Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sức Mạnh Của Sự Khích Lệ

Sức Mạnh Của Sự Khích Lệ

Điều gì khiến ta quan tâm nhiều nhất trong cuộc sống, công việc và những mối quan hệ với người khác? Chúng ta luôn mong muốn có được những kết quả tốt nhất, thế nhưng, chúng ta lại thường có thói quen chỉ chú ý đến những khuyết điểm hơn là ưu điểm và mặt tích cực. Và chúng ta cũng có khuynh hướng chỉ trích, phê bình hơn là động viên, khích lệ. Nếu thế, những mối quan hệ của chúng ta sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ trở nên xấu đi! Trong những lúc chúng ta phải đối mặt với thất bại, lo lắng, bế tắc trong công việc, cuộc sống thì chính sự khích lệ, cảm thông sẽ là nguồn động viên lớn lao tiếp thêm nhiệt tình để chúng ta vượt qua những khó khăn mà tiếp tục theo đuổi mục tiêu.

Tiến sĩ Ken Blanchard đã rút ra được kinh nghiệm quý báu đó khi làm việc với những người huấn luyện cá voi ở Công viên Thế giới Đại dương (Orlando, Florida) để rồi chia sẻ với bạn đọc trong cuốn sách nổi tiếng đầy cảm hứng và thú vị: Whale done! – Sức mạnh của sự khích lệ.

Tiến sĩ Ken Blanchard là người sáng lập và là tổng giám đốc của Ken Blanchard Companies. Ông là một trong những tác giả, diễn giả chuyên nghiên cứu về thái độ sống của con người, đồng thời là nhà tư vấn tâm lý – quản trị kinh doanh hàng đầu thế giới. Những ý tưởng sâu sắc, khác biệt của Ken Blanchard đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực tư vấn và quản lý. Ông là tác giả của hơn 30 cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất như The One Minute Manager, Balance Work and Life (First News đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam qua tựa đề Vị Giám đốc Một phút và Cân bằng Công việc và Cuộc sống), Full Team Ahead!, Gung Ho, Raving Fans, Mission Possible, Everyone’s A Coach… Những quyển sách của ông đã bán trên 12 triệu bản và được dịch ra hơn 25 ngôn ngữ, phần lớn trong số đó đã trở thành sách gối đầu của bạn đọc trên khắp thế giới.

Trong tác phẩm Whale done! – Sức mạnh của sự khích lệ, Ken Blanchard đã đưa ra phương pháp khích lệ những mặt tích cực để định hướng những hành vi chưa tốt của người khác. Để tăng hiệu quả công việc cũng như cải thiện các mối quan hệ, thay vì tạo ra những tình huống tiêu cực làm tinh thần người khác suy giảm, ông đã phát hiện ra phương pháp khích lệ, động viên con người phát huy khả năng, ý chí và sự tích cực trong ngôn từ, thái độ, hành vi. Bằng những nghiên cứu, trải nghiệm và quá trình thâm nhập thực tế trong suốt mười năm, tác giả đã đúc kết nên những kinh nghiệm quý báu và hữu ích: “Nếu ta mở lòng với mọi người bằng một thái độ sống tích cực thì ta sẽ nhận lại được những kết quả tích cực”, “Hãy nghĩ và đối xử với người khác theo cách mình muốn họ trở thành” v.v.

Thật là sai lầm và phản tác dụng nếu chúng ta cứ chăm chăm soi mói người khác để tìm ra những sai phạm, lỗi lầm của họ và cho rằng đó mới là điều đáng để quan tâm. Chính vì sai lầm nghiêm trọng đó mà biết bao mối quan hệ bị đổ vỡ, khiến cho công việc thất bại, cuộc sống gia đình đứng bên bờ vực tan vỡ. Nếu chúng ta biết nhìn vào những việc tốt mình làm được, cũng như nhận ra điều tích cực ở người khác thì mọi chuyện trong cuộc sống sẽ được cải thiện – đặc biệt là mối quan hệ giữa con người với nhau. Bởi vì chắc chắn ai cũng sẽ cảm nhận được niềm vui và nghị lực sống khi được sống và làm việc cùng một người biết tôn trọng mọi mối quan hệ, luôn có cái nhìn lạc quan về cuộc sống và biết đề ra những giải pháp tích cực để đối mặt với khó khăn, thất bại.

Hãy luôn nhớ rằng, cách nhìn và thái độ đối xử tích cực của bạn với một người sẽ có tác dụng thay đổi người đó theo hướng tích cực, như bạn mong muốn. Chúc các bạn tìm thấy nhiều điều thú vị cho mình trong tập sách này.

– First News

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Nghệ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Công Việc (Sudhir Chandra)
Nghệ thuật nâng cao chất lượng công việc là một câu chuyện về sự nỗ lực và quyết tâm thay đổi của một nhà máy sản xuất kem địa phương để được bán kem cho một tập đoàn bán lẻ khổng lồ - một đối tượng khách hàng mà họ đã từng theo đuổi trong nhiều năm. Câu chuyện mang đến một thông điệp tuy ngắn gọn nhưng cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp hiện nay, đó là cần tập trung đúng mức vào yếu tố chất lượng trong từng sản phẩm mà mình thiết kế, sản xuất và tiếp thị, và cả trong môi trường làm việc, kinh doanh. Với từng đúc kết kinh nghiệm sau mỗi chủ đề, cuốn sách sẽ giúp người đọc tự rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực và bổ ích trong việc cải thiện và phát triển doanh nghiệp tiến xa hơn nữa. Thông tin tác giả: Subir Chowdhury là tác giả của nhiều cuốn sách bestseller như: The Power of Six Sigma và Design for Six Sigma, ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị đồng thời là Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Tư vấn ASI. Ông đã từng tư vấn cho các tổng giám đốc và các nhà lãnh đạo cao cấp trong nhóm 100 công ty lớn nhất do tạp chí Fortune bình chọn cũng như các doanh nghiệp trên khắp thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Công Việc PDF của tác giả Sudhir Chandra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Công Việc (Sudhir Chandra)
Nghệ thuật nâng cao chất lượng công việc là một câu chuyện về sự nỗ lực và quyết tâm thay đổi của một nhà máy sản xuất kem địa phương để được bán kem cho một tập đoàn bán lẻ khổng lồ - một đối tượng khách hàng mà họ đã từng theo đuổi trong nhiều năm. Câu chuyện mang đến một thông điệp tuy ngắn gọn nhưng cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp hiện nay, đó là cần tập trung đúng mức vào yếu tố chất lượng trong từng sản phẩm mà mình thiết kế, sản xuất và tiếp thị, và cả trong môi trường làm việc, kinh doanh. Với từng đúc kết kinh nghiệm sau mỗi chủ đề, cuốn sách sẽ giúp người đọc tự rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực và bổ ích trong việc cải thiện và phát triển doanh nghiệp tiến xa hơn nữa. Thông tin tác giả: Subir Chowdhury là tác giả của nhiều cuốn sách bestseller như: The Power of Six Sigma và Design for Six Sigma, ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị đồng thời là Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Tư vấn ASI. Ông đã từng tư vấn cho các tổng giám đốc và các nhà lãnh đạo cao cấp trong nhóm 100 công ty lớn nhất do tạp chí Fortune bình chọn cũng như các doanh nghiệp trên khắp thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Công Việc PDF của tác giả Sudhir Chandra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)
Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay. Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy? Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”. “Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp. Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee “Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này. Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ. Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”. Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”. Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”. Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”. Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”. “Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?". Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”. Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”. Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt. “Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”. Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được. Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy. “Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)
Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay. Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy? Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”. “Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp. Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee “Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này. Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ. Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”. Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”. Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”. Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”. Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”. “Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?". Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”. Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”. Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt. “Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”. Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được. Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy. “Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.