Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Emmanuelle – Tập 2

Emmanuelle – Tập 2

Emmanuelle – Emmanuelle Arsan

Vào cuối thập niên sáu mươi, cuốn Emmanuelle được xuất bản ở Pháp và gây sôi nổi trong dư luận rộng lớn. Lý do chính không phải vì tác giả cuốn này, Emmanuelle Arsan, là một phụ nữ mà lại đi viết truyện dâm tình.

Lý do làm cuốn Emmanuelle nổi tiếng phức tạp hơn nhiều. Lý do thứ nhất là tại từ trước đến giờ đa số dâm thư đều do đàn ông viết theo cảm quan và thân xác của nam giới.

Lần này Emmanuelle Arsan viết theo cảm quan và thân xác nữ giới – dĩ nhiên là phải khác.

Lý do thứ hai có nguyên nhân văn hóa văn minh. Trong các xã hội phụ hệ của thế giới hiện tại, người đàn bà thường được giản lược vào hai hình ảnh, hai chức năng: hình ảnh thứ nhất là một thánh nữ trên bục cao, hoàn toàn trong sạch, bước xuống bục đi lấy chồng chỉ cốt để đẻ con; hình ảnh thứ hai là làm gái điếm, làm một dụng cụ để thỏa mãn dục tình cho đàn ông.

Kim Bình Mai 50 Sắc Thái – Tập 1: Xám Hồng Lâu Mộng

Tác giả Emmanuelle Arsan không chịu như vậy. Bà chủ trương rằng người đàn bà cũng là một con người, cũng là một chủ thể tính dục, nghĩa là cũng có nhu cầu nhục tình cần phải được thỏa mãn, và có quyền được thoả mãn – như đàn ông vậy.

Vì tác giả không phải chỉ định viết về những thú vui dục tình của nhân vật Emmanuelle, mà còn dưa ra cả mặt triết lý sống nữa. Một nhân sinh quan vượt thoát ra khỏi sự khống chế của chủ nghĩa thanh giáo của bất cứ đạo nào, đặc biệt là thanh giáo của Công Giáo cũng như Tin Lành.

Bời có chủ đích như thế nên truyện có nhiều đoạn triết lý rườm rà, sử dụng nhiều điển tích cũng như trích dẫn thơ văn Âu Châu xa lạ với một tác giả trung bình người Việt, do đó người dịch đã mạn phép lược bỏ bớt.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Thương Ly (Tuyết Linh Chi)
Yêu thương của nàng…y luôn bỏ lỡ… Nganh ngạch của y…làm nàng chùn bước… Một câu chuyện phủ đầy bức màn duyên phận nặng nề.. Câu chuyện ấy có tên Thương Ly… Thương ly như nước chảy, dội vào lòng người những âm thanh trong vắt mà bi thương..về một cuộc đời hay nhiều cuộc đời…về một con người hay nhiều con người như thế…về một tình yêu hay không chỉ một tình yêu… Tìm mua: Thương Ly TiKi Lazada Shopee Từ đầu đến cuối cuộc hành trình, Tuyết Linh Chi luôn để cho người đọc cảm nhận rõ ý nghĩa của hai chữ thương ly, luôn để cho dòng nước bi thương chảy xuống đọng sâu vào hồn người.. Chỉ đơn giản bằng hai chữ ấy, chỉ là kể một câu chuyện dài nhưng như đã trải qua rấy nhiều năm tháng, rất nhiều kiếp người, kiếp đời trong câu chuyện ấy.. Thủ đoạn, mưu mô, nhẫn nhịn, bức ép, ghen tuông, đau đớn, bi phẫn, buồn bực, đau thương…kể từ lúc Nguyệt lão đùa chơi, cuộc đời của họ, của Mỹ Ly, của Tĩnh Hiên, của Vĩnh Hách, của Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên, đã luôn bị những xúc cảm đỏ bủa vây, đã thành một vòng luẩn quẩn, thoát không được chỉ có thể để nó tơ hồng oan trái của Nguyệt lão cứ thế bủa vây, mặc kệ đau đớn, mặc kệ bi thương, cuộc sống vẫn cứ trải qua trên từng trang giấy…. Phải rồi… Còn gì đau đớn hơn với một Mỹ Ly, trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời đã yêu một người sâu sắc nhưng không được đáp lại, và rồi vì tình yêu bướng bỉnh đó mà phải trả giá ba năm. Ba năm chờ đợi, ba năm đau đớn, ba năm bất hạnh, ba năm chỉ biết mơ những giấc mơ mộng tưởng, ba năm đủ để biết một cách cách vui tươi yêu đời thành một người con gái trầm lặng, tự ti. Dũng cảm để yêu thương, dũng cảm để đối mặt, dũng cảm để kiên cường đã không còn nữa…trả giá cho một tình yêu, như vậy có phải quá bi thương rồi? Còn gì vô lý hơn một Tĩnh Hiên, bỏ lỡ mất tình yêu của người con gái vui tươi, ba năm sau gặp lại, lại yêu một người con gái bất hạnh, chỉ muốn một cuộc đời lặng lẽ, để rồi tìm mọi cách chiếm được nàng, tìm mọi cách ở bên nàng, bất chấp nhân lý, bất chấp trái tim người con gái đã bị sẹo bao lần vẫn chưa bao giờ lành hẳn, bất chấp có làm nàng đau lần nữa, bất chấp kéo nàng vào chốn thị phí… Còn gì oan ức hơn cho một Vĩnh Hách, một chàng trai hiền lành, tốt bụng, đã bỏ qua một lời đàm tiếu để yêu thương một cách cách từng hại chết người, nhưng rồi không thể vượt nổi cường quyền của một Khách vương gia được hoàng thượng ân sủng, chỉ có thể giữ lại trong tim hình bóng của người con gái nhỏ bé, cam chịu chàng yêu thương? Và còn một Tố Doanh, người con gái yêu thương Tĩnh Hiên hết lòng, nhẫn nhịn để yêu thương, ghen tuông trong thầm lặng..Nàng ta có bất hạnh như một nhân vật phụ làm nền cho tình yêu của đôi nam nữ chính, cũng có ích kỷ để xen chân làm kẻ thứ ba, cũng có ngang bướng để nhất định chung một chồng… Vậy rồi sao? Những cuộc đời bị Nguyệt lão trêu ngươi ấy, đến cuối cùng kẻ còn chẳng có, người mất thì nhiều, đến cuối cùng là một bầu ngưng đọng thương ly. Tương tư sầu thảm, gặp người làm chi để rồi lại chia ly? Bữa tiệc nào chẳng có lúc tàn như sao mọc rồi lăn, con người sống rồi chết.. Quá bi thương nên không muốn nhắc đến, chỉ là có những thứ đã để lại không thể xóa nhòa. Không thể quên được khi bánh xe số phận vẫn cứ quay, nghiến nát những đạo lý thường tình của cuộc sống.. Bất hạnh với Mỹ Ly như con sông chảy không bao giờ cạn, như ngọn thác cao không bao giờ vơi. Chùn bước trước khí bức người của Tĩnh Hiên, đồng ý gả vào Khánh vương phủ, trong đêm đầu động phòng hoa chúc, tấm vải trắng lại không bẩn bụi trần như thách thức nàng, như trêu ngươi nàng, như nói với nàng rằng, dù nàng có chạy đi đâu, đau đớn sẽ tìm ra nàng, bi thương sẽ ùa đến nàng, mãi mãi như vậy… Nàng đành cam chịu.. Cam chịu để chồng mình nghi ngờ mình là hỗn thê Cam chịu yên lặng khi chồng mình nghĩ đứa con đang mang là của Vĩnh Hách Cam chịu tháng ngày trôi đi nợ thêm chồng chất nợ, đau thêm chồng chất đau, Vĩnh Hách chết trên sa trường dường như là nàng đã đẩy y vào cõi chết đó, Tĩnh Hiên nói rằng sẽ vì Vĩnh Hách mà nuôi nấng đứa trẻ trong bụng nàng.. Bi thương thay người thiếu phụ không còn đủ kiên cường để giải thích, cứ để hiểu lầm nuôi lớn tháng năm. Nhưng nàng đau đớn cũng không sao, đứa trẻ vô tội ấy sao còn phải đau đớn cũng nàng? Không phải con chính thất, không được cha mình công nhận là con trai, một đứa trẻ ngây thơ đã hứng chịu quá nhiều buồn thương để trưởng thành, đến nỗi chỉ có mong một món quà nó không bao giờ mua được…a mã của nó…a mã của Doãn Khác.. Nàng không thể đứng nhìn, cũng không thể để con trai đau lòng thêm nữa, đánh đổi một tính mạng, đánh đổi một cuộc đời vì một ánh sáng duy nhất trong đời nàng có gì là không đáng…Nàng tình nguyện…cam chịu chết đi… Ly biệt nhân gian, có gì đáng sợ? Cái đáng sợ nhiều hơn..sống ở đời mà không được yêu thương… Một liều thuốc độc đưa người vào vĩnh hằng sâu thẳm.. Họa với dòng nước thương ly chảy ra đại dương xanh.. Để rồi như thế vẫn chưa đủ, để rồi hai người đã đi khỏi vòng luẩn quẩn ấy vẫn chưa xong, những con người bị số phận trêu ngươi lần lượt bước ra và chôn vùi mình vào đất.. Chỉ là đến cuối cùng vẫn còn vương lại những ưu tư. Vẫn còn nhớ rõ nụ cười của nàng khi Tố Doanh hỏi nàng có yêu Tĩnh Hiên? Nàng chỉ trả lời bằng một nụ cười thật nhẹ…. Có lẽ là yêu.. Có lẽ vẫn yêu.. Như việc đôi khi ta luôn tìm kiếm những thứ có thể thay thế thứ đã mất đi, nhưng tìm hoài, tìm hoài vẫn không thấy, bởi một lẽ khoảng trống ấy vẫn luôn được lấp đầy, chỉ là ta tạm thời quên đi mà thôi. Như những hòn sỏi đến cuối cùng mới được đào lên và được mang theo chiến trường cho đến khi đổ máu.. Như ba năm trước nàng đã mong khi ở trong cung cấm ấy: “Tĩnh Hiên đưa đi Mỹ Ly” Như nhiều năm sau y đã ước khi sót lại hơi thở cuối cùng nơi sa trận: “ Mỹ Ly đưa đi Tĩnh Hiên” Đến cuối cùng không còn biết ai đã đúng ai đã sai, không cần biết ai nên hay không nên nữa…ánh sáng đã mở ra nơi chân trời….có lẽ ở nơi nào đó, cuộc sống của họ mởi bắt đầu ươm mầm nảy nở, mặc kệ gió vẫn hát, đất trời vẫn ca những lời ngày xưa đã từng có ai cất thành lời… Gặp đúng người đúng thời điểm, là HẠNH PHÚC Gặp đúng người sai thời điểm, là BI THƯƠNG Gặp sai người đúng thời điểm, là BẤT LỰC Gặp sai người sai thời điểm, là THÊ LƯƠNG. Chỉ cầu cho họ có đủ dũng cảm để tìm nhau, gặp nhau và lại yêu thương nhau trong những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời nơi ấy… Người viết: DanchanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thương Ly PDF của tác giả Tuyết Linh Chi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyện Thiếu Nhi Vũ Tú Nam (Vũ Tú Nam)
“Tôi thường chú ý và tin vào những điều tốt đẹp, điều thiện ở con người. Tôi quý sự trung thực và lòng nhân hậu. Viết cho trẻ em, với những trải nghiệm bản thân về khám phá thiên nhiên và loài vật, tôi muốn truyền lại cho các em những vẻ đẹp tiềm ẩn từ nhỏ đến lớn để các em quý trọng và yêu cuộc sống hơn. Tôi rất trân trọng những sáng tác cho thiếu nhi. Tôi không bao giờ coi nhẹ việc này, thậm chí còn dồn sức vào nhiều hơn khi viết cho người lớn.” Nhà văn VŨ TÚ NAM Những Truyện Hay Viết Cho Thiếu Nhi - VŨ TÚ NAM tuyển chọn những truyện hay nhất viết cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Tú Nam: “Cây gạo”, “Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công”, “Ong bắt dế”, “Na Á đánh lại trời”, “Con thạch sùng”, “Cái trứng của bọ ngựa”, “Bát canh của bà”, “Tiếng ve ran”, “Ba em gái nhỏ Cam Pu Chia”… và những truyện đồng thoại, sinh hoạt đặc sắc khác. Nhà văn VŨ TÚ NAM (1929 - 2020) Tên thật: Vũ Tiến Nam Tìm mua: Truyện Thiếu Nhi Vũ Tú Nam TiKi Lazada Shopee Bút danh khác: Tú Nam Quê quán: Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định. * Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 TÁC PHẨM Đà XUẤT BẢN: • Bên đường 12 • Quê hương • Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công • Con sáo gỗ • Từ dòng sông ấy • Cây gạo • Sống với thời gian hai chiều • Mùa xuân tiếng chim • Trăng trên lá • Chuyện Ly và Đốm • Tiếng ve ran • Mây hồng • Có và không có • Bọ ngựa lạc vào nhàĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyện Thiếu Nhi Vũ Tú Nam PDF của tác giả Vũ Tú Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng (Nguyên Hồng)
Tiểu Sử Nguyên Hồng (1918-1982) Nguyên Hồng họ Nguyễn, tên khai sinh đồng thời cũng là bút hiệu duy nhất trong cuộc đời cầm bút của nhà văn. Nguyên Hồng sinh ngày 5-11-1918 tại phố Hàng Cau, thành phố Nam Định trong một gia đình nghèo theo đạo Thiên Chúa. Mười hai tuổi, bố chết vì ho lao, người mẹ trẻ nghèo khổ phải vào Vinh ở vú đầm, rồi mấy năm sau đi bước nữa. Mười lăm tuổi, vừa đậu xong Tiểu học đã bị đày đọa trong các nhà lao Nam Định, Hà Nội rồi bị giải đi Phúc Yên. Mười sáu tuổi, hết hạn tù được tha, Nguyên Hồng phải từ giã thành phố Nam Định và người bà nội ngoan đạo, cùng mẹ và bố dượng ra sinh sống ở xóm Cấm, Hải Phòng. Hơn ba năm, Nguyên Hồng đã dạy học lẩn lút trong các xóm nghèo lao động với hơn hai mươi đứa trẻ lau nhau, rách rưới, con em của những người làm nghề đội than, khuân vác hoặc buôn thúng bán mẹt ở xóm Cấm và xóm chùa Đông Khê. Cũng chính ở Hải Phòng, Nguyên Hồng gặp nhà thơ Thế Lữ (1935), kiện tướng của phong trào Thơ mới, thành viên của Tự lực văn đoàn. Từ đó, người thanh niên thất nghiệp này nuôi khát vọng đi vào con đường văn chương, coi văn chương là lẽ sống cao cả nhất của đời mình. Những trang bản thảo đầu tiên rất trong sáng và say mê của tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu đã được hình thành dần trong những căn nhà ổ chuột tối tăm, bẩn thỉu của khu phu phen thuyền thợ xóm Cấm, Hải Phòng. Năm 1937, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng và Kim tiền của Vi Huyền Đắc được nhận giải thưởng Tự lực văn đoàn và từ năm 1938 báo Ngày nay bắt đầu giới thiệu Những ngày thơ ấu. Mối quan hệ giữa Nguyên Hồng với Thạch Lam bắt đầu từ những ngày đó. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Nguyên Hồng đã bắt đầu liên lạc với chính trị phạm ở Sơn La, Côn Lôn trở về như Vũ Thiện Chân, Bùi Vũ Trụ và ở trụ sở chi nhánh báo Thời thế ở đường Cát Dài, Hải Phòng, Nguyên Hồng đã có cơ hội tìm đọc Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Vấn đề dân cày của Qua Ninh, Vân Đình, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến và những tiểu thuyết của Marxime Gorki... Năm 1938, Nguyên Hồng gặp Như Phong, sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Dân chủ và viết trên các báo Thế giới, Người mới và Mới cùng với Như Phong, Nguyễn Thường Khanh, Trần Minh Tước, Lưu Quý Kỳ (Thanh Vệ) và Lê Hy (Lã Vĩnh Lợi). Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, ngày 29-9-1939, Nguyên Hồng bị mật thám Pháp bắt bỏ tù ở Hải Phòng về tội tàng trữ và truyền bá sách báo cộng sản. Trong nhà tù Hải Phòng, Nguyên Hồng đã được gặp Tô Hiệu, Bùi Đình Đống, Ngô Minh Loan và tham dự lớp huấn luyện theo Đề cương cách mạng tư sản dân quyền do Bí thư thành ủy Tô Hiệu hướng dẫn. Những vốn sống quý báu đó đã tạo điều kiện cho Nguyên Hồng viết về những chiến sĩ cách mạng trong Lưới sắt, Lò lửa, Sóng gầm... Năm 1940, Nguên Hồng lại bị bắt giam và bị giải lên trại tập trung Bắc Mê, Hà Giang, đi làm cỏ vê, gánh đá cùng với Xuân Thủy, Đinh Nhu, Trần Các... Tiểu thuyết Xóm Cháy (phác thảo đầu tiên của Sóng gầm) viết được 300 trang thì bị bọn mật thám tịch thu, ông chuyển sang viết những mẩu ngăn ngắn giả làm nhật ký thư (Cuộc sống). Cuối mùa hè năm 1943, Nguyên Hồng tham gia tổ chức Văn hóa Cứu quốc bí mật (trong Mặt trận Việt minh) cùng với Như Phong, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng... Chính trong tổ chức này, Nguyên Hồng được đọc Đề cương Văn hóa 1943 của Đảng và những phương châm của Đề cương đã có ảnh hưởng rõ rệt đến những tác phẩm như Hơi thở tàn, Hai dòng sữa, Ngọn lửa, Buổi chiều xám..., những tác phẩm được viết trong thời kỳ Tiền khởi nghĩa. Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng TiKi Lazada Shopee Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyên Hồng tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội, là biên tập viên tạp chí Tiên phong, cơ quan vận động văn hóa mới của Đảng. Sau đợt Nam tiến vào mặt trận Nha Trang, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, năm 1947, Nguyên Hồng cùng gia đình lên Việt Bắc, sống ở ấp Cầu Đen, Yên Thế cùng với một số văn nghệ sĩ như Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng... Nguyên Hồng tham gia hoạt động trong Hội Văn nghệ Việt Nam, là biên tập viên tạp chí Văn nghệ của Hội và phụ trách trường Văn nghệ nhân dân Trung ương. Năm 1948, Nguyên Hồng cùng với Nam Cao được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Hòa bình lập lại năm 1954, Nguyên Hồng cùng gia đình về Hà Nội, công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Tháng 4 - 1957, Hội Nhà văn Việt Nam thành lập, ông tham gia Ban Chấp hành, làm Thư ký tòa soạn tuần báo Văn của Hội. Năm 1958, Nguyên Hồng về tham gia lao động ở nhà máy Xi măng Hải Phòng, chính thời gian này ông bắt đầu thai nghén tiểu thuyết Cửa biển, bộ tiểu thuyết - sử thi bốn tập đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1962, Nguyên Hồng cùng gia đình trở lại ấp Cầu Đen, Yên Thế (nay là xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Tháng 1 -1963, tại Đại hội Nhà văn lần thứ II, Nguyên Hồng được bầu vào Ban Chấp hành và năm 1964 được cử làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng. Sau Hải Phòng, Yên Thế đã trở thành quê hương thứ hai của Nguyên Hồng, là nơi ông sống lâu nhất và cũng là nơi ông đang xây dựng một bộ tiểu thuyết lịch sử ba tập: Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế. Tập hai đang hoàn thành thì ông đột ngột từ trần ngày 2-5-1982. Nhà văn Nguyên Hồng được Chính phủ truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt đầu tiên (1996). Nguyên Hồng là một nhà văn xuôi lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là người thầy trực tiếp dìu dắt nhiều thế hệ nhà văn trẻ đi vào con đường sáng tác văn học. TÁC PHẨM NGUYÊN HỒNG · Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938) · Bảy Hựu (tập truyện ngắn, 1940) · Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1940) · Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942) · Qua những màn tối (truyện vừa, 1942) · Quán Nải (tiểu thuyết, 1942) · Hai dòng sữa (tập truyện ngắn, 1943) · Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1944) · Vực thẳm (truyện vừa, 1944) · Ngọn lửa (truyện vừa, 1944) · Miếng bánh (tập truyện ngắn, 1945) · Địa ngục và Lò lửa (tập truyện ngắn, 1946) · Đất nước yêu dấu (ký, 1949) · Đêm giải phóng (truyện vừa, 1952) · Giữ thóc (tập truyện ngắn, 1956) · Trời xanh (thơ, 1960) · Sóng gầm (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1961) · Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1964) · Cơn bão đã đến (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1965) · Bước đường viết văn (hồi ký, 1971) · Thời kỳ đen tối (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1973) · Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973) · Sông núi quê hương (thơ, 1973) · Khi đứa con ra đời (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1975) · Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978) · Thù nhà nợ nước (tiểu thuyết lịch sử, 1981) · Tuyển tập Nguyên Hồng (1983 - 1985) DI CẢO · Núi rừng Yên Thế (tập I trong bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế, 1993) · Người con gái họ Dương (Dương Hậu) (kịch) · Hoa trái đất (thơ) GIẢI THƯỞNG: - Giải văn chương của Tự lực văn đoàn trao cho Bỉ vỏ (1937) - Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (Đợt I, 1996).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Hồng":Những Ngày Thơ ẤuNguyên Hồng Toàn Tập 1Nguyên Hồng Toàn Tập 3Nguyên Hồng Toàn Tập 4Nguyên Hồng Tuyển Tập Truyện LẻBỉ VỏTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên HồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng PDF của tác giả Nguyên Hồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng (Nguyên Hồng)
Tiểu Sử Nguyên Hồng (1918-1982) Nguyên Hồng họ Nguyễn, tên khai sinh đồng thời cũng là bút hiệu duy nhất trong cuộc đời cầm bút của nhà văn. Nguyên Hồng sinh ngày 5-11-1918 tại phố Hàng Cau, thành phố Nam Định trong một gia đình nghèo theo đạo Thiên Chúa. Mười hai tuổi, bố chết vì ho lao, người mẹ trẻ nghèo khổ phải vào Vinh ở vú đầm, rồi mấy năm sau đi bước nữa. Mười lăm tuổi, vừa đậu xong Tiểu học đã bị đày đọa trong các nhà lao Nam Định, Hà Nội rồi bị giải đi Phúc Yên. Mười sáu tuổi, hết hạn tù được tha, Nguyên Hồng phải từ giã thành phố Nam Định và người bà nội ngoan đạo, cùng mẹ và bố dượng ra sinh sống ở xóm Cấm, Hải Phòng. Hơn ba năm, Nguyên Hồng đã dạy học lẩn lút trong các xóm nghèo lao động với hơn hai mươi đứa trẻ lau nhau, rách rưới, con em của những người làm nghề đội than, khuân vác hoặc buôn thúng bán mẹt ở xóm Cấm và xóm chùa Đông Khê. Cũng chính ở Hải Phòng, Nguyên Hồng gặp nhà thơ Thế Lữ (1935), kiện tướng của phong trào Thơ mới, thành viên của Tự lực văn đoàn. Từ đó, người thanh niên thất nghiệp này nuôi khát vọng đi vào con đường văn chương, coi văn chương là lẽ sống cao cả nhất của đời mình. Những trang bản thảo đầu tiên rất trong sáng và say mê của tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu đã được hình thành dần trong những căn nhà ổ chuột tối tăm, bẩn thỉu của khu phu phen thuyền thợ xóm Cấm, Hải Phòng. Năm 1937, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng và Kim tiền của Vi Huyền Đắc được nhận giải thưởng Tự lực văn đoàn và từ năm 1938 báo Ngày nay bắt đầu giới thiệu Những ngày thơ ấu. Mối quan hệ giữa Nguyên Hồng với Thạch Lam bắt đầu từ những ngày đó. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Nguyên Hồng đã bắt đầu liên lạc với chính trị phạm ở Sơn La, Côn Lôn trở về như Vũ Thiện Chân, Bùi Vũ Trụ và ở trụ sở chi nhánh báo Thời thế ở đường Cát Dài, Hải Phòng, Nguyên Hồng đã có cơ hội tìm đọc Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Vấn đề dân cày của Qua Ninh, Vân Đình, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến và những tiểu thuyết của Marxime Gorki... Năm 1938, Nguyên Hồng gặp Như Phong, sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên Dân chủ và viết trên các báo Thế giới, Người mới và Mới cùng với Như Phong, Nguyễn Thường Khanh, Trần Minh Tước, Lưu Quý Kỳ (Thanh Vệ) và Lê Hy (Lã Vĩnh Lợi). Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, ngày 29-9-1939, Nguyên Hồng bị mật thám Pháp bắt bỏ tù ở Hải Phòng về tội tàng trữ và truyền bá sách báo cộng sản. Trong nhà tù Hải Phòng, Nguyên Hồng đã được gặp Tô Hiệu, Bùi Đình Đống, Ngô Minh Loan và tham dự lớp huấn luyện theo Đề cương cách mạng tư sản dân quyền do Bí thư thành ủy Tô Hiệu hướng dẫn. Những vốn sống quý báu đó đã tạo điều kiện cho Nguyên Hồng viết về những chiến sĩ cách mạng trong Lưới sắt, Lò lửa, Sóng gầm... Năm 1940, Nguên Hồng lại bị bắt giam và bị giải lên trại tập trung Bắc Mê, Hà Giang, đi làm cỏ vê, gánh đá cùng với Xuân Thủy, Đinh Nhu, Trần Các... Tiểu thuyết Xóm Cháy (phác thảo đầu tiên của Sóng gầm) viết được 300 trang thì bị bọn mật thám tịch thu, ông chuyển sang viết những mẩu ngăn ngắn giả làm nhật ký thư (Cuộc sống). Cuối mùa hè năm 1943, Nguyên Hồng tham gia tổ chức Văn hóa Cứu quốc bí mật (trong Mặt trận Việt minh) cùng với Như Phong, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng... Chính trong tổ chức này, Nguyên Hồng được đọc Đề cương Văn hóa 1943 của Đảng và những phương châm của Đề cương đã có ảnh hưởng rõ rệt đến những tác phẩm như Hơi thở tàn, Hai dòng sữa, Ngọn lửa, Buổi chiều xám..., những tác phẩm được viết trong thời kỳ Tiền khởi nghĩa. Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng TiKi Lazada Shopee Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyên Hồng tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội, là biên tập viên tạp chí Tiên phong, cơ quan vận động văn hóa mới của Đảng. Sau đợt Nam tiến vào mặt trận Nha Trang, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, năm 1947, Nguyên Hồng cùng gia đình lên Việt Bắc, sống ở ấp Cầu Đen, Yên Thế cùng với một số văn nghệ sĩ như Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng... Nguyên Hồng tham gia hoạt động trong Hội Văn nghệ Việt Nam, là biên tập viên tạp chí Văn nghệ của Hội và phụ trách trường Văn nghệ nhân dân Trung ương. Năm 1948, Nguyên Hồng cùng với Nam Cao được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Hòa bình lập lại năm 1954, Nguyên Hồng cùng gia đình về Hà Nội, công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Tháng 4 - 1957, Hội Nhà văn Việt Nam thành lập, ông tham gia Ban Chấp hành, làm Thư ký tòa soạn tuần báo Văn của Hội. Năm 1958, Nguyên Hồng về tham gia lao động ở nhà máy Xi măng Hải Phòng, chính thời gian này ông bắt đầu thai nghén tiểu thuyết Cửa biển, bộ tiểu thuyết - sử thi bốn tập đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1962, Nguyên Hồng cùng gia đình trở lại ấp Cầu Đen, Yên Thế (nay là xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Tháng 1 -1963, tại Đại hội Nhà văn lần thứ II, Nguyên Hồng được bầu vào Ban Chấp hành và năm 1964 được cử làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng. Sau Hải Phòng, Yên Thế đã trở thành quê hương thứ hai của Nguyên Hồng, là nơi ông sống lâu nhất và cũng là nơi ông đang xây dựng một bộ tiểu thuyết lịch sử ba tập: Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế. Tập hai đang hoàn thành thì ông đột ngột từ trần ngày 2-5-1982. Nhà văn Nguyên Hồng được Chính phủ truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt đầu tiên (1996). Nguyên Hồng là một nhà văn xuôi lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là người thầy trực tiếp dìu dắt nhiều thế hệ nhà văn trẻ đi vào con đường sáng tác văn học. TÁC PHẨM NGUYÊN HỒNG · Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938) · Bảy Hựu (tập truyện ngắn, 1940) · Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1940) · Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942) · Qua những màn tối (truyện vừa, 1942) · Quán Nải (tiểu thuyết, 1942) · Hai dòng sữa (tập truyện ngắn, 1943) · Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1944) · Vực thẳm (truyện vừa, 1944) · Ngọn lửa (truyện vừa, 1944) · Miếng bánh (tập truyện ngắn, 1945) · Địa ngục và Lò lửa (tập truyện ngắn, 1946) · Đất nước yêu dấu (ký, 1949) · Đêm giải phóng (truyện vừa, 1952) · Giữ thóc (tập truyện ngắn, 1956) · Trời xanh (thơ, 1960) · Sóng gầm (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1961) · Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1964) · Cơn bão đã đến (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1965) · Bước đường viết văn (hồi ký, 1971) · Thời kỳ đen tối (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1973) · Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973) · Sông núi quê hương (thơ, 1973) · Khi đứa con ra đời (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, 1975) · Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978) · Thù nhà nợ nước (tiểu thuyết lịch sử, 1981) · Tuyển tập Nguyên Hồng (1983 - 1985) DI CẢO · Núi rừng Yên Thế (tập I trong bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Hoa Thám và Núi rừng Yên Thế, 1993) · Người con gái họ Dương (Dương Hậu) (kịch) · Hoa trái đất (thơ) GIẢI THƯỞNG: - Giải văn chương của Tự lực văn đoàn trao cho Bỉ vỏ (1937) - Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (Đợt I, 1996).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Hồng":Những Ngày Thơ ẤuNguyên Hồng Toàn Tập 1Nguyên Hồng Toàn Tập 3Nguyên Hồng Toàn Tập 4Nguyên Hồng Tuyển Tập Truyện LẻBỉ VỏTuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên HồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nguyên Hồng PDF của tác giả Nguyên Hồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.