Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sấm Truyền Ca (1670) - Lữ Y Đoan (Diễn kinh Cựu Ước bằng thơ Lục Bát)

Hằng sinh Thượng đế đại quyền, Tự không sáng tạo phán truyền hoằng khai Càn khôn bỗng chúc phôi thai Hư hư hàn vũ, dày dày u minh.

Đó là những câu mở đầu trong tác phẩm Sấm Truyền Ca, diễn ca lục bát 5 quyển đầu của Cựu ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của Giáo phận Đàng Trong biên soạn. Cha Lữ Y  (Louis)  Đoan sinh năm 1613 tại Kẻ Chàm, Quảng Nam, soạn xong quyển Sấm Truyền Ca bằng chữ Nôm khi còn là Thầy Giảng năm 1670. thụ phong LM tại Quảng Ngãi năm 1676 và hai năm sau đó qua đời (1678).

Đó là những câu mở đầu trong tác phẩm Sấm Truyền Ca, diễn ca lục bát 5 quyển đầu của Cựu ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của Giáo phận Đàng Trong biên soạn.

Cha Lữ Y  (Louis)  Đoan sinh năm 1613 tại Kẻ Chàm, Quảng Nam, soạn xong quyển Sấm Truyền Ca bằng chữ Nôm khi còn là Thầy Giảng năm 1670. thụ phong LM tại Quảng Ngãi năm 1676 và hai năm sau đó qua đời (1678).

Tác phẩm Sấm Truyền Ca đã Việt hóa các nhân danh và địa danh trong Kinh thánh, trình bày nội dung các sách Ngũ Thư với phong cách hết sức Việt Nam. Giáo dân rất thích nhưng có lẽ các cha Tây ngại rằng nó không sát bản văn Kinh thánh nên không ủng hộ, tác phẩm chỉ được chép tay chứ không được in ra. Qua thời kỳ bắt đạo, quyển sách đã trôi dạt về phía nam. Năm 1820 bộ sách được chuyển sang chữ quốc ngữ do Phan Văn Cận (tại Cái Mơn, Bến Tre). Năm 1870, có người đào được tại Cái nhum (Chợ lách, Vĩnh long) một hầm vô chủ, có nhiều sách vở về đạo thánh,'trong đó có bộ Sấm Truyền Ca, giấy đã mục nhiều. Lúc đó có ông Nguyễn Vãn Thế chịu khó chép lại và truyền ra cho nhiều người biết. Năm 1885 cha Phaolồ Qui muốn giúp độc giả tiện đối chiếu với bản văn Kinh thánh nên đã ghi số thự tự vào các câu trong mỗi chương. Ngài cũng chuyển các tên người và tên đất cho sát bản Latinh nhưng chỉ làm được một phần. Có hai bản sao đã tồn tại tới giữa thế kỷ XX: Một bản do nhà báo Paulus Tạo (báo Nam Kỳ Địa Phận) chép theo Sưu tầm của Phêrô Trần Hớn Xuyên, trực tiếp chép theo bản của Simong Phan Văn Cận, hoàn tất ngày l7 tháng 5 năm 1910 và một số tài liệu về Sấm Truyền Ca, do linh mục Phao-lồ Qui Sưu tầm và sửa chữa, từ năm 1885. Paulus Tạo ghi năm tháng ông thực hiện việc biên khảo trên một trang nay đã rách, nên nay không rõ là năm nào. Khi nhà in Tân Định được thành lập, đã có đề nghị in bộ sách nhưng các cố Tây không chịu. Bản thứ hai ở báo Tông Đồ. Năm 1947 nhà báo Nguyễn Cang Thường mang về tòa soạn báo Tông Đồ một số văn liệu, trong đó có Sấm Truyền Ca. Năm 1952, nhà báo Tông-Đồ bị bão làm sập đổ, văn liệu hư hại hơn phân nửa. Bổn Sấm Truyền Ca hư hỏng hoàn toàn ba quyển sau, vì bị nước ngập và mối xông phá, chỉ còn hai quyển đầu là Genesia (Tạo Đoan Kinh) và Exodus (Lập Quốc Kinh). Quyển Lập Quốc Kinh bị mối tàn phá phân nửa, chỉ còn 21 chương. Năm 1956 nhà báo Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn chép những phần còn lại của tập Sấm Truyền Ca và chép xong ngày 20 tháng 12 năm 1956. Trong bản chép tay của ông Nhạn, tên đất và tên người chép theo bản của linh mục Lữ-y Đoan và ghi chú theo bản sửa chữa của linh mục Phao-lồ Qui. 1993 Giáo sư Nguyễn Văn Trung và một số trí thức Công giáo đã thực hiện quyển sách “Về các tác giả Công giáo thế kỷ XVII-XIX”, do Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Tp HCM ấn hành. Quyển sách đã giới thiệu tác phẩm Sấm Truyền Ca đến công chúng. Giáo sư Trung và các cộng sự viên đã có công nghiên cứu đối chiếu, thực hiện bản văn hiệu đính mang tính khoa học và năm 2000 Tập san Y Sỹ ở Montreal đã xuất bản tập 1: Tạo Đoan Kinh. Dù quyển sách được in ở Canada mới cách đây 20 năm, hiện nay ở Việt Nam tìm không đâu có. May thay cuối cùng, chúng ta may mắn tìm được một bản photocopy ở Thư viện Học viện Đa Minh, Gò Vấp và một ấn bản ở Thư viện Mân Côi Bùi Chu. Được Đức Giám mục Giáo phận khuyến khích, chúng con đang chuẩn bị để in lại quyển sách kịp phát hành vào Mùa Vọng năm nay, nhằm mừng kỷ niệm 350 năm việc biên soạn tác phẩm, để tạ ơn Chúa và để đẩy mạnh công việc truyền giáo cho giới trí thức.

Tác phẩm Sấm Truyền Ca đã Việt hóa các nhân danh và địa danh trong Kinh thánh, trình bày nội dung các sách Ngũ Thư với phong cách hết sức Việt Nam. Giáo dân rất thích nhưng có lẽ các cha Tây ngại rằng nó không sát bản văn Kinh thánh nên không ủng hộ, tác phẩm chỉ được chép tay chứ không được in ra. Qua thời kỳ bắt đạo, quyển sách đã trôi dạt về phía nam.

Năm 1820 bộ sách được chuyển sang chữ quốc ngữ do Phan Văn Cận (tại Cái Mơn, Bến Tre).

Năm 1870, có người đào được tại Cái nhum (Chợ lách, Vĩnh long) một hầm vô chủ, có nhiều sách vở về đạo thánh,'trong đó có bộ Sấm Truyền Ca, giấy đã mục nhiều. Lúc đó có ông Nguyễn Vãn Thế chịu khó chép lại và truyền ra cho nhiều người biết.

Năm 1885 cha Phaolồ Qui muốn giúp độc giả tiện đối chiếu với bản văn Kinh thánh nên đã ghi số thự tự vào các câu trong mỗi chương. Ngài cũng chuyển các tên người và tên đất cho sát bản Latinh nhưng chỉ làm được một phần.

Có hai bản sao đã tồn tại tới giữa thế kỷ XX:

Một bản do nhà báo Paulus Tạo (báo Nam Kỳ Địa Phận) chép theo Sưu tầm của Phêrô Trần Hớn Xuyên, trực tiếp chép theo bản của Simong Phan Văn Cận, hoàn tất ngày l7 tháng 5 năm 1910 và một số tài liệu về Sấm Truyền Ca, do linh mục Phao-lồ Qui Sưu tầm và sửa chữa, từ năm 1885. Paulus Tạo ghi năm tháng ông thực hiện việc biên khảo trên một trang nay đã rách, nên nay không rõ là năm nào.

Khi nhà in Tân Định được thành lập, đã có đề nghị in bộ sách nhưng các cố Tây không chịu.

Bản thứ hai ở báo Tông Đồ. Năm 1947 nhà báo Nguyễn Cang Thường mang về tòa soạn báo Tông Đồ một số văn liệu, trong đó có Sấm Truyền Ca. Năm 1952, nhà báo Tông-Đồ bị bão làm sập đổ, văn liệu hư hại hơn phân nửa. Bổn Sấm Truyền Ca hư hỏng hoàn toàn ba quyển sau, vì bị nước ngập và mối xông phá, chỉ còn hai quyển đầu là Genesia (Tạo Đoan Kinh) và Exodus (Lập Quốc Kinh). Quyển Lập Quốc Kinh bị mối tàn phá phân nửa, chỉ còn 21 chương. Năm 1956 nhà báo Thaddoeus Nguyễn Văn Nhạn chép những phần còn lại của tập Sấm Truyền Ca và chép xong ngày 20 tháng 12 năm 1956. Trong bản chép tay của ông Nhạn, tên đất và tên người chép theo bản của linh mục Lữ-y Đoan và ghi chú theo bản sửa chữa của linh mục Phao-lồ Qui.

1993 Giáo sư Nguyễn Văn Trung và một số trí thức Công giáo đã thực hiện quyển sách “Về các tác giả Công giáo thế kỷ XVII-XIX”, do Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Tp HCM ấn hành. Quyển sách đã giới thiệu tác phẩm Sấm Truyền Ca đến công chúng.

Giáo sư Trung và các cộng sự viên đã có công nghiên cứu đối chiếu, thực hiện bản văn hiệu đính mang tính khoa học và năm 2000 Tập san Y Sỹ ở Montreal đã xuất bản tập 1: Tạo Đoan Kinh.

Dù quyển sách được in ở Canada mới cách đây 20 năm, hiện nay ở Việt Nam tìm không đâu có. May thay cuối cùng, chúng ta may mắn tìm được một bản photocopy ở Thư viện Học viện Đa Minh, Gò Vấp và một ấn bản ở Thư viện Mân Côi Bùi Chu.

Được Đức Giám mục Giáo phận khuyến khích, chúng con đang chuẩn bị để in lại quyển sách kịp phát hành vào Mùa Vọng năm nay, nhằm mừng kỷ niệm 350 năm việc biên soạn tác phẩm, để tạ ơn Chúa và để đẩy mạnh công việc truyền giáo cho giới trí thức.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

ÂM DƯƠNG KINH - TƯ MÃ SƠN NHÂN, NGUYỄN AN biên soạn
Đời người như một giấc mơ, phút chốc đã trăm năm. Vì sao trên đời có người được làm quan thuận lợi, tốt dẹp, có người thì không làm nổi quan? Có người dễ dàng kiếm được khoản tiền lớn, có người thì sống nghèo khổ? Có người sự nghiệp hưng vượng phát đạt, có người lại vận mệnh gập ghềnh? Có người tình yêu mỹ mãn. có người lại gặp nhiều bất hạnh trắc trở? Có người ... Đời người như một giấc mơ, phút chốc đã trăm năm. Vì sao trên đời có người được làm quan thuận lợi, tốt dẹp, có người thì không làm nổi quan? Có người dễ dàng kiếm được khoản tiền lớn, có người thì sống nghèo khổ? Có người sự nghiệp hưng vượng phát đạt, có người lại vận mệnh gập ghềnh? Có người tình yêu mỹ mãn. có người lại gặp nhiều bất hạnh trắc trở? Có người ... Việc này hẳn có những điều huyền bí và bí quyết của nó, chắc chắn có nhiều người muốn biết. Thực ra chân lý rất giản đơn: Mọi người thành đạt trong cuộc sống đều là những người tìm ra đường đi đúng, hay gọi là dắc "đạo", nghĩa là người ta sinh ra ở đời, sẽ phải xem có đắc "dạo" hay không. Vậy "đạo" là gì? "Nhất âm nhất dương" chính là đạo. Âm Dương kinh, kỳ thực là lợi dụng chính diện và phản diện của sự vật để giải quyết vấn đề một cách khéo léo. Âm Dương kinh có thể xem là "Chính phản luận", mâu thuẫn luận, biện chứng luận. Sách này hướng dẫn người ta vận dụng quy luật đối lập thống nhất như thế nào để giải quyết vấn đề. Đây cũng là chỗ đặc biệt khác với một số sách tương tự. Việc này hẳn có những điều huyền bí và bí quyết của nó, chắc chắn có nhiều người muốn biết.Thực ra chân lý rất giản đơn: Mọi người thành đạt trong cuộc sống đều là những người tìm ra đường đi đúng, hay gọi là dắc "đạo", nghĩa là người ta sinh ra ở đời, sẽ phải xem có đắc "dạo" hay không.Vậy "đạo" là gì?"Nhất âm nhất dương" chính là đạo.Âm Dương kinh, kỳ thực là lợi dụng chính diện và phản diện của sự vật để giải quyết vấn đề một cách khéo léo. Âm Dương kinh có thể xem là "Chính phản luận", mâu thuẫn luận, biện chứng luận. Sách này hướng dẫn người ta vận dụng quy luật đối lập thống nhất như thế nào để giải quyết vấn đề. Đây cũng là chỗ đặc biệt khác với một số sách tương tự.
An Lãng Chiêu thuyền tự Từ Đạo Hạnh sự tích thực lục (bản chép tay)
 An Lãng Chiêu thuyền tự Từ Đạo Hạnh sự tích thực lục (bản chép tay)
An Nam phong thổ thoại (bản chép tay) - Trần Tất Văn lược biên
 An Nam phong thổ thoại (bản chép tay) - Trần Tất Văn lược biên
DUY MA CẬT - SỞ THUYẾT KINH - ĐOÀN TRUNG CÒN
SỰ TÍCH CỦA CUỐN KINH “DUY-MA-CẬT”LÀ NHƯ VẦY:(Lời của người trực tiếp viết Kinh cho “Bác” lúc bấy giờ)Vào dịp giữa hè 1988, gia đình tôi đang sắp sửa để dùng bữa cơm trưa, bỗng nhiên thấy một người con dắt người cha mù hai mắt tới xin ăn. Tôi vội vàng chào hỏi hai cha con và bảo rằng: “Mời hai cha con vào nhà uống nước nghỉ ngơi, thế nào gia đình cũng có ít nhiều gì về gạo cho cha con”.  Hai cha con cảm ơn rối rít, nhưng tâm trạng vẫn còn rụt rè. Tôi lại bảo: “Không việc gì cả, cứ tự nhiên, tôi cũng như ông, không có thì phải xin chớ sao?” Lúc đó, hai cha con đành mạnh dạn uống nước. Tôi bảo các con dọn cơm ra để ăn kẻo trưa. Hai cha con vội vã ra đi, nhưng tôi ngăn lại không cho và bảo: “Ở lại ít nhiều ăn với gia đình bữa cơm đạm bạc". Hai cha con thấy gia đình tôi mời niềm nở đành ở lại. Xong bữa cơm đạm bạc, tôi mời hai cha con nằm nghỉ kéo đi nắng quá.Thế là tôi lên nhà Thờ Học Kinh Tẩy Tâm. Người cha ở dưới nhà nghe tôi đọc hay quá. Khi đọc xong, tôi quay lại học chuyện với hai cha con và để biết ở đâu đến.Người cha nói với tôi là “Quê ở vùng Sơn cước cách xa lắm. Sao anh đọc sách gì mà nghe thật ý nghĩa?”.Tôi bảo: “Tôi đọc sách “Tẩy Tâm' cho thuộc”.Người ăn xin ấy lại hỏi tiếp tôi: “Như vậy anh theo Phật, Thánh”. Tôi bảo: “Tôi đang tập”.Kẻ ăn xin lại nói với tôi rằng: “À, như vậy, nhà tôi từ đời cố đến đời ông còn dự một quyển, nghe nói là quyển Kinh, không biết Kinh gì bằng Hán Nôm. Hiện tại cố đã mất, cha của tôi không còn, tôi thì mù hai mắt làm sao xem được. Thôi, hôm nào tôi quay lại đây, tôi sẽ tặng lại cho anh, nhờ người xem mà giữ lấy nó.”Nghe thấy nói là Kinh, tôi sẵn sàng.Quả nhiên ba ngày sau, hai cha con người mù đó cũng đến đúng giờ đó và, đưa cho tôi quyến Kinh bằng chữ Hán Nôm và dặn tôi bảo vệ lấy cuốn sách đó. Tôi nhận lời, và hỏi: “Hai cha con tên gì?”Người đó bảo: “Tôi tên là Tại”, con tôi tên là “Cư”.Tôi bèn giật mình, thật hay giả? Rồi mời hai cha con ở lại ăn cơm trưa với gia đình. Hai cha con từ chối, ra đi một mạch. Thấy vậy, các con tôi xúc một bơ gạo, chạy theo hai cha con và đổ vào đạy.Cách vài hôm, Bác (tên là "VƯƠNG ĐÌNH THỤ”. Mật danh “TÂM TUỆ HỌ VƯƠNG") đi Cửa Lò về, tôi liền kề đầu đuôi như vậy và dâng lên Bác cuốn sách Kinh bằng chữ Hán Nôm đó.Bác xem đi, xem lại nhiều ngày. Lúc đầu, tôi không giám hỏi. Sau nhiều ngày, tôi mạnh dạn hỏi: “Thưa Bác cuốn Kinh là gì?”Bác quay lại nói tôi rằng: “Chắc là Trời đã sai khiến cho Bác cháu ta có quyển Kinh này làm đèn sáng để dẫn dắt mọi người”.Tôi lại hỏi: “Quan trọng như vậy, thưa Bác?”Bác bảo: “Thật là quan trọng, những ai đã được đọc Kinh này thì ít nhiều cũng đã biết đúng nghĩa như thế nào là xuất gia? Tu ở nhà ra sao? Những lớp người này, ở thời hiện tại cũng có nhưng số lượng chăng được là bao”.Thế rồi, một hôm sau, Bác bao tôi lấy bút giây, đồng thành sách, Bác dịch ra nghĩa từng câu và bảo tôi viết. Khi xong, Bác khảo duyệt lại, nơi nào đúng, nơi nào sai để chỉnh sửa. Khi được Bác chấp nhận, Bác bảo tôi chép ra cho nhiều để thiên hạ đọc. Từ đó, tôi đã không biết bao đêm tranh thủ chép ra nhiều quyển để Thiên hạ có dùng. Riêng tôi đành một quyển.Đó, chính là sự tích của cuốn "DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH" này vậy. Xin Thiện nam, Tín nữ lưu giữ và bảo vệ nó!Nguyễn Đắc Khôi