Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tâm Lý Học Căn Bản (Roberts Feldman)

MỞ ĐẦU

Không dễ gì giải trình được những điểm phức tạp và mâu thuẫn trong tác phong cư xử của con người.

Chúng ta chứng kiến hành vi thiện cũng như ác; chúng ta đương đầu với lối cư xử hợp lý cũng như phi lý; và chúng ta tìm được sự cộng tác thiện chí cũng như gặp phải sự cạnh tranh thô bạo trong cái thế giới muôn màu muôn vẻ này.

Bộ sách này được soạn thảo nhằm giới thiệu khái quát về môn tâm lý học. Tuy chú trọng đến các nền móng xây dựng bộ môn, nhưng nó cũng trình bày sáng tỏ khía cạnh ứng dụng của tâm lý học vào cuộc sống hàng ngày của con người. Với ba mục tiêu chính:

Thứ nhất, nó được soạn thảo nhằm bao quát các địa hạt chủ yếu thuộc lãnh vực tâm lý qua việc giới thiệu các lý thuyết, các công trình nghiên cứu, cũng như các ứng dụng chính của môn tâm lý học. Tìm mua: Tâm Lý Học Căn Bản TiKi Lazada Shopee

Thứ hai, nhằm giúp độc giả xây dựng nhận thức sâu sắc về cơ sở khoa học của bộ môn cũng như nhằm khích lệ óc tư duy có phê phán của họ.

Sau cùng, bộ sách này thực sự hấp dẫn và gây cảm hứng để khơi dậy tính hiếu kỳ tự nhiên của độc giả đối với thế giới chung quanh.

Nói chung, Tâm Lý Học Căn Bản được soạn thảo nhằm giúp độc giả phát huy khả năng vận dụng môn tâm lý học để tìm hiểu xã hội chúng ta đang sống. Dĩ nhiên, ba mục tiêu này tương thuộc lẫn nhau. Thực ra, tôi cho rằng nếu như tác phẩm Tâm Lý Học Căn Bản này thành công trong sứ mệnh truyền đạt chính xác nét tinh túy của môn tâm lý học, thì các mục tiêu tìm hiểu và quan tâm về lãnh vực tâm lý sẽ tự nhiên gặt hái được. Để đạt được mục đích đó, tôi đã chú trọng khá nhiều đến lối hành văn trong cuốn sách. Nó nhằm đóng góp một bài tường thuật cuộc tọa đàm của hai nhân vật về tâm lý học có bố cục giống như một bài luận văn. Khi viết “chúng ta”, tôi có ý muốn đề cập đến hai người chúng ta - tôi, với tư cách là soạn giả và bạn, là độc giả.

Ngoài ra, tập sách giáo khoa này có những bài đọc thêm đặc biệt để nêu bật khía cạnh ứng dụng môn tâm lý học vào cuộc sống thường ngày trong thế giới quanh chúng ta (các đoạn ứng dụng thực tiễn), thảo luận về các khám phá khoa học quan trọng vừa mới lạ vừa hấp dẫn trong lãnh vực tâm lý (các đoạn Trích

Dẫn Thời Sự), và đưa ra các lời khuyên nhằm cải thiện ý nghĩa cuộc sống của chúng ta (các đoạn Thành quả của Tâm Lý Học).

Nó cũng là một cuốn sách được soạn thảo công phu nhằm khích lệ việc học tập.

Các tài liệu được trình bày trong nhiều đoạn trọn vẹn ý nghĩa và dễ sử dụng. Mỗi đoạn kết thúc bằng một tóm lược cô đọng (gọi là mục Tóm Tắt) và một loạt câu hỏi ôn tập về nội dung vừa được trình bày (gọi là mục Học ôn). Giải đáp các câu hỏi này - và sau đó kiểm tra thành tích ở trang kế tiếp - độc giả sẽ có thể đánh giá được mức độ tiếp thu, cũng như đặt nền móng để am hiểu và ghi nhớ lâu dài nội dung đã học hỏi được.

Tóm lại, tác phẩm Tâm Lý Học Căn Bản được trình bày theo hình thức gần gũi với độc giả. Qua đó, nó không chỉ nhằm giới thiệu cho độc giả nội dung căn bản - và hứa hẹn - của môn học, mà còn tạo niềm hứng khởi sinh động đối với lãnh vực tâm lý. Tôi ước mong nỗ lực bước đầu này sẽ góp phần thắp sáng lòng nhiệt tình và niềm say mê của độc giả đối với lãnh vực tâm lý.

Tâm Lý Học Căn Bản bao quát các chủ đề truyền thống thuộc lãnh vực tâm lý. Thí dụ, nó bao gồm các đề tài như Sinh học làm Nền tảng cho Hành vi ứng xử, Cảm giác và Nhận thức. Tiến trình học tập,

Hoạt động trí tuệ. Phát triển nhân cách, Cá tính, Hành vi bất bình thường, và các Nền tảng Tâm lý Xã hội của Hành vi ứng xử.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]

Tâm Lý Học Căn Bản là một bộ sách cô đọng ngắn gọn. Nó chú trọng đến tinh túy của môn Tâm Lý

Học nhằm giới thiệu sơ bộ lãnh vực này. Nó cũng trình bày cách thức các lý thuyết và các nghiên cứu trong lãnh vực tâm lý ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống thường ngày của độc giả. Đặc biệt với giới sinh viên, nó phản ánh một số sắc thái độc đáo để giúp cho các bạn tiếp thu nhiều nhất những khái niệm, lý thuyết, sự kiện, và các loại thông tin khác trong lãnh vực tâm lý. Muốn lợi dụng được các đặc điểm ấy, các bạn nên thực hiện một số bước khi nghiên cứu tập sách này. Nhờ tuân thủ các bước này, không những sẽ tiếp thu nội dung cuốn sách nhiều nhất, mà các bạn cũng sẽ xây dựng được thói quen học tập giúp gặt hái được thành quả khả quan đối với các môn học khác cũng như phát huy óc sáng tạo hoặc phê phán đối với các tài liệu học tập nói chung.

Mặc dù người ta trông đợi chúng ta ra sức học tập để tiếp thu rất nhiều điều trong suốt thời gian chúng ta ở trường lớp, nhưng hiếm khi chúng ta được truyền thụ các kỹ thuật có hệ thống nhằm giúp chúng ta học tập có hiệu quả hơn. Song le, giống như trường hợp chúng ta không mong muốn một bác sĩ học tập môn cơ thể học bằng phương pháp thử thách và sai lầm, chỉ những sinh viên phi thường mới có thể tình cờ tìm được một phương pháp học tập thực sự hữu hiệu.

Thế nhưng các nhà tâm lý đã phát minh được những kỹ thuật tuyệt vời (đã kinh qua thử thách) nhằm cải tiến kỹ năng học tập, mà hai trong số đó được miêu tả ở đây. Nhờ sử dụng một trong hai kỹ thuật này - gọi tên theo phối hợp các mẫu tự đầu là SQ3R và MURDER - các bạn có thể tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ cũng như tư duy có phê phán, không chỉ trong lãnh vực môn tâm lý mà còn đối với tất cả các môn học khác nữa.

Phương pháp SQ3R gồm một loạt 5 bước, gọi theo các mẫu tự S - Q - R - R - R. Bước đầu tiên là điều tra tìm hiểu (survey) tài liệu bằng cách đọc qua dàn bài, các nhan đề phân đoạn, các đoạn chú thích hình vẽ, các đoạn tóm tắt, đoạn triển khai chủ đề, và đoạn những điểm cần ghi nhớ để có một tổng quan về các điểm quan trọng trong bài học. Bước kế tiếp là - chữ Q trong SQ3R - nêu ra các câu hỏi (question).

Đặt các câu hỏi - đọc to lên hoặc viết ra giấy - trước khi thực sự đọc vào các đoạn trong bài học. Thí dụ, nếu đã tìm hiểu đoạn này rồi, bạn có thể ghi ngay ra lề sách câu hỏi “SQ3R và MURDER có nghĩ là gì?”

Các câu hỏi đã được nêu ra ở các đoạn triển khai chủ đề và các đoạn học ôn kết thúc một đoạn trong bài học cũng là các câu hỏi ngắn gọn rất hay. Nhưng đều quan trọng phải ghi nhớ là không nên hoàn toàn trông cậy vào chúng; tự đặt cho mình các câu hỏi mới là việc làm cần thiết. Tập sách này chừa lề rất rộng để bạn viết ra các câu hỏi ấy. Nêu ra những câu hỏi như thế vừa giúp bạn chú trọng đến các điểm then chốt trong bài học vừa đặt bạn vào tâm trạng ham học hỏi.

Giờ đây đến bước kế tiếp, mẫu tự “R” thứ nhất, một bước tối quan trọng là đọc tài liệu (read). Hãy đọc thật cẩn thận, và đều quan trọng là, đọc với tâm trạng chủ động và phê phán. Thí dụ, trong khi đọc bạn hãy cố trả lời các câu hỏi do chính bạn đã đặt ra. Bạn sẽ thấy mình tiến bộ kịp các câu hỏi mới khi bạn đọc đến đoạn kế tiếp. Đó là triệu chứng tốt, bởi vì nó cho thấy bạn đang đọc với tâm trạng hiếu học và chú tâm đến bài học. Đánh giá có phê phán bài học bằng cách tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của những điều đang đọc, cân nhắc các ngoại lệ và các điểm mâu thuẫn có thể có, và thăm dò các giả định hậu thuẫn cho các khẳng định của tác giả

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Căn Bản PDF của tác giả Roberts Feldman nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi (Cal Newport)
Đã bao giờ bạn ngồi xuống để làm việc và sau đó, không hề nhận ra mình lại kết thúc bằng việc dành một (vài) tiếng đồng hồ lướt Youtube, Facebook, tin tức? Tất cả chúng ta đều đã từng làm vậy. Có vẻ như có quá nhiều thứ lôi kéo sự chú ý của chúng ta trong thời đại này, nên rất khó để thậm chí đạt đến trạng thái tinh thần giúp hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Trong Làm ra làm chơi ra chơi, tác giả Cal Newport nhấn mạnh chủ đề “làm việc sâu” (deep work) đang ngày càng được chú trọng. Học cách làm thế nào để làm việc sâu - khả năng tập trung vào một nhiệm vụ khó nhằn mà không hề bị sao lãng - là chìa khóa để tạo ra những kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn. Cuốn sách đưa ra hai mục tiêu, được chia làm hai phần. Phần 1 nhằm thuyết phục bạn rằng giả thiết về làm việc sâu là đúng. Phần 2 giới thiệu đến bạn một số cách để tận dụng làm việc sâu bằng cách rèn luyện não bộ và chuyển đổi thói quen làm việc sang hướng đặt làm việc sâu ở trung tâm sự nghiệp. Newport không hề đưa ra những lời khuyên xáo rỗng, mang tính lý thuyết hay giáo điều. Ông đề nghị chúng ta nên học cách làm quen với sự hời hợt và từ bỏ các công cụ truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, (Thậm chí, nếu bạn không muốn làm vậy thì lý lẽ của ông cũng rất đáng đọc). Nếu bạn đã từng dành một ngày làm việc trong tình trạng bị sao lãng bởi đám email và thông báo hiện lên liên tục rồi băn khoăn bạn đã làm gì cả ngày thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi PDF của tác giả Cal Newport nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê (Cal Newport)
Trong quyển sách Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê, Cal Newport lột trần niềm tin từ trước đến nay rằng ta nên "theo đuổi đam mê."Niềm tin sáo rỗng này không những sai sót ở chỗ là những đam mê tồn tại sẵn có thường hiếm hoi và không liên quan gì lắm đến việc hầu hết mọi người cuối cùng cũng yêu thích công việc họ làm, mà nó còn có thể gây nguy hiểm, sinh ra cảm giác lo lắng và hiện tượng nhảy việc liên miên.Sau khi đưa ra dẫn chứng chống lại niềm tin vào đam mê, Newport bắt đầu cuộc hành trình khám phá thực tế là mọi người trở nên yêu thích công việc họ làm như thế nào. Dành thời gian tiếp xúc với những người nông dân trên trang trại, các nhà đầu tư mạo hiểm, những người viết kịch bản, các lập trình viên máy tính hành nghề tự do, và những người cho biết mình tìm thấy cảm giác mãn nguyện từ công việc, Newport phát hiện ra những chiến lược họ đã áp dụng và những cạm bẫy họ đã né tránh trong quá trình phát triển sự nghiệp hấp dẫn của mình.Anh tiết lộ rằng việc đi tìm một nghề nghiệp phù hợp với một đam mê tồn tại sẵn từ trước là không quan trọng. Đam mê đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc trong những việc có ích, chứ đam mê không đến trước.Nói cách khác, cách bạn làm việc thì quan trọng hơn nhiều so với công việc bạn làm. Tìm mua: Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê PDF của tác giả Cal Newport nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khi Nào Cướp Nhà Băng (Stephen J. Dubner)
Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner là hai cái tên không hề xa lạ với độc giả Việt Nam, với những tựa sách "Kinh tế học hài hước", "Siêu kinh tế học hài hước", "Tư duy như một kẻ lập dị". Và lần này, hai nhà kinh tế học trẻ người Mỹ lại trở lại với bạn đọc qua những câu hỏi kỳ lạ cùng những câu trả lời độc và dị không kém trong cuốn sách Khi nào cướp nhà băng. Qua tác phẩm mới nhất này, những người yêu thích các tác giả của "Kinh tế học hài hước" - cuốn sách từng giữ vị trí sách bán chạy nhất của báo New York Times - sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi “oái oăm” như: - Tại sao nên cướp nhà băng vào buổi sáng thứ Sáu mỗi tuần? - Tại sao chúng ta chẳng bao giờ đưa tiền boa cho tiếp viên hàng không? - Tại sao Pepsi sẽ không trả cả đống tiền để mua công thức bí mật bị đánh cắp của Coca Cola? - Mua vé máy bay giá rẻ liệu có tốt hay không?… Tìm mua: Khi Nào Cướp Nhà Băng TiKi Lazada Shopee Chắc chắn, khi đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ bắt gặp những khoảnh khắc khiến các bạn ồ lên vì thú vị, thậm chí là bật cười vì sự độc đáo và hài hước của câu chuyện mà các tác giả mang lại. Nhưng không chỉ hài hước, đó còn là những thực trạng có phần phi lý đang tồn tại ngay trước mắt mà chúng ta không hề hay biết (hoặc không đủ hài hước để nhận ra, cũng có thể là như vậy). *** Steven D. Levitt, nhà kinh tế học trẻ đang giảng dạy tại đại học Chicago (Mỹ) và Stephen J. Dubner là nhà báo, nhà văn nổi tiếng, tác giả nhiều bài viết sắc sảo trên các tờ The New Yorker và New York Times, gặp nhau và cùng giải quyết nhiều vấn đề cuộc sống từ góc độ kinh tế học không hàn lâm mà thiên về những phân tích xã hội, nhân sinh. Ví dụ: khảo sát thị trường mại dâm Mỹ để phô bày nhiều quan niệm, hành xử của người Mỹ với tình dục ngoài hôn nhân qua các thời kỳ, người môi giới bán dâm thì khác gì với người môi giới... nhà đất và giống gì với ông già Noel? Vì sao người ta lại chịu chung sống với sự vô cảm trong lúc bỏ hoang những suy nghĩ giúp mình vị tha hơn? Truyền thông đã làm gì trong việc thổi bùng nỗi sợ cái chết hiếm hoi do cá mập mang tới trong khi lại bình thường hoá những ca tử vong vì tai nạn giao thông? Làm sao để các cảnh sát và chính trị gia ba hoa nước Mỹ bớt hoang tưởng về "thành tựu" trong việc hạn chế tệ nạn xã hội? Hai cuốn sách này giúp người đọc khám phá những phép màu của tư duy; bằng sự tinh tường, hài hước, thông minh đó mà nhiều hiện tượng xã hội được giải mã phía sau những quan điểm kinh tế học khiến người đọc dễ dàng bị hấp dẫn, chinh phục một cách bất ngờ! *** Cuốn sách Khi nào cướp nhà băng là cuốn sách mới nhất trong series Kinh tế học hài hước nổi tiếng của 2 tác giả Steve D. Levitt và Stephen J. Dubner. Với tựa đề sách khá tò mò, những trích dẫn khá hài hước như tại sao giá xăng tăng lại đáng mừng hơn đáng lo, tại sao gian lận và doping lại tốt cho thể thao và tốt ở khía cạnh nào…và không thể không kể đến giọng văn lạ lùng, lan man rời rạc nhưng khá thâm thúy đầy nét quen thuộc của các tác giả. Tuy vậy, trước khi quyết định đây có thực sự là một cuốn sách đáng đọc, hãy cùng Review Sách điểm qua những nét chuẩn và chưa chuẩn của cuốn sách này nhé Hãy đọc chương cuối cùng trước khi đọc nốt các chương còn lại Như tuyên bố của tác giả, cuốn sách này là tập hợp của những bài viết trên blog của 2 vị, nên chúng ta hoàn toàn có thể đọc bất kỳ bài nào nếu muốn. Nếu không muốn ngủ gục và vứt luôn cuốn sách vào sọt rác, hãy lướt ngay các chương trước đó và tập trung đọc chương cuối cùng, nơi tập hợp những bài viết có thể xem là hay nhất của tác giả. Điểm cộng đầu tiên là cách nhìn cực kỳ hài hước đúng theo phong cách Tư duy như một kẻ lập dị. Ấn tượng từ tiêu đề cho tới nội dung, chương 8 “Khi đã là dân Jet” mang tới cho độc giả những cái nhìn độc và lạ về cuộc sống thường ngày dưới con mắt của các nhà kinh tế học. Bởi những bài viết này không mang tính học thuật, không có viết với ngôn ngữ chuyên môn nên rất dễ hiểu với cả những người có trình độ phổ thông. Hãy cùng đọc thử bài viết về cách nhìn nhận vấn đề cho tiền người ăn xin, các nhà kinh tế sẽ làm gì? “Trường hợp giả định là bạn đang đi đến một góc phố hẹp, bên trái là một người bán hàng rong đang bán bánh mỳ kẹp thịt, bên phải là một người ăn xin đang nằm lề đường với cái nón chìa ra. Bạn đang có 10$ trong tay thì bạn sẽ làm gì?” Mark Cuban, khi được tác giả hỏi, đã lập tức trả lời, bỏ qua và bước đi, không mua bánh mỳ và cũng không cho người ăn xin một đồng nào. Đừng quên ông ấy là một doanh nhân thành đạt và là chủ sở hữu một đội bóng rổ. Một thầy giáo dạy kinh doanh là Arthur Brooks thì đưa ra nhiều lựa chọn, ông ấy hoặc mua cho gã ăn xin một ổ bánh mỳ, hoặc nếu bận quá thì đưa tiền cho gã luôn. Nhà kinh tế Tyler Cowen, tác giả của nhiều blog nổi tiếng thì chọn giải pháp mua bánh mỳ kẹp thịt và bước đi (chứ không phải mua cho gã ăn xin nhé). Còn có 2 người nữa trong buổi phỏng vấn thì một người cho tiền gã ăn xin, một người trả lời vòng vo hơn cả triết học Mác và dĩ nhiên nhiều người không hiểu ông ta đang nói cái gì. Chắc hẳn ông cuối cùng được phỏng vấn không hiểu câu hỏi hoặc không dám trả lời. Vậy câu trả lời của 2 nhà kinh tế học của chúng ta là gì, có ai ngờ được kết cục tác giả kết luận là gì không. Ông ấy, dĩ nhiên là bỏ qua không cho tiền người ăn xin, mà từ thiện 10$ cho người lao động bán bánh mỳ chân chính…. Đấy mới chỉ là một bài viết trong tổng số hơn chục bài trong chương 8 có cái kết bất ngờ. Những bài học vỡ lòng từ Kinh tế học cướp biển nhập môn, có nên hối lộ trẻ nhiều tiền để trẻ chăm chỉ học tập, hay tác hại của việc nhà hàng nổi tiếng bán gà thiu (bị hỏng) nhưng vẫn bắt khách hàng trả tiền…!!! Đây là những bài viết độc đáo và hấp dẫn đến mức bạn không thể bỏ cuốn sách xuống mà không đọc nốt những bài viết kế tiếp. Xét về riêng chương cuối cùng này, xứng đáng với điểm 10 cho chất lượng Những chương sách còn lại, không dễ đọc cho những người không am hiểu về thị trường, kinh tế, xã hội Nếu bạn không phải là một nhân viên marketing, không phải là một nhà kinh tế học, lại là một người chỉ quan tâm đến giá xăng tăng hay giảm mỗi ngày, hoặc thích đọc tin lá cải nhiều hơn tin kinh tế, thì nên bỏ qua những chương còn lại. Bởi để đọc được,hiểu được thâm ý của tác giả, cần có những kiến thức chuyên môn nhất định. Cũng bởi vì “Khi nào cướp nhà băng” có cách viết phong cách khá ngắn gọn về ẩn ý nhưng lại dài dòng với nhiều nội dung không cần thiết, sẽ rất nhiều độc giả sốc khi đọc hết bài viết mà chẳng hiểu gì, chả thấy hài hước gì, chả ngấm được gì. Để tránh những số phận bi thảm cho cuốn sách như vứt vào sọt rác hay ẩm mốc trên kệ sách, hãy thương tình và nâng niu nó bằng cách dừng đọc! Tuy vậy, xét về mặt chuyên môn, đây là một cuốn sách cực kỳ hay. Những kiến thức kinh tế lồng ghép với cách nhìn thú vị, đặc biệt là sự giả dối của những con số thống kê, như chính các tác giả đã vạch trần, là một món ăn thú vị cho những nhà nghiên cứu thị trường. Dân kinh tế thì lại càng khó có thể bỏ qua cuốn sách này, nhất là vào những chiều mưa cuối tuần, bên một tách cafe. Để kết thúc bài review cho cuốn “Khi nào cướp nhà băng” này, hy vọng khi bạn quyết định đọc nó, chí ít bạn cũng hiểu được tại sao Pepsi không trả cả đống tiền để đổi lấy công thức bí mật bị đánh cắp của Coca-cola, hay thận trọng hơn trong việc chọn mua vé máy bay giá rẻ!!!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khi Nào Cướp Nhà Băng PDF của tác giả Stephen J. Dubner nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khi Nào Cướp Nhà Băng (Stephen J. Dubner)
Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner là hai cái tên không hề xa lạ với độc giả Việt Nam, với những tựa sách "Kinh tế học hài hước", "Siêu kinh tế học hài hước", "Tư duy như một kẻ lập dị". Và lần này, hai nhà kinh tế học trẻ người Mỹ lại trở lại với bạn đọc qua những câu hỏi kỳ lạ cùng những câu trả lời độc và dị không kém trong cuốn sách Khi nào cướp nhà băng. Qua tác phẩm mới nhất này, những người yêu thích các tác giả của "Kinh tế học hài hước" - cuốn sách từng giữ vị trí sách bán chạy nhất của báo New York Times - sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi “oái oăm” như: - Tại sao nên cướp nhà băng vào buổi sáng thứ Sáu mỗi tuần? - Tại sao chúng ta chẳng bao giờ đưa tiền boa cho tiếp viên hàng không? - Tại sao Pepsi sẽ không trả cả đống tiền để mua công thức bí mật bị đánh cắp của Coca Cola? - Mua vé máy bay giá rẻ liệu có tốt hay không?… Tìm mua: Khi Nào Cướp Nhà Băng TiKi Lazada Shopee Chắc chắn, khi đọc cuốn sách này, bạn đọc sẽ bắt gặp những khoảnh khắc khiến các bạn ồ lên vì thú vị, thậm chí là bật cười vì sự độc đáo và hài hước của câu chuyện mà các tác giả mang lại. Nhưng không chỉ hài hước, đó còn là những thực trạng có phần phi lý đang tồn tại ngay trước mắt mà chúng ta không hề hay biết (hoặc không đủ hài hước để nhận ra, cũng có thể là như vậy). *** Steven D. Levitt, nhà kinh tế học trẻ đang giảng dạy tại đại học Chicago (Mỹ) và Stephen J. Dubner là nhà báo, nhà văn nổi tiếng, tác giả nhiều bài viết sắc sảo trên các tờ The New Yorker và New York Times, gặp nhau và cùng giải quyết nhiều vấn đề cuộc sống từ góc độ kinh tế học không hàn lâm mà thiên về những phân tích xã hội, nhân sinh. Ví dụ: khảo sát thị trường mại dâm Mỹ để phô bày nhiều quan niệm, hành xử của người Mỹ với tình dục ngoài hôn nhân qua các thời kỳ, người môi giới bán dâm thì khác gì với người môi giới... nhà đất và giống gì với ông già Noel? Vì sao người ta lại chịu chung sống với sự vô cảm trong lúc bỏ hoang những suy nghĩ giúp mình vị tha hơn? Truyền thông đã làm gì trong việc thổi bùng nỗi sợ cái chết hiếm hoi do cá mập mang tới trong khi lại bình thường hoá những ca tử vong vì tai nạn giao thông? Làm sao để các cảnh sát và chính trị gia ba hoa nước Mỹ bớt hoang tưởng về "thành tựu" trong việc hạn chế tệ nạn xã hội? Hai cuốn sách này giúp người đọc khám phá những phép màu của tư duy; bằng sự tinh tường, hài hước, thông minh đó mà nhiều hiện tượng xã hội được giải mã phía sau những quan điểm kinh tế học khiến người đọc dễ dàng bị hấp dẫn, chinh phục một cách bất ngờ! *** Cuốn sách Khi nào cướp nhà băng là cuốn sách mới nhất trong series Kinh tế học hài hước nổi tiếng của 2 tác giả Steve D. Levitt và Stephen J. Dubner. Với tựa đề sách khá tò mò, những trích dẫn khá hài hước như tại sao giá xăng tăng lại đáng mừng hơn đáng lo, tại sao gian lận và doping lại tốt cho thể thao và tốt ở khía cạnh nào…và không thể không kể đến giọng văn lạ lùng, lan man rời rạc nhưng khá thâm thúy đầy nét quen thuộc của các tác giả. Tuy vậy, trước khi quyết định đây có thực sự là một cuốn sách đáng đọc, hãy cùng Review Sách điểm qua những nét chuẩn và chưa chuẩn của cuốn sách này nhé Hãy đọc chương cuối cùng trước khi đọc nốt các chương còn lại Như tuyên bố của tác giả, cuốn sách này là tập hợp của những bài viết trên blog của 2 vị, nên chúng ta hoàn toàn có thể đọc bất kỳ bài nào nếu muốn. Nếu không muốn ngủ gục và vứt luôn cuốn sách vào sọt rác, hãy lướt ngay các chương trước đó và tập trung đọc chương cuối cùng, nơi tập hợp những bài viết có thể xem là hay nhất của tác giả. Điểm cộng đầu tiên là cách nhìn cực kỳ hài hước đúng theo phong cách Tư duy như một kẻ lập dị. Ấn tượng từ tiêu đề cho tới nội dung, chương 8 “Khi đã là dân Jet” mang tới cho độc giả những cái nhìn độc và lạ về cuộc sống thường ngày dưới con mắt của các nhà kinh tế học. Bởi những bài viết này không mang tính học thuật, không có viết với ngôn ngữ chuyên môn nên rất dễ hiểu với cả những người có trình độ phổ thông. Hãy cùng đọc thử bài viết về cách nhìn nhận vấn đề cho tiền người ăn xin, các nhà kinh tế sẽ làm gì? “Trường hợp giả định là bạn đang đi đến một góc phố hẹp, bên trái là một người bán hàng rong đang bán bánh mỳ kẹp thịt, bên phải là một người ăn xin đang nằm lề đường với cái nón chìa ra. Bạn đang có 10$ trong tay thì bạn sẽ làm gì?” Mark Cuban, khi được tác giả hỏi, đã lập tức trả lời, bỏ qua và bước đi, không mua bánh mỳ và cũng không cho người ăn xin một đồng nào. Đừng quên ông ấy là một doanh nhân thành đạt và là chủ sở hữu một đội bóng rổ. Một thầy giáo dạy kinh doanh là Arthur Brooks thì đưa ra nhiều lựa chọn, ông ấy hoặc mua cho gã ăn xin một ổ bánh mỳ, hoặc nếu bận quá thì đưa tiền cho gã luôn. Nhà kinh tế Tyler Cowen, tác giả của nhiều blog nổi tiếng thì chọn giải pháp mua bánh mỳ kẹp thịt và bước đi (chứ không phải mua cho gã ăn xin nhé). Còn có 2 người nữa trong buổi phỏng vấn thì một người cho tiền gã ăn xin, một người trả lời vòng vo hơn cả triết học Mác và dĩ nhiên nhiều người không hiểu ông ta đang nói cái gì. Chắc hẳn ông cuối cùng được phỏng vấn không hiểu câu hỏi hoặc không dám trả lời. Vậy câu trả lời của 2 nhà kinh tế học của chúng ta là gì, có ai ngờ được kết cục tác giả kết luận là gì không. Ông ấy, dĩ nhiên là bỏ qua không cho tiền người ăn xin, mà từ thiện 10$ cho người lao động bán bánh mỳ chân chính…. Đấy mới chỉ là một bài viết trong tổng số hơn chục bài trong chương 8 có cái kết bất ngờ. Những bài học vỡ lòng từ Kinh tế học cướp biển nhập môn, có nên hối lộ trẻ nhiều tiền để trẻ chăm chỉ học tập, hay tác hại của việc nhà hàng nổi tiếng bán gà thiu (bị hỏng) nhưng vẫn bắt khách hàng trả tiền…!!! Đây là những bài viết độc đáo và hấp dẫn đến mức bạn không thể bỏ cuốn sách xuống mà không đọc nốt những bài viết kế tiếp. Xét về riêng chương cuối cùng này, xứng đáng với điểm 10 cho chất lượng Những chương sách còn lại, không dễ đọc cho những người không am hiểu về thị trường, kinh tế, xã hội Nếu bạn không phải là một nhân viên marketing, không phải là một nhà kinh tế học, lại là một người chỉ quan tâm đến giá xăng tăng hay giảm mỗi ngày, hoặc thích đọc tin lá cải nhiều hơn tin kinh tế, thì nên bỏ qua những chương còn lại. Bởi để đọc được,hiểu được thâm ý của tác giả, cần có những kiến thức chuyên môn nhất định. Cũng bởi vì “Khi nào cướp nhà băng” có cách viết phong cách khá ngắn gọn về ẩn ý nhưng lại dài dòng với nhiều nội dung không cần thiết, sẽ rất nhiều độc giả sốc khi đọc hết bài viết mà chẳng hiểu gì, chả thấy hài hước gì, chả ngấm được gì. Để tránh những số phận bi thảm cho cuốn sách như vứt vào sọt rác hay ẩm mốc trên kệ sách, hãy thương tình và nâng niu nó bằng cách dừng đọc! Tuy vậy, xét về mặt chuyên môn, đây là một cuốn sách cực kỳ hay. Những kiến thức kinh tế lồng ghép với cách nhìn thú vị, đặc biệt là sự giả dối của những con số thống kê, như chính các tác giả đã vạch trần, là một món ăn thú vị cho những nhà nghiên cứu thị trường. Dân kinh tế thì lại càng khó có thể bỏ qua cuốn sách này, nhất là vào những chiều mưa cuối tuần, bên một tách cafe. Để kết thúc bài review cho cuốn “Khi nào cướp nhà băng” này, hy vọng khi bạn quyết định đọc nó, chí ít bạn cũng hiểu được tại sao Pepsi không trả cả đống tiền để đổi lấy công thức bí mật bị đánh cắp của Coca-cola, hay thận trọng hơn trong việc chọn mua vé máy bay giá rẻ!!!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khi Nào Cướp Nhà Băng PDF của tác giả Stephen J. Dubner nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.