Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hoàng tử bé

“Hoàng Tử Bé là một câu chuyện tự nó đã rất đáng yêu, ẩn giấu một triết lý quá đỗi nhẹ nhàng và thi vị.” (The New York Times)

Hoàng tử bé được viết ở New York trong những ngày tác giả sống lưu vong và được xuất bản lần đầu tiên tại New York vào năm 1943, rồi đến năm 1946 mới được xuất bản tại Pháp.

Không nghi ngờ gì, đây là tác phẩm nổi tiếng nhất, được đọc nhiều nhất và cũng được yêu mến nhất của Saint-Exupéry. Cuốn sách được bình chọn là tác phẩm hay nhất thế kỉ 20 ở Pháp, đồng thời cũng là cuốn sách Pháp được dịch và được đọc nhiều nhất trên thế giới.

Với 250 ngôn ngữ dịch khác nhau kể cả phương ngữ cùng hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới, Hoàng tử bé được xem là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của nhân loại.

Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn

Ở Việt Nam, Hoàng tử bé được dịch và xuất bản khá sớm. Từ năm 1966 đã có đồng thời hai bản dịch: Hoàng tử bé của Bùi Giáng do An Tiêm xuất bản và Cậu hoàng con của Trần Thiện Đạo do Khai Trí xuất bản. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều bản dịch Hoàng tử bé mới của các dịch giả khác nhau.

Trích dẫn “Hoàng tử bé”

Hoàng Tử Bé – Antoine De Saint-Exupéry

“Tôi cứ sống cô độc như vậy, chẳng có một ai để chuyện trò thật sự, cho tới một lần gặp nạn ở sa mạc Sahara cách đây sáu năm. Có thứ gì đó bị vỡ trong động cơ máy bay. Và vì ở bên cạnh chẳng có thợ máy cũng như hành khách nào nên một mình tôi sẽ phải cố mà sửa cho bằng được vụ hỏng hóc nan giải này. Với tôi đó thật là một việc sống còn. Tôi chỉ có vừa đủ nước để uống trong tám ngày.

Thế là đêm đầu tiên tôi ngủ trên cát, cách mọi chốn có người ở cả nghìn dặm xa. Tôi cô đơn hơn cả một kẻ đắm tàu sống sót trên bè giữa đại dương. Thế nên các bạn cứ tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên làm sao, khi ánh ngày vừa rạng, thì một giọng nói nhỏ nhẹ lạ lùng đã đánh thức tôi. Giọng ấy nói:

“Ông làm ơn… vẽ cho tôi một con cừu!”

(Trích “Hoàng tử bé”)

Review tác phẩm Hoàng Tử Bé

Khi lật từng trang sách “Hoàng tử bé”, tôi thấy được một sự khác biệt to lớn giữa người lớn và trẻ con. Chẳng trách tại sao, Hoàng tử bé luôn cảm thấy “người lớn thật kỳ lạ” khi em tiếp xúc với họ.

Cuốn sách đánh thức sự vô tư của chúng ta – những người lớn với suy nghĩ kỳ cục và phức tạp, nuôi dưỡng đứa trẻ trong chúng ta mà một số người đã đánh mất từ lâu. Em – một chàng hoàng tử đến từ tiểu hành tinh B612 với một trái tim nhân hậu, ấm áp, sự ngây thơ của trẻ con theo đúng nghĩa.

Mà suy nghĩ của trẻ con thì đơn giản lắm, luôn trong sáng và hồn nhiên, bày tỏ trực tiếp thái độ của mình với mọi sự vật nhìn thấy trên đời: yêu, ghét; không như người lớn, yêu đôi khi là ghét mà ghét đôi khi lại là yêu.

Trên cái hành tinh nhỏ bé của mình, em sở hữu một bông hồng, khi em đến hành tinh khác to lớn hơn, em thấy trong cuộc sống này không chỉ có một bông hồng mà hàng ngàn bông hồng khác giống hệt bông hồng của em, em bật khóc, em thấy thương cho bông hồng của mình và nhận ra mình chẳng phải chàng hoàng tử nào hết.

Song, cuối cùng em cũng hiểu ra rằng bông hồng của mình đúng thật là duy nhất ” người ta chỉ nhìn rõ được bằng trái tim, con mắt thường luôn mù loà trước điều cốt tử”. Cuốn sách tưởng chừng viết cho trẻ em nhưng đọc xong, chúng ta mới thấy càng lớn, chúng ta đọc “Hoàng tử bé” càng ngẫm được nhiều điều.

Một cuốn sách phù hợp cho mọi lứa tuổi, trẻ em đọc để nuôi dưỡng tâm hồn, người lớn đọc để hiểu, cảm nhận các triết lý chất chứa trong từng câu chữ. Cách xây dựng nhân vật của tác giả cũng thật độc đáo.

Mỗi một nhân vật Hoàng tử bé gặp lại đại diện cho một kiểu người, người theo đuổi địa vị như nhà vua; theo đuổi vinh quanh như ông khoác lác; chìm đắm trong cái vòng luẩn quẩn của thói quen xấu do chính mình tạo ra và tìm lý do như gã nát rượu; theo đuổi tiền tài, giàu sang như ông tư sản; trách nhiệm như người thắp đèn và khao khát nhưng phụ thuộc, dập khuôn như nhà địa lý.

Kết lại, đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ. Không chỉ đọc một lần mà hãy đọc nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau, lứa tuổi khác nhau, chúng ta sẽ nhận thấy cái nhìn của chúng ta thật khác so với trước đó, càng đọc thì càng hiểu được nhiều điều sâu sắc hơn. (NK)

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Theo Giòng (Thạch Lam)
Những bài về văn chương trong quyển này đều đã đăng rải rác trong hai tờ báo Ngày-Nay và Chủ-Nhật từ 1939 đến 1940. Bây giờ gom lại in thành sách, chúng tôi tưởng tốt hơn hết là cứ xếp theo thứ tự trước sau, để các bạn đọc có thể theo biết cái giòng tư tưởng của tác giả. *** Những ý nghĩ nhỏ Ai nói rằng: “Sáng-tác khó, phê-bình dễ”? Không, phê-bình cũng khó như sáng-tác. Một nhà phê-bình giỏi cũng hiếm như một nhà viết tiểu thuyết giỏi. Nhà phê-bình còn cần đến những đức tính không phải là có nhiều trong lòng người; nhà phê-bình trước hết phải công bình và hiểu được người khác. Có nhiều nhà phê-bình chỉ phê-bình vì có dịp nói tới mình. Họ có cần gì đến tác-phẩm mà họ phê-bình đâu. Như F. Celine đã nói trong cuốn “Bagatelles pour un massacre”, họ không thể nói tới cái gì khác được cái “bản ngã kiêu ngạo” của họ. Thật là đáng chán khi thấy họ giày vò một tác-phẩm, dùng nó làm một cái bực để nhẩy đi xa. Tìm mua: Theo Giòng TiKi Lazada Shopee Nhiệm vụ của nhà phê-bình có lẽ không phải là tìm tòi những tài năng mới. Nhưng trong công việc, nhà phê-bình phải lưu ý hơn đến những tác-phẩm đầu tiên của một nhà văn. Phải cúi mình xuống những tác-phẩm có biểu-lộ một tâm-hồn rung động, một ý-chí sốt-sắng. Tác-phẩm có thể vụng về, có thể non-nớt như tiếng chim mới biết kêu. Nhưng cốt nhất là thấy ở đấy một vẻ sắc riêng, một âm-điệu đặc biệt; cái già giặn của nét bút, cách xếp đặt của cuốn truyện rồi về sau sẽ có. Không thể nhầm được, và nhà phê-bình cũng không có quyền nhầm, trong đó thế nào cũng có cái gì cho ta đoán biết được tài năng về sau này. Không có gì cảm-động hơn những bước chân hãy còn chập-chững của những người mới-mẻ, bắt đầu đi vào các đường lối tri-thức và của tâm-hồn. * Bên ta, có bao nhiêu người viết văn, tưởng mình là văn sĩ, là thi sĩ một cách quả dễ dàng. Họ làm thơ để có một bài thơ, viết truyện để có một quyển truyện. Họ không muốn một tỵ cố công nào, họ viết thế nào xong thôi, thế nào cũng được. Làm thợ, đi buôn còn phải khó nhọc, còn phải học nghề; tại làm sao viết văn lại không muốn học, không muốn cố? * Những người đó cái gì cũng viết, chỗ nào cũng đăng, làm cho ta chán nản. André Gide thật nói phải khi đã nói: “Nếu họ ít viết đi, ta sẽ thấy thích viết hơn”. * Nhà văn ấy còn nói câu này nữa: “Có hai mươi cách diễn đạt ý tưởng, nhưng chỉ có một cách là đúng”. Trước khi đến được cách đúng ấy còn phải bao nhiêu ngày giờ, bao nhiêu khó nhọc, bao nhiêu công tìm. Mà cũng có khi chỉ cần đến chỗ đúng mà thôi. Những nhà văn giá trị ít khi mình lại tự bằng lòng mình. Mỗi câu văn viết ra thường là một dịp cho họ ân hận, băn khoăn. * Phân biệt sự rung động thật với sự “văn chương” rất là dễ dàng; một ý nghĩ, một hình ảnh, một cảm giác thêm vào - vì nhà văn tưởng là thâm thúy, là đẹp đẽ - không đánh lừa được ai. Cái gì nhà văn không cảm thấy mà bịa ra, nó vẫn có vẻ một vật thừa, một vật và ích. Không bao giờ tự thấy lông mày cô thiếu-nữ giống như nét xuân sơn, mà cứ viết tưởng là hay, nhà văn đó suốt đời chỉ là một người đi vay mượn, một tâm hồn nghèo nàn đem của người khác đi cầm để mua chút danh hão cho mình. * Trong mục “tin thơ” của báo Tin-Văn (Nouvelles littéraires), ông Robert Honner đã viết: - “Càng nghĩ tôi càng tự hỏi xem lời khuyên nhủ mà tôi phải bảo, lời khuyên cần nhất, có phải là lời khuyên về một phương diện tinh-thần không: trước hết mình phải thành-thực với mình, không bao giờ nên chịu viết về một đề bởi thấy người khác được hoan nghênh vì nó, nếu chính mình không thấy một cái liên lạc tối cần với đề ấy: không bao giờ nên bắt một hình ảnh nếu mắt mình không trông thấy. Chính những đồ trang sức mượn làm hại nhất cho các nhà thi sĩ”. Tôi nói cả các nhà văn nữa. * Sự thành-thực chưa đủ cho nghệ-thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực, không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành-thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ-sĩ không thành-thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi. Không nên cãi rằng mình thành-thực, nếu mình không thành-thực. Một đôi khi người khác có thể nhận được, nhưng chính ta, ta không bao giờ nhầm cả. Và không có gì đáng bỉ cho một nhà văn hơn là mình tự đối mình.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thạch Lam":Hà Nội 36 Phố PhườngTruyện Ngắn Thạch LamNắng Trong VườnTheo GiòngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Theo Giòng PDF của tác giả Thạch Lam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Theo Anh Đi Đến Tận Cùng Thế Giới (Nguyệt Lưu Quang)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Theo Anh Đi Đến Tận Cùng Thế Giới PDF của tác giả Nguyệt Lưu Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thầy Lang (Tadeusz Dołęga-Mostowicz)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thầy Lang PDF của tác giả Tadeusz Dołęga-Mostowicz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thâu Trọn Gió Xuân (Thị Kim)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thâu Trọn Gió Xuân PDF của tác giả Thị Kim nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.