Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thực Và Mộng [PDF]- Lương Đức Thiệp (NXB Trông Lên 1941)

Lương Đức Thiệp có sáng tác, viết luận thuyết, song chủ yếu hiện diện trong tư cách nhà biên khảo. Ngoài một tập thơ in chung với Lê Trọng Quỹ (Thực và mộng, Thụy Ký, 1941), một tập luận thuyết đối thoại với tác phẩm Trai nước Nam làm gì? (Thời đại, 1943; tái bản 1944) thời danh của Hoàng Đạo Thúy dưới tên Trai nước Nam với ông Hoàng Đạo Thúy (Đại học thư xã, 1945), còn lại đều là sách khảo cứu. Cuốn khảo cứu đầu tiên, Việt Nam thi ca luận, được ông công bố năm 1942 tại Khuê Văn xuất bản cục; để ba năm sau, ông tiếp tục luận về vấn đề này, trong tác phẩm có lẽ là cuối đời của mình, Nghệ thuật thi ca, in trên tạp chí Văn mới (số 58, tập mới, ngày 25/9/1945) của nhà xuất bản Hàn Thuyên. Giữa khoảng đó là các khảo cứu, ngoài Văn chương và Xã hội được xuất bản trong Tủ sách Ngày mới bởi Đại học thư xã (1944), song vẫn được ấn loát bởi nhà in Hàn Thuyên; còn lại đều là các khảo luận được in trên tạp chí Văn mới, gồm: Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử] ([hai cuốn in gộp một], Văn mới, số 35, tập mới, ngày 25/04/1944), Duy vật sử quan (Văn mới, số 57, tập mới, ngày 15/9/1945). Về sau, dường như chỉ chuyên khảo Xã hội Việt Nam. [Việt Nam tiến hóa sử], công trình quan trọng và bề thế nhất của ông, được tái bản ở Sài Gòn bởi Liên hiệp xuất bản cục (1950), Hoa Tiên (1971).

Thực Và Mộng (tập thơ)

NXB Trông Lên 1941

Lương Đức Thiệp

92 Trang

File PDF-SCAN

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Chiêu Hồn (NXB Đông Phương 1942) - Nguyễn Du
Tư tưởng trí thức của chúng ta ngày nay không còn cốt cách như những người xưa mà cảm hứng làm nên thi phủ trong lúc đọc thơ Nguyễn Du, nhưng sau hơn một thế kỷ với những tâm hồn mới mẻ và những khát khao cố hữu về thơ, chúng ta đến gần nhà thi sĩ của thời đại cổ điển với sự rung cảm thẩm mỹ hiện đại. Cùng một lúc thưởng thức cái nghệ thuật điêu luyện, tài tình của thi sĩ, chúng ta muốn tìm hiểu cái linh hồn thật của Nguyễn Du. Chiêu HồnNXB Đông Phương 1942Nguyễn Du60 TrangFile PDF-SCAN
Chuột thành phố - Tô Hoài (1949)
"Chuột thành phố" là một trong những truyện ngắn thể hiện xuất sắc lối viết của nhà văn Tô Hoài. Lối văn đặc biệt dí dỏm, tinh nghịch, thể hiện tài quan sát tinh tế và tỉ mỉ của ông.  Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn: "Chuột thành phố" thể hiện cách miêu tả nhân vật chuột gần gũi, tự nhiên của tác giả:"Tôi hay soi bóng vào trong vạu nuớc. Tôi gật gù, Tôi vốn có tính huếnh hoáng mà. Thực tôi là một trang thiêu niên anh tuấn, hoặc là một gã thượng phong lưu khách chi đó. Ôi chao, cái này các chú thử ngắm tôi mà xem. Đầu tôi nhỏ choắt. Những anh chuột đầu nhỏ, thường là những anh chuột rất thông minh. Tôi thược vào hạng chuột nhỡ. Mình tôi phủ một lượt lông mướt bóng như nhưng nhữn. Hai hàng ria méo của tôi dài hoắt và gọn hàng. bốn chân tôi nhỏ nhắn. Đôi mắt tôi long lanh." 
Chút Phận Linh Đinh 2 Cuốn (NXB Nguyễn Khắc 1928) - Hồ Biểu Chánh
Hiển Vinh và Thu Vân yêu nhau khi còn học ở Sài Gòn. Thu Vân có con với Hiển Vinh. Hiển Vinh xin cưới nàng, nhưng cha là ông Hội đồng Ðạt, vì quan niệm cổ hủ, không chấp thuận. Hiển Vinh buồn ra Hà Nội học và đem theo vợ con, nhưng Thu Ba, đứa con gái đầu lòng bị mắc bịnh bất ngờ nên phải ở lại Sài Gòn nhờ chị vú Hai Thình tạm giữ và sẽ đem ra Bắc sau khi hết bịnh. Ở Bắc Thu Vân sanh thêm Thu Cúc; Hiển Vinh tốt nghiệp trường thuốc và xin ở lại Hà Nội làm việc. Thời gian sau Hiển Vinh muốn qua Pháp học thêm bằng bác sĩ với hy vọng cha sẽ tha thứ. Chiếc tàu chở Hiển Vinh sang Pháp bị tàu lặn Ðức bắn chìm, hành khách không ai sống sót, Thu Vân buồn rầu đem con vào Nam, tính giao nó cho cha chồng nuôi rồi sẽ chết theo chồng. Vô tới Sài Gòn, Thu Vân tìm Thu Ba bị thất lạc và tình cờ gặp lại Hai Thình. Hai Thình cho biết Thu Ba đã bị đem bán cho người khác. Thu Vân buồn nản bị bịnh nên tạm ở nhà Hai Thình để tiếp tục tìm con, nhưng bị vợ chồng Hai Thình gạt lấy hết của cải. Cuộc sống linh đinh của hai mẹ con bắt đầu từ đó. Thu Vân dẫn Thu Cúc về quê chồng để giao cho ông Hội đồng nuôi dưỡng. Nhưng hai mẹ con sợ ông còn giận nên tạm xin vào làm ở lò gạch của ông để chờ cơ hội tốt thổ lộ. Tại đây Thu Cúc khám phá ra nhiều bí mật...Chút Phận Linh Đinh (2 Cuốn)NXB Nguyễn Khắc 1928Hồ Biểu Chánh150 TrangFile PDF-SCAN
Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn (NXB Đời Mới 1942) - Lê Thanh
Còn các bài viết của chúng tôi là bài phỏng vấn … thứ thiệt, với nghĩa đúng là những cuộc đối thoại. Sau các câu hỏi, là những câu trả lời. Chúng do người phỏng vấn bịa ra. Nhưng tôi tin rằng trong hoàn cảnh ấy, trước các câu hỏi ấy, người đối thoại với tôi — trung thành với tính cách vốn có của mình — có thể đưa ra câu trả lời như vậy. Họ sẽ ký duyệt cho bài phỏng vấn của tôi.Cố nhiên đấy là mong muốn chủ quan. Xin bạn đọc xa gần, nhất là các đồng nghiệp thử xác minh hộ xem những người đối thoại với tôi có đúng là những Hồ Xuân Hương Tú Xương Tản Đà Nam Cao Xuân Diệu thật không, hay là những hồn ma nào khác.. Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà VănNXB Đời Mới 1942Lê Thanh184 TrangFile PDF-SCAN