Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chim Việt Nam - Hình Thái Và Phân Loại 2 Tập [PDF]

Trước đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về chim - do các cá nhân hoặc nhóm tác giả trong nước và quốc tế thực hiện, nhưng cuốn “Chim Việt Nam” (dày 1.200 trang) thực sự là ấn phẩm giới thiệu hoàn chỉnh nhất về khu hệ chim Việt Nam nói riêng và thế giới các loài chim nói chung, là tư liệu hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Trên thế giới hiện biết được có 10.964 loài chim - thuộc 36 bộ, 243 họ. Còn trong cuốn sách nói trên của cặp tác giả Võ Quý - Nguyễn Lân Hùng Sơn, thể hiện “dung nhan” của 906 loài chim (tính đến năm 2015) hiện biết có tại Việt Nam - kết quả nghiên cứu công phu qua nhiều năm của 2 nhà khoa học này.

Ở Việt Nam, dù đã được thiên nhiên ban tặng một sự đa dạng sinh học cao với nhiều loại rừng, nhiều hệ sinh thái tự nhiên và nhiều tài nguyên quý giá, nhưng bởi nhiều nguyên nhân (trong đó có phần tác động của con người) nên nhiều loài sinh vật, cả động vật lẫn thực vật, đã giảm nhanh số lượng, hoặc đã bị diệt vong, trong vài thập kỷ qua.

Với 906 loài chim hiện biết ở Việt Nam, được miêu tả trong cuốn “Chim Việt Nam”, mỗi loài đều ẩn chứa nhiều sự quyến rũ không chỉ là vẻ sặc sỡ của bộ lông vũ, tiếng hót lảnh lót, du dương mà còn cả những câu chuyện về tập tính kỳ lạ của chúng. Với những bức ảnh màu minh họa (được trích xuất từ nhiều nguồn), người đọc có thể nhận diện được vẻ đẹp của nhiều loài chim mà không dễ gì gặp được ở ngoài tự nhiên.

PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn sinh năm 1976, là Trưởng Khoa Sinh học (ĐH Sư phạm Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam. Vẻ đẹp lộng lẫy của các loài chim đã mê hoặc ông ngay từ thời sinh viên. Với sự dẫn dắt của người thầy, nhà bảo tồn thiên nhiên và môi trường tiên phong của Việt Nam - GS Võ Quý, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chim ở Việt Nam.

Không chỉ dừng ở việc công bố các công trình khoa học liên quan đến khu hệ chim Việt Nam, ông còn góp phần truyền lửa cho các thế hệ sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh và cả cộng đồng về niềm đam mê nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên nói chung và các loài chim hoang dã nói riêng. Theo ông, để mọi người yêu thiên nhiên, thì phải cho mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và từ đó sống thân thiện với thiên nhiên, với động vật hoang dã và tạo nên tình người.

Ông Đặng Ngọc Sâm Thương sinh năm 1969, tốt nghiệp ĐH Bách khoa Đà Nẵng, mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Những bức ảnh về chim Việt Nam qua góc nhìn của ông được chộp bắt rất kỳ công, đều tựa như những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, thu hút sự chiêm ngưỡng của những người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

Với việc ra mắt cuốn “Chim Việt Nam”, các tác giả đã tạo dựng được một công trình nghiên cứu khoa học quý, đồ sộ, đồng thời góp phần truyền đi thông điệp kêu gọi công chúng chung tay bảo vệ sự đa dạng sinh học để cuộc sống phát triển bền vững.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Bắc Giang Địa Chí - Trịnh Như Tấu (NXB Chân Phương 1937)
Sau khi tôi xuất bản quyển Hưng Yên địa chí, có nhiều bạn quá yêu khuyên nên lần lượt soạn Địa chí tất cả các tỉnh, hợp thành một bộ địa dư toàn quốc. Công việc to tát như thế, tự biết sức mình không đạt được với cái tuổi thanh niên học lực còn ít, lịch duyệt chưa nhiều! Lại thêm thời giờ eo hẹp thì dù có muốn cũng không sao toại chí. Một ngày kia, về thăm quê nhà, trong một cuộc hội kiến, quan chánh công sứ PETTELAT khuyên tôi soạn Bắc Giang địa chí và hứa giúp sưu tầm tài liệu. Bắc Giang Địa ChíNXB Chân Phương 1937Trịnh Như Tấu293 TrangFile PDF-SCAN
Gương Luân Lý - Trịnh Như Tấu (NXB Ngô Tử Hạ 1934)
Là một trí thức am tường cả hai nền văn hoá Đông - Tây, lại được làm nhiệm vụ của một nhân viên cao cấp trong Toà sứ, nên ông có điều kiện thuận lợi tiếp cận với nguồn tư liệu chính thống của Nhà nước Bảo hộ, đồng thời thường xuyên tiếp thu tư liệu điền dã ở các địa phương, được kế thừa, ảnh hưởng sâu sắc truyền thống thượng võ và văn hiến của quê hương, nên Nhật Nham sớm hội đủ tư chất để trở thành nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá. “Vị tiền” – Tập truyện dài xuất bản năm 1933 có thể được xem là tác phẩm, là đứa con tinh thần đầu tiên của ông cũng như của các tác giả văn xuôi Bắc Giang ở thế kỷ 20. Cũng năm 1933 ông lại cho xuất bản Trịnh gia Chính phả, một trong những cuốn phả đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ và được công bố rộng rãi. Gương Luân LýNXB Ngô Tử Hạ 1934Trịnh Như Tấu68 TrangFile PDF-SCAN
Hưng Yên Địa Chí - Trịnh Như Tấu (NXB Ngô Tử Hạ 1937)
Tỉnh Hưng Yên xưa nay đã có quyển sách địa dư nào chưa? Chưa thực sự có, Vì dù có thì cũng đơn giản về từng sự tích mà thôi, chứ chưa có bộ sách hoàn toàn nào xuất thế. Ông Trịnh Như Tấu hiện tòng sự tại tòa sứ Hưng Yên, là một người có học vấn uyên bác, thường lưu tâm khảo cứu. Ông có chí làm sách địa dư Hưng Yên, cho nên những giờ công hạ, ông đều dùng vào sự viết sách, và những ngày được nghỉ, ông thường đi du lịch mọi nơi, đã mấy năm, mới lập thành bản thảo, thật là có công với tỉnh Hưng Yên và có công với địa dư học nhiều lắm. Hưng Yên Địa ChíNXB Ngô Tử Hạ 1937Trịnh Như Tấu157 TrangFile PDF-SCAN
Hà Đông Tỉnh Địa Dư Chí - J. Rouan (NXB Trung Bắc Tân Văn 1925)
Giới thiệu về: Địa dư, chủng tộc, dân số, lịch sử trước và sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam của tỉnh Hà Đông; cách tổ chức và đường lối cai trị của thực dân Pháp; Tình hình kinh tế; phong cảnh đẹp, các truyện cổ tích của Hà Đông. Hà Đông Tỉnh Địa Dư ChíNXB Trung Bắc Tân Văn 1925J. Rouan109 TrangFile PDF-SCAN