Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Chiến Thương Hiệu

Cuộc Chiến Thương Hiệu

Cuộc Chiến Thương Hiệu – David F. D’Alessandro

Cuộc Chiến Thương Hiệu đề cập đến một trong những bài học bổ ích nhất mà tôi học được trong kinh doanh là từ một trong những khách hàng đầu tiên trong lĩnh vực quan hệ công chúng (PR).

Dù chỉ là một chàng trai mới tốt nghiệp đại học, tôi đã làm việc cho một công ty PR lớn tại New York và tự thấy mình khá am hiểu về cách thức làm việc.

Một lần, khách hàng lại là một ông già nhỏ bé đến từ Midwest – vùng Trung tâm Bắc Nước Mỹ – thắt nơ, với kiểu tóc rẽ ngôi giữa đã không còn thịnh hành kể từ giữa thập niên 1990.

Đánh Cắp Ý Tưởng 100 Ý Tưởng Tiếp Thị Cực Hay Nghệ Thuật Xoay Chuyển Tình Thế

Ông có một cái tên lạ tai: Orville Redenbacher. Văn phòng của chúng tôi ở Chicago đã giới thiệu ông tới để gặp chúng tôi giúp quảng cáo sản phẩm của ông ở miền Đông.

Rồi một ngày, ông xuất hiện tại văn phòng chúng tôi và nói cho chúng tôi biết vì sao món bắp rang bơ sành điệu của ông lại có thể làm cách mạng hoá ngành công nghiệp bắp rang bơ…

Mời các bạn đón đọc cuốn sách Cuộc Chiến Thương Hiệu. Đừng quên chia sẻ sách để nhân mầm tri thức và đăng ký email nhận sách hay hàng tuần.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can
Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can của Đặng Hoàng Giang là tuyển tập bao gồm 26 bài viết ngắn chia làm 3 chủ đề: Cái tôi cá nhân trong xã hội hiện đại; Các vấn đề phát triển như môi trường, công lý và phân biệt giàu nghèo; Thực trạng văn hóa – xã hội đương đại. Giới thiệu tác giả Đặng Hoàng Giang Đặng Hoàng Giang là người Áo gốc Việt, tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau (Đức), bảo vệ tiến sĩ kinh tế phát triển tại Đại học Công nghệ Vienna (Áo). Anh trở về Việt Nam sau 20 năm sống và làm việc ở châu Âu. Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, minh bạch, và tiếng nói của người dân. Anh nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, truyền bá tri thức, khuyến khích tư duy phản biện và xây dựng văn hóa tranh luận. Các bình luận xã hội của anh xuất phát từ các hiện tượng văn hóa, xã hội đương đại để chỉ ra những vấn đề liên quan đến bình đẳng, công lý và tương quan quyền lực trong xã hội. Nội dung cuốn sách Bắt đầu bằng hình ảnh cuộc thi marathon, khi ai ai cũng tung hô người chạm qua vạch đích đầu tiên, thì tác giả chỉ chú ý những con người cắn răng lê bước tiếp để chạy hết quãng đường thi dẫu người chiến thắng đã được xác định. Họ không từ bỏ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì “bỏ cuộc” không phải là lựa chọn của họ. Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót giống câu chuyện của cô bé Ruby bang New Orleans (Mỹ) vào cuối những năm 1950, trong hoàn cảnh chính quyền ra quyết định xóa bỏ phân biệt chủng tộc, Ruby là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó. Ruby lúc ấy 6 tuổi, là bé con lớp 1. Suốt một năm sau đó, Ruby lủi thủi một mình, không có bạn chơi, chịu sự căm thù, giận dữ, gào thét, chửi rủa của đám đông da trắng, chỉ có cô giáo trẻ Barbara Henry đối xử với em bình thường, cô dạy em trong lớp học một thầy một trò. Gia đình Ruby gặp vô vàn khó khăn vì quyết định này. Nhưng, họ không từ bỏ. Họ không chuyển con gái họ đến một ngôi trường khác nơi các bạn da đen đang học với nhau. Họ tiếp tục chỉ vì “như cũ” không phải là điều họ muốn. Con người có xu hướng bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng, rồi rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. Nếu bản thân mỗi người tự nhận thức, tự lựa chọn và cố gắng vì lựa chọn đó, như những người lê lết cuối đoàn marathon, như gia đình em Ruby, thì kết quả được tạo ra từ chính nổ lực của bản thân chứ không phải chờ đợi, nhòm ngó người khác nữa. Năm Ruby lên lớp 2, em được hòa nhập, trường bắt đầu chào đón những học sinh da đen khác. Những kẻ dù không chiến thắng nhưng vẫn cố gắng hoàn thành hết đường đua của mình, đó là những người đã chiến thắng chính cuộc chơi của bản thân. Đây mới là những nhân tố cốt yếu tạo nên sự thay đổi dần dần tốt đẹp của xã hội. Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can còn đề cập đến tâm lý đám đông và sự vận hành của nó, cũng chính là nguyên nhân sự thật đằng sau sự cuồng nộ đập phá quá khích của những người công nhân mà thường ngày vẫn hiền lành, chăm chỉ. Một đám đông có những yếu tố đặc biệt. Một là, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh, và cái vô danh đó đem lại cho mỗi người một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ. Hai là, đám đông gây phấn khích. Ba là, đám đông đem lại cho các cá nhân trong nó cảm giác về quyền lực. Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đó, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi. Trong đám đông, con người dễ đánh mất bản thân. Những đám đông “mới” ngày nay, như vụ công nhân xây dựng Thái Nguyên xô xát ở nhà máy Samsung, người dân Đồng Nai “hôi bia”, thanh niên Nghệ An “đánh hôi” kẻ trộm chó, hay là hình ảnh xấu xí gần đây nhất là đầu năm 2019, người dân Hà Nội đổ xô “hôi hoa” trước khách sạn JW Marriott khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ 2 vừa kết thúc… Là những đám đông nổi lên không quan điểm xã hội hay mục đích chính trị, họ phá phách một cách vô phương hướng và vô nghĩa. Họ không hề giống như những đám đông “cũ” năm 1945 – những con người ấy được vận động tham gia cách mạng, được phổ biến để xây dựng một ý thức hệ vững chắc vì nước vì dân. Trong Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can, tác giả đã hoàn thành tốt vai trò của một nhà phê bình xã hội, và còn hơn thế nữa, là một nhà hoạt động xã hội đang xây dựng văn hóa tranh luận. Những phân tích của anh là sự kết hợp của tri thức uyên bác, luận cứ trùng trùng và một cái nhìn trực diện, đánh thẳng vào vấn đề. Điều đặc biệt là anh thường dùng nghệ thuật viết ngược để đá xoáy các vấn đề, tạo nên các cuộc tranh luận mà tại đó, nếu mỗi người có thể mang tâm cầu thị để đưa ra ý kiến cá nhân, đồng thời tôn trọng người phát ngôn để phản biện, thì hướng giải quyết các nan đề của xã hội sẽ sáng hơn, tối ưu hơn. Lẽ dĩ nhiên là tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đã thành công, cuốn sách thật sự gây ra nhiều tranh cãi. Review sách Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can Cách viết lạ quá. Lạ nhưng lại rất hay. Cái hay nằm ở việc tác giả luận những bài phê bình xh theo hướng học thuật. Phân tích từng khía cạnh xh với chiều sâu của kiến thức và khoa học. Tuy vậy lại ko khô khan mà cho chúng ta nhiều suy nghĩ và trăn trở. Quả thật, ẩn dưới từng lớp chữ là những dụ ý để ta đọc mà nhìn sâu hơn, ngẫm nhiều hơn, chứ ko đơn thuần là mặt con chữ đọc lên là thấy ngay đc ý nghĩa. Qua đó, tôi nhận thấy sự nghiêm túc nhìn nhận của ông qua từng vấn đề. Cũng thấy đc tính nhân văn ‘lạnh lùng’ của ông qua từng câu chuyện, như nhà báo Đinh Đức Hoàng đã viết trong bài viết cuối, ‘chúng ta thiếu những con dao mổ lạnh, nằm trong những bàn tay ấm’. Tuy có một số bài viết tôi hơi mâu thuẫn với cách nhìn của tác giả như sự khốn cùng của tư duy triệu phú, những ‘hiểm hoạ’ bất ngờ khi gửi con đi du học..(theo ý tôi, tác giả có phần hơi khắt khe) nhưng vấn đề cũng chỉ là quan điểm mà thôi. Mỗi người sẽ lựa chọn 1 cách nhìn khác nhau. Ko quan trọng ai đúng ai sai, chẳng có đúng sai ở đây mà đơn giản chỉ là sự khác biệt. Cách nhìn độc đáo của mỗi người là bài học khác cho người còn lại để họ có cái nhìn đa chiều hơn với trái tim rộng mở hơn. (Đức Khải)
Khí Chất Bao Nhiêu Hạnh Phúc Bấy Nhiêu
Khí Chất Bao Nhiêu Hạnh Phúc Bấy Nhiêu là những lời tâm sự sâu sắc của tác giả về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc thông qua những câu chuyện đời thường của tác giả và những người cô từng gặp gỡ, tiếp xúc. Cuốn sách giúp bạn hiểu thế nào là “hãy sống như một trái dứa: đầu đội vương miện, dáng đứng hiên ngang – bên ngoài gai góc, bên trong ngọt ngào.” Cũng giống như trái dứa, khi một người phụ nữ đủ bản lĩnh để chống đỡ và vượt qua nghịch cảnh, đủ tĩnh tại để tận hưởng trọn vẹn niềm vui cuộc sống, thì đó chính là lúc họ đội lên đầu chiếc vương miện và trở thành nữ hoàng trong thế giới của chính mình. Tiếp nối thành công từ Bạn đắt giá bao nhiêu? dành cho các cô gái trẻ mới bước chân vào cuộc sống, Khí chất bao nhiêu – Hạnh phúc bấy nhiêu của Vãn Tình đặc biệt hướng đến những phụ nữ mong muốn trưởng thành, khát khao tự do và tự chủ. Cuốn sách mới nhất này của Vãn Tình đã đạp đổ các quan điểm như: Lấy chồng tốt để đổi đời, sức mạnh của phụ nữ là độc lập kinh tế, hoặc phụ nữ sợ ly hôn hơn đàn ông,… Hơn 40 câu chuyện trong Khí chất bao nhiêu – Hạnh phúc bấy nhiêu sẽ đưa bạn phiêu lưu vào thế giới của những người phụ nữ trưởng thành: sự thật về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc, công việc – cuộc sống không phải chuỗi ngày mộng mơ, mà là những tháng ngày phụ nữ biết mình, sống có trách nhiệm với cuộc đời chính mình. Cũng trong Khí chất bao nhiêu – Hạnh phúc bấy nhiêu, lần đầu tiên Vãn Tình chia sẻ về cuộc sống riêng tư của cô: chuyện gia đình, chuyện tình yêu, và đâu là điều khiến cô đạt được thành công như hiện tại. Với ngôn từ cuốn hút, lập luận sắc bén, lời văn thẳng thắn đã đánh đúng vào tâm lí của các cô gái, làm họ thay đổi tư duy và cách nhìn nhận của họ về thế giới xung quanh. Tác giả kể rất nhiều câu chuyện, nhưng chung quy lại cũng là muốn nhắc nhở các cô gái: Dù bạn là ai và dù bạn đang làm gì, bạn cũng phải luôn quyết đoán, tự chủ và biết tự yêu thương chính mình, dù cả trong nghịch cảnh. Mọi người đều cho rằng, sướng khổ là ý trời nhưng đó chỉ là sự đổ lỗi cho số phận bởi vì: “Quan niệm khác biệt, kết cục khác biệt”. “Đời người ngắn ngủi, khổ là một ngày, sướng cũng là một ngày. Nếu bạn không có năng lực khiến bản thân vui vẻ, vật thì không ai có thể cho bạn cuộc sống hạnh phúc đâu.” Kết lại cuốn sách, Vãn Tình cho rằng: Điều cuối cùng làm chúng ta hạnh phúc là yêu chứ không phải hận. Tình yêu thương từ người chồng đã tạo nên những thay đổi lớn lao trong suy nghĩ của Vãn Tình, cô trở nên bao dung hơn khi nghĩ về những bất hạnh mà cha mẹ gây ra cho mình, mở lòng tha thứ, có thêm nhiều bạn bè thân thiết và làm cuộc sống không còn cô độc, có người yêu cô và có người cô yêu. Review sách Khí Chất Bao Nhiêu Hạnh Phúc Bấy Nhiêu Gấp lại cuốn sách Khí Chất Bao Nhiêu Hạnh Phúc Bấy Nhiêu bạn sẽ nhận ra rằng, “chúng ta đều phải trở thành một phụ nữ rộng lượng mà không ngu ngốc, biết khoan dung cảm thông với người khác, nhưng cũng phải biết nhìn người và có giới hạn của riêng mình”. Biết yêu thương giúp đỡ mọi người và cũng phải biết nói lời từ chối khi cần, để mọi người không cho rằng những việc chúng ta làm là vì “lẽ đương nhiên”. Cuộc sống càng xô bồ, tấp nập thì mỗi chúng ta, đặc biệt là các cô gái càng cần phải “sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Có như thế mỗi ngày trôi qua mới thực sự là một món quà mà thượng đế dành tặng cho bạn. (Ngọc Lan) Nếu là phụ nữ, bạn có quyền chọn, nếu muốn mạnh mẽ độc lập, hãy đọc! Đây là cuốn đầu tiên mình đọc của chị Vãn Tình, đã làm thay đổi nhiều suy nghĩ trong mình, quyết định cũng dứt khoát hơn. Nếu vốn dĩ bạn đã mạnh mẽ, thì cuốn sách này là một động lực cho bạn, cũng khẳng định hướng đi mạnh mẽ là đúng. (Nguyễn Trinh) Đọc xong lâu rồi, nhưng bây giờ mới rảnh để review! Cảm thấy đồng điệu với suy nghĩ của tác giả. Phụ nữ sống thì nên yêu quý lấy bản thân mình. Khi mình biết tôn trọng, trân quý bản thân thì thế giới sẽ yêu quý bạn. Hãy sống trọn vẹn cho hiện tại, quên đi những thứ không thuộc về mình. Tôi tin vào kiếp sau, linh hồn sẽ trường tồn mãi mãi , chỉ là trú ngự trong thể xác khác mà thôi. Bởi vậy, hãy sống như thế nào đó để kiếp này khát khao được sống thêm 1 lần nữa. (Thuỳ Trinh) Tôi biết được cuốn này sau khi đọc xong cuốn : ” Bạn đắt giá bao nhiêu ” Tôi rất hài lòng và yêu thích lời văn của chị Vãn Tình, rất tuyệt. Tôi không biết diễn tả hoặc nhận xét như thế nào mới thể hiện hết được sự thú vị về những tác phẩm của chị. Tôi chỉ khuyên tất cả những chị em phụ nữ nên tìm mua các tác phẩm của chị Vãn Tình để đọc, rất hay và bổ ích, nó giúp phụ nữ có cái nhìn khác hơn về tình yêu, hôn nhân, cuộc sống sau khi kết hôn… rất nhiều thứ khác về đối nhân xử thế, tìm hạnh phúc cho chính mình và nhiều hơn nữa. Tôi rất mong chị sẽ ra nhiều tác phẩm nữa. Cảm ơn chị Vãn Tình. (Liên Nguyễn)
Dám Bị Ghét
Dám Bị Ghét là một cuốn sách self – help đặc biệt nhất trong các cuốn self – help. Thông qua cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và nhà triết gia để gửi gắm những thông điệp sống, quan niệm sống, những triết lý nhân sinh đối với người đọc. Nội dung cuốn sách Dám Bị Ghét Các bạn thường than vãn về các mối quan hệ làm các bạn trở nên mệt mỏi. Người ngoài thì thấy các bạn nhạt nhẽo và vô nghĩa. Bản thân các bạn thì thấy bản thân mình kém cỏi so với mọi người. Quá khứ của bạn cũng chẳng mấy tốt đẹp, đầy những điều buồn đau và nhìn về một tương lai không mấy tươi sáng. Bạn lại sống trong một môi trường đòi hỏi những yêu cầu đầy khắc nghiệt và thậm chí những quy chuẩn hết sức phi lý. Bạn trở nên bế tắc bởi các thứ bao quanh và càng tồi tệ khi phải sống theo khuôn mẫu của người khác. Và cách giải thoát cho bạn là bạn dám sống với cá tính, với nhu cầu của mình. Và Dám bị ghét của hai tác giả Nhật Bản Kishimi Ichiro và Koga Fumitake sẽ là cánh cửa giúp bạn giải quyết những vấn đề trên. Cuốn self- help mang hình bóng của một tác phẩm văn học kinh điển Khi nhìn tên sách và trang bìa của Dám Bị Ghét thì đích thực đây là một cuốn self – help. Nhưng điểm bất ngờ là khi mở những trang đầu tiên, đọc những câu mở đầu chúng ta lại nghĩ rằng đây là một tác phẩm văn học kinh điển. Đó là một cuộc đối thoại giữa Chàng thanh niên và người Triết gia. Tất cả đều có cốt truyện, có nhân vật và sự việc, nó không hề giống những cuốn self – help khác mà các bạn đã từng đọc. Cuốn sách được trình bày một cách sinh động, cuốn hút và văn phong cũng vô cùng mới mẻ, hấp dẫn, đem lại sự cuốn hút, không hề nhàm chán đối với người đọc. Cậu bất hạnh bởi cậu tự chọn lấy bất hạnh Nhiều người luôn than rằng tại sao tôi lại bất hạnh như thế này? Nhưng cuộc sống này là của bạn, là do bạn điều khiển. Chỉ là bạn có biết tận dụng và tận hưởng nó hay không mà thôi. Chả ai đem đến bất hạnh cho bạn cả vì làm gì có ai sống cuộc sống của bạn, làm gì có ai lựa chọn cách sống thay bạn. Bạn bất hạnh là do chính bản thân bạn tự lựa chọn lấy. Ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, cậu đã chọn “bất hạnh”. Đó không phải là cậu sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh hay rơi vào tình cảnh bất hạnh, mà vì cậu đã cho rằng đối với bản thân mình “bất hạnh” là một dạng “thiện”. Những câu nói của nhà Triết gia giải đáp những câu hỏi của chàng thanh niên khiến chúng ta có những cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, nhìn bao dung hơn về cuộc đời, đơn giản cách nhìn nhận và cảm nhận. Cuộc đời cậu được quyết định “ngay tại đây, vào lúc này” Nhà triết gia đã giảng giải cho chàng thanh niên rất nhiều điều triết lý liên quan đến tâm lý học Adler. Đặc biệt là vấn đề thay đổi lối sống. Nhà triết gia nói rằng cậu không thể thay đổi bản thân vì cậu quyết tâm không thay đổi. Và cách để thay đổi lối sống chính là quyết tâm từ bỏ lối sống hiện nay. Hơn thế nữa, nhà Triết gia còn nói về các cái cớ để không từ bỏ lối sống hiện tại, những triết lý không hề sáo rỗng như đem lại những nhận thức mới mẻ hơn cho chính chàng thanh niên. Dự thi trượt thì cũng phải làm. Như có thể sẽ trưởng thành hơn hoặc có thể sẽ hiểu ra rằng mình cần phải đi theo con đường khác. Dù thế nào cũng có thể tiến lên phía trước. Thay đổi lối sống hiện tại chính là như vậy đó. Nếu cứ mãi không gửi bản thảo dự thi, sẽ chẳng tiến lên được… Cậu không cho rằng cứ đưa đủ các “lý do không thể làm được” để đáp lại một vấn đề đơn giản – một việc cần phải làm là một cách sống khổ sở sao?… Nhà triết gia còn cho rằng, cuộc đời của chàng thanh niên được quyết định ở chính thời điểm này, chứ không phải là những gì diễn ra ở trong quá khứ, không phải những gì đã xảy ra trước kia. Dù quá khứ có tối tăm đến mức nào chả ảnh hưởng gì đến tương lai cả. Mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người Chàng thanh niên hỏi nhà Triết gia rằng “Để xóa tan phiền muộn thì chỉ có cách sống một mình trong vũ trụ” nghĩa là sao, chẳng phải nếu chỉ sống một mình sẽ lại bị cảm giác cô độc làm cho phiền muộn hay sao? Và nhà triết gia đáp lại rằng cậu cô độc không phải vì cậu có một mình. Và theo nhà triết gia nói về Adler cho rằng mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người. Vì những phiền muộn nội tâm không hề tồn tại mà trong bất cứ muộn phiền nào đều mang bóng dáng của người khác. Những muộn phiền này được Adler cho rằng, nếu như thế giới chỉ có chính mình, không có xuất hiện người khác, thì sự phiền muộn cũng sẽ tan biến. Cô độc không phải vì chỉ có một mình. Cậu cảm thấy mình bị tách biệt, xa lánh khỏi những người xung quanh, khỏi xã hội, cộng đồng, đó mới gọi là cô độc. Chúng ta cần người khác để cảm thấy cô độc. Nghĩa là con người chỉ trở thành “cá nhân” khi đặt vào các mối quan hệ xã hội mà thôi. Tự do thực sự là gì? Chúng ta nói chúng ta muốn một cuộc sống tự do nhưng bản chất của tự do là gì, thực sự tự do là gì thì lại rất ít người biết. Theo như nhà triết gia tự do thực sự là đẩy bản thân lăn ngược lên dốc. Hay cụ thể hơn là tự do là bị người khác ghét. Chắc hẳn chúng chả muốn ai ghét mình cả. Chúng ta đều muốn ai cũng sẽ hòa hợp với mình. Nhưng để sống mà không một ai ghét là một cách rất mất tự do. Chúng ta phải xoay sở bản thân chúng ta theo người nọ, theo người kia. Nhiều khi chúng ta cảm thấy thật mệt mỏi khi phải xoay sở như vậy. Nếu muốn được tự do tức là ta không phải xoay sở theo ai cả nghĩa là bị người khác ghét. Cái giá này là cái giá khá đắt chúng ta phải trả để tìm được sự tự do. Hi vọng cuốn sách cũng là chìa khóa để mở ra cánh cửa cho những bạn sống thiếu sự “can đảm” và sẽ tìm ra mục đích sống, cách sống và đúng như cái tên dám bị ghét để sống thực sự với chính mình.
Chó Sủa Nhầm Cây
Có khi nào bạn cảm thấy tự ti về bản thân mà không biết phải làm sao để biến điểm yếu thành lợi thế. Vậy thì Chó Sủa Nhầm Cây sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc đó và sẽ là cuốn sách đáng đọc cho những ai muốn biết nhiều hơn về thành công. Đôi nét về tác giả Eric Barker là người sáng lập trang Blog Barking Up The Wrong Tree. Các bài viết của anh đã được nhắc đến ở New York Times, Wall Street Journal, The Atlantic Monthly, Time Magazine, The Week, Business Insider, và hàng loạt báo khác. Anh từng là biên kịch ở Hollywood, đã tham gia vào các dự án của Walt Disney Pictures, Twentieth Century Fox, và Revolution Studios. Chó Sủa Nhầm Cây đã đứng hạng 2 trong danh sách bán chạy của Wall Street Journal kể từ khi ra mắt, và đã dịch ra nhiều thứ tiếng: Nhật, Indonesia, Bulgaria, Ba Tư, Việt Nam. Nội dung cuốn sách Chó Sủa Nhầm Cây – Tại sao những gì ta biết về thành công có khi lại sai là quyển sách gây tiếng vang, liên tục nằm trong danh sách bestseller Amazon của tác giả kiêm chủ trang blog Barking up the wrong tree – Eric Barker. Xuyên suốt nội dung sách, Eric sẽ cùng chúng ta lý giải một cách đầy hóm hỉnh nhưng không kém phần chặt chẽ những quan niệm khác nhau về thành công từ trước đến nay. Và ở cuối con đường đó, mỗi người chúng ta sẽ tự tìm thấy ngưỡng cửa thành công cho riêng mình. Cuốn sách cung cấp thông tin và bạn đọc sẽ biết được mấu chốt của thành công nằm ở đâu, và rồi việc thận trọng và tuân thủ chơi theo luật trong các tình huống công việc, cuộc sống có dẫn ta đến thành công, liệu rằng người tốt có về đích cuối cùng trong cuộc chiến thành công và hạnh phúc? Những kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng và người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc? Các câu hỏi trên sẽ được làm sáng tỏ qua từng mẫu truyện và cách dẫn dắt vô cùng hài hước và hấp dẫn bởi những luận điểm, luận cứ rất chặt chẽ, logic và thuyết phục của tác giả. Bạn có biết: – Các thủ khoa hiếm khi trở thành triệu phú, và nhược điểm lớn nhất có khi lại là ưu điểm tuyệt vời nhất mà ai ai cũng khao khát sở hữu. – Ở công ty, sự chăm chỉ đang bị thổi phồng quá mức, còn những trò nịnh bợ lại thường mang đến kết quả tốt, và liệu đề cao chính nghĩa hay sa vào tà đạo mới là con đường dẫn đến thành công? – Những người lính Navy SEAL và những nhân viên bán bảo hiểm có một điểm chung quan trọng, và cách sử dụng nguyên tắc WNGF trong thiết kế trò chơi để biến đống bài tập chán ngắt thành những trò chơi hấp dẫn. Rất nhiều lời khuyên về thành công rất logic, đầy cảm hứng, và sai bét. Bằng cách nhìn qua lăng kính khoa học để xem những người cực kỳ thành công khác với mình ở những điểm nào, ta học được cách để trở nên giống họ—và nhận ra trong vài trường hợp, không được như họ hóa ra lại tốt hơn. Review sách Chó Sủa Nhầm Cây Cuốn sách đã đến đúng lúc với mình. Sách self-help sẽ phù hợp khi bạn đọc đúng thời điểm mình cần nó. Ai đó đã từng trải qua 1 môi trường toxic/cực đoan, ai đó luôn gò ép mình phải “đạt được điều gì” bất chấp phương pháp có thể gây hại cho bản thân, có thể bạn sẽ tìm thấy điều gì đó từ cuốn sách này. Chó Sủa Nhầm Cây – Tại sao những gì ta biết về thành công có khi lại sai đã cuốn hút mình từ tên gọi – mô tả đúng những điều mình vừa trải qua, khiến mình phải lòng từ cái nhìn đầu tiên. Và nội dung cuốn sách đã giúp mình chữa lành tâm lý, tự tin hơn với lựa chọn của bản thân. (Gấu Poo) Một quyển sách rất khoa học, logic. Khi tác giả muốn chứng minh một quan điểm nào đó, ông đều dẫn chứng số liệu từ các bài nghiên cứu khoa học, điều này làm mình vững tin thêm các luận điểm của tác giả – mình đã bị tác giả thuyết phục hoàn toàn. Tuy nhiên, vì viết theo phong cách khoa học nên tác giả đề cập rất nhiều hướng xảy ra xung quanh một luận điểm, điều này có thể gây khó khăn cho một số người đọc, nhưng đối với mình thì mình lại thích, vì mình được nhìn nhiều góc độ của một vấn đề, và từ các góc độ đó cho mình rất nhiều bài học nữa. Và cũng vì lý do này mà mình không thể đọc sách liên tục, mình phải ngắt quãng ra, theo từng chương, từng luận điểm để không bị “quáng”, với chia thời gian đọc cũng giúp mình có khoảng trống “tiêu hoá” những bài học của tác giả tốt hơn. Chốt lại, đây là một quyển sách mình rất thích.  (Quế Đặng) Quyển sách này các bạn có thể gắn mác self-help cho nó. Nhưng thật sự nó khác, rất khác so với những quyển self-help khác mà mình từng đọc. Từng nội dung được trình bày cụ thể và có dẫn chứng đáng tin cậy, không phải nói kiểu ba hoa nguỵ khoa học. Nói chung là sách rất hay và đáng đọc. (Trần Khải)