Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Xuyên Qua Nỗi Sợ (Susan Jeffers)

MỤC LỤC

LỜI NGỎ CHO ẤN BẢN KỶ NIỆM 20 NĂM

GIỚI THIỆU

MỞ RA CÁNH CỬA

1 - BẠN SỢ ĐIỀU GÌ… VÀ TẠI SAO? Tìm mua: Xuyên Qua Nỗi Sợ TiKi Lazada Shopee

2 - BẠN KHÔNG THỂ GẠT BỎ NỖI SỢ ẤY SAO?

3 - BIẾN ĐAU KHỔ THÀNH SỨC MẠNH

4 - DÙ MUỐN HAY KHÔNG… ĐÓ VẪN LÀ BẠN

5 - TINH THẦN POLLYANNA

6 - KHI“HỌ” KHÔNG MUỐN BẠN LỚN LÊN

7 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH BẤT-BẠI?

8 - CUỘC SỐNG CỦA BẠN “TRỌN VẸN” ĐẾN MỨC NÀO?

9 - CHỈ CẦN GẬT ĐẦU VÀ NÓI“SẴN SÀNG ĐÓN NHẬN”

10 - HÃY CHỌN TÌNH YÊU VÀ NIỀM TIN

11 - LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG NỘI TẠI

12 - HÃY CÒN RẤT NHIỀU THỜI GIAN

VỀ TÁC GIẢ

LỜI NGỎ CHO ẤN BẢN KỶ NIỆM 20 NĂM

Tôi tin vào phép màu… và sự thành công của “Xuyên Qua Nỗi Sợ” chính là một phép màu đối với tôi. Ban đầu, nhiều nhà xuất bản từ chối in quyển sách này đến nỗi tôi gần như đã bỏ cuộc.

Thử hỏi, nếu bạn nhận được một lá thư từ chối, trong đó viết rằng: “Ngay cả khi Công nương Diana khỏa thân đạp xe xuống phố để tặng quyển sách này thì cũng chẳng ai đọc”, liệu bạn có tiếp tục nỗ lực nữa không?

Đúng là tôi đã quẳng bản thảo này vào ngăn tủ và gần như quên bẵng. Cho đến một ngày, tôi dọn ngăn tủ… và trông thấy nó… nằm đó đợi mình. Tôi ngồi xuống, đọc lại bản thảo và không thể không cảm thấy rằng đây thực sự là một quyển sách có giá trị. Lần này, tôi thề với lòng:

“Mình sẽ tìm cách để ‘Xuyên Qua Nỗi Sợ’ đến với công chúng!”. Tôi cố gắng một lần nữa. Với quyết tâm cao độ và sự giúp đỡ của Dominick Abel, người đại diện của tôi, cuối cùng tôi đã tìm được một nhà xuất bản cho quyển sách của mình.

Đã hai mươi năm trôi qua kể từ khi “Xuyên Qua Nỗi Sợ” ra mắt lần đầu tiên. Ngày nay, quyển sách này đã có mặt tại hơn một trăm quốc gia và được dịch ra hơn ba mươi thứ tiếng khác nhau. Và con số đó vẫn không ngừng tăng lên. Điều đó cho thấy những gì tôi viết vẫn phù hợp với cuộc sống hiện nay… nếu không muốn nói là còn thiết yếu hơn cả trước kia!

Dù ẩn dưới hình thức nào thì nỗi sợ hãi vẫn luôn là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của chúng ta. Những lá thư cảm ơn tôi nhận được từ khắp nơi trên thế giới đã cho thấy, bất luận chúng ta là ai, sống ở đâu, trải nghiệm sống ra sao, thì tất cả đều mang trong mình một nỗi sợ nào đó. Tuy vậy, đừng vì sợ hãi mà ta đánh mất cuộc sống tươi đẹp, phong phú vốn có. Chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua nỗi sợ bằng cách thường xuyên áp dụng những phương pháp hiệu quả mà tôi sẽ trình bày cặn kẽ ở phần sau.

Xin cảm ơn những bạn đọc đã phản hồi để giúp tôi hiểu “Xuyên Qua Nỗi Sợ” đã tạo ra sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của họ như thế nào. Điều đó khiến tôi cảm thấy đặc biệt vui sướng vì biết mình có thể tác động tích cực đến cuộc sống của nhiều người.

Riêng với bạn, người lần đầu tiên cầm quyển sách này, hãy tin tôi đi, những nỗi sợ không thể cản bước bạn đâu. Bạn sẽ học được cách đi qua nỗi sợ - tất cả những nỗi sợ bấy lâu của bạn - bằng sức mạnh, lòng hứng khởi và tình yêu. Đó chính là thông điệp tôi muốn gửi đến bạn qua quyển sách này.

Rồi bạn sẽ thấy những khái niệm, công cụ sắp được giới thiệu tới đây có ý nghĩa sử dụng trong suốt cuộc đời. Hãy ghi nhớ thật kỹ, để mỗi khi phải đối diện với một thử thách - nỗi sợ - mới, bạn chỉ cần mở “hộp công cụ” và tìm đến phần mạnh mẽ nhất trong đó. Bạn sẽ hết sức ngạc nhiên khi nhận ra mình có một sức mạnh tiềm ẩn phi thường: sức mạnh để yêu thương, sức mạnh để thành công và sức mạnh để giúp đỡ mọi người theo cách riêng của mình. Hành trình đến với sức mạnh nội tại thật thú vị và đáng tưởng thưởng, và tôi rất vui được đồng hành với bạn trong những bước chân đầu tiên trên con đường ấy.

Thân mến,

Susan Jeffers

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xuyên Qua Nỗi Sợ PDF của tác giả Susan Jeffers nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghệ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Công Việc (Sudhir Chandra)
Nghệ thuật nâng cao chất lượng công việc là một câu chuyện về sự nỗ lực và quyết tâm thay đổi của một nhà máy sản xuất kem địa phương để được bán kem cho một tập đoàn bán lẻ khổng lồ - một đối tượng khách hàng mà họ đã từng theo đuổi trong nhiều năm. Câu chuyện mang đến một thông điệp tuy ngắn gọn nhưng cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp hiện nay, đó là cần tập trung đúng mức vào yếu tố chất lượng trong từng sản phẩm mà mình thiết kế, sản xuất và tiếp thị, và cả trong môi trường làm việc, kinh doanh. Với từng đúc kết kinh nghiệm sau mỗi chủ đề, cuốn sách sẽ giúp người đọc tự rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực và bổ ích trong việc cải thiện và phát triển doanh nghiệp tiến xa hơn nữa. Thông tin tác giả: Subir Chowdhury là tác giả của nhiều cuốn sách bestseller như: The Power of Six Sigma và Design for Six Sigma, ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị đồng thời là Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Tư vấn ASI. Ông đã từng tư vấn cho các tổng giám đốc và các nhà lãnh đạo cao cấp trong nhóm 100 công ty lớn nhất do tạp chí Fortune bình chọn cũng như các doanh nghiệp trên khắp thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Công Việc PDF của tác giả Sudhir Chandra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Công Việc (Sudhir Chandra)
Nghệ thuật nâng cao chất lượng công việc là một câu chuyện về sự nỗ lực và quyết tâm thay đổi của một nhà máy sản xuất kem địa phương để được bán kem cho một tập đoàn bán lẻ khổng lồ - một đối tượng khách hàng mà họ đã từng theo đuổi trong nhiều năm. Câu chuyện mang đến một thông điệp tuy ngắn gọn nhưng cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp hiện nay, đó là cần tập trung đúng mức vào yếu tố chất lượng trong từng sản phẩm mà mình thiết kế, sản xuất và tiếp thị, và cả trong môi trường làm việc, kinh doanh. Với từng đúc kết kinh nghiệm sau mỗi chủ đề, cuốn sách sẽ giúp người đọc tự rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực và bổ ích trong việc cải thiện và phát triển doanh nghiệp tiến xa hơn nữa. Thông tin tác giả: Subir Chowdhury là tác giả của nhiều cuốn sách bestseller như: The Power of Six Sigma và Design for Six Sigma, ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị đồng thời là Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Tư vấn ASI. Ông đã từng tư vấn cho các tổng giám đốc và các nhà lãnh đạo cao cấp trong nhóm 100 công ty lớn nhất do tạp chí Fortune bình chọn cũng như các doanh nghiệp trên khắp thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Công Việc PDF của tác giả Sudhir Chandra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)
Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay. Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy? Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”. “Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp. Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee “Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này. Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ. Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”. Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”. Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”. Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”. Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”. “Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?". Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”. Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”. Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt. “Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”. Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được. Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy. “Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)
Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay. Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy? Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”. “Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp. Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee “Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này. Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ. Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”. Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”. Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”. Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”. Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”. “Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?". Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”. Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”. Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt. “Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”. Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được. Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy. “Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.