... Nhưng HCK đồng thời cũng chứa đựng những phức tạp về mặt văn bản. Để mở đường cho việc đi sâu vào tìm hiểu giá trị HCK, trước hết hãy làm rõ một số vấn đề có tính chất văn bản học. *** Năm biên soạn sách HCK không ghi rõ năm biên soạn xong sách, tuy nhiên qua tác phẩm, ta có thể đoán định khoảng thời gian HCK được biên soạn. Lời bạt có đoạn viết: "Chuyện kể ra đây khởi đầu từ năm Bính Tuất triều Nhuận Hồ, đến năm Bính Ngọ thuộc niên hiệu Vĩnh Trị của bản triều cộng cả thảy 273 năm sự tích". Năm Bính Ngọ niên hiệu Vĩnh Trị là năm 1678, thuộc thời Lê Hy Tông, như vậy sách không thể viết xong trước niên điểm này. Từ hai chữ "bản triều" cũng có thể khẳng định sách được viết ra vào triều Lê chứ không phải là vào các triều đại sau đó. Tìm mua: Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện TiKi Lazada Shopee Có thể xác định năm biên soạn sách một cách cụ thể hơn không? Trong Lời bạt, tác giả viết: "Ngu tôi hồi còn bé từng lùng sục nơi bạn hữu được cuốn Thường quốc nam chinh ký và cuốn Phan Thị trường biên, mỗi cuốn chỉ còn vài mươi tờ, độ một phần ba tác phẩm. Giấy thì mọt ăn, chữ thì rơi rụng. Đến mùa đông năm Bính Tí sưu tầm thêm được cuốn Hoan Châu Nguyễn Cảnh ký còn lưu giữ tại Đô Lương thì lời văn vụng về, chữ nghĩa sai lạc, tam sao thất bản, không thể nói là không đáng tiếc. Vậy là nhân lúc rỗi rãi, tôi đem ba tập trên hợp lại thành một tập". Năm “Bính Tí” mà Lời bạt nhắc tới ở đây có thể là năm 1696 cũng có thể là năm 1756, muộn hơn năm Bính Tí trên một hoa giáp nữa. Lời bạt cho biết lý do ra đời của tác phẩm, một là nhằm bổ sung sự tích các công thần thời Lê trung hưng mà “quốc sử” hoặc bỏ sót hoặc ghi chép còn sơ lược; hai là nhằm đính chính lại một số sự kiện “quốc sử” ghi chưa thật chính xác. “Quốc sử” mà Lời bạt nói ở đây và trong chính văn HCK thỉnh thoảng cũng có nhắc tới trước hết là Đại việt sử ký toàn thư (viết tắt ĐVSKTT) phần Bản kỷ tục biên (BKTB) được thực hiện dưới các triều Lê Huyền Tông (1663-1671), (viết từ Trang Tông Dụ hoàng đế đến Thần Tông Uyên hoàng đế) và Lê Hy Tông (1676-1705), (viết từ Huyền Tông Mục hoàng đế đến Gia Tông Mỹ hoàng đế). Thứ đến là Trung hưng thực lục (viết tắt THTL), do Hồ Sĩ Dương cùng một số người khác biên soạn theo sắc lệnh nhà nước. Trong cả hai bộ sử, hình ảnh các công thần thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh hoặc chỉ được ghi chép một cách hết sức mờ nhạt như ở BKTB, hoặc thậm chí không được đả động gì tới như ở THTL. Nếu quả thật đây là lý do đã khiến người trong dòng họ Nguyễn Cảnh viết HCK, thì năm biên soạn cụ thể của tác phẩm phải tiếp cận với năm biên soạn hai bộ sử nói trên. THTL ấn hành năm 1676. BKTB cùng các phần khác trong ĐVSKTT ấn hành năm 1697. Vậy HCK rất có thể đã được viết ít lâu sau năm Bính Tí thứ nhất 1696, sát cận với năm công bố THTL và ĐVSKTT mà chẳng phải chờ đến năm Bính Tí thứ hai 1756, khi nỗi “bất bình” của dòng họ Nguyễn Cảnh đối với “quốc sử” đã lùi sâu vào dĩ vãng. Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Thị nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.