Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

CHƠI CHỮ (1970) - LÃNG NHÂN

“Nghề chơi cũng lắm công phu” , huống hồ chơi… chữ!

“Nghề chơi cũng lắm công phu”

, huống hồ chơi… chữ!

Chơi chữ , đối với nhà nho, cần phải có những yếu tố mà nhiều người không gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tài.

Chơi chữ , đối với nhà nho, cần phải có những yếu tố mà nhiều người không gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tài.

Chơi chữ

Học có hàm – xúc, mới biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất một cách nhanh chóng , hồ như là tự nhiên.

Học có hàm – xúc, mới biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất một cách nhanh chóng , hồ như là tự nhiên.

Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi chữ : thơ, phú, câu đối, tập Kiều, ứng dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu tứ mà nguồn cảm hứng của nhà văn.

Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi chữ : thơ, phú, câu đối, tập Kiều, ứng dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu tứ mà nguồn cảm hứng của nhà văn.

lối chơi chữ

Những lúc tửu hậu trà dư, những khi đối cảnh sinh tình, nhà nho gặp những tình tiết đáng cười đáng bỉ, thường thốt ra lời văn, ngụ ý mình và răn đời.

Những lúc tửu hậu trà dư, những khi đối cảnh sinh tình, nhà nho gặp những tình tiết đáng cười đáng bỉ, thường thốt ra lời văn, ngụ ý mình và răn đời.

Văn tuy gọi là chơi, song lắm khi có bao hàm sâu sắc, và bao giờ cũng đặt công dụng vào hai chữ cảnh tỉnh.

Văn tuy gọi là chơi, song lắm khi có bao hàm sâu sắc, và bao giờ cũng đặt công dụng vào hai chữ cảnh tỉnh.

Thú chơi chữ, ngày nay không mấy ai ham chuộng nữa. Ta tiêu khiển bằng chớp bóng, bằng cải lương, nếu không bằng bài bạc, bằng du lãm là những lối tiêu khiển giản dị hơn và cũng dễ thưởng thức hơn.

Thú chơi chữ, ngày nay không mấy ai ham chuộng nữa. Ta tiêu khiển bằng chớp bóng, bằng cải lương, nếu không bằng bài bạc, bằng du lãm là những lối tiêu khiển giản dị hơn và cũng dễ thưởng thức hơn.

Đành rằng năng khiếu trào lộng của dân tộc là một thiên tư không bao giờ mất được: nếu nó không diễn xuất bằng cách này, ắt nhiên nó cũng sẽ diễn xuất bằng cách khác. Nhưng dù sao, lối chơi chữ cũng đã như lỗi thời rồi. Vì thế, chúng tôi tưởng chép lại vài câu văn cũ gọi là nhắc lại lối tiêu khiển của người xưa, âu cũng là một cách giữ lại trên giấy mực một cái gì sắp mất, một cái gì không có cơ tồn tại, một cái gì khi mất đi sẽ không trở lại được nữa, dưới cái sắc thái cũ kỹ, chất phác mà không thiếu thú vị của nó.

Đành rằng năng khiếu trào lộng của dân tộc là một thiên tư không bao giờ mất được: nếu nó không diễn xuất bằng cách này, ắt nhiên nó cũng sẽ diễn xuất bằng cách khác. Nhưng dù sao, lối chơi chữ cũng đã như lỗi thời rồi. Vì thế, chúng tôi tưởng chép lại vài câu văn cũ gọi là nhắc lại lối tiêu khiển của người xưa, âu cũng là một cách giữ lại trên giấy mực một cái gì sắp mất, một cái gì không có cơ tồn tại, một cái gì khi mất đi sẽ không trở lại được nữa, dưới cái sắc thái cũ kỹ, chất phác mà không thiếu thú vị của nó.

Người xưa – nói người xưa nghe như xa xôi lắm rồi, mặc dầu đây chúng tôi chỉ chép được những câu văn từ đầu thế kỷ trở lại, song khoảng ba bốn mươi năm thời tiền chiến là giai đoạn cuối cùng của Hán học có thể tiêu biểu cho cả ngàn năm theo chữ Hán, mà lối chơi chữ là một diệu thú, bởi vậy nói người xưa tuy nghe như xa nhưng thực cũng là gần – người xưa dường như để cả thời giờ và tâm trí vào việc văn chương, nên dù trong lúc tiêu nhàn khiển muộn, cũng lại quay vào văn chương.

Người xưa – nói người xưa nghe như xa xôi lắm rồi, mặc dầu đây chúng tôi chỉ chép được những câu văn từ đầu thế kỷ trở lại, song khoảng ba bốn mươi năm thời tiền chiến là giai đoạn cuối cùng của Hán học có thể tiêu biểu cho cả ngàn năm theo chữ Hán, mà lối chơi chữ là một diệu thú, bởi vậy nói người xưa tuy nghe như xa nhưng thực cũng là gần – người xưa dường như để cả thời giờ và tâm trí vào việc văn chương, nên dù trong lúc tiêu nhàn khiển muộn, cũng lại quay vào văn chương.

Hoặc làm câu đối dán cửa  để tỏ chí mình thường hoài bão hoặc họp bạn uống rượu ngâm thơ hoặc làm câu hát cho ả đào phả vào đàn phách… Cũng nhờ có những cuộc tiêu khiển ấy mà kho văn chương các cụ để lại  mới dần dần thành phong phú dồi dào.

Hoặc làm câu đối dán cửa  để tỏ chí mình thường hoài bão hoặc họp bạn uống rượu ngâm thơ hoặc làm câu hát cho ả đào phả vào đàn phách… Cũng nhờ có những cuộc tiêu khiển ấy mà kho văn chương các cụ để lại  mới dần dần thành phong phú dồi dào.

làm câu đối dán cửa

kho văn chương các cụ để lại

Thường thì cuộc hội hữu trở nên hào hứng là khi có thời sự giúp đề tài, khiến cho cái khiếu trào lộng bị kích thích, rồi trong những chuỗi cười dồn dã, có khi nảy ra một đôi phút xuất thần mà thành “nhả ngọc phun châu”.

Thường thì cuộc hội hữu trở nên hào hứng là khi có thời sự giúp đề tài, khiến cho cái khiếu trào lộng bị kích thích, rồi trong những chuỗi cười dồn dã, có khi nảy ra một đôi phút xuất thần mà thành “nhả ngọc phun châu”.

Loại thời sự hay được làm đầu đề cho cuộc chơi chữ , là những dịp khánh điếu. Ăn khao hay đưa đám là những dịp cho nhà nho lên tiếng phẩm bình.

Loại thời sự hay được làm đầu đề cho cuộc chơi chữ , là những dịp khánh điếu. Ăn khao hay đưa đám là những dịp cho nhà nho lên tiếng phẩm bình.

đầu đề cho cuộc chơi chữ

(Cười cợt mà sửa lại phong hóa – Tiêu ngữ La Tinh)

(Cười cợt mà sửa lại phong hóa – Tiêu ngữ La Tinh)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Từ Hà Nội Đến Hồ Ba Bể - Trịnh Như Tấu (NXB Tri Tân 1943)
Chúng tôi, chuyên đi Ba Bể này, không ngoài cái đích "Đi cho biết đó biết đây". Câu chuyện thuật lại cuộc phiếm du để in móng chim hồng mà tôi biến các bạn đọc đây chỉ là mấy tấm ảnh kỷ niệm của người vụng chụp. Vậy xin các bạn lượng thứ trước khi thần du với chúng tôi. Từ Hà Nội Đến Hồ Ba BểNXB Tri Tân 1943Trịnh Như Tấu138 TrangFile PDF-SCAN
Bình Kiều-Vịnh Kiều-Bói Kiều (NXB Hà Nội 1991) - Phạm Đan Quế
Bình Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều: " Từ khi ra đời chưa đầy 200 năm, truyện Kiều của Thi hào Nguyễn Du đã làm rung động trái tim của hàng bao thế hệ thuộc mọi tầng lớp nhân dân. Người ta đã bình Kiều, vịnh Kiều, tập Kiều, rồi lẩy Kiều, đố Kiều, làm câu đối Kiều…Các bậc Văn nhân đã sáng tác các tập Án Kim Vân Kiều, Phú, Văn tế, hát nối cho đến phỏng Kiều và còn cả bói Kiều nữa . Phạm Đang Quế đã đề cập một cách khái quát nhưng hệ thống về tất cả các khía cạnh trên với phần tư liệu khá phong phú qua cuốn sách " Bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều". Bình Kiều-Vịnh Kiều-Bói KiềuNXB Hà Nội 1991Phạm Đan Quế144 TrangFile PDF-SCAN
Cao Bá Quát (NXB Tân Dân 1940) - Trúc Khê
Về triều vua Tự-đức (1848-1883) giặc giã trong nước nổi lên rất nhiều, nhất là ở Bắc- kỳ, có người mượn cớ nọ cớ kia đề khởi sự cho dễ, có người đem lòng hâm-mộ nhà Lê, tìm người dùng-dõi để tôn lên làm minh chủ. Gần biên-giới, giặc Tàu thừa cơ tràn sang quấy rối. Triều-đình lấy làm lo-ngại, cử ông Nguyễn Đăng-Giai ra kinh-lược Bắc-kỳ. Ông Đăng-Giai dẹp xong, thì một bọn khác nồi lên lấy danh là khởi-nghĩa để tồn ông Lê Duy-Cự lên làm vua. Bọn này thường gọi là "giặc châu chấu" do một nhà danh nho đứng đầu. Nhà danh-nho ấy là ông Cao Bá-Quát. Cao Bá QuátNXB Tân Dân 1940Trúc Khê (Ngô Văn Triện)172 TrangFile PDF-SCAN
Chuyện Đời Xưa (NXB Khai Trí 1967) - Trương Vĩnh Ký
Chính quyền Pháp ở Sài Gòn cử Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn phục vụ sứ thần Phan Thanh Giản đi Pháp và Tây Ban Nha với ý đồ xin chuộc lại 3 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và Côn Đảo. Cuộc công du kéo dài 6 tháng từ tháng 9.1863 đến tháng 2.1864. Trương Vĩnh Ký tỏ ra rất đắc lực, đi đến xứ nào nói được tiếng nước ấy. Giữa năm 1864, Trương Vĩnh Ký được cử làm giám đốc trường Thông Ngôn (Collèges des Interprètes). Chuyện Đời XưaNXB Khai Trí 1967Trương Vĩnh Ký130 TrangFile PDF_SCAN