Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc (Osho)

Mục lục

Lời nói đầu

Điều quan trọng trước hết: abc về thân thiết..Bắt đầu tại chỗ bạn đang vậy..Đích thực..Lắng nghe bản thân mình..Tin cậy bản thân mình

Thân thiết với người khác: bước tiếp theo..Bị thấy..Nhu cầu về riêng tư..Nối quan hệ, không thân thuộc..Mạo hiểm để chân thực..Học ngôn ngữ của im lặng

Bốn cạm bẫy..Thói quen phản ứng..Mắc kẹt vào an ninh..Đấm bóng..Giá trị giả Tìm mua: Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee

Công cụ cho biến đổi..Chấp nhận bản thân mình..Để bản thân mình mong manh..Vị kỉ..Kĩ thuật thiền

Trên đường đi tới thân thiết

Đáp lại câu hỏi

Về Osho

Lời nói đầu

Mọi người đều sợ thân thiết - nó là điều khác dù bạn nhận biết về nó hay không. Thân thiết nghĩa là phơi bày bản thân bạn trước người lạ - và chúng ta tất cả đều là người lạ; chẳng ai biết ai. Chúng ta thậm chí còn là người lạ với bản thân mình bởi vì chúng ta không biết chúng ta là ai.

Thân thiết đem bạn tới gần người lạ. Bạn phải vứt bỏ tất cả mọi phòng thủ; chỉ thế thì thân thiết mới là có thể. Và nỗi sợ là ở chỗ nếu bạn vứt bỏ tất cả mọi phòng thủ, tất cả mặt nạ của bạn, ai biết người lạ sẽ làm gì với bạn? Chúng ta tất cả đều che giấu cả nghìn lẻ một thứ, không chỉ với người khác mà với bản thân mình, bởi vì chúng ta đã được nuôi dưỡng bởi nhân loại ốm yếu với đủ mọi loại kìm nén, cấm đoán, kiêng kị. Và nỗi sợ là ở chỗ với ai đó là người lạ - và điều đó chẳng thành vấn đề, bạn có thể đã sống với một người trong ba mươi năm, bốn mươi năm; tính lạ chẳng bao giờ biến mất - người ta cảm thấy an toàn hơn khi giữ chút ít phòng thủ, chút ít khoảng cách, bởi vì ai đó có thể tận dụng điểm yếu của bạn, nhược điểm của bạn, mong manh của bạn.

Mọi người đều sợ thân thiết.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn bởi vì mọi người đều muốn thân thiết. Mọi người đều muốn thân thiết bởi vì nếu không bạn một mình trong vũ trụ này - không bạn bè, không người yêu, không ai bạn có thể tin cậy được, không người nào bạn có thể mở tất cả các vết thương của mình ra. Và vết thương không thể được chữa lành chừng nào chúng còn chưa được mở ra. Bạn càng che giấu chúng, chúng càng trở nên nguy hiểm hơn. Chúng có thể trở thành ung thư.

Một mặt thân thiết là nhu cầu bản chất, cho nên mọi người đều khao khát nó. Bạn muốn người khác thân thiết để cho người khác vứt bỏ phòng thủ của họ, trở thành mong manh, cởi mở tất cả các vết thương của người đó, vứt bỏ tất cả các mặt nạ và cá tính giả của người đó, đứng trần trụi như người đó vậy. Và mặt khác, mọi người đều sợ thân thiết - bạn muốn thân thiết với người khác, nhưng bạn không muốn vứt bỏ phòng thủ của mình. Đây là một trong những xung đột giữa bạn bè, giữa người yêu: Không ai muốn vứt bỏ phòng thủ của mình, và không ai muốn tới trong trần trụi và chân thành, cởi mở hoàn toàn - vậy mà cả hai đều cần thân thiết.

Chừng nào bạn còn chưa vứt bỏ tất cả những kìm nén và cấm đoán của mình - cái vốn là món quà của tôn giáo của bạn, văn hoá của bạn, xã hội của bạn, bố mẹ của bạn, giáo dục của bạn - bạn sẽ không bao giờ có khả năng thân thiết với ai đó. Và bạn sẽ phải lấy bước đầu.

Nhưng nếu bạn không có kìm nén hay cấm đoán nào, thế thì bạn cũng không có vết thương nào. Nếu bạn đã sống một cuộc sống đơn giản, tự nhiên, sẽ không có sợ hãi thân thiết, chỉ có niềm vui vô cùng của hai ngọn lửa tới gần nhau thế, chúng gần như trở thành một ngọn lửa. Và sự gặp gỡ này cực kì hài lòng, thoả mãn, hoàn thành. Nhưng trước khi bạn có thể đạt tới thân thiết, bạn phải lau sạch ngôi nhà mình hoàn toàn.

Chỉ con người của thiền mới có thể cho phép thân thiết xảy ra.

Người đó chẳng có gì để che giấu. Tất cả những điều làm cho người đó sợ rằng ai đó có thể biết, bản thân người đó đã vứt bỏ rồi. Người đó chỉ có trái tim im lặng và yêu thương.

Bạn phải chấp nhận bản thân mình trong tính toàn bộ của mình.

Nếu bạn không thể chấp nhận bản thân mình trong tính toàn bộ của mình, làm sao bạn có thể trông đợi ai đó khác chấp nhận bạn được?

Và bạn đã từng bị mọi người kết án, và bạn đã học chỉ mỗi một điều: tự kết án mình. Bạn cứ che giấu nó; nó không phải là cái gì đó đẹp đẽ để trưng bày cho người khác. Bạn biết những điều xấu đang giấu kín trong mình, bạn biết điều ác đang bị giấu kín trong bạn, bạn biết tính thú vật bị giấu kín trong bạn. Chừng nào bạn còn chưa biến đổi thái độ của mình và chấp nhận bản thân mình như một trong những con vật trong sự tồn tại...

Từ con vật - animal không xấu. Nó đơn giản nghĩa là sống động; nó bắt nguồn từ anima. Bất kì ai đang sống động đều là con vật.

Nhưng con người đã được dạy, "Bạn không phải là con vật; con vật ở xa dưới bạn. Bạn là con người." Bạn đã được cho sự cao siêu giả dối. Sự thực là, sự tồn tại không tin vào cao siêu và thấp kém. Với sự tồn tại, mọi thứ đều bình đẳng: cây cối, chim chóc, con vật, con người. Trong sự tồn tại, mọi thứ đều tuyệt đối được chấp nhận như nó vậy; không có kết án.

Nếu bạn chấp nhận tính dục của mình vô điều kiện, nếu bạn chấp nhận rằng con người và mọi sinh linh trên thế giới là mong manh, rằng cuộc sống là sợi chỉ rất mảnh có thể bị đứt vào bất kì lúc nào... Một khi điều này được chấp nhận, và bạn vứt bỏ bản ngã giả tạo - của việc là Alexander Đại đế, Mohammad Ali ba lần vĩ đại - bạn đơn giản hiểu rằng mọi người là đẹp trong cái bình thường của mình và mọi người đều có nhược điểm; chúng là một phần của bản tính người bởi vì bạn không được làm từ thép. Bạn được làm từ thân thể rất mảnh mai. Khoảng thân nhiệt của cuộc đời bạn là giữa ba sáu độ và bốn ba độ, chỉ bẩy độ là toàn thể khoảng nhiệt cuộc sống bạn.

Xuống thấp dưới nó và bạn chết; vượt lên hơn nó và bạn chết. Và cùng điều đó áp dụng cho cả nghìn lẻ một thứ trong bạn. Một trong những nhu cầu cơ bản nhất là được cần tới. Nhưng không ai muốn chấp nhận rằng "chính nhu cầu cơ bản của tôi là được cần tới, được yêu mến, được chấp nhận."Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong Thiền

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thiền Đốn Ngộ - Thích Thanh Từ
Đốn ngộ không phải là chóng ngộ, nhanh ngộ mà là nhắm vào cái gốc của mọi vấn đề là chỗ khởi sinh các niệm, tức nhân tâm, mà công phu, một lần hết sach vô minh, nên gọi là đốn. Nó đối lập với các pháp thiền tiệm, tức kiểm soát từng niệm một, không cho niềm tà khởi sinh, như ngồi lặt lá. Đốn ngộ không phải là chóng ngộ, nhanh ngộ mà là nhắm vào cái gốc của mọi vấn đề là chỗ khởi sinh các niệm, tức nhân tâm, mà công phu, một lần hết sach vô minh, nên gọi là đốn. Nó đối lập với các pháp thiền tiệm, tức kiểm soát từng niệm một, không cho niềm tà khởi sinh, như ngồi lặt lá.
Thiền sư Khương Tăng Hội - Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam và Trung Hoa
Thiền sư Khương Tăng Hội, người đầu tiên mang đạo Phật vào Trung Quốc và Việt Nam!. Đạo Phật truyền vào Việt Nam bằng con đường hàng hải. Đây chính là thể thức giao tiếp, của các nước lân cận thời ấy. Người dân qua lại, giao hảo bằng những đoàn thương thuyền, để trao đổi hàng hóa cần dùng như, tơ lụa, quế, tiêu, các vật dụng hàng ngày. Trên những đoàn thương thuyền ấy, đã mang theo các nhà Sư Ấn Độ, để họ tụng kinh cầu nguyện sự bình an. Đây là quan niệm và cũng là niềm tin tôn giáo, được khẳng định một cách tích cực, trong những sinh hoạt hàng ngày, của dân hàng hải thương nghiệp này. Từ đây, chúng ta hiểu được rằng, đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam, từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch. Con đường hoằng pháp của chư Tăng đơn giản, không nhu cầu, phương tiện to tát, mà chỉ được xem như là người thương lái trong đoàn hàng hải, nhưng họ có một niềm tin kiên cố. Chư Tăng có thể tụng kinh, niệm Phật thắp hương, đốt trầm trên những con thuyền đó. Nếp sống tâm linh ấy, đã in sâu vào tâm thức người dân Ấn Độ. Đời sống tâm linh này, đã được sinh hoạt thường nhật, dù nơi quê hương Ấn Độ hay Việt Nam thời bấy giờ. Chính vì sự sinh hoạt tâm linh này, mà người Việt Nam mới biết đến đạo Phật. Ngoài tinh thần văn hóa Phật giáo, người Việt Nam cũng đã học thêm được nhiều điều khác, của nền văn hóa dân gian, cách trồng cấy, lương thực, thảo dược, y học, vân vân, nhờ vậy mà đời sống xã hội, đã có một bước tiến xa hơn. Trong những đoàn người thương lái ấy, có Thân phụ Tổ Sư Khương Tăng Hội, đã đến Giao Chỉ, lưu lại và lập nghiệp nơi đây, có lẽ vì tìm ra vùng đất mới thích hợp, cho nếp sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc, thân sinh Ngài đã lập gia đình với một người phụ nữ Việt. Năm Ngài 10 tuổi, cả hai bậc sinh thành đều khuất núi, kể từ đó Ngài chịu cảnh mồ côi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng hẳn là có túc duyên, nên Ngài quyết chí xuất gia, tu học đạo giác ngộ, mà chính Thân phụ Ngài thuở sinh tiền cũng đã tu tập, trong vai trò người cư sĩ Phật tử. Sự hiện diện của Ngài trong bối cảnh lịch sử thời ấy, đã minh thị một cách hùng hồn rằng. Cây Phật Giáo Việt Nam đã ăn sâu mọc rễ vững chắc, trên mảnh đất Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3, sau Tây Lịch. Qua giá trị lịch sử ấy, đã cho ta cái nhìn tường tận và hiểu biết chính xác, để biết rằng Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam, sớm hơn Phật Giáo có mặt trên đất nước Trung Quốc!. Phật Giáo Việt Nam, tiếp nhận trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ, Ngài Khương Tăng Hội đã đi tu từ năm mười tuổi, và khi trưởng thành, Ngài đã mang tinh thần Thiền học Việt Nam, sang truyền giáo nơi vùng Giang Tả, thời Ngô Tôn Quyền xưng Đế. Ngài mở cuộc Đông Du, vào năm Xích Ô thứ mười, mới đến Kiến Nghiệp. Ngài dừng chân tại đây, lập ngôi nhà tranh trú ngụ, dựng tượng Phật để thờ, và bắt đầu cho công trình hoằng pháp.
DÒNG TÊN SỬ LƯỢC [pdf]
Lịch sử luôn luôn là một bài học sống động và quý giá. Tìm hiểu về Dòng Tên, chúng tôi thấy lịch sử Dòng cũng mang những bài học sống động và quý giá. Chúng tôi đã cố ghi chép lại đây đó một số điều, đôi khi thêm một vài suy nghĩ. Tập này thành hình như một vài góp nhặt chưa hệ thống, chưa hoàn chỉnh và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Ước mong một bản khác đây đủ hơn và mạch lạc hơn sớm được những nhà chuyên môn cho chào đời, nhờ đó Dòng được nhiều người biết, yêu và theo, để tôn vinh Thiên Chúa hơn. Lịch sử luôn luôn là một bài học sống động và quý giá. Tìm hiểu về Dòng Tên, chúng tôi thấy lịch sử Dòng cũng mang những bài học sống động và quý giá. Chúng tôi đã cố ghi chép lại đây đó một số điều, đôi khi thêm một vài suy nghĩ. Tập này thành hình như một vài góp nhặt chưa hệ thống, chưa hoàn chỉnh và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Ước mong một bản khác đây đủ hơn và mạch lạc hơn sớm được những nhà chuyên môn cho chào đời, nhờ đó Dòng được nhiều người biết, yêu và theo, để tôn vinh Thiên Chúa hơn.
Những lời dạy từ các Thiền sư Việt Nam xưa [pdf]
Sách này để kính dâng 3 vị Thầy Thích Tịch Chiếu , Thích Thiền Tâm , và Thích Tài Quang; dâng cha mẹ  vô lượng kiếp ; hồi hướng  tới một vị cư  sĩ đang xin Đức Quan Âm  cứu giúp, và vô lượng  chúng sanh . Tịch ChiếuThiền Tâmcha mẹvô lượng kiếphồi hướngvị cưQuan Âmvô lượngchúng sanhNgười biên soạn  mang ơn  chư vị tiền bối  đã dịch cổ văn  sang ngôn ngữ  Việt hiện đại , đặc biệt  mang ơn  các Thiền sư  Thích Thanh Từ, Trí Siêu Lê Mạnh Thát và sử gia Trần Đình Sơn đã in các sách mà tác phẩm  này đã dựa vào  để tham khảo .biên soạnmang ơntiền bốicổ vănngôn ngữhiện đạiđặc biệtmang ơnThiền sưtác phẩmdựa vàotham khảoCư Sĩ  Nguyên GiácCư Sĩ