Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đạo - Nguyên lý sống hòa hợp và quân bình

Lịch sử Đạo gia ẩn hiện phía sau bức màn huyền thoại. Dòng thời gian đã khuất lấp hầu như toàn bộ các sự kiện gắn liền với giai đoạn sơ khai của nó, chỉ để lại một vài nét tổng quan lờ mờ hiện ra dưới cái nhìn của giới sử gia. Các bậc thánh triết của Đạo gia là những nhân vật có tiểu sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết, ngụ ngôn và huyền thoại. Phần lớn những câu chuyện ấy xuất phát từ Đạo giáo, một tôn giáo có quá nhiều tín điều và hình thức thực hành tín ngưỡng. Điều may mắn là, cùng với các bản văn cổ của Đạo gia nguyên thủy, tinh hoa tư tưởng của các bậc thánh triết ấy vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Đạo là một khái niệm rất cổ xưa. Những ý niệm về đạo đã góp phần hình thành nên nền văn minh và kho tàng triết lý phương Đông. Khởi đầu từ Lão Tử, các bậc thánh triết của Đạo gia đã xây dựng triết thuyết của mình trên nền tảng ý niệm về Đạo như một nguyên lý tuyệt đối, tiên nguyên, vô hình vô danh, huyền diệu và bất khả tư nghị.

Mặc dù được xây dựng trên nền tảng ý niệm huyền nhiệm, triết lý của Đạo gia có tầm ứng dụng thiết thực trong đời sống con người. Từ hàng ngàn năm nay, các nguyên lý của Đạo là nguồn cảm hứng tinh thần của con người, có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành và phát triển của các ngành học thuật như: chính trị, tôn giáo, triết học, văn học, nghệ thuật, y thuật, võ thuật, khoa học v.v… Các nguyên lý ấy cũng được vận dụng kết hợp vì một số triết thuyết khác, đặc biệt là Phật giáo Thiền tông và đạo Nho. Sự kết hợp ấy đã tạo nên kho tàng trí thức minh triết phương Đông, thể hiện trọn vẹn cái nhìn của con người về thế giới vũ trụ và nhân sinh.

Trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay, con người buộc phải nỗ lực không ngừng để có được một đời sống thành đạt và hạnh phúc. Áp lực của cuộc sống tạo ra sự căng thẳng và bất an. Theo quan niệm của Đạo gia, con người hoàn toàn có thể đạt được một cuộc sống toàn mãn mà không cần nỗ lực thái quá. Các nguyên lý của Đạo là phương tiện hữu hiệu giúp con người thực hiện được mục đích đó. Chúng ta có thể hợp nhất với Đạo mà vẫn không mất đi chính mình, có thể hòa vào dòng đời biến động mà vẫn giữ được nhịp sống quân bình và phát huy trọn vẹn năng lực nội tại. Nghịch lý hơn cả, hay nói đúng hơn là huyền nhiệm hơn cả, các nguyên lý ấy giúp chúng ta khai phá tiềm năng tinh thần bằng cách đối mặt với “những điều không biết”. Tóm lại, triết lý của Đạo gia có thể giúp chúng ta tìm thấy một phương cách sống quân bình, an lạc và đầy sức sáng tạo.

Quyển sách này được biên soạn với mục đích giúp bạn đọc tìm hiểu các nguyên lý của Đạo gia và cách thức vận dụng chúng để xây dựng một đời sống khang kiện và hạnh phúc. Về mặt hình thức, quyển sách này được chia làm ba phần, bao gồm 17 chương.

- Phần I trình bày những nét chính trong lịch sử hình thành và phát triển của triết lý Đạo gia.

- Phần II lý giải những quan niệm cơ bản trong triết thuyết của Đạo gia, đúc kết các nguyên lý của Đạo trên tinh thần tôn trọng tính tương giao và thống nhất của các nguyên lý ấy.

- Phần III trình bày và hướng dẫn cách vận dụng các nguyên lý của Đạo trong đời sống thực tế.

Tác giả rất mong quyển sách này sẽ mang đến cho bạn đọc niềm hứng khởi tinh thần trên con đường xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và an lạc trong đời.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Chí Tôn Ca nguyên nghĩa - Bhagavad Gita
Chí Tôn Ca kể về hành trình giác ngộ của Arjuna (hoàng tử của nhà Pandavas) về nhân sinh quan và tìm đến Chân ngã thông qua Yoga ngay trước khi cuộc chiến giữa năm anh em nhà Pandavas và một trăm anh em nhà Kauravas diễn ra dưới sự giảng dạy của Đức Chí Tôn (Krishna).  kể về hành trình giác ngộ của Arjuna (hoàng tử của nhà Pandavas) về nhân sinh quan và tìm đến Chân ngã thông qua Yoga ngay trước khi cuộc chiến giữa năm anh em nhà Pandavas và một trăm anh em nhà Kauravas diễn ra dưới sự giảng dạy của Đức Chí Tôn (Krishna). Trong Chí Tôn Ca, những yếu tố khác nhau, cạnh tranh với nhau bên trong hệ thống triết học Ấn Độ, đều đến với nhau và tích hợp thành một tổng đề bao hàm toàn diện. Giáo lý Áo nghĩa thư về đấng Brahman siêu việt, thuyết hữu thần Bhagavata, lòng hiếu thảo, thuyết nhị nguyên của phái Số luận (Sāṃkhya), và thiền định Du-già, đều rút ra từ tính hợp nhất hữu cơ. Tri giác về sự thật được đúc kết từ sự đổi mới cuộc đời. Cảnh giới tâm linh không phải cắt lìa khỏi cảnh giới cuộc đời. Tách lìa con người ra khỏi ước vọng ngoại tại và phẩm tính nội tâm là xâm phạm đến tính nguyên toàn của đời người. Hai dòng Thực tại, siêu việt và thực nghiệm, đều gần gũi nhau rất mật thiết. Con người, bằng cách phát huy yếu tính tâm linh nội tại, đã có được một dạng quan hệ mới với thế giới, phát triển thành tự do nơi tính nguyên toàn của cái Ngã không bị thỏa hiệp. Trở nên nhận biết về chính mình như là một cá nhân năng động và sáng tạo, đời sống không phải được điều động bằng kỷ luật uy quyền ngoại tại mà bằng quy luật nội tại của tự do hiến dâng cho chân lý.
Khai Mở Con Mắt Thứ Ba (Tây Tạng Huyền Bí) - Lobsang Rampa
Con mắt thứ ba hay Tây Tạng Huyền bí - (The Third Eye - Lần đầu xuất bản năm 1956). Đây là cuốn sách đầu tiên, một cuốn tự truyện về cuộc hành trình của một thanh niên trẻ để trở thành một vị Lạt ma y tế và trải qua phẫu thuật để mở con mắt thứ ba. Chúng ta có được cái nhìn thoáng qua về cuộc sống trong lạt ma viện ở Tây Tạng và hiểu biết sâu sắc về kiến thức tâm linh. Cho đến thời điểm này cuộc sống trong các lạt ma viện ở Tây Tạng vẫn chưa được biết đến, ngay cả với một số ít người đã thực sự viếng thăm Tây Tạng. Lobsang đã vào tu viện Chakpori ở Tây Tạng và được học những điều bí mật nhất của khoa học Tây Tạng bí truyền và nhiều điều hơn nữa. Con mắt thứ ba hay Tây Tạng Huyền bí - (The Third Eye - Lần đầu xuất bản năm 1956). Đây là cuốn sách đầu tiên, một cuốn tự truyện về cuộc hành trình của một thanh niên trẻ để trở thành một vị Lạt ma y tế và trải qua phẫu thuật để mở con mắt thứ ba. Chúng ta có được cái nhìn thoáng qua về cuộc sống trong lạt ma viện ở Tây Tạng và hiểu biết sâu sắc về kiến thức tâm linh. Cho đến thời điểm này cuộc sống trong các lạt ma viện ở Tây Tạng vẫn chưa được biết đến, ngay cả với một số ít người đã thực sự viếng thăm Tây Tạng. Lobsang đã vào tu viện Chakpori ở Tây Tạng và được học những điều bí mật nhất của khoa học Tây Tạng bí truyền và nhiều điều hơn nữa.Về tác giả Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn một vị Lạt ma người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 năm 1910 - 25 tháng 1 năm 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra. Vào tháng 11 năm 1956, cuốn sách đầu tiên với tựa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba hay Tây Tạng huyền bí) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng từ năm lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thứ ba làm tăng cường khả năng nhìn hào quang của ông. Trong cuốn The Rampa story (Câu chuyện của Rampa) và Doctor from Lhasa (Bác sỹ từ Lhasa), ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì những đòn tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của Cyril Henry Hoskin để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Tu sĩ Bác sĩ Rampa nhập vào mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng. Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn một vị Lạt ma người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 năm 1910 - 25 tháng 1 năm 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra.Vào tháng 11 năm 1956, cuốn sách đầu tiên với tựa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba hay Tây Tạng huyền bí) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng từ năm lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thứ ba làm tăng cường khả năng nhìn hào quang của ông. Trong cuốn The Rampa story (Câu chuyện của Rampa) và Doctor from Lhasa (Bác sỹ từ Lhasa), ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì những đòn tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của Cyril Henry Hoskin để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Tu sĩ Bác sĩ Rampa nhập vào mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng.
LÀN SÓNG TÔN GIÁO TRÊN ĐẤT VIỆT
Trong tập này tác giả chỉ trình bày những tin lý, những luận thuyết cơ bản của các trào lưu tôn giáo và triết học Âu á đã ảnh hưởng đến quốc hồn Việt Nam ta. còn những nghi lễ phụng vụ, quan niệm chính trị xã hội thì không bàn đến. Chúng tôi cũng không bình luận, phân rõ chỗ nào đúng, chỗ nào sai.Tâm lý dân Việt sâu thẩm, ý thức siêu việt vượt qua thế giới hữu hình, tìm lẽ sống ở một thế giới siêu nhiên.
MA QUỶ TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Lời Chúa Trong Tin MừngKhi nói một quả quyết nào đó là "Lời Chúa trong Tin Mừng", chúng ta xác nhận rằng quả quyết ấy là chân lý vững chắc không cần phải bàn cãi nữa. Đối với Kitô hữu, Đức Kitô là một quyền bính tối thượng, quyền bính mà ta phải cúi đầu tuân phục, phải hết lòng tin cậy và yêu mến. Ngay cả đối với những người không tin Chúa, Đức Kitô cũng là một trong số những nhân vật phi phàm nhất của lịch sử. Ngài là biểu tượng của ngay thẳng và chân thật. Ngài là người đã nói: "Lời nói của các con phải: có thì nói có, không thì nói không". Tất cả những gì không theo nguyên tắc đó đều thiếu đúng đắn! Vậy chúng ta hãy tự hỏi Đức Kitô nghĩ gì và nói gì về Satan. Về điểm này cũng như về mọi điểm khác liên quan đến đời sống tôn giáo của con người, sách Tin Mừng đều nói rất chuẩn mực và dứt khoát. Nếu những người mất đức tin không chấp nhận tính chuẩn mực và dứt khoát của Tin Mừng, thì chắc chắn, nếu không nại đến Tin Mừng, họ sẽ không hiểu gì về não trạng tôn giáo của những thế kỷ trước đây ở Pháp. Những ai đã hoặc đang tin rằng mình đã tiếp xúc với ma quỷ, những ai đã bị chúng tấn công như cha sở họ Ars, những ai bị mọi người coi là "bị quỷ nhập" và được người ta trừ quỷ cho, tất cả những người đó đều đã hết lời giải thích những tình trạng mà họ cảm thấy, đã được nói đến trong sách Tin Mừng và trong Truyền Thống phát xuất từ Tin Mừng.