Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

VIỆT NAM VĂN PHẠM - LỆ-THẦN TRẦN TRỌNG KIM

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ.

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ.

Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình sau đó tham dự đấu xảo. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.

Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình sau đó tham dự đấu xảo. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.

Văn phạm là phép dạy nói và dạy viết cho đúng mẹo-luật của một tiếng nói. Những mẹo luật ấy môt đằng phải theo lý cho thuận, một đằng phải lấy những lối, những cách của tiền-nhân đã dùng quen, và sự thông dụng của người trong nước mà làm mẫu mực.

Văn phạm là phép dạy nói và dạy viết cho đúng mẹo-luật của một tiếng nói. Những mẹo luật ấy môt đằng phải theo lý cho thuận, một đằng phải lấy những lối, những cách của tiền-nhân đã dùng quen, và sự thông dụng của người trong nước mà làm mẫu mực.

(Các giáo sĩ đạo Thiên-chúa sang truyền giáo đã dùng chữ cái La tinh để phiên âm, đặt ra chữ Quốc ngữ, là một thứ chứ lúc bấy giờ dùng rất phổ thông trong nước)

Chữ quốc ngữ có 12 nguyên âm và 25 phụ âm (khác với Phan Khôi): b, c, ch, d, đ, g(h), gi, h, k, kh, l, m, n, ng(h), nh, p, ph, qu, r, s, t, th, tr, v, x.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Khi Chiếc Yếm Rơi Xuống - Trương Tửu (NXB Minh Phương 1940)
Ông Lê Ta tức Nguyễn Thứ Lễ tức Thế Lữ, thi sĩ đáng kính của phong trào thơ Mới, vào những năm 1938, 1939 đã đăng trên báo Ngày nay – cơ quan của Tự Lực văn đoàn mà ông là thành viên, vài mẩu tin “văn…vắn” rất thú vị. Bằng cái giọng tưng tửng, châm biếm nhẹ nhàng, Lê Ta nêu đích danh một số hiện tượng phổ biến trong làng văn chương sách vở thời đó mà ông đặt câu hỏi là “dấu hiệu của thời đại đó chăng ?” Hiện tượng đầu tiên là việc các nhà văn thi nhau đặt tên sách “phải thực kêu” nhằm hút mắt độc giả. Lê Ta dẫn ra một vài ví dụ: – Người đàn bà trần truồng – Bão táp trong chiếc quần đùi – Mốt áo pardessus – Sự thổn thức của quả tim non – Đùa với ái tình – Khi chiếc yếm rơi xuống. Nhìn qua thì thấy, thời đó, xu hướng đặt tên sách cũng đánh mạnh vào thói háo sexy lắm thay! Xã hội An Nam hẳn đang trải qua cơn bão Âu hóa, thời trang và tình ái là những thiết chế bị/được cái mới nâng lên thành sản phẩm thời thượng, phù hợp với tâm thế của “con nhà tân thời” vui vẻ trẻ trung đang trên đà thắng lợi. Sức hấp dẫn của văn chương, vì vậy, không thể tránh khỏi chuyện yêu đương, áo quần, thể thao… và đặc biệt là cái nhìn mới/khác về cơ thể người nữ. Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm văn chương thời đó, kể cả xu hướng “tả chân tiểu thuyết” hay “ái tình tiểu thuyết”, đều hướng đến việc xây dựng câu chuyện liên quan đến người nữ với các mã số quen thuộc: vẻ đẹp cơ thể, tình yêu, tình dục, cuộc đấu tranh giữa đức hạnh nề nếp cũ và tinh thần giải phóng tự do… Nếu Lê Ta công bằng hơn thì cũng có thể nêu ra một vài cái tên như Đời mưa gió, Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa của TLVĐ… “kêu” chẳng kém gì Kĩ nghệ lấy Tây hay Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng mà ông khéo léo nhắc tới.Khi Chiếc Yếm Rơi XuốngNXB Minh Phương 1940Trương Tửu54 TrangFile PDF-SCAN
Một Kiếp Đọa Đầy - Trương Tửu (NXB Hà Thuyên 1941)
Đặt trong mặt bằng chung của nền văn xuôi và tiểu thuyết đương thời, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn Việt Nam hiện đại (1942) đã thẳng thắn chỉ rõ những điểm hạn chế và khả thủ ở sáng tác Trương Tửu. Phân tích các tập truyện và tiểu thuyết Một chiến sĩ, Khi chiếc yếm rơi xuống, Khi người ta đói, Một kiếp đọa đầy, Vũ Ngọc Phan xác định: “Trương Tửu tỏ cho người ta thấy ông là một nhà tiểu thuyết xã hội. Ngay trong tập ái tình tiểu thuyết Trái tim nổi loạn, ông cũng có cái ý phân giai cấp mỗi khi nói đến sự giàu nghèo của Thúy và Thông. Còn ở hầu hết các tiểu thuyết khác của ông, ông bênh vực người nghèo rõ rệt… Về mặt phê bình, Trương Tửu là một nhà văn thiên vị, chỉ biết theo khuynh hướng chính trị của mình; còn về tiểu thuyết xã hội, ông là một nhà văn có những ý kiến chưa lấy gì làm chín chắn và sâu rộng”… Một Kiếp Đọa ĐầyNXB Hà Thuyên 1941Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa)168 TrangFile PDF-SCAN
Thanh Đạm - Nguyễn Công Hoan (NXB Đời Mới 1942)
Mặt trời ngả về tây đã lâu. Ở sàn, bóng mái nhà đã ra tới bốn hàng gạch. Chiều nay, dân sự vào hầu thưa thớt. Mà quan phụ mẫu cũng mong như thế. Ngài đã dặn nha lại, có việc gì khó khăn hãy trình hỏi ý kiến ngài. Còn những việc không quan hệ, thì cử tùy tiện; bẩm qua loa rồi ngài cho chữ. Đã năm hôm nay, ngài dùng thì giờ xét lại các quyển văn mà ban khẳo duyệt đệ lên để ngài quyết định giải thưởng. Ngài cặm cụi cả ngày, đêm thường trong đèn đến nửa canh ba. Ngài ngồi trước án, trên bộ sập sơn quang dầu, tay cầm bút son để khuyên hoặc điểm. Gặp câu hay, ngài gật gù, rặt mồi thuốc vào điếu, se lại sợi ruột gà, châm lửa, hút một hơi dài, ngửa mặt lên, tuồn luồng khói đặc, rồi ngài rung đùi, ngâm vang. Thanh ĐạmNXB Đời Mới 1942Nguyễn Công Hoan484 TrangFile PDF-SCAN
Thực Và Mộng [PDF]- Lương Đức Thiệp (NXB Trông Lên 1941)
Lương Đức Thiệp có sáng tác, viết luận thuyết, song chủ yếu hiện diện trong tư cách nhà biên khảo. Ngoài một tập thơ in chung với Lê Trọng Quỹ (Thực và mộng, Thụy Ký, 1941), một tập luận thuyết đối thoại với tác phẩm Trai nước Nam làm gì? (Thời đại, 1943; tái bản 1944) thời danh của Hoàng Đạo Thúy dưới tên Trai nước Nam với ông Hoàng Đạo Thúy (Đại học thư xã, 1945), còn lại đều là sách khảo cứu. Cuốn khảo cứu đầu tiên, Việt Nam thi ca luận, được ông công bố năm 1942 tại Khuê Văn xuất bản cục; để ba năm sau, ông tiếp tục luận về vấn đề này, trong tác phẩm có lẽ là cuối đời của mình, Nghệ thuật thi ca, in trên tạp chí Văn mới (số 58, tập mới, ngày 25/9/1945) của nhà xuất bản Hàn Thuyên. Giữa khoảng đó là các khảo cứu, ngoài Văn chương và Xã hội được xuất bản trong Tủ sách Ngày mới bởi Đại học thư xã (1944), song vẫn được ấn loát bởi nhà in Hàn Thuyên; còn lại đều là các khảo luận được in trên tạp chí Văn mới, gồm: Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử] ([hai cuốn in gộp một], Văn mới, số 35, tập mới, ngày 25/04/1944), Duy vật sử quan (Văn mới, số 57, tập mới, ngày 15/9/1945). Về sau, dường như chỉ chuyên khảo Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử], công trình quan trọng và bề thế nhất của ông, được tái bản ở Sài Gòn bởi Liên hiệp xuất bản cục (1950), Hoa Tiên (1971).Thực Và Mộng (tập thơ)NXB Trông Lên 1941Lương Đức Thiệp92 TrangFile PDF-SCAN