Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đời Sống Của Các Loài Chim (Võ Quý)

Sinh ra và lớn lên ở Yên Hồ (Đức Thọ, Hà Tĩnh), được trời phú cho một nghị lực, trí thông minh và lòng kiên trì hiếm có, tới tuổi 77, ông đã đặt chân lên hầu hết mọi miền rừng núi của Tổ quốc. Khi tiếp xúc với ông, bao giờ người đối thoại cũng cảm nhận được từ con người có đôi mắt sáng biết nói ấy một phong thái giản dị, dễ tiếp xúc, dễ trao đổi và dễ tìm được tiếng nói chung. Bạn bè, đồng nghiệp thường gọi ông là "nhà giáo", "nhà sinh học", "nhà điểu học", "người bạn của thiên nhiên". Ông chính là GS. Võ Quý.

Sinh năm 1929, thuở nhỏ ông đã có duyên với thiên nhiên, thích quan sát, khám phá, tìm tòi những bí ẩn ở xung quanh.

...

Ông đến với nghề sư phạm như một định mệnh. Ông kể: "Lúc đầu tôi thích ngành Y lắm. Ba lần toan từ bỏ nghề "gõ đầu trẻ" nhưng không thành. Cực chẳng đã, nghĩ mình không thể thoát khỏi nghề "gõ đầu trẻ" thì phải làm thật tốt. Rồi mình trở nên yêu nghề thật sự. Thế mà lại hay."

Tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và nay là Đại học Quốc gia Hà Nội, ông đã đảm nhiệm nhiều cương vị công tác khác nhau: giảng viên, Trưởng phòng Đào tạo (1975 - 1980), Chủ nhiệm Khoa Sinh học (1980 - 1990). Ông còn tham gia giảng dạy tại các trường đại học khác như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh... Ngoài ra, ông đã được mời giảng bài tại Đại học Wisconsin, Đại học Berkley (Hoa Kỳ), Đại học Oxford (Anh)... Từ năm 1985, ông sáng lập ra Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Trường ĐHTHHN (nay là Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường trực thuộc ĐHQGHN) - trung tâm đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu và đào tạo về môi trường. Ông giữ chức vụ Giám đốc trung tâm trong 10 năm liền (1985 - 1995) và từ 1995 tới nay là Chủ tịch danh dự của Trung tâm. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự góp sức tích cực của ông, hiện nay Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường là một trung tâm mạnh, có đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có cộng tác viên ở hầu khắp các tỉnh và có quan hệ hợp tác với nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế. Tìm mua: Đời Sống Của Các Loài Chim TiKi Lazada Shopee

...

Gần 50 năm đứng trên bục giảng về chuyên ngành Sinh học, từng là Chủ nhiệm Khoa Sinh học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, GS. Võ Quý đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy sinh học cho đất nước.

GS. Võ Quý có thể ngồi lặng hàng giờ để ghi lại tiếng chim

Vốn là người yêu thiên nhiên, ham thích nuôi chim từ thuở thiếu thời, GS. Võ Quý đã sớm định hướng cho mình theo đuổi nghiên cứu chuyên ngành Điểu loại học ngay từ khi bắt đầu giảng dạy tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956). Khi đã là một nhà sinh vật học, ông có dịp đi đây đi đó, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến vùng biển, được mắt thấy, tai nghe những cái hay, cái đẹp của tự nhiên, của đất nước và cả những cái chưa được. Qua nhiều dịp ra nước ngoài, ông nhận thấy điều mà các nước trên thế giới quan tâm nhất là môi trường và ông nghĩ: "Phải làm gì để không chỉ gìn giữ mà còn phát huy những điều kiện tốt đẹp của môi trường, đem lại nguồn lợi cho đất nước mình". Và từ đó, nhiều người đã biết đến ông với vai trò của một nhà nghiên cứu, một người có nhiều tâm huyết với vấn đề bảo vệ môi trường, một nhà điểu học - nhà nghiên cứu về chim hàng đầu của Việt Nam.

Ông đã có công phát hiện ra một loài Trĩ mới cho khoa học ở vùng Kẻ Gỗ (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). GS. Võ Quý phát hiện ra con Trĩ lam Hà Tĩnh khi ông mới ngoài 30 tuổi, nhưng lúc ấy nghiên cứu của ông chưa được các nhà khoa học thế giới công nhận ngay. Ông đã kiên trì nghiên cứu và tìm tài liệu chứng minh con Trĩ lam Hà Tĩnh mà dân địa phương quen gọi là "Gà lừng" là một loài Trĩ mới. Thấm thoắt 20 năm trôi qua, sau nhiều lần kiểm chứng, Hội đồng Quốc tế Bảo vệ chim (ICBP) đã công nhận nghiên cứu của ông là đúng và đặt tên cho loài chim này là "Vo Quy Pheasant" (Trĩ Võ Quý) để ghi nhớ công lao của người đã phát hiện và mô tả chính xác một loài Trĩ mới quý hiếm. Đời một người làm khoa học, hạnh phúc nhất là những công trình, niềm say mê của mình được ghi nhận. Ông cũng vậy.

GS. Võ Quý đã cùng các đồng nghiệp, học trò "kiểm kê" tỉ mỉ, kỹ càng hơn 1.000 loài và phân loài chim ở nước ta. Ông đã là tác giả của 14 cuốn sách, tiêu biểu như: "Chim Việt Nam" (tập 1, 2), "Cuộc sống các loài chim", "Danh mục các loài chim Việt Nam"...; là dịch giả chính của 3 cuốn sách về môi trường đồng thời cũng là tác giả của hơn 100 công trình khoa học đã công bố trong nước và nước ngoài. Sự gắn bó của GS. Võ Quý với thiên nhiên thể hiện ngay trong không gian sống gần gũi nhất của ông là nhà riêng và phòng làm việc với những bức tranh ảnh về các loài chim quý. Điều này khiến tôi chợt liên tưởng tới ông tiên trong truyện cổ tích. Tôi thắc mắc: "Tại sao giáo sư không nghiên cứu một loài khác, giống khác mà chỉ tập trung nghiên cứu về loài chim?". Ông cười và bảo: "Cũng có nhiều người thắc mắc như cô đấy!... Tôi có thói quen quan sát chim từ lúc 5 - 6 tuổi nên tôi biết tất cả những loài chim của quê mình. Biết thói quen của từng loài như thức dậy lúc mấy giờ, bay về tổ lúc nào, ăn quả cây gì, sinh sản ra sao... Khi lên đại học, tôi quyết định đi theo con đường làm khoa học và các loài chim trở thành đối tượng nghiên cứu của tôi".

Đến nay, GS. Võ Quý đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu về chim, về các loài động vật quý hiếm, về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường và về hậu quả của chất độc hoá học mà quân đội Mỹ đã dùng trong chiến tranh đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ông là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hội đồng Vườn quốc gia và Khu bảo tồn quốc tế (WCPA/IUCN), Hội đồng quốc tế về Bảo vệ các loài nguy cấp (SSC/IUCN). Ở trong nước, ông là người đứng đầu hoặc là người sáng lập và thành viên tích cực của nhiều tổ chức như Tổng Hội Các nhà sinh học Việt Nam, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội Sinh thái học Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam...

...

GS. Võ Quý là đồng sáng lập và Phó chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm hai Chương trình quốc gia về môi trường từ năm 1981 đến năm 1990. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc đề xuất các chính sách phát triển bền vững. Ông cũng là người biên tập và là đồng tác giả của bản thảo đầu tiên về Chiến lược bảo vệ môi trường và Luật bảo về môi trường.

...

Khó có thể kể hết những huân chương, huy chương, bằng khen cao quý tới những phần thưởng mà các tổ chức trong nước và quốc tế đã trao tặng cho GS. Võ Quý, từ Huân chương Kháng chiến hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Ba, danh hiệu Nhà giáo ưu tú tới Huy chương vàng của Ngân quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Bằng danh dự Global 500 của Liên hiệp quốc, Huy chương John Philipps - phần thưởng cao quý nhất của Hiệp Hội quốc tế Bảo vệ tự nhiên (IUCN)... Ông đã dồn cả tâm huyết, công sức và cả tiền của để góp sức vào bảo vệ tài nguyên môi trường, xoá đói giảm nghèo cho nông dân. Ông đã tặng toàn bộ phần thưởng trị giá 150.000 USD giải Pew Scholars do Đại học Michigan (Hoa Kỳ) trao để nghiên cứu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh.

...

Năm 2003, GS. Võ Quý vinh dự là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên và là người châu Á thứ hai được nhận Giải thưởng Hành tinh xanh, giải thưởng quốc tế tương đương giải Nobel về môi trường, do Ashahi Glass Foundation trao tặng.

Làm phim cũng là một niềm yêu thích thời trẻ của ông nhưng đầy tình cờ.

...

Chuyến đi khảo sát nào cũng thế, ông say sưa quay phim, chụp hình rồi lại cặm cụi ghi chép lại những điều đã mắt thấy, tai nghe.

... với sự cộng tác của anh bạn họa sĩ, anh bạn làm nhạc và vợ ông, bà Lê Thanh, viết lời bình, bộ phim "Côn Đảo, viên ngọc quý của Tổ quốc ta" đã ra đời.

...

Sau này, GS. Võ Quý còn làm cố vấn khoa học cho hãng phim ACACIA (Anh) về bộ phim "Việt Nam sau khói lửa chiến tranh" đoạt giải nhì Liên hoan phim Canada (1989), giải phim truyền hình thời sự hay nhất tại New York (1990); với hãng BBC (Anh) về bộ phim "Việt Nam một đất nước, không phải chiến tranh".

...

Ở Việt Nam, nhiều người đã quen mặt và rất có cảm tình với người dẫn chương trình trên chuyên mục "Đến với thiên nhiên", KCT (VTV2) - GS. Võ Quý. Hơn 200 chương trình phát sóng ông tham gia thì mỗi chương trình là một ý tưởng, một cách nói vui nhưng dễ phổ biến, dễ hiểu mà lại rất khoa học.

...

Ông còn dành nhiều tâm sức để nghiên cứu về đa dạng sinh học, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, thiết lập và quản lý các khu bảo tồn, giúp đỡ các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững. Ông đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa người dân, nhất là dân nghèo, với tài nguyên thiên nhiên để tìm ra những biện pháp hữu hiệu góp phần xoá đói, giảm nghèo, giúp đỡ người dân ở các vùng đệm của các khu bảo tồn phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống, không phá rừng mà còn tích cực bảo vệ rừng và đưa ra quan điểm "bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng".

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đời Sống Của Các Loài Chim PDF của tác giả Võ Quý nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Horrible Histories - Người Hy Lạp Huyền Thoại (Terry Deary)
Rõ ràng là người Hy Lạp cổ đại là một cộng đồng rất thoải mái. Con trai chỉ bắt đầu đi học khi lên bảy tuổi, còn con gái thì không cần phải học luôn. Thế nên, để có việc gì đó để làm, trẻ con Hy Lạp sáng chế ra đủ loại trò chơi vui nhộn, còn người lớn thì phát minh ra cuộc thi Olympic để bắt đàn ông chạy đua với "không mảnh vải che thân." Nhưng cuốn sách này sẽ cho bạn thấy, mọi chuyện không phải lúc nào cũng vui nhộn thế đâu... và có một số việc người Hy Lạp làm thật sự là hơi hơi... rùng mình! Hãy đọc để biết: Tại sao lại có tục con gái lại trần truồng chạy long nhong để giả làm bọn gấu? Ai là người đầu tiên có cái toa lét tự hủy? Tại sao những thầy lang tận tâm lại ăn ráy tai của bệnh nhân?! Í ẹ!... và rất nhiều thông tin "ghê gớm" khác về người Hy Lạp cổ đại nhé. MỤC LỤC Lời nói đầu Những cột mốc lịch sử của người Hy Lạp huyền thoại Tìm mua: Horrible Histories - Người Hy Lạp Huyền Thoại TiKi Lazada Shopee Những vị thần linh tàn độc Quà tặng Hy Lạp Nhà hát, nhà hát Những người Sparta hoang dã Đám dân thành Athens chết chóc Người Ba Tư hùng mạnh Alexander Đại Đế Suy nghĩ như một người Hy Lạp Sống như người Hy Lạp Chết như một người Hy Lạp Thể thao và các trận thi đấu Ăn như một người Hy Lạp Trẻ em, trẻ em Dân La Mã tiến đến! Lời kếtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Horrible Histories - Người Hy Lạp Huyền Thoại PDF của tác giả Terry Deary nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Horrible Histories - Người Ai Cập Xác Ướp Cũng Phải Choáng Váng (Terry Deary)
Trong cuốn sách này, tác giả đã lật từng hòn đá, à không, từng cái kim tự tháp ở Ai Cập để mang đến tiếng cười đến cho bạn. Bạn sẽ học cách tạo ra xác ướp riêng cho mình, kiểm tra xem lý thuyết rằng kim tự tháp có phép thuật là đúng hay sai. Ngoài những mẹo hữu ích này ra, bạn còn được nghe kể về những vị Pha-ra-ông ranh mãnh và những thói xấu của họ. Bất kì ai mà nghĩ rằng mình đã biết hết về Ai Cập cổ đại chắc chắn sẽ cứng họng khi được hỏi ông vua nào có nhiều mụn đầu đen nhất, cách người Anh thời nữ hoàng Victoria trưng bày xác ướp, và 10 bước đơn giản (mà cũng không đơn giản lắm đâu) để trở thành một nông dân Ai Cập chính hiệu. MỤC LỤC: Ai Cập là sành điệu! Tìm mua: Horrible Histories - Người Ai Cập Xác Ướp Cũng Phải Choáng Váng TiKi Lazada Shopee Những dữ liệu hút hồn Những thời kỳ huy hoàng Các chàng Pharaoh quyến rũ Các nguồn lực bí hiểm trong Kim Tự Tháp Kim Tự Tháp Xác ướp đầy pháp lực Lời nguyền của mộ vua Những kẻ ướp mộ không nao núng Một dòng sông đáng chú ý Phòng tranh của các thánh thần Làm người Ai Cập thật không dễ Sống như một người Ai Cập Cho một lời kết thúc tốt đẹpĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Horrible Histories - Người Ai Cập Xác Ướp Cũng Phải Choáng Váng PDF của tác giả Terry Deary nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Horrible Geography - Những Nhà Thám Hiểm Hăm Hở (Anita Ganeri)
Được ví như là cuốn lịch sử của môn thám hiểm, chuyện được kể bắt đầu từ Thời xa xưa với những bước đi bằng hai chân đầu tiên ở dưới đất của tổ tiên loài người đến các chuyến thám hiểm của người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Và lần lượt là thành quả từ những chuyến thám hiểm: phát hiện quả đất là hình tròn; khai phá địa cực; nhiều miền đất mới được phát hiện cùng với một số căn bệnh lạ nguy hiểm, và những phát minh khoa học phục vụ cho những chuyến đi. Cũng từ những chuyến đi đã mở ra các cơ hội buôn bán (như Hành trình Con đường tơ lụa nối liền châu Á với châu Âu); cơ hội truyền bá tư tưởng tôn giáo (Hành trình thỉnh kinh 15 năm của thầy Huyền Trang sang đất Phật..); hay đơn giản chỉ là những chuyến xuyên sa mạc và leo núi… những chuyến đi thỏa chí tò mò và phiêu lưu để nhìn thế giới này và “lấp đầy những khoảng còn trống trên bản đồ”, từ đó mà có các nhân vật vĩ đại: Columbus, Magenllan, James Cook, Johann Burckhardt, J. Stuart… Thông điệp quan trọng đặc biệt trong cuốn sách này, ngoài kiến thức, là những phẩm chất cần có trong con người: lòng dũng cảm và những đam mê.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Anita Ganeri":Horrible Geography - Bờ Biển Bụi BờHorrible Geography - Đại Dương Khó ThươngHorrible Geography - Miền Cực Lạnh CóngHorrible Geography - Những Nhà Thám Hiểm Hăm HởĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Horrible Geography - Những Nhà Thám Hiểm Hăm Hở PDF của tác giả Anita Ganeri nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Horrible Geography - Miền Cực Lạnh Cóng (Anita Ganeri)
Miền cực giá lạnh là nơi lạnh nhất, băng giá nhất và khô nhất trên cả hành tinh lạnh giá của chúng ta. Nó còn thuộc vào hàng gió nhất nữa. Mà lại xa khủng khiếp. Thực ra đó chính là tận cùng của Trái đất và bạn chả còn đi được đâu xa hơn thế nữa. Càng may, chắc bạn nghĩ thế. Nhưng thực ra là miền cực lạnh cóng ấy lại là những mẩu tuyệt vời nhất của địa lý xưa nay. Cuốn sách này là lý tưởng đối với các khách lữ hành salon. Nếu bạn đã ngứa ngáy muốn biết miền cực là thế nào (mà không cần phải đứng dậy), hãy thử một thí nghiệm đơn giản xem nhé. Chờ đến một ngày đông thật là lạnh. Ở châu Âu thì đó là ngày mà sáng ra thấy có xe ủi tuyết ngoài cửa ấy. Và đó là cái mà cuốn sách này nói đến. Phải, lạnh hơn cả hầm lạnh lạnh nhất, và bị bao phủ một lớp băng dày tới vài ngàn mét, miền cực là nơi lạnh nhất hành tinh. Trong Miền cực lạnh cóng bạn có thể... - Học cách điều khiển xe chó kéo của người Inuit. - Tìm những con voi ma-mút đông cứng bị vùi trong băng. Tìm mua: Horrible Geography - Miền Cực Lạnh Cóng TiKi Lazada Shopee - Nếm thử các thứ trong dạ dày tuần lộc. - Theo vết một núi băng to bằng cả nước Bỉ cùng với nhà băng học sừng sỏ Gloria.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Anita Ganeri":Horrible Geography - Bờ Biển Bụi BờHorrible Geography - Đại Dương Khó ThươngHorrible Geography - Miền Cực Lạnh CóngHorrible Geography - Những Nhà Thám Hiểm Hăm HởĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Horrible Geography - Miền Cực Lạnh Cóng PDF của tác giả Anita Ganeri nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.