Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

The Daily Stoic - 366 Chiêm Nghiệm Về Trí Tuệ Và Lòng Can Trường Cùng Nghệ Thuật Sống (Ryan Holiday)

Ta đến đâu để tìm được niềm vui? Tiêu chuẩn chính xác để đo lường thành công là gì? Làm sao để kiểm soát cơn thịnh nộ? Làm sao để hiểu được ý nghĩa cuộc đời? Làm sao ta vượt qua nỗi bi thương?

Câu trả lời cho tất cả những trăn trở trên, cũng như nhiều băn khoăn khác nữa, đều hiện hữu trong chủ nghĩa khắc kỷ.

The Daily Stoic là cuốn sách tổng hợp 366 chiêm nghiệm để thực hành triết học trong cuộc sống thường nhật, hướng tới một cuộc đời trí tuệ, kiên định và an lạc. Cuốn sách giới thiệu những lời giảng thông thái từ những triết gia tiêu biểu của chủ nghĩa khắc kỷ (Seneca, Epictetus, Marcus Aurelius cùng nhiều người khác). Các lĩnh vực mà các nhà khắc kỷ quan tâm hơn cả đều xuất hiện ở đây: đạo đức, cái chết, cảm xúc, sự tự nhận thức bản thân, thái độ, hành động đúng đắn, khả năng giải quyết vấn đề, sự chấp nhận, sự tỉnh trí, chủ nghĩa hành động, suy nghĩ không định kiến và các bổn phận.

Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng. Một số người trong chúng ta đang chìm trong căng thẳng. Một số người đang làm việc quá sức và kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Có lẽ bạn đang vật lộn với những trách nhiệm khi làm cha, làm mẹ. Bạn rối ren với một dự án mới triển khai. Hoặc bạn đã thành công nhưng lại trăn trở với các vấn đề liên quan đến quyền lực và tầm ảnh hưở

Dù cho bạn đang phải trải qua bất cứ điều gì, sự thông tuệ của các nhà khắc kỷ có thể giúp đỡ bạn. Trong nhiều trường hợp, họ đã giải quyết rành mạch các vấn đề bằng những thuật ngữ hiện đại đến ngỡ ngàng. Đó là trọng tâm của cuốn sách The Daily Stoic. Tìm mua: The Daily Stoic - 366 Chiêm Nghiệm Về Trí Tuệ Và Lòng Can Trường Cùng Nghệ Thuật Sống TiKi Lazada Shopee

“The Daily Stoic” giới thiệu đến bạn đọc một tuyển tập những lời giảng thông tuệ nhất của những khắc kỷ gia tiêu biểu. Đi kèm với mỗi trích dẫn là luận bàn của các tác giả nhằm kể một câu chuyện, đưa ra bối cảnh, đặt câu hỏi, giới thiệu một bài tập hoặc giải thích quan điểm của nhà khắc kỷ khi phát ngôn câu nói ấy, để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về bất kỳ câu trả lời nào mà bạn đang tìm kiếm.

Các tác phẩm của các nhà khắc kỷ luôn mới mẻ và hợp thời, bất chấp lịch sử thăng trầm và sự quan tâm mà chúng được nhận. Với cuốn sách này, các tác giả không có ý định sửa chữa, hiện đại hóa hay làm mới chúng; mà họ tìm cách tổ chức và trình bày trí tuệ tập thể vĩ đại của các nhà khắc kỷ dưới dạng thông tin dễ hiểu, dễ tiếp cận và mạch lạc nhất có thể.

Các nhà khắc kỷ là những người tiên phong thực hiện các nghi thức mỗi sáng và hằng đêm: Họ chuẩn bị sẵn sàng vào mỗi buổi sáng và suy ngẫm khi đêm về. Các tác giả viết cuốn sách này phục vụ cả hai mục đích đó. Mỗi ngày một chiêm nghiệm, trong suốt cả năm (và thêm một ngày cho những năm nhuận!). Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy chuẩn bị một cuốn sổ để ghi lại và trình bày rõ những suy nghĩ và phản ứng của mình giống như cách các nhà khắc kỷ thường làm.

Cách tiếp cận triết học chú trọng vào thực hành này nhằm mục đích giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy bắt đầu lật trang đầu tiên của The Daily Stoic để học cách sống một cuộc đời trí tuệ, kiên định và an lạc.

- Về tác giả

Ryan Holiday là một trong những nhà tư tưởng, cây viết hàng đầu thế giới về triết học cổ đại và vị trí của nó trong cuộc sống thường nhật hiện nay. Ông là một diễn giả, chiến lược gia được săn đón và là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất, bao gồm: The Obstacle Is the Way, Ego Is the Enemy, The Daily Stoic, Stillness Is the Key… Sách của ông được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên toàn thế giới.

Stephen Hanselman đã làm việc hơn ba thập kỷ trong lĩnh vực xuất bản. Ông tốt nghiệp và nhận bằng thạc sĩ tại trường Thần học Harvard, đồng thời tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu về triết học.

- Một số trích dẫn hay

“Người tốt sẽ làm những điều khiến họ thấy tự hào khi thực hiện, ngay cả khi việc đó đòi hỏi họ phải nỗ lực rất vất vả. Họ sẽ làm việc đó ngay cả khi lựa chọn này khiến họ trầy da tróc vẩy. Họ sẽ làm việc đó ngay cả khi nó đẩy họ vào hiểm nguy. Họ sẽ không làm những điều hèn hạ, ngay cả khi việc đó mang lại sự giàu có, khoái lạc hay quyền lực. Không gì có thể ngăn cản họ thực hiện những hành động vinh quang, và không gì có thể khiến họ hạ mình làm những thứ tầm thường.” - Seneca -

“Rất nhiều người đã lãng phí những điều giá trị trong cuộc đời khi không tự biết mình đang để mất gì. Anh đã lãng phí bao nhiêu tâm sức cho những buồn đau vô nghĩa, niềm vui dại dột, ham muốn tham lam và thú vui xã hội - anh chẳng còn lại bao nhiêu. Anh sẽ nhận ra mình đang chết ngay từ khi còn trẻ!” - Seneca -

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook The Daily Stoic - 366 Chiêm Nghiệm Về Trí Tuệ Và Lòng Can Trường Cùng Nghệ Thuật Sống PDF của tác giả Ryan Holiday nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bốn Đức Hạnh Của Stoicism (Marcus Aurelius)
Ngày nay, do chạy theo thị hiếu đám đông và tối ưu hóa lợi nhuận nên một số sách Stoic lưu hành trên thị trường đã bị nhà xuất bản cắt đầu cắt đuôi. Do đó, giá trị nguyên bản của Stoicism bị ảnh hưởng ít nhiều. Mong các bạn lưu ý, tập trung vào bốn Đức Hạnh cốt lõi của Stoicism để hiểu cho đúng, không thì Stoicism sẽ bị áp dụng sai và trở thành một thể loại self-help rỗng tuếch khác. Đừng quên ví dụ về vụ Kiên Trần lừa đảo độc giả về cuốn IELTS handbook cách đây không lâu, bạn nghĩ cái gì được xuất bản và bán ra thị trường qua hệ thống nhà sách là auto chuẩn, chính thống? bạn lầm! Đánh giá các sách chủ nghĩa Khắc Kỷ Stoicism trên thị trường: Đừng để người khác vì mục đích dắt mũi mà dùng Stoicism biến bạn thành người dửng dưng, sống vật vờ bàng quan với xã hội, nói với bạn rằng “theo Stoic thì phải thế này, không như thế kia”! No! Bạn phải hiểu Stoicism là một lối sống, hướng bạn tập trung năng lượng vào giải quyết những việc cần làm trong vai trò của mình (bác sĩ, chiến binh, vua chúa…) và bỏ qua những thứ ngoại cảnh tản mát năng lượng của bạn. Hãy như Đại Đế Marcus Aurelius, viết học thuyết đạo đức ngập sách nhưng vẫn làm tốt vai trò của mình là tòng quân đập tanh bành giặc German. Ông có nghĩ về “đạo đức” mà dĩ hòa vi quý, thế giới bình đẳng bác ái mà tha cho giặc đang chực chờ ở biên giới không? KHÔNG! “Trong Mặt dầy tâm đen gọi là Dharma. Dharma của 1 chiến sỹ là giết người giết kẻ thù, Dharma của bác sỹ là cứu người bất kể đó là ai. Dù 2 việc đó trái ngược nhau nhưng đều đúng. Đó là bổn phận của mỗi người. Chiến binh từ chối giết người, bác sỹ từ chối cứu người.. đều vứt hết” - Khai Hoang Tìm mua: Bốn Đức Hạnh Của Stoicism TiKi Lazada Shopee “Một người vô hại không là người tốt. Một người tốt là người nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát được cái sự nguy hiểm đó” - Jordan Peterson Đừng sống như nice guy rồi chả làm được cái gì ra hồn mà hãy làm một thằng đàn ông mạnh mẽ, chính trực và không từ bỏ vai trò của mình trong bất cứ tình huống nào. _______________________________ by Nhat J. NguyenĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bốn Đức Hạnh Của Stoicism PDF của tác giả Marcus Aurelius nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Émile Hay Là Về Giáo Dục (Jean-Jacques Rousseau)
Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà triết học, nhà văn, nhà sân khấu xuất thân từ một gia đình gốc Pháp, được nuôi dạy theo truyền thống Tin lành. Ông ham thích các tác phầm lãng mạn và các tác phẩm của Plutarque - sử gia Hy Lạp cổ đại. Sau nhiều năm học tập gian khổ và sau cuộc gặp gỡ có tính chất quyết định với bà de Warens, từ cuộc sống lang thang để lại những kỉ niệm đáng yêu, Rousseau đến với người bảo trợ ở Chambéry, rồi ở Charmettes, say mê học nhạc và đọc sách. Ở Paris, sau những thất vọng trong xã hội phù hoa ông kết bạn với Diderot và cộng tác với Từ điển bách khoa. Với tư cách là một triết gia theo thuyết tự nhiên thần và nhị nguyên luận, ông đề cao tình yêu đối với thiên nhiên và có một quan niệm bi đát về xã hội, cho rằng xã hội văn minh làm hư hỏng con người. Tác phẩm Khế ước xã hội (1762) đã làm cho Rousseau có vai trò quan trọng trong triết học chính trị. Rousseau đã đi xa hơn Ch. L. Montesquieu và Voltaire trong việc bảo vệ tự do và bình đẳng trên cơ sở hoà giải quyền tự do cá nhân với những yêu cầu của đời sống xã hội. Theo ông, cần thiết lập một trật tự xã hội “tự nhiên”. Đây là một học thuyết về nhà nước mà nền tảng là sự hiệp thương giữa mọi người, nhân dân có quyền nắm chính quyền, lật đổ chúa phong kiến. Khế ước xã hội của Rousseau đã gợi ý cho việc soạn thảo Tuyên ngôn về nhân quyền - tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị của cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến các nhà triết học lớn của Đức như I. Kant và J. G. Fichte. Với tư cách là một nhà văn, ông nổi tiếng trên văn đàn với những tác phẩm như Julie hay nàng Héloise mới (1761), Thú nhận (1782) Những mơ mộng của một người dạo chơi cô độc (1772-1778). Những tác phẩm này thể hiện nhân cách phức tạp của Rousseau mà "những niềm say đắm dữ dội, trào dâng" luôn vấp phải thực tế và ràng buộc xã hội, bộc lộ rõ tư tưởng của Rousseau về quan hệ con người trong xã hội, tạo cơ sở cho sự hình thành tính tâm lí trong văn học châu Âu. Rousseau là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa linh cảm trong lí luận văn học và sân khấu, là người có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền văn học Châu Âu không chỉ trong thời đại Khai sáng. Émile Hay Là Về Giáo Dục (Émile ou de l'éducation) là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý. Như tiêu đề của nó đã chỉ ra, đó là một chuyên luận về giáo dục, hay đúng hơn là một chuyên luận về "nghệ thuật hình thành con người". Tuy nhiên, cũng có thể coi đó là một tiểu thuyết xã hội - sư phạm với nhân vật hư cấu là cậu bé Émile. Việc giáo dục Émile chỉ nhằm một mục đích: đào tạo một con người tự do, có khả năng tự bảo vệ chống mọi sự gò ép khiên cưỡng; mà muốn đào tạo một con người tự do thì chỉ có một cách duy nhất là đối xử với họ như một sinh thể tự do, tôn trọng tự do của đứa trẻ. Chính ở chỗ này nảy sinh một sai lầm nghiêm trọng trong cách hiểu tác phẩm, tuy rằng Rousseau đã cẩn thận phân biệt rõ việc tôn trọng các nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ (và tự do là nhu cầu đầu tiên trong các nhu cầu đó) với việc thỏa mãn các ham muốn, các ý thích thất thường của trẻ. Bách khoa toàn thư Việt Nam có viết: “Cùng với những vấn đề về giáo dục được đặt ra, Rousseau phê phán nền giáo dục đương thời đàn áp nhân cách của trẻ, kể cả dùng nhục hình. Ông cho rằng bản tính con người vốn là thiện, nhưng đã bị xã hội bất bình đẳng huỷ hoại, nên cần xây dựng một nền giáo dục mới, phù hợp với thiên nhiên và bản tính vốn có của con người. Nhân vật chính là Émile - người được hưởng sự giáo dục toàn diện, trong đó thầy tôn trọng nhân phẩm trò, giáo dục trò bằng sự thuyết phục. Tác phẩm thể hiện lòng yêu trẻ tha thiết, tinh thần dân chủ và chủ nghĩa nhân văn, tôn trọng tự do và nhân phẩm con người.” Tư tưởng sư phạm của Rousseau được phản ánh trong các đề án cải cách giáo dục quốc dân của Pháp thời Cách mạng 1789 và có ảnh hưởng đến nhiều nhà tư tưởng - sư phạm, như J. H. Pestalozzi, A. S. Makarenko, J. Dewey v.v… Cho đến nay, Émile hay là về giáo dục vẫn là một tác phẩm được đọc nhiều nhất và phổ cập nhất về đề tài này. Đặc biệt ở Nhật Bản, người ta bắt buộc tất cả các giáo viên mầm non phải đọc cuốn sách này trước khi bước vào nghề. Tìm mua: Émile Hay Là Về Giáo Dục TiKi Lazada Shopee Tác phẩm gồm các phần như sau: - Quyển I (Kể về giai đoạn bé Émile từ lúc ra đời đến lúc tập nói, tức là khoảng từ 0 đến 2 tuổi): Trong giai đoạn này, nhà giáo dục cần chăm sóc sức khỏe của bé, từ việc ăn uống đến việc tập luyện cử động tay chân và sử dụng các giác quan. Cần để ý tới các nhu cầu thiết yếu và những nhu cầu giả tạo có tính hình thức và bất lợi của bé. - Quyển II (Giai đoạn Émile từ 3 đến 12 tuổi): Chú bé Émile đang ở lứa tuổi nhi đồng. Sự phát triển của cậu bé luôn gắn với các trò chơi giáo dục, chơi mà học, các hình thức giải trí, trò chơi vận động… được nhà giáo dục áp dụng. Tuy nhiên cần để ý là trí óc của bé Émile còn non nớt, cho nên các hình thức giáo dục chủ yếu vẫn là cho nó chơi. Chú bé Émile không chỉ học tập qua sách vở mà quan trọng nhất là qua kinh nghiệm cuộc sống và môi trường xung quanh. - Quyển III (Giai đoạn Émile từ 12 đến 15 tuổi): Cậu bé Émile được giáo dục chẳng những qua sách vở, qua kinh nghiệm cuộc sống, mà còn được học kiến thức thực nghiệm hướng nghiệp cho nghề nghiệp tương lai. Cậu được học toán học, tự nhiên học, khoa học thực nghiệm để nắm vững các tri thức và ứng dụng vào đời sống. Cậu còn được học môn lịch sử nhân loại, môn tâm lý học ứng dụng để ứng xử mọi tình huống xảy ra trong đời sống hằng ngày. Cậu bé Émile đang đi vào tuổi trưởng thành cho nên việc phát triển tư duy logic, tư duy lý luận, phân tích và tổng hợp… được các nhà giáo dục coi trọng. - Quyển IV (15 đến 20 tuổi: tuổi của lý trí và những đam mê): Cậu bé cần được hưởng nền giáo dục đạo đức (trong đó có cả giáo dục giới tính, giáo dục thẩm mỹ…) và giáo dục tôn giáo để bước vào thế giới của người lớn mà không ngỡ ngàng, vấp váp. - Quyển V (Émile 20 đến 25 tuổi - độ tuổi khôn lớn và hôn nhân): Rousseau kể chuyện về Sophie, người sẽ là vị hôn thê tương lai của Émile. Như vậy Rousseau dành riêng quyển cuối cùng này để nói về giáo dục các em gái.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Émile Hay Là Về Giáo Dục PDF của tác giả Jean-Jacques Rousseau nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Émile Hay Là Về Giáo Dục (Jean-Jacques Rousseau)
Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà triết học, nhà văn, nhà sân khấu xuất thân từ một gia đình gốc Pháp, được nuôi dạy theo truyền thống Tin lành. Ông ham thích các tác phầm lãng mạn và các tác phẩm của Plutarque - sử gia Hy Lạp cổ đại. Sau nhiều năm học tập gian khổ và sau cuộc gặp gỡ có tính chất quyết định với bà de Warens, từ cuộc sống lang thang để lại những kỉ niệm đáng yêu, Rousseau đến với người bảo trợ ở Chambéry, rồi ở Charmettes, say mê học nhạc và đọc sách. Ở Paris, sau những thất vọng trong xã hội phù hoa ông kết bạn với Diderot và cộng tác với Từ điển bách khoa. Với tư cách là một triết gia theo thuyết tự nhiên thần và nhị nguyên luận, ông đề cao tình yêu đối với thiên nhiên và có một quan niệm bi đát về xã hội, cho rằng xã hội văn minh làm hư hỏng con người. Tác phẩm Khế ước xã hội (1762) đã làm cho Rousseau có vai trò quan trọng trong triết học chính trị. Rousseau đã đi xa hơn Ch. L. Montesquieu và Voltaire trong việc bảo vệ tự do và bình đẳng trên cơ sở hoà giải quyền tự do cá nhân với những yêu cầu của đời sống xã hội. Theo ông, cần thiết lập một trật tự xã hội “tự nhiên”. Đây là một học thuyết về nhà nước mà nền tảng là sự hiệp thương giữa mọi người, nhân dân có quyền nắm chính quyền, lật đổ chúa phong kiến. Khế ước xã hội của Rousseau đã gợi ý cho việc soạn thảo Tuyên ngôn về nhân quyền - tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị của cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến các nhà triết học lớn của Đức như I. Kant và J. G. Fichte. Với tư cách là một nhà văn, ông nổi tiếng trên văn đàn với những tác phẩm như Julie hay nàng Héloise mới (1761), Thú nhận (1782) Những mơ mộng của một người dạo chơi cô độc (1772-1778). Những tác phẩm này thể hiện nhân cách phức tạp của Rousseau mà "những niềm say đắm dữ dội, trào dâng" luôn vấp phải thực tế và ràng buộc xã hội, bộc lộ rõ tư tưởng của Rousseau về quan hệ con người trong xã hội, tạo cơ sở cho sự hình thành tính tâm lí trong văn học châu Âu. Rousseau là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa linh cảm trong lí luận văn học và sân khấu, là người có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền văn học Châu Âu không chỉ trong thời đại Khai sáng. Émile Hay Là Về Giáo Dục (Émile ou de l'éducation) là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý. Như tiêu đề của nó đã chỉ ra, đó là một chuyên luận về giáo dục, hay đúng hơn là một chuyên luận về "nghệ thuật hình thành con người". Tuy nhiên, cũng có thể coi đó là một tiểu thuyết xã hội - sư phạm với nhân vật hư cấu là cậu bé Émile. Việc giáo dục Émile chỉ nhằm một mục đích: đào tạo một con người tự do, có khả năng tự bảo vệ chống mọi sự gò ép khiên cưỡng; mà muốn đào tạo một con người tự do thì chỉ có một cách duy nhất là đối xử với họ như một sinh thể tự do, tôn trọng tự do của đứa trẻ. Chính ở chỗ này nảy sinh một sai lầm nghiêm trọng trong cách hiểu tác phẩm, tuy rằng Rousseau đã cẩn thận phân biệt rõ việc tôn trọng các nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ (và tự do là nhu cầu đầu tiên trong các nhu cầu đó) với việc thỏa mãn các ham muốn, các ý thích thất thường của trẻ. Bách khoa toàn thư Việt Nam có viết: “Cùng với những vấn đề về giáo dục được đặt ra, Rousseau phê phán nền giáo dục đương thời đàn áp nhân cách của trẻ, kể cả dùng nhục hình. Ông cho rằng bản tính con người vốn là thiện, nhưng đã bị xã hội bất bình đẳng huỷ hoại, nên cần xây dựng một nền giáo dục mới, phù hợp với thiên nhiên và bản tính vốn có của con người. Nhân vật chính là Émile - người được hưởng sự giáo dục toàn diện, trong đó thầy tôn trọng nhân phẩm trò, giáo dục trò bằng sự thuyết phục. Tác phẩm thể hiện lòng yêu trẻ tha thiết, tinh thần dân chủ và chủ nghĩa nhân văn, tôn trọng tự do và nhân phẩm con người.” Tư tưởng sư phạm của Rousseau được phản ánh trong các đề án cải cách giáo dục quốc dân của Pháp thời Cách mạng 1789 và có ảnh hưởng đến nhiều nhà tư tưởng - sư phạm, như J. H. Pestalozzi, A. S. Makarenko, J. Dewey v.v… Cho đến nay, Émile hay là về giáo dục vẫn là một tác phẩm được đọc nhiều nhất và phổ cập nhất về đề tài này. Đặc biệt ở Nhật Bản, người ta bắt buộc tất cả các giáo viên mầm non phải đọc cuốn sách này trước khi bước vào nghề. Tìm mua: Émile Hay Là Về Giáo Dục TiKi Lazada Shopee Tác phẩm gồm các phần như sau: - Quyển I (Kể về giai đoạn bé Émile từ lúc ra đời đến lúc tập nói, tức là khoảng từ 0 đến 2 tuổi): Trong giai đoạn này, nhà giáo dục cần chăm sóc sức khỏe của bé, từ việc ăn uống đến việc tập luyện cử động tay chân và sử dụng các giác quan. Cần để ý tới các nhu cầu thiết yếu và những nhu cầu giả tạo có tính hình thức và bất lợi của bé. - Quyển II (Giai đoạn Émile từ 3 đến 12 tuổi): Chú bé Émile đang ở lứa tuổi nhi đồng. Sự phát triển của cậu bé luôn gắn với các trò chơi giáo dục, chơi mà học, các hình thức giải trí, trò chơi vận động… được nhà giáo dục áp dụng. Tuy nhiên cần để ý là trí óc của bé Émile còn non nớt, cho nên các hình thức giáo dục chủ yếu vẫn là cho nó chơi. Chú bé Émile không chỉ học tập qua sách vở mà quan trọng nhất là qua kinh nghiệm cuộc sống và môi trường xung quanh. - Quyển III (Giai đoạn Émile từ 12 đến 15 tuổi): Cậu bé Émile được giáo dục chẳng những qua sách vở, qua kinh nghiệm cuộc sống, mà còn được học kiến thức thực nghiệm hướng nghiệp cho nghề nghiệp tương lai. Cậu được học toán học, tự nhiên học, khoa học thực nghiệm để nắm vững các tri thức và ứng dụng vào đời sống. Cậu còn được học môn lịch sử nhân loại, môn tâm lý học ứng dụng để ứng xử mọi tình huống xảy ra trong đời sống hằng ngày. Cậu bé Émile đang đi vào tuổi trưởng thành cho nên việc phát triển tư duy logic, tư duy lý luận, phân tích và tổng hợp… được các nhà giáo dục coi trọng. - Quyển IV (15 đến 20 tuổi: tuổi của lý trí và những đam mê): Cậu bé cần được hưởng nền giáo dục đạo đức (trong đó có cả giáo dục giới tính, giáo dục thẩm mỹ…) và giáo dục tôn giáo để bước vào thế giới của người lớn mà không ngỡ ngàng, vấp váp. - Quyển V (Émile 20 đến 25 tuổi - độ tuổi khôn lớn và hôn nhân): Rousseau kể chuyện về Sophie, người sẽ là vị hôn thê tương lai của Émile. Như vậy Rousseau dành riêng quyển cuối cùng này để nói về giáo dục các em gái.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Émile Hay Là Về Giáo Dục PDF của tác giả Jean-Jacques Rousseau nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Triết Học Tổng Quát (Trần Văn)
Triết học tổng quát là một danh từ mới để chỉ siêu hình học, môn học ngày càng bị nhiều người nghi ngờ nhất là những nhà tư tưởng muốn đoạn tuyệt với một quá khứ trong đó đệ nhất triết học thường gắn liền với tôn giáo. Nhưng dưới tên gọi này hay tên gọi cũ thì siêu hình học vẫn là sự bàn cãi các vấn đề tối hậu về sự Sống và sự Chết, Hữu thể và Hư vô, vật chất và tinh thần, đời sống của thế giới và của con người. Những vấn đề ấy luôn luôn được đặt ra và thách đố con người. Siêu hình học vì thế đáp ứng một yêu sách nền tảng của trí tuệ con người, yêu sách hiểu biết ý nghĩa sau cùng của các sự vật, của ý thức hay của lịch sử. Một triết học là một siêu hình học trong mức độ mà một chủ đề duy nhất được chuyển dịch vào mọi hình thức của kinh nghiệm; mọi triết học đều là một hệ thống. Phát biểu như thế có thể làm ngạc nhiên. Thật vậy có những triết gia muốn tránh xa hệ thống và tinh thần hệ thống đến nỗi họ cố ý từ khước việc trình bày có hệ thống triết học của họ. Từ Pascal đến Kierkegaard và Gabriel Marcel, các nhà triết học “lãng mạn” đã chống lại thuyết duy trí mà họ nghi ngờ là giả tạo trong lý luận. Nhưng những triết học ấy dù không được hệ thống hóa cũng đưa ra một số chủ đề. Có một ý tưởng, một tình cảm hay một thái độ xuyên suốt qua diễn tiến của tư tưởng. Và tuy không có hệ thống trong cách trình bày nhưng có sự tổ chức trong tư tưởng. Mặt khác nói rằng không thể có một hệ thống cũng là xây dựng một hệ thống, cũng như khi nói “không có một nguyên lý tuyệt đối” là đặt phát biểu ấy thành nguyên lý tuyệt đối, hoặc khi nói rằng “tất cả đều phi lý, không có gì là khả tri” là đưa ra một mệnh đề diễn dịch hay quy nạp từ những kinh nghiệm đề xuất và điều đó được đề nghị như một kết luận hợp lý. Cũng trong quan điểm đó khi một người có những ý tưởng về đời sống, vật chất, Thượng đế, xã hội hay về lịch sử, bản tính con người, sự tiến bộ đạo đức mà không trình bày mối dây liên kết hợp lý giữa các ý tưởng ấy thì chưa đủ để khẳng định người đó là một triết gia.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Tổng Quát PDF của tác giả Trần Văn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.