Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Truyện Cổ Andersen

Truyện Cổ Andersen

Truyện Cổ Andersen

Truyện Cổ Andersen là tập hợp các tác phẩm của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen như: Bà chúa tuyết, cô bé tí hon, bộ quần áo mới cảu hoàng đế.

Không chỉ đơn thuần là kể chuyện, tác giả còn muốn đem đến cho người đọc những bài học quý giá. Với lối viết chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, Andersen đưa người đọc lạc vào thế giới của thế giới cổ tích đầy kì bí. Kết thúc mỗi câu chuyện lại để lại cho người đọc một bài học hay về cuộc sống.

Nhà văn Hans Christian Andersen (1805 – 1875) có lẽ là một hiện tượng văn học hiếm có trên thế giới.. Andersen viết du ký, kịch, tiểu thuyết, làm thơ, nhưng nổi nhất là truyện. Truyện của ông dựa vào truyện dân gian, truyền thuyết, lịch sử, đời sống hàng ngày và cả cuộc đời riêng của tác giả.

Đọc thêm:

Tuyển Tập Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Thế Giới Tây Du Ký Nghìn Lẻ Một Đêm

Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn độc cuốn Truyện Cổ Andersen. Để nhận sách mới hàng tuần, các bạn đừng quên đăng ký email “mỗi tuần một cuốn sách hay” nhé.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Mắt Lệ Cho Người (Du Tử Lê)
Ngôi nhà như bị cắt đứt hẳn liên lạc với thế giới bên ngoài và đang nghiêng đi bởi những dòng nước ào ạt từ trên cao đổ xuống. Chúng tôi đã bước sang ngày thứ ba chịu đựng cơn mưa dầm dề ngày đêm không dứt. Ở thị trấn này, hầu như năm nào cũng có một trận mưa tối tăm trời đất như vậy. Về vấn đề thực phẩm chúng tôi không lo lắm bởi dì Năm đã dự trữ đồ ăn khô đủ cho một tháng hay hơn thế nếu dè xẻn. Hơn nữa, cả nhà, cũng chỉ có hai miệng ăn, ngoài hai dì cháu tôi, không còn một ai khác. Nhưng vấn đề là sự bồn chồn nôn nả một cách khác thường, mỗi giây phút qua một bật lên rõ ràng ở trong tôi. Ba đêm nay rồi tôi không khi nào chợp mắt được quá một tiếng. Ngày tôi cũng không ngủ được. Dì Năm không giấu được nỗi lo lắng áy náy. Dì nói, có mấy ngày thôi mà trông tôi khác hẳn.Gầy xộp đi như người ốm mới dậy. Tìm mua: Mắt Lệ Cho Người TiKi Lazada Shopee Dì hỏi tôi cảm thấy trong người ra sao, có ốm đau gì không mà sao tôi sút đi một cách nhanh chóng dễ sợ đến như vậy. Tôi trả lời dì là tôi vẫn bình thường, không sao hết. Trả lời như vậy chứ thực ra, tôi đã nói dối dì Năm. Tôi hiểu tại sao tôi mất ngủ và tại sao tôi lại ốm nhanh như thế này. Tôi nghĩ cũng chẳng ích gì khi đem chuyện của tôi và chàng ra nói với dì. Hẳn nhiên là dì Năm sẽ chẳng giúp được gì cho tôi nhưng chính sự im lặng này đã khiến tôi mỗi ngày một uất ức thêm. Tôi cũng không hiểu vì sao, câu chuyện của bảy tám năm qua, giờ đây lại trở về như mới xảy ra vừa xong cho tôi. Cái trực giác bén nhậy, ít khi sai của tôi, đã báo cho tôi biết, tai họa, một lần nữa lại sắp sửa giáng xuống đầu tôi. Tai họa này sẽ được bắt đầu bằng sự tìm đến của một kẻ nào đó, trong một ngày nào đó, gần lắm. Có thể là trong ngày hôm nay, có thể sáng mai, hay buổi chiều. Tôi không thể biết chắc. Nhưng tôi linh cảm thấy kẻ đó đang mỗi giờ, mỗi phút tiến lại gần tôi hơn. Có lúc tôi tưởng kẻ đó đã ở ngay bên cạnh tôi, đang đứng trước mặt, đang nấp sau lưng tôi, và cái cảm tưởng này đã làm tôi rùng mình, hốt hoảng. Thần trí tôi luôn bị lay động với cái ám ảnh kỳ quái này. Phải chăng vì thế tôi đã không thể nào chợp mắt được? Nhưng mặt khác, thực tế hơn, tôi không thể tin rằng có một kẻ nào tìm đến nơi hẻo lánh này giữa cơn mưa dầm dề đã ba ngày không dứt. Phải. Đã từ ba ngày nay không còn một chuyến xe hàng nào đi ngang đây nữa. Ngày thường, thỉnh thoảng tôi còn nhìn thấy những chuyến xe hàng cũ kỹ, xục xịch, chạy từ trung tâm thị trấn, ngang qua con đường này, tới những buôn thượng ở phía cánh rừng bên kia ngọn đồi, về hướng tây. Mà những chuyến xe hàng đó cũng không có thường gì. Họa hoằn lắm một ngày mới thấy một chuyến chở muối gạo nước mắm hay những vật dụng cần thiết tới những buôn thượng để lúc trở về đem theo thịt rừng, da thú và những thổ sản đặc biệt khác của mấy buôn này. Đang nghĩ ngợi vẩn vơ, chợt tôi nghe thấy tiếng động cơ nổ ở đâu đó xa lắm. Tiếng động cơ theo chân gió vẳng đưa tới tai tôi, lúc mạnh, lúc yếu. Tôi không dám tin ngay nơi thính giác của mình. Tôi chạy ra ngoài hiên. Mưa ào ạt quất đập cả cây cối. Những dòng nước trắng xóa ào ào cuốn trôi những cành cây và xác lá. Dì Năm cũng đang đứng tựa lưng vào cột nhà. Tôi bước lại gần dì và lắng nghe. Tiếng động cơ nổ rất rõ. Không thể nào lầm lẫn với tiếng động cơ khác được. Tôi đưa mắt nhìn dì Năm. Hình như dì Năm không để ý đến sự dọ hỏi bằng mắt của tôi. Dì nắm lấy tay tôi. Thời gian qua chậm chạp. Chậm đến đổi tôi thấy tức nghẹn hơi thở ở ngực. Chợt dì Năm nói: -Con nghe gì không? -Tiếng xe nổ. Tôi nói. Dì Năm ngơ ngác một giây trước khi đáp: -Đúng! Nhưng in là đã chết máy. -Dì nói gì ạ? -Con không nhận ra sao? -Thưa, tiếng xe im bặt, đột nhiên im bặt. -Con nghĩ sao? -Con cũng nghĩ… như dì. Xe chết máy. -Có thể chăng? -Vâng, có thể lắm chứ. -Hay… -Sao cơ dì? -Hay dì và con đi. -Đi đâu trong cơn mưa này được? -Đi về phía xe. Phía phát ra tiếng động cơ. -Làm sao được? Biết ở đâu? -Được chứ. Cứ đi. -Không được đâu dì. Giữa rừng. Trời đã tối. Tiếng xe đã tắt. Chúng ta không có cách nào để định phương hướng giữa tiếng mưa đều đập xuống bốn phía chung quanh. -Không lẽ mình cứ thản nhiên. -Không. Con sợ lắm. -Sợ cái gì? -Sự lẻ loi, cô độc. Dì Năm cười. Nụ cười chỉ lay động những đường nhăn xếp lớp hai bên má xong lại phẳng lặng như cũ: -Con nhút nhát quá. Chẳng có gì mà cũng sợ được. -Vâng. Con thiếu can đảm. -Con cần nhiều nghị lực hơn mới có thể sống vững trong đời sống này. -Chính con mơ ước điều đó. Được như vậy, chắc con đã khác. Khác lâu rồi. Không như bây giờ. Không ở đây. -Nghĩa là? -Con không giải thích được. Nhưng con mơ ước. -Mơ ước? Dì Năm hỏi lại giọng xa vắng và lạc lõng. Đôi mắt chỉ còn như hai khoanh ruột nhãn thoáng sáng lên, rồi vụt sầm tối, đục lại. Mầu đục ẩm của nền trời nhiều mây mù và hơi nước. Mầu đục ẩm của quá khứ sau lưng và tương lai trước mặt. -Tính sao giờ con?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Du Tử Lê":Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết ĐờiNgửa MặtTôi Với Người Chung Một Trái TimTrên Ngọn Tình SầuMắt Lệ Cho NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mắt Lệ Cho Người PDF của tác giả Du Tử Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lớp Sóng Phế Hưng (Hồ Trường An)
Bà Bếp Luông lột chiếc khăn rằn, vớ cái quạt mo cau quạt phành phạch, ong nóng chửi: - Mồ tổ cha lủ con ăn hại. Thằng lớn thì vào Sóc để ve vãn mấy con đầu gà đít vịt, hai đứa con gái lớn mượn cớ đi đây đi đó để bẹo dạng bẹo hình với tụi con trai. Người ta có phước đẻ con nhờ con cậy, còn tui nghiệp dầy đức mỏng, đẻ ba thứ sấu bắt hùm tha, chằn ăn trăn quấn. Phải dè, tui đẻ ra hột gà hột vịt, luộc ăn còn bổ ích hơn… Út Biên vẫn dửng dưng trước thái độ giận dữ của mẹ. Cậu ta đã quen cảnh lục đục trong nhà này rồi. Tối nay, có trăng cậu ta sẽ đi cắm câu, mười chiếc cần câu đã vót xong, dựng trong góc nhà. Bà Bếp Luông khệ nệ bưng ba chiếc thúng từ dưới xuồng ba lá lên. Bà đem chuối cau và mảng cầu xiêm chưng trên chiếc dĩa quả tử, đặt trà, nhang, lên bàn thờ. Bên ngoài, trời chưa đứng bóng. Gió mát từ trên đám ruộng mọc đầu cỏ lác, cỏ song chằng, thổi lao xao trên hàng câyso đủa. Ngoài xa hơn nữa,tiếng chim bìm bịp kêu vang vang. Con nước ròng dưới lòng rạch trước nhà đứng lại, sắp đổi chiều. Bà Bếp Luông mở khạp, lấy gạo nấu cơm. Hôm nay bà đi chợ, có mua một ký thịt heo và một con khô cá mặn thật lớn. Đêm hôm qua, Hai Cường, cậu trưởng nam của bà nói thèm ăn cá mặn chưng với gừng, nên khi đi chợ bà không quên mua con khô cá mặn cho con. Cơm vừa sôi,bà Bếp Luông bắt lên chiếc hỏa lò khác với nước để nấu canh rau. Khi mâm cơm vừa dọn ra thì Hai Cường và cô Năm Nhan về tới. Hai Cường là cậu thanh niên trạc hăm hai tuổi, khỏe mạnh, khôi ngô. Anh ta cởi trần trùng trục,chỉ mặc chiếc quần xà lỏn đen,chân đi trần dính bùn bê bết. Cô Nhan trạc mười tám tuổi,da ngăm, nhưng mặt có duyên, dáng điệu khoan thai. Hai Cường đưa cho mẹ ốp trầu vàng và buồng cau tơ, nói.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Trường An":Bãi Gió Cồn TrăngLớp Sóng Phế HưngTruyện Ngắn - Hồ Trường AnTruyện Ngắn 2 - Hồ Trường AnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lớp Sóng Phế Hưng PDF của tác giả Hồ Trường An nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lớp Sóng Phế Hưng (Hồ Trường An)
Bà Bếp Luông lột chiếc khăn rằn, vớ cái quạt mo cau quạt phành phạch, ong nóng chửi: - Mồ tổ cha lủ con ăn hại. Thằng lớn thì vào Sóc để ve vãn mấy con đầu gà đít vịt, hai đứa con gái lớn mượn cớ đi đây đi đó để bẹo dạng bẹo hình với tụi con trai. Người ta có phước đẻ con nhờ con cậy, còn tui nghiệp dầy đức mỏng, đẻ ba thứ sấu bắt hùm tha, chằn ăn trăn quấn. Phải dè, tui đẻ ra hột gà hột vịt, luộc ăn còn bổ ích hơn… Út Biên vẫn dửng dưng trước thái độ giận dữ của mẹ. Cậu ta đã quen cảnh lục đục trong nhà này rồi. Tối nay, có trăng cậu ta sẽ đi cắm câu, mười chiếc cần câu đã vót xong, dựng trong góc nhà. Bà Bếp Luông khệ nệ bưng ba chiếc thúng từ dưới xuồng ba lá lên. Bà đem chuối cau và mảng cầu xiêm chưng trên chiếc dĩa quả tử, đặt trà, nhang, lên bàn thờ. Bên ngoài, trời chưa đứng bóng. Gió mát từ trên đám ruộng mọc đầu cỏ lác, cỏ song chằng, thổi lao xao trên hàng câyso đủa. Ngoài xa hơn nữa,tiếng chim bìm bịp kêu vang vang. Con nước ròng dưới lòng rạch trước nhà đứng lại, sắp đổi chiều. Bà Bếp Luông mở khạp, lấy gạo nấu cơm. Hôm nay bà đi chợ, có mua một ký thịt heo và một con khô cá mặn thật lớn. Đêm hôm qua, Hai Cường, cậu trưởng nam của bà nói thèm ăn cá mặn chưng với gừng, nên khi đi chợ bà không quên mua con khô cá mặn cho con. Cơm vừa sôi,bà Bếp Luông bắt lên chiếc hỏa lò khác với nước để nấu canh rau. Khi mâm cơm vừa dọn ra thì Hai Cường và cô Năm Nhan về tới. Hai Cường là cậu thanh niên trạc hăm hai tuổi, khỏe mạnh, khôi ngô. Anh ta cởi trần trùng trục,chỉ mặc chiếc quần xà lỏn đen,chân đi trần dính bùn bê bết. Cô Nhan trạc mười tám tuổi,da ngăm, nhưng mặt có duyên, dáng điệu khoan thai. Hai Cường đưa cho mẹ ốp trầu vàng và buồng cau tơ, nói.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Trường An":Bãi Gió Cồn TrăngLớp Sóng Phế HưngTruyện Ngắn - Hồ Trường AnTruyện Ngắn 2 - Hồ Trường AnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lớp Sóng Phế Hưng PDF của tác giả Hồ Trường An nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Làm Lẽ (Mạnh Phú Tư)
Tiểu thuyết ngắn đầu tay của Mạnh Phú Tư, đoạt giải Tự lực văn đoàn năm 1939. Mạnh Phú Tư (1913-1959), tên thật là Phạm Văn Thứ, cùng chi với chi của tuyển thủ bóng đá nam quốc gia Phạm Như Thuần, quê ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông là một tác giả văn xuôi nổi tiếng trước năm 1945, trong đó tác phẩm tiêu biểu là tiểu thuyết "Làm lẽ" được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Thanh Hà. Ông tiếp tục viết văn, làm báo. Năm 1959, ông mất ở Hà Nội khi đang làm biên tập viên báo "Văn học". PHẦN THỨ NHẤT Một buổi trưa nắng gắt, cuối hè. Hình như có bao nhiêu sức nóng, ngày giờ cố hút hết, để sắp sửa sang thu. Trong làng không một tiếng động; mọi vật bị nắng đốt, im lìm trong không khí khó thở. Không một hơi gió. Trên chiếc sân đất nẻ, gồ ghề và rắn cứng, Trác đội chiếc nón chóp rách, khom lưng quét thóc. Nàng phải dển hai bàn chân để tránh bớt sức nóng của sân đất nện. Thỉnh thoảng, nàng đứng ngay người cho đỡ mỏi lưng, rồi đưa tay áo lên lau mồ hôi ròng ròng chảy trên mặt. Chiếc áo cánh nhuộm nâu đã bạc màu và vá nhiều chỗ bị ướt đẫm, dán chặt vào lưng nàng. Cái yếm trắng bé nhỏ quá, thẳng căng trên hai vú đến thì và để hở hai sườn trắng mịn. Mỗi lần Trác cúi hẳn xuống để miết chiếc chổi cùn nạy những hạt thóc trong các khe, cái váy cộc, hớt lên quá đầu gối, để lộ một phần đùi trắng trẻo, trái hẳn với chân nàng đen đủi vì dầm bùn phơi nắng suốt ngày. Tìm mua: Làm Lẽ TiKi Lazada Shopee Dưới mái hiên, ngay gần chái nhà bếp, bà Thân, mẹ nàng, ngồi trên mảnh chiếu rách, chăm chú nhặt rau muống. Bà cầm trong tay từng nắm rau con, vảy mạnh cho sạch những cánh bèo tấm, rồi cẩn thận ngắt lá sâu, lá úa; vạch từng khe, từng cuống tìm sâu. Bà cẩn thận như thế là vì đã hai bữa cơm liền, bữa nào trong bát rau luộc cũng có sâu, và Khải, con giai bà, đã phải phàn nàn làm bà đến khó chịu. Chốc chốc, bà với chiếc khăn mặt đỏ rách vắt trên vai, lau mắt như để nhìn cho rõ thêm. Hết mớ rau, bà mệt nhọc, ngồi ngay hẳn lên, thở hắt ra một hơi dài, đưa mắt nhìn ra sân. Thấy Trác làm lụng có vẻ mệt nhọc, bà động lòng thương, dịu dàng, âu yếm bảo: - Nắng quá thì để đến chiều mát hãy quét con ạ. Tội gì mà phơi người ra thế. Rồi bằng một giọng buồn buồn như nói một mình: - Khốn nạn! Con tôi! Nắng thế này! Trác thấy mẹ ngọt ngào, tỏ vẻ thương mình, trong lòng lâng lâng vui sướng. Nàng cũng dịu dàng đáp lại: - Chả còn mấy, mẹ để con quét nốt. Nói xong nàng lại cúi xuống thong thả quét. Nàng vui vẻ thấy đống thóc gần gọn gàng: nhưng nàng vẫn không quên rằng hót xong thóc lại còn bao nhiêu việc khác nữa: tưới một vườn rau mới gieo, gánh đầy hai chum nước, thổi cơm chiều, rồi đến lúc gà lên chuồng, lại còn phải xay thóc để lấy gạo ăn ngày hôm sau. Song nàng không hề phàn nàn, vì phải vất vả suốt ngày. Những việc ấy, không ai bắt buộc nàng phải làm, nhưng nàng hiểu rằng không có thể nhường cho ai được, và nếu nàng không dúng tay vào tất trong nhà sẽ không được êm thấm, vui vẻ. Quét vòng quanh mấy lần, từng thóc đã dần dần dày thêm, và nhát chổi đã thấy nặng, Trác lấy cào vuôn thóc vào đống. Bà Thân đã nhặt xong ba mớ rau. Bà biết rằng bà đã xem xét cẩn thận lắm, nên bà vừa bới những ngọn rau trong rổ, vừa thì thầm: "Lần này thì đào cũng chẳng có lấy nửa con!" Bà đứng lên mang rổ rau đi rửa. Vì ngồi lâu, nên hai chân tê hẳn, mấy bước đầu bà phải khập khiễng, như đứa bé mới tập đi. Bà cầm chiếc nón rách cạp, đội lên đầu, rồi bước xuống sân. Thấy Trác đặt chiếc cào mạnh quá, bà khẽ nói: - Đưa cào nhẹ chứ con ạ, kẻo nó trật gạo ra. Trác im lặng, không trả lời; nhưng từ nhát cào sau nàng làm theo lời ngay. Tính nàng vẫn thế. Không bao giờ nàng muốn trái ý mẹ, ngay những lúc mẹ bắt làm những việc mà riêng nàng, nàng không ưng thuận. Trác còn nhớ một lần, mây kéo đen nghịt trời, trận mưa to như sắp tới. Rơm rạ, phơi khắp mọi nơi, ngoài sân sau nhà, và cả ở những góc vườn không trồng rau. Nàng vội lấy nạng để đánh đống, mẹ nàng cứ nhất định bắt làm tua để hứng nước ở các gốc cau. Nàng bảo dọn rơm, rạ vào trước, rồi làm tua sau, nhỡ có mưa ngay thì rơm, rạ cũng không bị ướt. Nàng lại nói thêm: "Thưa mẹ, nước thì không cần cho lắm, không hứng cũng được, con đi gánh. Chứ ngần này rơm, rạ ướt thì phơi phóng đến bao giờ cho nỏ". Nhưng mẹ nàng nhất định không thuận: - Cứ nghe mẹ làm tua hứng nước đi đã rồi hãy dọn cũng vừa. Trời này có mưa cũng còn lâu. Kiếm ngụm nước mưa mà uống cho mát ruột. Tội gì ngày nào cũng đi gánh cho u vai lên ấy! Thế rồi bà bắt nàng lấy hai cái thùng sắt tây, hai cái nồi đất và cả chiếc nồi mười để hứng nước. Trác không cưỡng được ý mẹ, cặm cụi làm năm cái tua buộc vào năm gốc cau mang nồi ra đặt. Công việc ấy vừa xong, trận mưa đổ xuống. Bao nhiêu rơm, rạ ướt hết. Trận mưa chỉ độ một lúc, rồi tạnh hẳn. Mẹ nàng đội nón giời râm ra thăm nước mưa. Nhưng mỗi tua chỉ được chừng một bát nước. Bà thở dài: "Rõ chán! Nước mưa chẳng thông tráng nồi, lại ướt mất mẻ rơm". Nghe mẹ nói, Trác chỉ buồn cười, không dám nói gì, e mẹ phật ý. Nàng mang chuyện ấy kể cho mấy bạn gái hàng xóm. Họ ngặt nghẹo cười, nàng như muốn chữa thẹn: "ấy, bây giờ bà cụ già nên đâm ra lẩm cẩm thế đấy! Chúng mình ngày sau biết đâu rồi lại không quá!". Bà Thân đã rửa rau ở cầu ao về. Bà tì cạp rổ vào cạnh sườn, một tay dang ra giữ lấy. Rổ rau chưa ráo nước, hãy còn luôn luôn rỏ xuống gần chân bà, và làm thành một vệt ướt trên bờ hè. Thấy Trác đang khệ nệ bưng thóc đổ vào cót, bà mỉm cười bảo, tựa như nàng hãy còn bé bỏng lắm: - Con tôi! Rõ tham lam quá. Xúc ít một chứ mà bưng cho dễ. Người bé lại cứ mang những thùng nặng như cùm. Nàng thong thả đáp lại: - Không nặng đâu mẹ ạ. Cái thùng bé tý ấy mà. Nàng như quên cả nắng, bức; hốt một lúc đã hết đống thóc. Nàng sung sướng ngồi nghỉ ở đầu hè, cầm chiếc nón lá phe phẩy. áo nàng ướt, lại thêm gió quạt, nên nàng thấy một thứ mát dịu dàng thấm thía cả thân thể, làm da thịt nàng đê mê, như khi ta lẹ làng đưa tay trên tấm nhung. Mấy chiếc tóc mai cứ theo chiều gió quạt bay đi bay lại. Hai má nàng vì có hơi nóng, nổi bật màu hồng, và nét mặt nàng càng thêm xinh tươi. Trác thấy bớt nóng, đứng dậy lồng hai chiếc nồi đất vào quang gánh nước. Chẳng bao giờ nàng phải suy nghĩ mới nhớ ra việc; nàng đã quen rồi. Việc gì phải làm trước, việc gì phải làm sau, nàng biết ngay từ sáng sớm. Và ngày nào cũng hình như chỉ có ngần ấy việc, nên buổi tối, khi nàng đặt mình vào giường, là bao nhiêu công việc đã gọn gàng cả, không một việc gì bỏ sót. Tới sáng hôm sau, lúc gà bắt đầu gáy, nàng thức dậy, những công việc phải làm đã như xếp sẵn trong óc. Trác vừa gánh đôi nồi ra khỏi nhà được một lúc, có tiếng chó sủa. Bà Thân vội chạy ra. Bà Tuân tay cầm một cành rào để xua chó, vừa thấy bà Thân đã cười cười nói nói: - Nào, hôm nay lại ăn rình một bữa đây! Cụ có cho không hay là lại lấy nạng nạng ra. Bà Thân cũng cười một tràng dài: - Chỉ sợ lại chê cơm khê rồi làm khách thôi. Rồi bà vừa mắng con chó cứ dai dẳng sủa mãi, vừa lấy giọng đứng đắn. - Sao lâu nay không thấy cụ lại chơi? Bà Thân đưa tay cầm cái bã trầu đã lia ra tới mép, vứt đi; lấy mùi soa lau mồm cẩn thận, rồi ghé vào tai bà bạn như sắp nói một câu chuyện kín đáo can hệ: - Úi chà! Bận lắm cụ ạ. Cụ cứ xét nhà cụ thì đủ rõ. Công việc là cứ ngập lên tận mắt. Bà vừa nói vừa hoa tay, như để nhời nói thêm dễ hiểu. Bà Thân chưa kịp trả lời, bà ta đã sang sảng: - Hôm nay là đánh liều, sống chết mặc bay, nên mới lại hầu cụ được đấy. Thôi chỗ bạn già cả, mình còn gần gụi nhau lúc nào được lúc ấy. Đến lúc trời bắt tội, nhắm mắt buông xuôi xuống âm ty liệu có gặp nhau nữa không? Bà Thân cảm động vì những câu nói thân mật đó, thỉnh thoảng điểm một câu cười giòn và len thêm những tiếng: "Vâng!... vâng!..." như để chấm đoạn chấm câu cho bà bạn. Bà rủ khách vào nhà. Nhưng khách không nhận lời, nói giải chiếu ngồi ngoài hè cho mát. Bà đi tìm cơi trầu, chìa vôi, rồi ngồi đối diện với khách têm trầu. Bà Tuân hình như có câu nào đã nói ra hết; bà Thân khơi chuyện bằng câu hỏi: - Cụ đã ngả được mấy mẫu rồi? - Chưa được lấy một góc. Năm nay mượn phải anh lực điền làm vụng mà chậm quá. Làm với ăn chán như cơm nếp nát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Lẽ PDF của tác giả Mạnh Phú Tư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.