Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bùn Pha Sắc Xám (Anthony Grey)

Cho đến khi người Anh trao miền Nam Việt Nam lại cho người Pháp đầu năm 1946, thì đã có hơn hai ngàn người Việt bị quân Anh sát hại. Tại miền Bắc, lực lượng giải giới Trung Hoa cuối cùng chịu rút khỏi Việt Nam vào tháng 3 năm 1946 qua một thỏa ước mà họ đã ký kết với Pháp, theo đó Trung Hoa nhường cho Pháp đưa một số quân vào miền Bắc Việt Nam, ngược lại người Pháp phải trả cho Trung Hoa tất cả những Tô giới mà họ đang chiếm giữ. Chính phủ Hồ Chí Minh lúc này vẫn còn yên ổn đóng tại Hà Nội, và mặc dù Paris đã chính thức công nhận chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ của Việt Minh trong Liên Hiệp Pháp, nhưng Việt Minh vẫn hết sức dè dặt chào đón sự trở lại của lực lượng Pháp. Trước đó, đã có nhiều cuộc thảo luận giữa Hồ Chí Minh và Pháp diễn ra, cho mãi đến mùa Thu năm này, nhưng Pháp vẫn ù lỳ cương quyết không chịu trao trả nền Độc Lập hoàn toàn cho Việt Nam.

Cũng kể từ đó, việc xung đột giữa đôi bên không còn cách nào tránh khỏi được. Việt Nam lúc bấy giờ vẫn không được thế giới bên ngoài chú ý tới, trong khi đó Nga Xô lại nới rộng vùng ảnh hưởng của mình tại Đông Âu và Trung Âu. Tổng Thống Harry Truman của Hoa Kỳ quyết định ủng hộ nước Pháp, vì Pháp hiện đang đóng một vai trò rất quan trọng trong lãnh vực chiến tranh lạnh tại Âu Châu. Hồ Chí Minh đã nhiều lần viết thơ cho Tổng Thống Truman để xin Hoa Kỳ ủng hộ mình, nhưng tất cả thư từ đó, đều không được Hoa Kỳ phúc đáp. Việc Hoa Kỳ ủng hộ Pháp thật ra đối với bộ Ngoại Giao của quốc gia này vẫn không có gì thay đổi, nhưng vì lúc bấy giờ sự thắm thiết giữa cơ quan OSS (Cơ Quan Tình Báo Chiến Lược của Hoa Kỳ) và Việt Minh vào những ngày chót của cuộc chiến tranh thứ hai vừa qua đã làm cho nhiều nhà ngoại giao của Hoa Kỳ phải khó chịu. Washington đã bất ngờ chính thức tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng chủ quyền của người Pháp tại Đông Dương và chấm dứt nhiệm vụ của OSS tại Việt Nam, đồng thời cho rút khỏi Hà Nội vào tháng 10 năm 1945.

Mãi cho đến về sau này, các nhà lãnh đạọ Hoa Kỳ mới thấy tiếc rẻ là họ đã bỏ mất một cơ hội bằng vàng để có thể biến Hồ Chí Minh thành một Tito của Á Châu thân Tây Phương. Trong thời gian lên cầm quyền, Hồ Chí Minh đã nắm vững tình hình của dân chúng và khi cuộc chiến tranh với Pháp bộc phát trở lại trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 19 tháng 11 năm 1946, Hồ Chí Minh lại một lần nữa rút vào các hang núi đá vôi miền thượng du Bắc Việt, nơi mà cách đây mười sáu tháng trước ông ta đã bỏ nơi này để nhảy ra cướp chính quyền.

Trong khoảng thời gian ngắn đó, chính phủ Hồ Chí Minh đã khắc phục được nạn đói tại miền Bắc bằng cách vận động toàn dân tức tốc trồng trọt trên bất cứ khoảnh đất trống nào, và chính phủ của ông ta đã thắng được dễ dàng cuộc bầu cử tại Nam và Trung phần. Ưu thế của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội đã khiến cho Việt Minh không ngần ngại cho áp dụng các chiến thuật khủng bố đối với những người Quốc Gia chống đối với họ. Cộng Sản đã mưu sát hầu hết các lãnh tụ thù nghịch nổi tiếng của họ vào những ngày đầu của cuộc hỗn loạn này. Điều rõ ràng nhứt là Việt Minh đã được đại đa số quần chúng chấp nhận, cho nên sau khi chiến tranh với Pháp bộc khởi trở lại, người Pháp đã thấy rằng dù với một trăm năm chục ngàn quân có mặt tại đây, thì họ cũng chỉ có thể kiểm soát được các vùng trung tâm thị tứ và các trục giao thông chính mà thôi, trong khi đó Việt Minh đặt thế lực của họ tại các làng mạc hẻo lánh, các đồng ruộng và các vùng rừng rú.

Sau khi Pháp thắng được vài trận trên các chiến trường thì tình hình quân sự của Pháp được nới rộng hơn và kéo dài cho đến tháng 10 năm 1949, khi mà Cộng Sản Mao Trạch Đông thắng thế tại Trung Hoa thì người ta thấy cục diện thế giới có nhiều thay đổi. Chỉ trong vòng một đêm, bỗng dưng lãnh thổ của Trung Hoa đã trở thành căn cứ an toàn cho Hồ Chí Minh ém quân và là nơi huấn luyện lý tưởng cho các binh sĩ dưới quyền của Tướng Võ Nguyên Giáp. Chỉ trong vòng vài tháng, lực lượng của Việt Minh bành trướng thành một quân đội được trang bị với đại bác tối tân của Hoa Kỳ do Cộng Sản Trung Hoa tịch thu được của tàn quân Tưởng Giới Thạch. Cũng từ đó trở đi, việc Pháp có thể chiến thắng Việt Minh trên các chiến trường đã trở nên không còn cách nào thực hiện được nữa. Tìm mua: Bùn Pha Sắc Xám TiKi Lazada Shopee

Cuối năm 1950, Việt Minh tung bốn mươi ba Tiểu Đoàn mới vừa thành lập vượt biên giới Trung Hoa và Việt Nam, đánh thốc vào các tiền đồn yếu ớt của Pháp, gây nên một sự thất bại nhục nhã cho Pháp chưa từng thấy kể từ khi Tướng Montcalm của Pháp bị bại trận và bị giết dưới tay quân Anh ở Québec vào năm 1795. Sáu ngàn quân Pháp bị giết và một số lớn quân xa, vũ khí bị lọt vào tay quân đội Việt Minh. Từ đó, dưới sự ủng hộ của Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, Việt Minh kiểm soát được một khu vực từ biên giới Hoa Việt cho tới gần một trăm dặm chung quanh Sài Gòn, chỉ trừ một vài vùng tại châu thổ sông Hồng và Hà Nội là quân Pháp còn giữ được mà thôi. Lúc bấy giờ thế giới bên ngoài, ai nấy đều lo ngại trước cuộc chiến thắng của Mao Trạch Đông và lo sợ cuộc chiến thắng này sẽ ảnh hưởng đến chủ nghĩa Cộng Sản hiện đang trên đà bành trướng mạnh trên thế giới, cho nên cuộc chiến tranh ở Đông Dương mà từ trước đến giờ hầu như không làm một ai chú ý tới, nhưng trước đà thuận lợi cho Cộng Sản hiện tại ở Đông Dương đã khiến cho một số các quốc gia tư bản khác trên thế giới phải để tâm vào.

Tháng Giêng năm 1950, Nga Sô và Trung Cộng thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh lúc này đang có mặt tại các căn cứ địa của họ trên vùng thượng du Bắc Việt, và chính điều này đã làm cho Hoa Kỳ vội vã lên tiếng công nhận một chính phủ Việt Nam do Pháp đỡ đầu và do Bảo Đại lãnh đạo. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Ancherson cho biết là Nga Sô và Bắc Kinh đã kéo lá bài chót để đưa ra cái ảo ảnh giả vờ của Hồ Chí Minh trong tư thế quốc gia, cho thấy y là một kẻ thù không đội trời chung của Hoa Kỳ, để từ đó Hoa Kỳ bắt đầu ồ ạt viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam cũng như các quốc gia khác tại Đông Dương nhằm giúp Pháp ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản. Kể từ đó, Pháp biến cuộc chiến tranh Thuộc Địa của mình thành một cuộc chiến tranh với sứ mạng ngăn chặn Cộng Sản bành trướng tại Á Châu.

Đầu tháng 6 năm 1950, thế giới Tây Phương bắt đầu chú ý đến phần đất này nhiều hơn khi Bắc Hàn xua quân tấn chiếm Nam Hàn, và các lực lượng Tây Phương đã cùng chung nhau phục vụ dưới cờ Liên Hiệp Quốc nhảy vào vòng chiến đối đầu với quân Cộng Sản gồm Bắc Hàn và Trung Cộng. Song song với nhiệm vụ này, Tổng Thống Truman bắt đầu gửi một phái bộ quân sự từ Washington qua Sài Gòn vào mùa hè năm đó để sát cánh với Pháp, và chính hành động này đã đưa tới sự liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau này: Dưới hĩnh thức viện trợ kiểu lăn banh tuyết, tính cho đến năm 1954 thì Hoa Kỳ đã đổ vào cho Pháp ba tỷ mỹ kim để Pháp tự đào lỗ chôn mình tại Đông Dương.

Năm 1953, cuộc ngưng bắn tại Đại Hàn làm cho Cộng Sản rảnh tay tập trung hết nỗ lực quân sự vào Đông Dương với sự viện trợ hùng hậu của Nga và Trung Cộng cho lực lượng của Võ Nguyên Giáp. Để đáp ứng với tình thế hiện tại, chính quyền thứ 19 tại Pháp, sau chín năm đầy khủng hoảng tại Paris, họ đã đưa ra nỗ lực cuối cùng để cứu vãn danh dự của mình, hầu thoát được cuộc chiến tranh đầy vô vọng này. Pháp đã chấp thuận một kế hoạch do các tay lãnh đạo quân sự đưa ra, theo đó Pháp sẽ dụ lực lượng chính quy của Võ Nguyên Giáp vào một trận chiến quyết liệt bên sau phòng tuyến của Việt Minh tại lòng chảo Điện Biên Phủ hoang vu, hẻo lánh ở Bắc phần, nơi mà Pháp nghĩ rằng với ưu thế thượng phong của Không Quân và uy thế về sức mạnh quân sự của họ, họ có thể tiêu diệt dễ dàng địch quân khi Cộng Sản không có khả năng gì về chiến xa và Không quân hết cả, ngoại trừ một số ít quân dụng vận tải mà thôi. Trước khi lâm trận tại Điện Biên Phủ, Pháp đã đưa ra một đòn nhử bằng cách cho thả dù binh lính xuống một lòng chảo bên sau tuyến của Việt Minh ở Na Sản. Võ Nguyên Giáp không chuẩn bị kịp cho cuộc tấn công này nên đã nướng trọn một Tiểu đoàn giữa các bãi mìn và hàng rào kẽm gai tại đây, vì vậy Pháp vô cùng tự tin là một trận đánh tương tự trong tương lai cũng sẽ đưa tới kết quả tốt đẹp như thế này. Nhưng điều hy vọng đó đã không thành công dễ dàng như người Pháp đã trù định. Và Điện Biên Phủ đã đưa họ tới một sự thất bại chua cay nhất trong lịch sử giữa Đông và Tây.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Anthony Grey":Bùn Pha Sắc XámHai Trăm Năm CũMột Chốn Để ThươngMột Nơi Để NhớTrăng HuyếtVịnh Tokyo

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bùn Pha Sắc Xám PDF của tác giả Anthony Grey nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa (Will Durant)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa PDF của tác giả Will Durant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ (Will Durant)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Minh Ấn Độ PDF của tác giả Will Durant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 (Hồ Hữu Tường)
Đây là một tập sách nhỏ mở mào bộ Lịch Sử Văn Chương Việt Nam để cho học sinh bực trung học dùng. Trong cả bộ nầy, chúng tôi chọn những điều trọng yếu mà trình bày một cách gọn gãy, với những lời dễ dàng, cho vừa với sức hiểu của học trò độ mười lăm đến mười tám tuổi. Nhưng bao giờ, cái mục đích chánh của nền trung học - ấy là rèn luyện óc phê phán và suy luận hơn là tích súc quá nhiều thành « nhồi sọ » - mục đích ấy vẫn được theo dõi. Vì vậy mà chúng tôi luôn luôn cố gắng làm cho bật nổi cái lý của mỗi việc và những tương quan của các việc. Các học sinh, khi đã làm quen với phương pháp ấy, sẽ hiểu văn chương Việt Nam hơn. Rồi thấy chỗ nào kém, sót thì lo bồi bổ, thấy nơi nào là nơi phong phú thì lo làm cho thạnh mậu nữa, các bạn trẻ sẽ mỗi người một ít nhiều mà gom góp vật liệu cho những tay thợ xây thêm mãi tòa cung điện là văn chương Việt Nam được càng ngày càng nguy nga, tráng lệ. Tuy bản ý của người viết là dành sách nầy cho học sinh trung học, nhưng nội dung của nó lại không dựa theo một « chương trình trung học » nào cả. Điều ấy, xin mách trước với độc giả, để tránh những chờ đợi vô ích. Độc giả sẽ không thấy chúng tôi bàn đến những tác giả viết ròng bằng chữ Hán, hoặc luận về những tác phẩm bằng chữ Hán của những tác giả được nhắc kể vào trong sách nầy. Đã chọn một quan điểm hẹp hòi như nậy, tức là chúng tôi bác hẳn cái quan điểm của các « chương trình », và cũng là quan điểm của những bộ « văn học sử » đang lưu hành. Bởi vì ghép cái tác phẩm bằng chữ Hán, dầu do người Việt viết ra, vào « văn chương Việt Nam », là một việc vô lý. Lấy cái lẽ rằng « Việt Nam văn học sử » là lịch sử văn học của người Việt Nam, và vì vậy mà cần phải khảo cứu tất cả những tác phẩm của người Việt, dầu là trước tác bằng tiếng Việt, dầu là viết bằng chữ Hán, thì luận điệu ấy không vững chút nào. Trong những đời Đinh, Lê, Lý, Trần, ở xứ ta, ảnh hưởng của Phật giáo thật là mạnh mẽ hơn ảnh hưởng của Nho giáo. Những giáo tài thuộc về trước đời nhà Hồ đã bị tiêu hủy, nên không có gì làm bằng cớ; nhưng có ai lại dám quả quyết rằng lúc ấy, ở xứ ta không có nhà tăng nào mà Phật học uyên thâm, phạn ngữ uẩn súc và đã trước tác ít nhiều bằng tiếng phạn? Và nếu có như thế, thì những người làm « văn học sử » sao lại không sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng phạn của những người Việt mà ghép thêm vào? Lại lịch sử đã nhắc rằng, khi nhà Trần lên ngôi, họ nhà Lý nhiều người không phục, trốn sang nước Triều Tiên và về sau, trong dòng dõi họ, có lắm người lập nên công nghiệp hiển hách ở xứ ấy. Thì sao chẳng sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng Triều Tiên mà góp vào? Còn như khi quân Minh kéo sang diệt nhà Hồ, thì vua nhà Minh có ra lịnh thu thập tất cả sách vở và bắt cả nhân tài về nước. Trong bọn « tù binh » nầy, hay con cháu họ, há chẳng có kẻ viết được sách hay? Cũng thời là chữ Hán, sao không nhặt mà nghiên cứu một thể? Hơn nữa, gần đây, kể ra cũng chẳng thiếu chi những người Việt Nam trước tác bằng tiếng Pháp, và khởi đầu sáng tác bằng tiếng Anh. Nếu hiểu rằng « Việt Nam văn học sử » cần phải trình bày tất cả tác phẩm của người Việt, chẳng luận viết bằng tiếng gì, thì sao lại loại những tác phẩm tiếng phạn, tiếng Pháp, tiếng Anh… ra ngoài? Cho hay, văn chương của một dân tộc tất phải biểu diễn bằng tiếng nói của dân tộc ấy. Mà tiếng Việt không phải là một phương ngữ của tiếng Tàu - điều mà chúng ta sẽ thấy rõ trong tập mở mào của sách nầy, - nên chúng tôi phải loại những tác phẩm viết bằng ngoại ngữ ra ngoài đối tượng, và dành để đó cho những ai nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Chúng tôi cũng ước mong rằng sau nầy các « chương trình » sẽ chọn một quan điểm giống như vậy. Vì làm như thế, chỉ là chữa một cái lầm mà thôi. Những người không còn bận chi về thi cử cũng có lợi mà đọc bộ sách nầy, vì nó chẳng những trình bày cái quá khứ trong văn chương, lại còn lắm nơi nêu giả thuyết, đặt vấn đề cho mọi người cùng xét. Ở xứ người, một học phái, một tác giả, một tác phẩm, lắm khi một tiểu tiết trong một tác phẩm, đã làm đề cho những luận án hẳn hoi, và mỗi luận án nầy lắm khi là công trình của hàng chục năm nghiên cứu. Rồi « văn học sử » mới là cái kết cấu của tất cả những luận án chính xác ấy. Ở xứ ta, ngoài bộ Đoạn trường tân thanh, thì chưa có tác phẩm nào được xét kỹ lưỡng như thế. Dĩ nhiên là bộ sách nầy phản chiếu cái tình trạng thô sơ chung. Nhưng độc giả thấy rằng đáng lẽ có quyết đoán mà chúng tôi chỉ có thể nêu giả thuyết, hoặc đặt vấn đề, hoặc không đem bằng cớ, ắt sẽ suy nghĩ mà nghiên cứu thêm, hầu trình bày những vấn đề có giá trị. Tìm mua: Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Có vậy thì những nhà viết văn học sử sau nầy mới có thể tập đại thành các công phu nghiên cứu nọ mà làm những bộ lịch sử văn chương Việt Nam hoàn bị. Ấy là điều mong mỏi hơn hết của chúng tôi. Bởi mong mỏi như vậy mới bạo gan viết bộ sách nầy, mặc dầu xét mình chưa có đủ tư cách để làm một công việc mà ai cũng công nhận là rất khó. Nếu những quyển con nầy khêu gợi cho những bộ sách giá trị hơn ra đời được, thì tác giả lấy làm mãn nguyện vậy. Khởi viết ngày 10-X-1949. *** Chính trị gia, ký giả Hồ Hữu Tường sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Năm 1962, ông sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nộp luận san thi cao học ngành Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp, ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu... và ra nhập Đệ tứ Quốc tế. Ông mất năm 1980 tại Sài Gòn. Giáo sư sử học Đại học Havard Hồ Tài Huệ Tâm là con gái ông. Năm 1926, sau khi bị đuổi khỏi trường Trung học Cần Thơ do tham gia viết bài ủng hộ nhà ái quốc Phan Bội Châu, ông Hồ Hữu Tường sang Pháp thi đỗ tú tài và xin học Toán tại Đại học Marseille. Trong thời gian du học tại Pháp, ông quen biết và cộng tác với các nhà cách mạng người Việt như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh… Năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940, Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc. Tháng 8/1945, ông cùng với các nhà trí thức Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển cùng ký tên vào bức điện gửi cho Hoàng đế Bảo Đại yêu cầu thoái vị. Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho Bộ Giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 PDF của tác giả Hồ Hữu Tường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4 (Lâm Hán Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 4 PDF của tác giả Lâm Hán Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.