Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tư duy logic biện chứng và hệ thống

Tư duy logic biện chứng và hệ thống

Quyển một “Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới” đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về Sáng tạo học và Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM).

Quyển hai “Thế giới bên trong con người sáng tạo” và quyển ba “Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống” có mục đích trình bày các kiến thức, được rút ra một cách chọn lọc từ những khoa học có đối tượng nghiên cứu là tư duy, hoặc liên quan, hỗ trợ hoạt động tư duy. Các kiến thức này đóng vai trò các kiến thức cơ sở của PPLSTVĐM, theo nghĩa, chúng giúp bạn đọc hiểu cơ sở khoa học của PPLSTVĐM và sử dụng các công cụ có trong PPLSTVĐM (sẽ trình bày từ quyển bốn trở đi) một cách chủ động với hiệu quả cao.

Như bạn đọc đã biết, quyển hai dành nói về tâm lý học, lý thuyết thông tin, điều khiển học, nhằm giúp bạn đọc biết, hiểu và sử dụng những hiện tượng phong phú thuộc thế giới bên trong của mình tốt hơn. Từ đó, bạn đọc có thể thấy rằng, cần có những nỗ lực cá nhân hướng đến phát triển khả năng điều khiển thế giới bên trong cũng như các hành động của chính mình, đáp ứng nhu cầu phát triển các nhân cách sáng tạo.

Quyển ba này trình bày các kiến thức lấy từ lôgích học hình thức, phép biện chứng duy vật và khoa học hệ thống. Theo chủ quan của người viết, cùng với quyển hai, đây là những kiến thức cần thiết nhất và phục vụ tốt nhất trong tư cách là các kiến thức cơ sở của PPLSTVĐM.

Giống như trong quyển hai, những gì trình bày trong quyển ba này là kết quả người viết được học, tự học, nghiên cứu và sử dụng chúng. Bạn đọc nên xem những gì viết ở đây chỉ là tối thiểu, mang tính chủ quan, do vậy, cần tự suy xét, đánh giá và tìm hiểu sâu, rộng thêm các kiến thức liên quan thông qua những nguồn khác. *** Dự kiến, bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” sẽ gồm những quyển sách trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ những kiến thức cơ sở đến những kiến thức ứng dụng của PPLSTVĐM với các tên sách sau:

1. Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới.

2. Thế giới bên trong con người sáng tạo.

3. Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống.

4. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (1).

5. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (2).

6. Các phương pháp sáng tạo.

7. Các quy luật phát triển hệ thống.

8. Hệ thống các chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế.

9. Algôrit (Algorithm) giải các bài toán sáng chế (ARIZ).

10. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới: Những điều muốn nói thêm.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội loài người trong quá trình phát triển trải qua bốn thời đại hay nền văn minh (làn sóng phát triển): Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và tri thức. Nền văn minh nông nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư bằng việc định cư, trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các công cụ lao động còn thủ công. Nền văn minh công nghiệp cho thấy, mọi người lao động bằng các máy móc hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ bắp, giúp tăng sức mạnh và nối dài đôi tay của con người. Ở thời đại thông tin, máy tính, các mạng lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát thông tin trên cơ thể người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết… và một số hoạt động lôgích của bộ não. Nhờ công nghệ thông tin, thông tin trở nên truyền, biến đổi nhanh, nhiều, lưu trữ gọn, truy cập dễ dàng. Tuy nhiên, trừ loại thông tin có ích lợi thấy ngay đối với người nhận tin, các loại thông tin khác vẫn phải cần bộ não của người nhận tin xử lý, biến đổi để trở thành thông tin có ý nghĩa và ích lợi (tri thức) cho người có thông tin. Nếu người có thông tin không làm được điều này trong thời đại bùng nổ thông tin thì có thể trở thành bội thực thông tin nhưng đói tri thức, thậm chí ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được gì từ đại dương giàu có đó. Thời đại tri thức mà thực chất là thời đại sáng tạo và đổi mới, ở đó đông đảo quần chúng sử dụng PPLSTVĐM được dạy và học đại trà để biến thông tin thành tri thức với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Nói cách khác, PPLSTVĐM là hệ thống các công cụ dùng để biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới.

Rất tiếc, ở nước ta hiện nay chưa chính thức đào tạo các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Sáng tạo học và PPLSTVĐM với các bằng cấp tương ứng: Cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ như một số nước tiên tiến trên thế giới. Người viết tin rằng sớm hay muộn, những người có trách nhiệm quyết định sẽ phải để tâm đến vấn đề này và “sớm” chắc chắn tốt hơn “muộn”. Hy vọng rằng, PPLSTVĐM nói riêng, Sáng tạo học nói chung sẽ có chỗ đứng xứng đáng, trước hết, trong chương trình giáo dục và đào tạo của nước ta trong tương lai không xa. *** Vào thế kỷ 17, 18, cơ học cổ điển của Galileo, Newton… đạt được nhiều thành tựu lớn cả trong nhận thức thế giới lẫn giải quyết các bài toán thực tiễn đề ra, tạo nên sự phát triển xã hội mạnh mẽ. Có lẽ vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu khái quát hóa các luận điểm cơ học cổ điển thành thế giới quan (chủ nghĩa) cơ giới: Giải thích sự phát triển của tự nhiên và xã hội bằng các quy luật của hình thức cơ học vận động vật chất. Những quy luật đó được xem là phổ biến và đúng cho tất cả các hình thức vận động vật chất. Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa cơ giới là sự đánh đồng một cách trừu tượng hình thức vận động vật chất bậc cao với hình thức vận động vật chất bậc thấp: Ví dụ, hình thức xã hội với sinh học; sinh học với hóa học hoặc/và vật lý… cho đến cơ học. Tuy có những hạn chế, thế giới quan cơ giới là sự tiến bộ vào thời kỳ đó và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, triết học. Các kiến thức cơ học giúp người ta hiểu, giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, thoát khỏi các quan điểm thần bí, tôn giáo giáo điều.

Việc dùng các quy luật cơ học ra ngoài phạm vi áp dụng của chúng (xem mục nhỏ 6.5.4. Tính ì tâm lý do ngoại suy ra ngoài phạm vi áp dụng của quyển hai) và tuyệt đối hóa chúng tạo nên bức tranh cơ giới về thế giới: Toàn bộ vũ trụ (từ nguyên tử đến các hành tinh) là hệ cơ học khép kín, bao gồm những yếu tố không thay đổi mà sự vận động của chúng tuân theo các quy luật của cơ học cổ điển. Tư duy tương ứng với mức phát triển nói trên của khoa học chính là tư duy siêu hình.

Sự phát triển tiếp theo của khoa học cho thấy, các cố gắng dựa trên các quy luật cơ học cổ điển để giải thích các hiện tượng điện–từ, hóa học, sinh học, đặc biệt, các hiện tượng xã hội đã hoàn toàn thất bại. Các thành tựu khoa học tự nhiên, xã hội của thế kỷ 19, 20 đã phá vỡ bức tranh cơ giới về thế giới, cũng như cách tư duy siêu hình.

Thay thế cho cách tiếp cận cơ giới (Mechanistic Approach), được dùng phổ biến từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, là cách tiếp cận hệ thống (Systems Approach). Từ giữa thế kỷ 20, cách tiếp cận hệ thống được dùng rộng rãi trong nghiên cứu các đối tượng phát triển phức tạp như các hệ thống sinh học tự tổ chức, tâm lý, xã hội, các hệ kỹ thuật lớn, hệ thống “người và máy móc”… Cách tiếp cận hệ thống có các nhiệm vụ: 1) Nghiên cứu các phương tiện mô tả, biểu diễn các đối tượng được nghiên cứu hoặc được thiết kế chế tạo như là các hệ thống; 2) Xây dựng các mô hình khái quát hệ thống, các mô hình về các loại hệ thống và các tính chất của hệ thống; 3) Nghiên cứu cấu trúc của các lý thuyết về hệ thống cùng các quan điểm, phương pháp hệ thống; 4) Là cơ sở lý thuyết và phương pháp luận của phân tích hệ thống.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Vị Giám Đốc Một Phút – Xây Dựng Những Đội Ngũ Thành Tích Cao
Vị Giám Đốc Một Phút – Xây Dựng Những Đội Ngũ Thành Tích CaoTrước đây trong lịch sử làm việc chưa bao giờ khái niệm về sự chung sức lại tỏ ra quan trọng hơn đối với việc điều hành các tổ chức như hiện nay. Với những thay đổi nhanh chóng về xã hội, kỹ thuật và thông tin xảy ra từng ngày, từng giờ, xã hội chúng ta đang phải đối diện với những căng thẳng chưa từng có trước đây. Các tổ chức trở nên phức tạp hơn và tranh cạnh nhau hơn. Đã hết rồi, thời chỉ trông cậy vào một ít người thật giỏi để chúng ta nắm vị trí hàng đầu. Nếu muốn sống còn, chúng ta phải nghĩ ra những cách khai thác sáng kiến và tiềm năng của con người ở mọi tầng lớp.Nếu liên kết những thay đổi này với việc thay đổi con người, một sự thay đổi các giá trị, thay đổi quan niệm đạo đức cổ truyền về sự làm việc, bạn sẽ ngày một đòi hỏi hơn phải có những cơ cấu tổ chức mới và một định nghĩa mới về lãnh đạo. Con người đang đòi hỏi nhiều hơn. Họ muốn hoàn thành nhiệm vụ và được trả lương cao.Vì thế trong công tác quản lý, người ta có khuynh hướng tham dự, một khuynh hướng mạnh đến nỗi có thể được gọi là Cuộc Cách Mạng Thứ Ba. Một cơ cấu tổ chức mới gọi là đội ngũ đang tăng dần quyền sở hữu và lòng tận tâm, khuyến khích óc sáng tạo và xây dựng các kỹ năng. Nhà lãnh đạo của thời nay phải là người làm cho người khác có đủ năng lực để làm việc và là một người biết lãnh đạo nhóm – không phải chỉ là một người lãnh đạo nhóm hiệu quả không thôi mà còn là một thành viên hiệu quả của nhóm.Vị Giám Đốc Một Phút Xây Dựng Những Đội Ngũ Thành Tích Cao sẽ trình bày một bản đồ rõ ràng dẫn đường cho cuộc hành trình đi tới những đội ngũ có nhiều năng suất hơn và đạt được thành tích cao hơn. Hy vọng cuốn sách này là nguồn thông tin hữu ích đối với bạn và đội ngũ của bạn, cũng như đối với những người khác.Kenneth Blanchard, Ph.D
Vị Giám Đốc Một Phút – Đưa Các Nguyên Tắc Vào Thực Tế
Vị Giám Đốc Một Phút – Đưa Các Nguyên Tắc Vào Thực TếỞ hồi cuối của “VỊ GIÁM ĐỐC MỘT PHÚT”, chàng trai thông minh, người đi tìm một giám đốc hiệu quả, đã học được ba điều bí mật của Vị Giám Đốc Một Phút. Anh nhận ra rằng ba điều bí mật đó chính là căn bản của phương pháp quản lý hiệu quả.Anh đã học thuộc các bí mật Một Phút, và cuối cùng việc không thể tránh được đã xảy ra: Anh đã trở thành một vị Giám Đốc Một Phút (GĐMP).Anh Đặt Mục Tiêu Một Phút.Anh Khen Thưởng Một Phút.Anh Khiển Trách Một Phút.Trong hồi hai này, một giám đốc lão thành (GĐLT) nghi ngờ không biết việc dùng thường nhật ba bí mật đó có thật sự tạo ra khác biệt trong thành tích hay không. Bức xúc với vấn nạn này, ông đi tìm lời giải đáp nơi vị tân GĐMP. Và ông đã học được cách đưa các nguyên tắc của “VỊ GIÁM ĐỐC MỘT PHÚT” vào thực tế một cách hệ thống để đạt được mức tuyệt hảo.Cuốn sách này là bạn đồng hành với cuốn nguyên bản (VỊ GIÁM ĐỐC MỘT PHÚT). Nó là một dụng cụ thực tiễn có thể được dùng một cách độc lập để thực hiện ba bí mật của Giám Đốc Một Phút nhưng nó có thể là một kinh nghiệm phong phú hơn nếu bạn đã đọc cuốn VỊ GIÁM ĐỐC MỘT PHÚT rồi.Chúng tôi hy vọng bạn áp dụng và dùng những gì mà vị GĐLT đang học và bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong cuộc sống của bạn và của những người cùng làm việc với bạn.Kenneth Blanchard, Ph.D. Robert Lorber, Ph.D.
Vị Giám Đốc Một Phút – Nghệ Thuật Lãnh Đạo
Vị Giám Đốc Một Phút – Nghệ Thuật Lãnh ĐạoTrong hồi này của Vị Giám Đốc Một Phút, một nhà doanh nghiệp than thở về sự kiện thiếu nhân tài tận tụy chăm chỉ làm việc trong tổ chức. Vì thế bà phải tự cáng đáng hầu hết mọi việc. Bà đã được vị Giám Đốc Một Phút khuyên nên làm việc “khéo léo hơn – chứ không nhiều hơn”. Trong cuộc nói truyện với ông giám đốc, nhà nữ doanh nghiệp này học cách dùng “Những biện pháp khác nhau cho những người khác nhau” và bà đã trở thành một Nhà Lãnh đạo Tình huống.Việc chấp nhận Lãnh đạo Tình huống như là phương pháp thiết thực, dễ – hiểu – và – dễ – áp – dụng trong việc quản lý và thúc đẩy con người, đã trở thành phổ biến khắp thế giới trên 15 năm nay. Paul Hersey và tôi đầu tiên đã mô tả Lãnh đạo Tình huống là “lý thuyết lãnh đạo chu kỳ- đời sống” và rồi đã đề cập nhiều về nó trong tài liệu Quản Lý Hành vi Tổ chức: Sử dụng Tài nguyên Nhân lực. Kể từ đó Lãnh đạo Tình huống đã được dạy cho các giám đốc mọi cấp trong đa số công ty Fortune 500 cũng như các giám đốc của các tổ chức doanh nghiệp phát triển nhanh.Do đó, sẽ là điều thích hợp nếu cuốn thứ tư này trong bộ sách Vị Giám Đốc Một Phút được dành cho đề tài Lãnh đạo Tình huống và cùng được Pat và Drea Zigarmi viết chung. Trong hơn mười năm nay hai vị này đã cùng tôi dạy, suy nghĩ lại và bổ sung những khái niệm Lãnh đạo Tình huống.Những bạn biết Lãnh đạo Tình huống sẽ thấy rằng chúng tôi đã đem vào bản văn một số thay đổi – những thay đổi phản ánh các cuộc nói truyện với các đồng nghiệp của chúng tôi tại Công ty Huấn luyện và Phát triển Blanchard, kinh nghiệm riêng của chúng tôi cũng như các ý tưởng mà các giám đốc đã chia sẻ với chúng tôi. Sách này đánh dấu một thế hệ mới của tư tưởng Lãnh đạo Tình huống khiến chúng tôi có thể gọi nó là Lãnh đạo Tình huống II.Pat, Drea và tôi hy vọng đây sẽ là một cuốn sách bạn đọc đi đọc lại cho tới khi việc sử dụng các kiểu lãnh đạo khác nhau trong công tác điều khiển và hỗ trợ công việc của người khác, trở thành bản tính thứ hai của bạn trong vai trò giám đốc và cha mẹ.Kenneth Blanchard, Ph.D
Vị Giám Đốc Một Phút – Đối Phó Với “Khỉ”
Vị Giám Đốc Một Phút – Đối Phó Với “Khỉ”Nếu bạn là người cảm thấy bị tràn ngập bởi những vấn đề do người khác tạo ra thì những gì bạn sắp đọc có thể giúp thay đổi được cuộc sống của bạn. Đó là câu truyện về một vị giám đốc, nhưng nó cũng áp dụng cho những người đóng các vai trò khác, nhất là các bậc cha mẹ và giáo viên.Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy sự nghiệp của một người đang từ thất bại cay đắng đã chuyển sang thành công mỹ mãn chỉ sau mấy lời khuyên khôn ngoan của hai người có năng lực. Viết bài này tôi có mục đích chuyển sự khôn ngoan của họ cho bạn với hy vọng nó cũng sẽ giúp bạn như đã từng giúp tôi.Câu truyện bắt đầu cách đây hai năm kể từ cuộc gặp gỡ anh bạn của tôi, Vị Giám Đốc Một Phút, trong một bữa ăn trưa. Sau đó, tôi trở về văn phòng, ngồi xuống bàn giấy, lắc đầu kinh ngạc và suy nghĩ về những gì vừa mới xảy ra.Số là suốt bữa ăn trưa hôm đó tôi đã bày tỏ cho bạn tôi nỗi chán nản về công việc của mình. Anh chăm chú lắng tai nghe rồi chỉ cho tôi thấy nguyên nhân của các vấn đề đó. Tôi thật kinh ngạc vì không ngờ cách giải quyết lại rõ ràng đến thế.Điều làm cho tôi ngạc nhiên hơn cả là vấn đề chỉ do mình tự tạo ra. Tôi phỏng đoán đó chính là lý do tại sao tôi không thể nhìn ra được nó nếu không có ai chỉ cho thấy. Nhưng khi mắt tôi đã mở ra, tôi liền nhận thấy rằng không phải chỉ có một mình tôi thôi mà các giám đốc khác cũng có cùng một vấn đề như thế.Ngồi một mình trong văn phòng, tôi cười toáng lên. “Khỉ!” Tôi không nói với một người nào đặc biệt. “Tôi chưa bao giờ ngờ rằng vấn đề của tôi lại là Khỉ”.