Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người (Leslie Stevenson)

Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Lý thuyết Tiến hóa (Darwin).

***

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải cho những câu hỏi và tự vấn nói trên. Tìm mua: Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người TiKi Lazada Shopee

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx, Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnh và Kê toa thuốc chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học, không thiên vị, ngay cả đối với chính bản thân hoặc truyền thống tư tưởng hay tôn giáo ngàn đời của mình. Điều đặc sắc thứ hai này thật vô cùng quan trọng trong một thế giới cực đoan trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và xã hội hiện nay, thường bị chi phối bởi truyền thống, cơ chế, ý thức hệ, thiếu thông tin hay thông tin phiến diện, mặc cảm dồn nén chưa được tháo gỡ.

Tư tưởng của mỗi danh nhân, mỗi học thuyết là cả một thế giới tư duy rộng lớn. Nhưng tác phẩm “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” có một giới hạn về độ dài của từng chương, từng học thuyết, với chừng 15-20 trang mỗi chương. Do đó mỗi chương, mỗi học thuyết phải cố gắng giới hạn lượng thông tin, tư liệu, suy biện, phân giải của mình, nhưng đồng thời lại cũng phải trình bày được ít nhất là những điều thật cơ bản của học thuyết. Và như thế, thí dụ chương về Khổng giáo được giới hạn vào sách Luận Ngữ, Ấn Độ giáo vào Áo nghĩa thư: Những giáo huấn lớn và nhiệm mầu trong rừng vắng, còn chương về Marx thì được giới hạn vào những tư tưởng về tư bản với những quan niệm về lịch sử và tính tha hóa. Sự kiện đó đòi hỏi nơi độc giả một kiến thức tổng quan lớn về lịch sử tư tưởng để không phê phán một cách giản lược bằng cách đồng hóa Khổng giáo duy nhân của Khổng Tử với Nho giáo từ chương, danh lợi, gia trưởng, ngu trung của các thời Hán, Đường, Thanh sau này; cũng như không đồng hóa những suy tư triết học mang tính nhân văn của Marx về lịch sử và tính tha hóa của xã hội tư bản thời bấy giờ với những chế độ của Lenin và Stalin sau này.

Tập sách này là kết quả của nghiên cứu, suy tư, thực hành và giảng dạy của các giảng viên đại học từ những năm 1970 thế kỷ XX đến những tháng năm đương đại hiện nay. Các Lời tựa cho các lần xuất bản thứ tư (2004), thứ năm (2009) và thứ sáu (2013) có in lại trong tập sách này cho thấy những diễn tiến thú vị trong những nội dung, phương pháp và tinh thần của tác phẩm. Độc giả được nhắm đến là giới học sinh sinh viên nhiều ngành và mọi người với kiến thức tổng quát (xem Lời tựa lần xuất bản thứ sáu, 2013).

Trong nhiều thư văn tiếng Việt ngày nay, chúng tôi nhận thấy có một vài vấn đề về ngôn ngữ chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là (a) vấn đề nhân danh, vật danh, địa danh nói chung, và (b) vấn đề tên gọi nói riêng về Thiên Chúa giáo. (a) Trong vấn đề thứ nhất: Chúng tôi đề nghị sử dụng tên gọi nguyên thủy về người, vật, nơi chốn; thí dụ: Sokrates, Platon, Aristoteles, Jesus, London, New York... thay vì Socrate, Plato, Aristotle, Giêsu, Luân Đôn, Nữu Ước... Trừ khi các tên gọi đã quá quen thuộc, như Anh quốc, Đức quốc... thay vì England, Deutschland. (b) Trong vấn đề thứ hai: Tiếng Việt ngày nay nói chung thường dùng từ “Thiên Chúa giáo” để chỉ Giáo hội Công giáo, cách dùng này đã không diễn tả trung thực nội hàm và lịch sử của tôn giáo này. Bởi Kitô giáo là Tổng thể giáo hội phân xuất từ Đấng Jesus Christ [Kitô] gồm các giáo phái Công giáo, Tin Lành và Chính thống giáo; và như thế Công giáo hay Giáo hội Công giáo là một trong ba nhánh của Kitô giáo, chứ không phải một đạo mà tên gọi phát xuất từ tiếng Trung Hoa với cụm từ Thiên Chủ giáo được các giáo sĩ phương Tây trong tinh thần tiếp biến văn hóa đã đặt ra vào thế kỷ XVI/XVII (Matteo Ricci, 1552 − 1610). Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho chủ thể của nó, bằng cách gọi Giáo hội Công giáo là Công giáo hay Giáo hội Công giáo thay vì Thiên Chúa giáo.

Còn từ “Nhà thờ” được dùng thay cho từ Giáo hội cũng không đúng nội hàm của nó. Những từ Church, Eglise, Kirche (tiếng Anh, Pháp, Đức) bắt nguồn từ nguyên tự Latinh và Hy Lạp ecclesia, ekklesia, ek-kaleo, ekklesia tou theou có nghĩa “Những kẻ được Thượng đế kêu gọi họp lại với nhau nên một Cộng đoàn tôn giáo”, tức Giáo hội. Từ ngữ “nhà thờ” để chỉ “ngôi nhà nơi nhóm họp” là một từ được “chuyển hoán” từ “người nhóm” thành “nơi nhóm”. Yếu tố quan trọng cơ bản và trước tiên nơi đây là “Những người tôn giáo nhóm họp” tức Giáo hội. Tôi đề nghị trả lại căn tính tôn giáo cho đúng từ ngữ được sử dụng, bằng cách gọi tổ chức tôn giáo này là “Giáo hội” thay vì “Nhà thờ”, còn ngôi nhà nơi nhóm họp và thờ phượng thì dĩ nhiên vẫn cứ sử dụng từ “nhà thờ”.

Frankfurt, CHLB Đức

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mười Hai Học Thuyết Về Bản Tính Con Người PDF của tác giả Leslie Stevenson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Quyển 4: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 2 (Nguyễn Nhân)
MỤC LỤC01. Mở đầu 02. Lời nói đầu 03. Hỏi về Trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, Tiểu thừa, Đại thừa, tu Tứ Niệm Xứ? 04. Hỏi về Ngũ Đình Tâm Quán, Giác ngộ và Triệt Ngộ 05. Hỏi Lục Diệu Pháp môn cao hay Thiền tông cao? Tìm mua: Quyển 4: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 2 TiKi Lazada Shopee 06. Hỏi về Tứ Thiền Bát Định 07. Hỏi về Ly tứ cú, tuyệt bách phi? Núi Tu Di? 08. Bốn câu kệ trong kinh Kim Cang? Ý nghĩa 3 xe trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa 09. Đức Phật dụng công ngồi thiền thành đạo? Pháp quán 37 Phẩm trợ đạo? 10. Tam pháp ấn? Làm sao nhận được ánh từ quang của chư Phật? Ấn Tâm? 11. Cõi Tịnh Độ ở đâu? 12. Tu Thiền tông không dụng công sao đạt được lý đạo? 13. Thiền “Chánh định Tam Muội” 14. Tại sao thời Đức Phật có nhiều người Ngộ đạo, còn hiện nay thì ít? Tứ ân trong đạo Phật? 15. Thọ Bát quan trai để làm gì? 16. Tại sao không ai chịu tu Thiền tông? 17. Niệm Phật liên tục không đoạn dứt có đúng không? 18. Như Lai Thiền cao hay Thiền tông cao? 19. Thiền Diệt Tận Định cao hay Thiền tông cao? 20. Hỏi về lối tu Thiền Diệt Ý 21. Tại sao nhiều người trong chùa hiện nay không biết pháp tu Giải thoát? 22. Ý nghĩa 7 bông sen dưới chân Đức Phật 23. Câu nói bất hủ của Thiền sư Thường Chiếu 24. Thiền tông cao quý như vậy sao không ai chịu tu? 25. Bố thí như thế nào có Công Đức và Phước Đức? 26. Anh Nguyễn Vạn Hội hỏi 27. Tổ chức cho Phật tử đi làm từ thiện có Công Đức? 28. Giải thích về Tánh Phật và Tánh người? 29. Cấu tạo của một vị Phật? Cấu tạo Thân, Tâm, Tánh của con người? 30. Tu theo Kinh Pháp Hoa là tu làm sao? 31. Tại sao loài người thích mâu thuẫn, không chịu hòa thuận với nhau? 32. Điều kiện để được cấp giấy “Yếu chỉ Thiền tông” 33. Lời khuyên cho người đạt được “Bí mật Thiền tông” 34. Tại sao Ma Vương không làm gì được Đức Phật? 35. Thiền tông học cao quý như vậy sao không chùa nào chịu tu? 36. Hỏi cắt cớ những vị Tiến sĩ Phật học 37. Khi chết bất đắc kỳ tử, tâm còn sáng suốt để vào Bể Tánh Thanh tịnh? 38. Giải thích câu “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn” 39. Làm sao giúp Thầy chúng con bớt nghiệp? 40. Tại sao đa số người tu đều dính đến Tiền, Tài, Danh, Lợi? 41. Pháp môn nào mới giúp Giải Thoát đây? 42. Hỏi về Thiền sư Thái Lan Achaan Chah 43. Hỏi tại sao ngồi thiền bị đau đầu, cổ, tay, vai … 44. Lời kếtDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Nhân":Quyển 1: Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật Dễ Giác NgộQuyển 2: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 1Quyển 3: Hành Đúng Lời Đức Phật Dạy Chắc Chắn Được Giải ThoátQuyển 4: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 2Quyển 5: Khai Thị Thiền TôngQuyển 6: Huyền Ký Của Đức Phật Và Những Vị Ngộ ThiềnQuyển 7: Đức Phật Dạy Tu Thiền Và Công Thức Giải ThoátQuyển 9: Sách Trắng Thiền TôngQuyển 10: Huyền Ký Của Đức Phật Truyền Theo Dòng Thiền TôngQuyển 8: Cuộc Đời Và Ngộ Đạo Của 36 Vị Tổ Sư Thiền TôngQuyển 11: Đức Vua Trần Nhân Tông Dạy Con Cách Giữ Nước, Tín Ngưỡng, Công Thức Giải Thoát...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quyển 4: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 2 PDF của tác giả Nguyễn Nhân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quyển 3: Hành Đúng Lời Đức Phật Dạy Chắc Chắn Được Giải Thoát (Nguyễn Nhân)
MỤC LỤC 01. Lời nói đầu 02. Lý giải ăn uống 03. Cách ăn uống ít bệnh 04. Hỏi ăn uống theo Thiền tông Tìm mua: Quyển 3: Hành Đúng Lời Đức Phật Dạy Chắc Chắn Được Giải Thoát TiKi Lazada Shopee 05. Căn bản của một hành tinh 06. Hỏi về Bí mật Thiền tông 07. Hỏi về chữ VẠN 08. Hỏi về Lão Tử và Khổng Tử 09. Hỏi về Triết học Phương Đông 10. Hỏi tu theo Thiền tông 11. Tại sao tu theo Thiền tông lại quan trọng ăn uống? 12. Tại sao phải cân bằng Âm Dương 13. Hỏi về An táng 14. Hỏi về cách chưng bông trái 15. Giải thích chữ VẠN 16. Giải mã truyện TÂY DU KÝ 17. Hỏi về Đốn Ngộ Tiệm Tu 18. Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn giải thoát 19. Lộ trình đến Phật Tánh không dụng công 20. Lộ trình đến Phật Tánh có dụng công 21. Hỏi hành Thiền 22. Hỏi làm sao tự tịch diệt 23. Thắc mắc độ chúng sanh ở Địa Ngục 24. Hướng dẫn ngồi thiền 25. Phật Tánh thanh tịnh sao khởi vọng niệm 26. Thắc mắc các Vị Tăng 27. Mười bậc nhận biết Thiền tông 28. Tranh luận 29. Quyết chí đốn ngã Trưởng ban 30. Xin nhắc nhở người lớn tuổi 31. Lợi ích 32. Người bị mất quyền lợi 33. Lời nguyền của Ma Vương 34. Hỏi cúng dường 35. Một số câu hỏi đặc biệt 36. Lời khuyên của người viết sách 37. Ý sau cùng 38. Kết luậnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Nhân":Quyển 1: Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật Dễ Giác NgộQuyển 2: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 1Quyển 3: Hành Đúng Lời Đức Phật Dạy Chắc Chắn Được Giải ThoátQuyển 4: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 2Quyển 5: Khai Thị Thiền TôngQuyển 6: Huyền Ký Của Đức Phật Và Những Vị Ngộ ThiềnQuyển 7: Đức Phật Dạy Tu Thiền Và Công Thức Giải ThoátQuyển 9: Sách Trắng Thiền TôngQuyển 10: Huyền Ký Của Đức Phật Truyền Theo Dòng Thiền TôngQuyển 8: Cuộc Đời Và Ngộ Đạo Của 36 Vị Tổ Sư Thiền TôngQuyển 11: Đức Vua Trần Nhân Tông Dạy Con Cách Giữ Nước, Tín Ngưỡng, Công Thức Giải Thoát...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quyển 3: Hành Đúng Lời Đức Phật Dạy Chắc Chắn Được Giải Thoát PDF của tác giả Nguyễn Nhân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quyển 2: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 1 (Nguyễn Nhân)
MỤC LỤC 01. Lời giới thiệu 02. Lời nói đầu 03. Giảng Kinh Kim Cang 04. Hoa Khai Kiến Phật Tìm mua: Quyển 2: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 1 TiKi Lazada Shopee 05. Bố thí Ba-La-Mật 06. Dụng công thế nào để nhận ra Phật Tánh? 07. Người nhận ra Phật Tánh diễn tả trạng thái làm sao? 08. Sao không biết công thức về Phật Giới 09. Dán chữ Tử vào trán 10. Tu Sắc Tu Tập Tu Thực 11. Con người khi chết sẽ như thế nào? 12. Hỏi về nhà Ngoại Cảm 13. Nhĩ Căn Viên thông 14. Ngồi thiền thấy Phật Thích Ca 15. Làm sao để cho tâm thanh tịnh? 16. Tu Thiền tông dụng công thế nào? 17. Thế gian Thường, Phật Tánh Vô Thường? 18. Ý nghĩa Diệu Pháp Liên Hoa? 19. Cầu nguyện có đúng lời Phật dạy? 20. Xin gặp minh Sư 21. Ngồi thiền dẹp Vọng Tưởng 22. Chúa Giê-Su và Phật A Di Đà 23. Cốt truyện Bà Già đốt am 24. Bỏ hết sao mà tu? 25. Ao xuân mò gạch 26. Kiến Tánh khởi tu 27. Mười mục Chăn Trâu 28. Ngoài tu Thiền có cách nào giải thoát? 29. Buông! 30. Tu làm sao để đạt được Phật Tánh 31. Trăm cỏ trên đầu ý Tổ Sư 32. Bát Nhã Tâm Kinh 33. Sắc Tức Thị Không 34. Bát hoàn 35. Tu Mật Chú Tông 36. Phật Tánh sáng suốt sao bị vô minh che? 37. Ba mặt trăng 38. Đầu sao trăm trượng 39. Bể Tánh Thanh Tịnh 40. Thất Bảo, Hương Linh, Giác Linh 41. Đường mòn nhận ra Phật Tánh? 42. Thiền Diệt Thất 43. Kết thúc câu hỏi 44. Tà Tông 45. Mười chín dạng người 46. Cõi trời có bị Nhân Quả không? 47. Vì sao họ đều xa lánh tôi? 48. Cách tính Công Đức cho việc xây cất chùa? 49. Sao trong nước không dạy Thiền tông? 50. Sao mỗi chùa một cách tu? 51. Tu tập thế nào để vào trung tâm vận hành luân hồi? 52. Giải thích các pháp môn tu của Đức Phật? 53. Phật Gia Võ Tắc Thiên 54. Vẽ hình Tổ Bồ Đề Đạt Ma 55. Thần Kim Cang 56. Gay gắt với vị Trưởng Ban quản trị chùa 57. Đạt “Bí mật Thiền tông” mà ăn mặn có Giải thoát? 58. Không tu mà dám dạy người khác tu 59. Tìm Trưởng Ban để “tính sổ” 60. Theo ông thầy này coi chừng bị điên đó 61. Công dụng của chữ Buông như thế nào? 62. Làm sao đưa suy nghĩ vào thanh tịnh? 63. Hiện tượng Điển Quang, Bề Trên, Vô Vi? 64. Hỏi đầy đủ về Trung Ấm Thân 65. Lúc bị động kinh, Phật Tánh của tôi ở đâu? 66. Thiền Dẹp Vọng Tưởng, Diệt Tận Định, Minh Sát Tuệ 67. Thượng Đế ở đâu? 68. Hỏi về vị Thần Kim Cang 69. Sao người tu lại cữ hành, hẹ, tỏi, ớt? 70. Thể dục Thiếu Lâm Tự, Yoga … 71. Hỏi về Tổ Bồ Đề Đạt Ma 72. Càn khôn vũ trụ do đâu mà có 73. Tại sao con người không chịu yên ổn 74. Cảm nghĩ và kết luậnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Nhân":Quyển 1: Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật Dễ Giác NgộQuyển 2: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 1Quyển 3: Hành Đúng Lời Đức Phật Dạy Chắc Chắn Được Giải ThoátQuyển 4: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 2Quyển 5: Khai Thị Thiền TôngQuyển 6: Huyền Ký Của Đức Phật Và Những Vị Ngộ ThiềnQuyển 7: Đức Phật Dạy Tu Thiền Và Công Thức Giải ThoátQuyển 9: Sách Trắng Thiền TôngQuyển 10: Huyền Ký Của Đức Phật Truyền Theo Dòng Thiền TôngQuyển 8: Cuộc Đời Và Ngộ Đạo Của 36 Vị Tổ Sư Thiền TôngQuyển 11: Đức Vua Trần Nhân Tông Dạy Con Cách Giữ Nước, Tín Ngưỡng, Công Thức Giải Thoát...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quyển 2: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 1 PDF của tác giả Nguyễn Nhân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Quyển 1: Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật Dễ Giác Ngộ (Nguyễn Nhân)
Ngài A Nan Đà trình xin hỏi: - Kính bạch Đức Thế Tôn: Kính xin Đức Thế Tôn dạy cho chúng con biết rõ: “Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền”. Để khi tập Huyền Ký của Đức Thế Tôn truyền theo dòng Thanh tịnh thiền, đến đời Mạt pháp được công bố ra, những người ở Hội này hiểu, mà tu tập đúng lời của Đức Thế Tôn dạy. Kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con? Tìm mua: Quyển 1: Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật Dễ Giác Ngộ TiKi Lazada Shopee Đức Phật dạy: - Này ông A Nan Đà, người đời Mạt pháp, muốn tu pháp môn Như Lai Thanh tịnh thiền, thì phải thực hiện 7 phần căn bản như sau: - Một: Hằng ngày làm việc gì cứ làm việc nấy cho chu đáo. - Hai: Có gia đình phải lo cho gia đình. - Ba: Có Tổ quốc phải lo cho Tổ quốc. - Bốn: Không tin và làm những chuyện nhảm nhí để người đời chê cười. - Năm: Đời này phải nhất quyết Giải thoát. - Sáu: Phải tìm đủ mọi phương cách tạo công đức. - Bảy: Phải học cho thuộc lòng công thức trở về Phật giới. Vào đời Mạt pháp, người nào muốn tu pháp môn tu Như Lai Thanh tịnh thiền, chỉ thực hiện 7 phần như nêu trên là đủ. TRÍCH QUYỂN “HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG”. (NXB. TÔN GIÁO HÀ NỘI.) MỤC LỤC 00. Giới thiệu 01. Lời nói đầu 02. Về Pháp môn Thiền tông học này 03. Liên hiệp quốc công nhận đạo Phật tuyệt vời nhất 04. Đi tìm Pháp môn Thiền tông 05. Đã tìm được ngôi chùa đúng gốc Thiền tông 06. Chánh điện Thiền tông đúng nghĩa 07. Các Phù điêu tại Chánh điện 08. Điện Tổ Thiền tông 09. Trở lại với Vua Lương Võ Đế 10. Lục Tổ Huệ Năng 11. Bài kệ Dâng Hương 1 12. Bài kệ của anh Nguyễn Văn Nghĩa 13. Bên trái Tổ Bồ Đề Đạt Ma 14. Tỳ kheo Ni Đức Thảo 15. Giảng kinh theo Thiền Tông 16. Trở lại với Tổ Bồ Đề Đạt Ma 17. Bài kệ Dâng hương 2 18. Tầng Một của chùa Thiền tông TÂN DIỆU 19. Cúng dường 1000 Đức Phật không bằng cúng dường một vị “Đạo nhân vô tu vô chứng” 20. Nói về Nhân Quả 21. Đức Phật Đông Phương Dược Sư Quang Lưu Ly 22. Đạo Phật sao lại lập nhiều pháp môn? 23. “Tu” theo Thiền tông “Thấy” được cảnh giới gì? 24. Thiền tông có phải là chánh gốc của Đức Phật dạy? 25. Bài kệ về Bể Tánh thanh tịnh Phật Tánh 26. Ý nghĩa Phật Tỳ-Lô-Xá-Na 27. Hỏi về sách “Đạo Phật qua nhận thức mới” 28. Hỏi về sách “Dưới chân Phật Tổ” 29. Hỏi về sách “Kim Cang đại định” & “Thiền định đại định” 30. Hỏi về sách “Những chuyện Niệm Phật thấy Vãng sanh”, tu được quả vị Bồ Tát sẽ đi về đâu? 31. Người “Tu” theo Thiền tông có phải bỏ hết tính toán việc làm ăn hằng ngày? 32. Cuộc đối đáp thú vị với Vị Tiến sĩ Thần học 33. Kết luậnDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Nhân":Quyển 1: Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật Dễ Giác NgộQuyển 2: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 1Quyển 3: Hành Đúng Lời Đức Phật Dạy Chắc Chắn Được Giải ThoátQuyển 4: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Tập 2Quyển 5: Khai Thị Thiền TôngQuyển 6: Huyền Ký Của Đức Phật Và Những Vị Ngộ ThiềnQuyển 7: Đức Phật Dạy Tu Thiền Và Công Thức Giải ThoátQuyển 9: Sách Trắng Thiền TôngQuyển 10: Huyền Ký Của Đức Phật Truyền Theo Dòng Thiền TôngQuyển 8: Cuộc Đời Và Ngộ Đạo Của 36 Vị Tổ Sư Thiền TôngQuyển 11: Đức Vua Trần Nhân Tông Dạy Con Cách Giữ Nước, Tín Ngưỡng, Công Thức Giải Thoát...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Quyển 1: Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật Dễ Giác Ngộ PDF của tác giả Nguyễn Nhân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.