Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bùn Pha Sắc Xám (Anthony Grey)

Cho đến khi người Anh trao miền Nam Việt Nam lại cho người Pháp đầu năm 1946, thì đã có hơn hai ngàn người Việt bị quân Anh sát hại. Tại miền Bắc, lực lượng giải giới Trung Hoa cuối cùng chịu rút khỏi Việt Nam vào tháng 3 năm 1946 qua một thỏa ước mà họ đã ký kết với Pháp, theo đó Trung Hoa nhường cho Pháp đưa một số quân vào miền Bắc Việt Nam, ngược lại người Pháp phải trả cho Trung Hoa tất cả những Tô giới mà họ đang chiếm giữ. Chính phủ Hồ Chí Minh lúc này vẫn còn yên ổn đóng tại Hà Nội, và mặc dù Paris đã chính thức công nhận chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ của Việt Minh trong Liên Hiệp Pháp, nhưng Việt Minh vẫn hết sức dè dặt chào đón sự trở lại của lực lượng Pháp. Trước đó, đã có nhiều cuộc thảo luận giữa Hồ Chí Minh và Pháp diễn ra, cho mãi đến mùa Thu năm này, nhưng Pháp vẫn ù lỳ cương quyết không chịu trao trả nền Độc Lập hoàn toàn cho Việt Nam.

Cũng kể từ đó, việc xung đột giữa đôi bên không còn cách nào tránh khỏi được. Việt Nam lúc bấy giờ vẫn không được thế giới bên ngoài chú ý tới, trong khi đó Nga Xô lại nới rộng vùng ảnh hưởng của mình tại Đông Âu và Trung Âu. Tổng Thống Harry Truman của Hoa Kỳ quyết định ủng hộ nước Pháp, vì Pháp hiện đang đóng một vai trò rất quan trọng trong lãnh vực chiến tranh lạnh tại Âu Châu. Hồ Chí Minh đã nhiều lần viết thơ cho Tổng Thống Truman để xin Hoa Kỳ ủng hộ mình, nhưng tất cả thư từ đó, đều không được Hoa Kỳ phúc đáp. Việc Hoa Kỳ ủng hộ Pháp thật ra đối với bộ Ngoại Giao của quốc gia này vẫn không có gì thay đổi, nhưng vì lúc bấy giờ sự thắm thiết giữa cơ quan OSS (Cơ Quan Tình Báo Chiến Lược của Hoa Kỳ) và Việt Minh vào những ngày chót của cuộc chiến tranh thứ hai vừa qua đã làm cho nhiều nhà ngoại giao của Hoa Kỳ phải khó chịu. Washington đã bất ngờ chính thức tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng chủ quyền của người Pháp tại Đông Dương và chấm dứt nhiệm vụ của OSS tại Việt Nam, đồng thời cho rút khỏi Hà Nội vào tháng 10 năm 1945.

Mãi cho đến về sau này, các nhà lãnh đạọ Hoa Kỳ mới thấy tiếc rẻ là họ đã bỏ mất một cơ hội bằng vàng để có thể biến Hồ Chí Minh thành một Tito của Á Châu thân Tây Phương. Trong thời gian lên cầm quyền, Hồ Chí Minh đã nắm vững tình hình của dân chúng và khi cuộc chiến tranh với Pháp bộc phát trở lại trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 19 tháng 11 năm 1946, Hồ Chí Minh lại một lần nữa rút vào các hang núi đá vôi miền thượng du Bắc Việt, nơi mà cách đây mười sáu tháng trước ông ta đã bỏ nơi này để nhảy ra cướp chính quyền.

Trong khoảng thời gian ngắn đó, chính phủ Hồ Chí Minh đã khắc phục được nạn đói tại miền Bắc bằng cách vận động toàn dân tức tốc trồng trọt trên bất cứ khoảnh đất trống nào, và chính phủ của ông ta đã thắng được dễ dàng cuộc bầu cử tại Nam và Trung phần. Ưu thế của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội đã khiến cho Việt Minh không ngần ngại cho áp dụng các chiến thuật khủng bố đối với những người Quốc Gia chống đối với họ. Cộng Sản đã mưu sát hầu hết các lãnh tụ thù nghịch nổi tiếng của họ vào những ngày đầu của cuộc hỗn loạn này. Điều rõ ràng nhứt là Việt Minh đã được đại đa số quần chúng chấp nhận, cho nên sau khi chiến tranh với Pháp bộc khởi trở lại, người Pháp đã thấy rằng dù với một trăm năm chục ngàn quân có mặt tại đây, thì họ cũng chỉ có thể kiểm soát được các vùng trung tâm thị tứ và các trục giao thông chính mà thôi, trong khi đó Việt Minh đặt thế lực của họ tại các làng mạc hẻo lánh, các đồng ruộng và các vùng rừng rú.

Sau khi Pháp thắng được vài trận trên các chiến trường thì tình hình quân sự của Pháp được nới rộng hơn và kéo dài cho đến tháng 10 năm 1949, khi mà Cộng Sản Mao Trạch Đông thắng thế tại Trung Hoa thì người ta thấy cục diện thế giới có nhiều thay đổi. Chỉ trong vòng một đêm, bỗng dưng lãnh thổ của Trung Hoa đã trở thành căn cứ an toàn cho Hồ Chí Minh ém quân và là nơi huấn luyện lý tưởng cho các binh sĩ dưới quyền của Tướng Võ Nguyên Giáp. Chỉ trong vòng vài tháng, lực lượng của Việt Minh bành trướng thành một quân đội được trang bị với đại bác tối tân của Hoa Kỳ do Cộng Sản Trung Hoa tịch thu được của tàn quân Tưởng Giới Thạch. Cũng từ đó trở đi, việc Pháp có thể chiến thắng Việt Minh trên các chiến trường đã trở nên không còn cách nào thực hiện được nữa. Tìm mua: Bùn Pha Sắc Xám TiKi Lazada Shopee

Cuối năm 1950, Việt Minh tung bốn mươi ba Tiểu Đoàn mới vừa thành lập vượt biên giới Trung Hoa và Việt Nam, đánh thốc vào các tiền đồn yếu ớt của Pháp, gây nên một sự thất bại nhục nhã cho Pháp chưa từng thấy kể từ khi Tướng Montcalm của Pháp bị bại trận và bị giết dưới tay quân Anh ở Québec vào năm 1795. Sáu ngàn quân Pháp bị giết và một số lớn quân xa, vũ khí bị lọt vào tay quân đội Việt Minh. Từ đó, dưới sự ủng hộ của Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, Việt Minh kiểm soát được một khu vực từ biên giới Hoa Việt cho tới gần một trăm dặm chung quanh Sài Gòn, chỉ trừ một vài vùng tại châu thổ sông Hồng và Hà Nội là quân Pháp còn giữ được mà thôi. Lúc bấy giờ thế giới bên ngoài, ai nấy đều lo ngại trước cuộc chiến thắng của Mao Trạch Đông và lo sợ cuộc chiến thắng này sẽ ảnh hưởng đến chủ nghĩa Cộng Sản hiện đang trên đà bành trướng mạnh trên thế giới, cho nên cuộc chiến tranh ở Đông Dương mà từ trước đến giờ hầu như không làm một ai chú ý tới, nhưng trước đà thuận lợi cho Cộng Sản hiện tại ở Đông Dương đã khiến cho một số các quốc gia tư bản khác trên thế giới phải để tâm vào.

Tháng Giêng năm 1950, Nga Sô và Trung Cộng thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh lúc này đang có mặt tại các căn cứ địa của họ trên vùng thượng du Bắc Việt, và chính điều này đã làm cho Hoa Kỳ vội vã lên tiếng công nhận một chính phủ Việt Nam do Pháp đỡ đầu và do Bảo Đại lãnh đạo. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Ancherson cho biết là Nga Sô và Bắc Kinh đã kéo lá bài chót để đưa ra cái ảo ảnh giả vờ của Hồ Chí Minh trong tư thế quốc gia, cho thấy y là một kẻ thù không đội trời chung của Hoa Kỳ, để từ đó Hoa Kỳ bắt đầu ồ ạt viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam cũng như các quốc gia khác tại Đông Dương nhằm giúp Pháp ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản. Kể từ đó, Pháp biến cuộc chiến tranh Thuộc Địa của mình thành một cuộc chiến tranh với sứ mạng ngăn chặn Cộng Sản bành trướng tại Á Châu.

Đầu tháng 6 năm 1950, thế giới Tây Phương bắt đầu chú ý đến phần đất này nhiều hơn khi Bắc Hàn xua quân tấn chiếm Nam Hàn, và các lực lượng Tây Phương đã cùng chung nhau phục vụ dưới cờ Liên Hiệp Quốc nhảy vào vòng chiến đối đầu với quân Cộng Sản gồm Bắc Hàn và Trung Cộng. Song song với nhiệm vụ này, Tổng Thống Truman bắt đầu gửi một phái bộ quân sự từ Washington qua Sài Gòn vào mùa hè năm đó để sát cánh với Pháp, và chính hành động này đã đưa tới sự liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau này: Dưới hĩnh thức viện trợ kiểu lăn banh tuyết, tính cho đến năm 1954 thì Hoa Kỳ đã đổ vào cho Pháp ba tỷ mỹ kim để Pháp tự đào lỗ chôn mình tại Đông Dương.

Năm 1953, cuộc ngưng bắn tại Đại Hàn làm cho Cộng Sản rảnh tay tập trung hết nỗ lực quân sự vào Đông Dương với sự viện trợ hùng hậu của Nga và Trung Cộng cho lực lượng của Võ Nguyên Giáp. Để đáp ứng với tình thế hiện tại, chính quyền thứ 19 tại Pháp, sau chín năm đầy khủng hoảng tại Paris, họ đã đưa ra nỗ lực cuối cùng để cứu vãn danh dự của mình, hầu thoát được cuộc chiến tranh đầy vô vọng này. Pháp đã chấp thuận một kế hoạch do các tay lãnh đạo quân sự đưa ra, theo đó Pháp sẽ dụ lực lượng chính quy của Võ Nguyên Giáp vào một trận chiến quyết liệt bên sau phòng tuyến của Việt Minh tại lòng chảo Điện Biên Phủ hoang vu, hẻo lánh ở Bắc phần, nơi mà Pháp nghĩ rằng với ưu thế thượng phong của Không Quân và uy thế về sức mạnh quân sự của họ, họ có thể tiêu diệt dễ dàng địch quân khi Cộng Sản không có khả năng gì về chiến xa và Không quân hết cả, ngoại trừ một số ít quân dụng vận tải mà thôi. Trước khi lâm trận tại Điện Biên Phủ, Pháp đã đưa ra một đòn nhử bằng cách cho thả dù binh lính xuống một lòng chảo bên sau tuyến của Việt Minh ở Na Sản. Võ Nguyên Giáp không chuẩn bị kịp cho cuộc tấn công này nên đã nướng trọn một Tiểu đoàn giữa các bãi mìn và hàng rào kẽm gai tại đây, vì vậy Pháp vô cùng tự tin là một trận đánh tương tự trong tương lai cũng sẽ đưa tới kết quả tốt đẹp như thế này. Nhưng điều hy vọng đó đã không thành công dễ dàng như người Pháp đã trù định. Và Điện Biên Phủ đã đưa họ tới một sự thất bại chua cay nhất trong lịch sử giữa Đông và Tây.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Anthony Grey":Bùn Pha Sắc XámHai Trăm Năm CũMột Chốn Để ThươngMột Nơi Để NhớTrăng HuyếtVịnh Tokyo

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bùn Pha Sắc Xám PDF của tác giả Anthony Grey nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên (Võ Nguyên Giáp)
Cuốn sách là tập hồi ức của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện đã ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như ngàn cân treo sợi tóc. Cuốn sách ra đời để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến những công ơn to lớn của Người đối với dân tộc, đất nước Việt Nam. *** "Ngày 19 tháng Năm lại đến với chúng ta. Hôm nay, cả dân tộc ta đang tưởng nhớ đến Người. Tìm mua: Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên TiKi Lazada Shopee Tôi muốn ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của một thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Bàn tay chèo lái của Bác, sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng ta do Bác đứng đầu, khí thế của nhân dân ta từ thành thị đến làng quê, từ Bắc chí Nam…, tất cả những điều lớn lao đó cùng với tình hình “thù trong giặc ngoài” cực kì rối ren phức tạp, những chương sau đây chắc là chỉ nói lên được một phần nào. Nhân Kỉ niệm lần thứ tám mươi Ngày sinh của Bác, đây là những dòng thành kính để góp phần cùng đồng bào và các đồng chí hồi tưởng đến Người, đến công ơn to lớn của Người đối với dân tộc và đất nước, đến những lời Người dặn lại chúng ta trước lúc ra đi."Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 (Tô Hoài)
Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội. Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa. Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ. Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời… Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê… Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than. Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”. Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ. Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu. Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó. NGUYỄN VINH PHÚC 10.1999Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Tô Hoài)
Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội. Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa. Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ. Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời… Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê… Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than. Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”. Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ. Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu. Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó. NGUYỄN VINH PHÚC 10.1999 *** Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 - 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ. Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Tô Hoài)
Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội. Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa. Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ. Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời… Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê… Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than. Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”. Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ. Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu. Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó. NGUYỄN VINH PHÚC 10.1999 *** Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 - 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ. Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.