Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Không Giới Hạn (Đặng Quốc Bảo)

SỰ THAY ĐỔI

Ý kiến chuyên gia: “Nếu như có cơ hội để thay đổi số mệnh, bạn sẽ làm điều đó chứ?”.

- Công chúa Merida

1. Công chúa Merida: nhân vật chính trong bộ phim Công chúa tóc xù - phim hoạt hình máy tính thể loại tưởng tượng của Mỹ phát hành năm 2012 do Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành.

Một bước tiến Tìm mua: Không Giới Hạn TiKi Lazada Shopee

“In the year 2525,

If man is still alive,

If woman can survive,

They may nd…”

Buổi sáng Chủ nhật 20/07/1969, rong khi hầu hết thanh niên Mỹ vẫn đang nằm trên giường, chìm đắm trong giai điệu bài hát “In the year 2525” đứng đầu bảng xếp hạng Billboard, một sự kiện xảy ra cách đó hơn 300.000 km đã làm thay đổi sâu sắc lịch sử phát triển của loài người.

Tương lai của chúng ta, rất có thể, đã được định đoạt từ ngày hôm ấy...

“Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.”

Câu nói nổi tiếng của Neil Armstrong được nhà nghiên cứu Roger Launius của Viện Smithsonian, Hoa Kỳ đánh giá là một trong hai sự kiện lịch sử đáng nhớ nhất của thế kỷ XX mà các thế hệ sau sẽ còn nhắc đến mãi. (Sự kiện còn lại là quả bom nguyên tử đã thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II).

2. Neil Armstrong: (1930 - 2012): phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin và Michael Collins.

Ông nói thêm: “Armstrong sẽ gắn liền với sự kiện ấy mãi mãi”.

Bạn có thể nói rằng: “Ồ, cuộc sống của tôi còn nhiều mối bận tâm khác. Đổ bộ lên mặt trăng? Thú vị đấy, nhưng... có liên quan gì đến tôi?”

Đừng quá nóng vội.

Chỉ là nó chưa liên quan đến bạn, ít nhất trong lúc này...

Hãy hình dung về một viễn cảnh trong tương lai. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như trong một hoặc hai thế kỷ nữa, Trái đất không còn là nơi phù hợp để sinh sống? Và để tồn tại, con người không còn lựa chọn nào ngoài việc tìm kiếm một hành tinh khác?

Khi ấy, sự kiện đổ bộ lên mặt trăng sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự tồn vong của cả nhân loại. Chúng ta không thể đợi đến tận ngày Trái đất bị diệt vong mới ra đi tìm kiếm vùng đất mới. Chúng ta cần sự chuẩn bị. Và mặt trăng chỉ là bước đi đầu tiên.

Lịch sử loài người là lịch sử của những cuộc chinh phục. Và lẽ dĩ nhiên, đây không phải là lần đầu chúng ta tìm kiếm sự thay đổi.

Cuối thế kỷ XV, dưới sự hỗ trợ của Hoàng gia Tây Ban Nha, nhà hàng hải Christopher Columbus đã thực hiện chuyến hành trình vượt Đại Tây Dương để tìm ra vùng đất mới.

3. Christopher Columbus (khoảng 1451 - 1506): là nhà hàng hải người Ý, đô đốc của Hoàng đế Castilla. Những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hóa của châu Âu.

Dù mục đích ban đầu là mở một con đường hàng hải trực tiếp từ châu Âu đến châu Á, thế nhưng trên thực tế, ông đã thiết lập ra tuyến đường biển nối liền châu Âu và châu Mỹ. Việc đặt những bước chân đầu tiên lên vùng đất mới đã giúp Tây Ban Nha có nhiều lợi thế trong việc khai phá nguồn tài nguyên màu mỡ.

Điều này đã giúp Tây Ban Nha trở thành một đế chế hùng mạnh lúc bấy giờ.

Trong khi đó, dù sở hữu số lượng tàu thuyền lớn nhất thế giới nhưng nước Anh lại chậm trễ trong việc tiến đến châu Mỹ.

Kết quả?

Sự trì hoãn đã khiến đế quốc Anh gặp nhiều bất lợi. Họ chỉ có thể chiếm đóng những vùng đất ít tài nguyên, khoáng sản hơn.

Lịch sử luôn là bài học đắt giá. Lịch sử đã chứng minh sự trì hoãn trong thay đổi có thể dẫn đến sự suy thoái hoặc diệt vong của một dân tộc, một giống loài. Để tồn tại và phát triển, loài người cần tìm kiếm sự thay đổi.

Sự thay đổi không chỉ diễn ra trong những sự kiện lớn mang tính chất xã hội như các ví dụ trên. Ngay cả với cấp độ cá nhân, cơ thể chúng ta cũng có những thay đổi liên tục.

Tóc mọc dài hơn. Cân nặng lên xuống. Các lớp biểu bì thay thế.

Cảm xúc, suy nghĩ biến đổi tùy tình huống… Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối mặt với những thay đổi lớn hơn như: thay đổi công việc, thay đổi chỗ ở; thay đổi nhận thức, niềm tin; thay đổi người yêu, thay đổi trạng thái cơ thể (khi mang thai, khi về già)…

Chúng ta phải thay đổi không ngừng để phù hợp với những điều kiện tác động của môi trường, hoàn cảnh tự nhiên hay xã hội.

Thay đổi là yếu tố giúp con người tồn tại và phát triển.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Giới Hạn PDF của tác giả Đặng Quốc Bảo nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mình Là Nắng, Việc Của Mình Là Chói Chang (Kazuko Watanabe)
“Ước gì con tôi đỗ vào trường đó.” “Ước gì tôi khỏi bệnh.” “Ước gì mình xin được vào công ty ấy.” Chúng ta ai cũng cầu mong những điều tương tự như vậy. Thế nhưng, trên đời này, có biết bao nhiêu điều ước không trở thành sự thực: con bạn thi trượt, bệnh tình không thuyên giảm và bạn cũng không thể xin vào công ty mình muốn. Chính những lúc như thế, nhiều người đã tự hỏi “Liệu Đức Chúa hay Đức Phật có thật trên đời không?” Tìm mua: Mình Là Nắng, Việc Của Mình Là Chói Chang TiKi Lazada Shopee Trên thực tế, tuy “cầu nguyện, tìm kiếm, gõ cửa hạnh phúc” là những việc rất quan trọng nhưng luôn giữ “lòng biết ơn”, khiêm nhường khi những ước nguyện được đáp ứng còn quan trọng hơn. Nếu bạn chỉ biết mong mỏi, chỉ biết ước ao, thì khi điều ước không trở thành sự thật hay khi bạn không thấy được những điều bạn luôn tìm kiếm, bạn sẽ càng buồn và thất vọng hơn. Thế nhưng thực ra, chính những nỗi buồn và tuyệt vọng đó lại khiến con người ta trở nên trưởng thành hơn. Rồi đến một ngày, nhất định chúng ta sẽ nhận ra “điều thực sự quan trọng” và “điều chúng ta thực sự cần”. Dù trong hoàn cảnh nào, vẫn hãy mỉm cười.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mình Là Nắng, Việc Của Mình Là Chói Chang PDF của tác giả Kazuko Watanabe nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lập Bản Đồ Tư Duy (Tony Buzan)
Tony Buzan đạt danh hiệu người có trí thông minh sáng tạo cao nhất trên thế giới (Creativity IQ). Ông còn là nhân vật truyền thông toàn cầu, là tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học. Ông chính là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy giản đồ ý). Vậy bản đồ tư duy là gì? Nó là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản. Bản đồ tư duy cơ bản gồm các kế hoạch thực hiện trong một giai đoạn. Mỗi nhánh chính được phát triển từ hình ảnh trung tâm, có liên quan tới các việc cần phải làm trong kế hoạch và sau mỗi nhánh chính là các nhánh nhỏ, có công việc cụ thể, rõ ràng hơn. "Lập Bản Đồ Tư Duy" là một cuốn sách nhỏ nhưng mang đến nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn sắp xếp và giải quyết các công việc từng bước nhanh chóng và thuận lợi hơn. Không chỉ nhắc đến những bản đồ trong công việc hay học tập, cuốn sách này còn hướng dẫn người đọc lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ hay thậm chí là những ngày kỷ niệm quan trọng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tony Buzan":Bản Đồ Tư DuyLập Bản Đồ Tư DuyBản Đồ Tư Duy Trong Công ViệcSức Mạnh Của Trí Tuệ Tâm LinhSức Mạnh Của Trí Tuệ Xã HộiỨng Dụng Bản Đồ Tư Duy Để Khám Phá Tính Sáng Tạo Và Giải Quyết Vấn ĐềĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lập Bản Đồ Tư Duy PDF của tác giả Tony Buzan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bạn Có Thể Vẽ Trong 30 Ngày (Mark Kirstler)
Chúc mừng, nếu bạn đã chọn cuốn sách này, thì bạn đang có khả năng... chỉ là có khả năng thôi nhé, bạn thật sự có thể học vẽ. Biết gì không? Đúng là vậy! Dù bạn có ít hay nhiều kinh nghiệm vẽ trước đây, và nếu bạn không tin rằng mình có năng khiếu, chỉ cần bạn có một chiếc bút chì và 20 phút mỗi ngày trong 1 tháng, bạn có thể học để vẽ được những bức tranh tuyệt vời. Vâng, bạn đã tìm được một người thầy thích hợp và một cuốn sách thích hợp. Chào mừng bạn đến với thế giới sáng tạo vô tận của tôi. Bạn sẽ học cách để vẽ được những bức tranh tả thực của ảnh hay phong cảnh từ thế giới quan của bản thân, đồng thời có thể vẽ được những bức hình 3D hoàn toàn từ trí tưởng tượng của mình. Tôi biết bạn đang nghĩ đây là một lời quảng cáo rẻ tiền đầy viển vông. Nhưng cách đơn giản nhất để tôi chứng minh điều đó là chia sẻ với bạn những câu chuyện về sự thành công của học trò của tôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bạn Có Thể Vẽ Trong 30 Ngày PDF của tác giả Mark Kirstler nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gen Vị Kỷ (Richard Dawkins)
Khởi đi từ việc phân tích dưới góc độ khoa học di truyền, viện sĩ Richard Dawkin giải mã động lực của tiến hoá và cho rằng ích kỷ chính là tập tính con người, thậm chí, là văn hoá của nhân loại. Cuốn sách này nên được đọc như thể nó là một viễn tưởng khoa học. Nó được viết theo cách để lôi cuốn sự tưởng tượng. Nhưng nó không phải là một khoa học viễn tưởng: nó là khoa học. Cho dù có sáo rỗng hay không thì cụm từ "lạ hơn cả viễn tưởng" vẫn diễn ra một cách chính xác cảm giác của tôi về sự thật. Chúng ta là những cỗ máy sống - những phương tiện rô-bốt được lập trình một cách mù quáng để bảo tồn các phân tử vị kỷ được gọi là các gen. Đây là một sự thật vẫm đầy ngạc nhiên đối với tôi...(Richard Dawkins)*** Thật dễ chịu khi nhận ra rằng tôi đã sống nửa đời mình với cuốn Gen vị kỷ, cho dù điều đó là tốt hay xấu. Nhiều năm qua, mỗi khi một trong bảy cuốn sách sau này của tôi ra đời, các nhà xuất bản đã tổ chức các chuyến đi để tôi quảng cáo sách. Bất kể đó là cuốn nào đi chăng nữa, độc giả đều phản hồi lại, với sự nhiệt tình hài lòng, sự khen ngợi lịch sự và những câu hỏi thông minh. Và sau đó họ lại xếp hàng để mua và yêu cầu tôi ký tặng cuốn… Gen vị kỷ. Điều này hơi quá cường điệu. Một vài trong số họ cũng mua những quyển sách mới và vợ tôi đã an ủi tôi bằng cách lập luận rằng những người mới biết đến một tác giả nào đó thường có xu hướng tìm lại quyển sách đầu tiên của anh ta, những người còn lại, khi đã đọc cuốn Gen vị kỷ, chắc hẳn họ sẽ tìm ra xu hướng của mình thông qua cuốn sách mới mà họ yêu thích nhất. Tôi sẽ bận tâm nhiều hơn nếu tôi có thể thừa nhận rằng cuốn Gen vị kỷ đã trở nên rất lỗi thời. Đáng tiếc (theo một khía cạnh nào đó) là tôi không thể làm điều đó. Những chi tiết đã thay đổi và những ví dụ thực tế đã đâm chồi mạnh mẽ. Nhưng với một ngoại lệ mà tôi sẽ thảo luận trong giây lát, có một phần nhỏ của cuốn sách mà tôi phải nhanh chóng đính chính lại hoặc phải xin lỗi vì nó. Arthur Cain, giáo sư môn động vật học tại Liverpool, một trong những người thầy đầy cảm hứng của tôi tại Oxford những năm 60, đã mô tả cuốn Gen vị kỷ năm 1976 là một “cuốn sách của người trẻ tuổi”. Ông ấy đã chủ tâm trích dẫn một người bình luận trong Logic và sự thật ngôn ngữ của AJ. Ayer. Sự so sánh đó đã tâng bốc tôi lên, cho dù tôi biết rằng Ayer đã phải sửa lại rất nhiều trong cuốn sách đầu tiên của ông ấy và tôi cũng khó có thể bỏ qua điểm ngụ ý của Cain rằng tôi nên làm tương tự như vậy vào thời điểm thích hợp. Tìm mua: Gen Vị Kỷ TiKi Lazada Shopee Hãy cho phép tôi bắt đầu bằng vài ý nghĩ về tiêu đề cuốn sách. Năm 1975, qua sự giới thiệu của bạn tôi là Desmond Morris, tôi đã đưa một phần của cuốn sách hoàn thiện cho Tom Mascher, một người có tiếng trong giới xuất bản ở London, và chúng tôi đã cùng thảo luận trong căn phòng của ông ta ở Jonathan Cape. Ông ấy thích cuốn sách nhưng không thích tiêu đề. Ông ấy nói: “Vị kỷ là một từ ‘không đắt’. Tại sao không gọi nó là Gen bất tử? Bất tử là một từ ‘đắt’, và sự bất tử của thông tin di truyền là ý trọng tâm của cuốn sách, Gen bất tử cũng có sự hấp dẫn tương tự như Gen vị kỷ” (Tôi nghĩ, không ai trong chúng tôi để ý đến tiếng vang của tác phẩm Người khổng lồ vị kỷ của Oscar Wilde). Bây giờ tôi mới nghĩ rằng Mascher có thể đã đúng. Nhiều nhà phê bình, đặc biệt là những nhà phê bình lớn tiếng, được đào tạo về mặt lý thuyết như tôi được biết, chỉ thích đọc một quyển sách dựa vào tiêu đề của nó. Điều này rất đúng với những tác phẩm như Truyền thuyết về Benjamin Bunny hay Sự suy thoái và sụp đổ của đế chế La Mã, nhưng tôi có thể thấy chắc chắn rằng bản thân tiêu đề Gen vị kỷ không cần đến ghi chú của cuốn sách, có thể đủ để diễn tả nội dung của nó. Ngày nay, một nhà xuất bản Mỹ sẽ khăng khăng đòi có sự thuyết minh trong bất kỳ trường hợp nào. Cách tốt nhất để giải thích tiêu đề này là tìm ra các điểm nhấn. Nếu bạn nhấn mạnh vào từ “vị kỷ”, bạn sẽ nghĩ rằng cuốn sách này viết về sự vị kỷ, trong khi đó, dù sao đi nữa, nó lại tập trung nhiều hơn vào tính vị tha. Từ cần phải được chú ý đến trong tiêu đề là “gen” và hãy để tôi giải thích tại sao. Tranh luận chủ yếu trong học thuyết Darwin có liên quan đến đơn vị mà nó thực chất đã chọn lọc: dạng thực thể nào đã tồn tại hoặc không tồn tại như một hệ quả của chọn lọc tự nhiên. Đơn vị đó, ít hay nhiều, cũng sẽ trở thành “ích kỷ” theo định nghĩa. Tính vị tha có thể được ưu tiên nhiều hơn ở một mức độ khác. Liệu chọn lọc tự nhiên có chọn lựa giữa các loài? Nếu vậy, chúng ta có thể kỳ vọng rằng các cá thể sinh vật sẽ hành xử một cách vị tha “vì cái tốt của loài”. Chúng có thể sẽ hạn chế tỷ lệ sinh để tránh việc tăng dân số quá mức, hoặc hạn chế hành vi săn bắt để bảo tồn nguồn thức ăn trong tương lai của loài. Đây là sự hiểu nhầm học thuyết Darwin được phổ biến rộng rãi, điều đã thúc đẩy tôi viết cuốn sách này. Hay liệu chọn lọc tự nhiên, như tôi đã nhấn mạnh ở đây, có lựa chọn giữa các gen? Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy các cá thể sinh vật hành xử một cách vị tha “vì cái tốt của các gen”, ví dụ như nuôi nấng và bảo vệ người trong dòng tộc có chung bản sao của các gen giống nhau. Đức hy sinh dòng tộc như vậy là cách duy nhất mà sự vị kỷ của gen có thể diễn giải bản thân nó thành tính vị tha của cá thể. Cuốn sách này giải thích việc này xảy ra như thế nào cùng với sự tương hỗ, một yếu tố chính sinh ra tính vị tha trong học thuyết Darwin. Giả định tôi đã từng viết lại cuốn sách này như một sự biến đổi muộn màng sang “nguyên lý vật cản” của Zahavi/Grafen. Tôi cũng sẽ dành một khoảng cho ý tưởng của Amotz Zahavi rằng sự hiến tặng mang tính vị tha có thể là một kiểu “cống tế” của dấu hiệu khống chế: hãy xem ta mạnh hơn ngươi như thế nào, ta có thể thoải mái hiến tặng cho ngươi! Hãy để tôi nhắc lại và mở rộng lý lẽ của từ “vị kỷ” trong tiêu đề. Câu hỏi quan trọng ở đây là cấp bậc nào của sự sống sẽ trở thành “vị kỷ” thật sự, và chọn lọc tự nhiên tiến hành ở mức độ nào? Loài vị kỷ? Nhóm vị kỷ? Sinh vật vị kỷ? Hệ sinh thái vị kỷ? Hầu hết những cấp bậc này đều có thể được một hoặc nhiều tác giả biện luận và giả thiết một cách không chắc chắn, nhưng tất cả chúng đều sai. Người ta cho rằng thông điệp của Darwin sẽ được tóm lược rõ ràng như một cái gì đó vị kỷ, và rằng cái gì đó hóa ra lại là gen, nhân tố được lập luận thuyết phục trong cuốn sách này. Cho dù bạn có chấp nhận nó hay không thì đó cũng là cách giải thích cho tiêu đề của cuốn sách. Tôi hy vọng có thể quan tâm đến những hiểu lầm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng mình cũng có những sai lầm tương tự. Đặc biệt có thể tìm thấy chúng ở Chương 1, điển hình là câu “Hãy cùng giảng dạy tính rộng lượng và lòng vị tha bởi vì chúng ta là những kẻ vị kỷ bẩm sinh”. Việc giảng dạy tính rộng lượng và lòng vị tha không có gì sai, nhưng “sự vị kỷ bẩm sinh” là một điều sai lầm. Điều này chưa được nhận ra cho đến năm 1978 khi tôi bắt đầu nghĩ một cách rõ ràng về sự khác biệt giữa “các phương tiện” (thường là các sinh vật và “các thể tự sao” ngự bên trong chúng (thực tế là các gen: toàn bộ vấn đề này được lý giải trong Chương 13, chương mới được thêm vào ấn bản thứ hai). Xin hãy quên câu nói sai lầm này cùng các câu tương tự khác, và hãy thay thế nó bằng một điều gì đó trong các dòng chữ của đoạn văn này. Với những sai sót nguy hiểm trên, dễ thấy tiêu đề của cuốn sách có thể bị hiểu lầm như thế nào, và đây là một lý do tại sao mà tôi có lẽ nên sử dụng tiêu đề Gen bất tử. Tiêu đề Phương tiện vị tha là một khả năng khác. Có lẽ cái tên này sẽ là quá khó hiểu, nhưng trong tất cả các khía cạnh, nó giải quyết được sự tranh luận bề ngoài (điều gây băn khoăn kể từ Ernst Mayr đến sau này) giữa gen và sinh vật, hai đơn vị cạnh tranh với nhau trong chọn lọc tự nhiên. Ở đó, không hề có sự tranh chấp giữa chúng. Gen là đơn vị chọn lọc tự nhiên với nghĩa là thể tự sao. Sinh vật là đơn vị chọn lọc tự nhiên theo nghĩa là phương tiện. Cả hai đơn vị này đều quan trọng và không thể chê bai. Chúng đại diện cho hai thể loại hoàn toàn khác nhau và chúng ta sẽ bị nhầm lẫn một cách tuyệt vọng nếu không nhận ra được sự khác biệt.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gen Vị Kỷ PDF của tác giả Richard Dawkins nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.