Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức (Lưu Hồng Khanh)

Lời nói đầu

Cho lần xuất bản thứ ba (2017)

Tập sách Tâm lý học Chuyên sâu in lần thứ ba này là một nghĩa cử của niềm vui và lòng biết ơn của soạn giả đối với quý bạn đọc đã ưu ái đón nhận tập sách này qua hai lần xuất bản trước đây (2005 và 2006). Một bạn đọc từng sinh sống trong một truyền thống văn hóa bảo căn, sau khi tiếp cận được những nội dung của tập sách này, đã thân tình gửi cho tác giả một bức thư diễn tả niềm vui và sự biết ơn, bởi nhờ tập sách này mà đã thấy được con người thật của mình, nhìn ra được nơi mình những năng lực đen tối khuynh đảo, nhưng đồng thời cả những năng lực tích cực đầy tính nhân văn, trung thực và tâm cảm giúp giải phóng bản thân và sáng tạo nhìn về một tương lai chung hòa đồng.

Trong lần tái bản này, chúng tôi bổ sung và chỉnh sửa một số từ ngữ, nhưng những phần nội dung lý thuyết và thực hành thì vẫn giữ nguyên như trong dịp xuất bản lần thứ hai. Cũng vì thế, Lời nói đầu trong lần tái bản này có phần “phi chính thống”, bằng cách mở rộng tầm nhìn từ hệ thống tâm lý cá nhân đến hệ thống tâm lý đoàn thể và xã hội, cùng với những niên kỷ song song với niên kỷ 2017 của lần tái bản này. Công việc mở rộng như thế cũng mong ước có được sự cộng tác của quý bạn đọc qua suy nghĩ, kinh nghiệm và góp ý.

2017 quả là một niên kỷ đáng ghi nhớ trong một phần lịch sử xã hội của chúng ta. Chúng tôi xin gợi ý đến chỉ một vài sự kiện ít nhiều có thể phần nào liên quan đến nội dung của tập sách Tâm lý học Chuyên sâu này. Tìm mua: Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức TiKi Lazada Shopee

• Biến cố “thệ phản” (“protestant”: tên gọi đầu tiên của người Tin Lành):

Năm 1517, Martin Luther (1483 - 1546), một tu sĩ Công giáo, với 95 luận điểm về ân xá và sám hối, đã phản kháng Giáo hội Công giáo Roma về những điều ông cho là sai lầm trong đức tin và trong đạo đức thực hành.

Điểm tích cực cơ bản của Luther là phải trở về với nguồn Kinh thánh, đón nhận Thượng đế như một vị thẩm phán tối cao, nhưng đồng thời cũng là một vị Chúa muôn vàn nhân hậu. Về đạo đức xã hội, Luther còn có một số nhược điểm, như việc ông lên án phong trào giải phóng nông dân hay lên án dân Do

Thái đã giết chết Đức Jesus. Nhưng tựu trung, trong một thời đại và một xã hội trung cổ, Martin Luther đã can đảm biểu dương sự phản kháng và nêu cao sự tự do của người tin Chúa. Tinh thần “phản kháng” và sự yêu chuộng “tự do” là những năng lực cơ bản đầu tiên của Tư trào khai minh, của sự Tự xác định chính mình, của sự Thành toàn Tự ngã.

Năm 2017, các tôn giáo và các xã hội công dân, cách riêng ở châu Âu, trong đó có cả sự hiện diện của Đức Giáo chủ Franziscus của Giáo hội Công giáo toàn cầu, đã cùng nhau mừng kỷ niệm 500 năm biến cố “thệ phản” (1517 - 2017) của con người vươn lên vóc dạng trưởng thành, trong hân hoan và trong khiêm hạ, trong tự lập tự chủ và trong bao dung đồng cảm với mọi người trong mọi nền văn minh, văn hóa và tôn giáo.

• Phong trào sinh viên “phản kháng” thập niên 60 với phát súng mào đầu năm 1967: Phong trào “phản kháng” của giới sinh viên dậy sóng nổi lên trên rất nhiều thành phố và thủ đô trên thế giới: Berlin, Frankfurt, München,

Paris, New York, Washington, London, Tokyo, Praha… Phát súng mào đầu xảy ra tại Berlin năm 1967 do viên cảnh sát Karl-Heinz Kurras bắn chết sinh viên Benno Ohnesorg trong một cuộc biểu tình của sinh viên nhân cuộc thăm viếng của vua Reza Pahlawi nước Ba Tư (Persia, Iran) tại Berlin ngày 02-06-1967 và được thành phố đón tiếp vô cùng trọng thị. Reza Pahlawi là một ông vua chuyên chế, độc tài, khét tiếng với chế độ mật vụ Savak và các sắc luật đặc thù tiêu diệt mọi phần tử đối kháng, chủ trương bóp nghẹt trong trứng nước mọi ý kiến và chủ trương khác chiều. Cái chết của sinh viên Ohnesorg và việc viên cảnh sát Kurras bắn chết người không bị hề hấn gì, đó là sự kiện mào đầu cho phong trào phản kháng của sinh viên lập tức tràn khắp cả nước Đức và việc thành lập nhóm đối lập ngoài quốc hội.

Các sự kiện, nguyên do và biểu hiện của phong trào sinh viên phản kháng này từ đây được kết hợp, đào sâu, mở rộng: chiến tranh ở Việt Nam gia tăng, cuộc chiến 6 ngày ở Israel khốc liệt, chính sách vũ trang và quân sự hóa với bom nguyên tử ở Đức được đề xướng… Phản kháng lan vào những lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội: chống đối các xu hướng chuyên quyền, bảo căn, duy truyền thống, nặng quy ước, ức chế tình dục… Phản kháng cũng đi tìm những mẫu hình xã hội mới, những nhân vật trí thức gương mẫu mới, nhưng ở đây và trong thời kỳ truyền thông thế giới còn hãn hẹp này, phong trào phản kháng cũng đã gặp phải những giới hạn lịch sử của nó…

Năm mươi năm sau thời kỳ nổi dậy của phong trào sinh viên phản kháng (1967 - 2017), báo chí và công luận đã rất kiệm lời về sự kiện này. Một độc giả tờ nhật báo Frankfurter Rundschau (13-06-2017) tự đặt câu hỏi: “Cảm xúc sinh động của phong trào phản kháng thập niên 60 trước đây còn để lại gì nơi tôi trong thời kỳ điên dại ngày nay này làm cho tôi còn khả năng chống đối? […] Có lẽ những mẫu gương xưa kia có thể giúp ích gì chăng?”. Tâm lý học Chuyên sâu có đề cập đến những năng lực điều động, tạo hình, khuynh đảo, phối kết, sáng tạo… Có thể chăng tổ chức được những buổi hội luận, với sự đóng góp bằng kinh nghiệm và kiến thức của những người hoạt động xã hội và những người chuyên khoa tâm lý học, để trao đổi thêm về những vấn đề này?

• Hai vị tổng thống tân cử đầu năm 2017: Tổng thống Donald Trump (USA) và Tổng thống Emmanuel Macron (Pháp). Chúng tôi nghĩ phần lớn, nếu không phải là tất cả quý độc giả, trong thời gian qua đã nhận định được những năng lực điều động và tạo tác con người, tính tình, nhân cách và chương trình hành động của hai vị tân tổng thổng này. Bên cạnh con người doanh nghiệp tỉ phú đầy cá tính của Tổng thống Trump cho một America First, là Tổng thống Macron, con người nhân văn đầy giao cảm, cùng với những dự án xây dựng lớn cho một Liên hiệp châu Âu, Liên hiệp các nước trên thế giới, trong một môi trường Tự nhiên trong sạch và hòa đồng.

Nhiều bài thông tin và nghiên cứu cho biết bối cảnh giáo dục và đào tạo về văn học, chính trị và quản trị quốc gia của Tổng thống Macron. Một số nguồn tin cho biết thêm: Tổng thống Macron còn thừa hưởng được cả một ngành triết học đương đại: Nhiều năm học Triết ở Đại học Paris-Vincennes trong thời gian Paul Ricoeur giảng dạy nơi đây, Macron còn là trợ lý biên tập cho tác phẩm lớn Ký ức, Lịch sử, Bỏ quên (La mémoire, l’histoire, l’oubli) của Ricoeur. Một số bài viết trên các thông tấn gần đây còn mang đề từ: Một triết gia tại điện Élysée?, Emmanuel Macron - Tổng thống triết gia?. Một số cảm hứng triết học chính trị Macron nhận được từ Paul Ricoeur, như: kết nối đạo đức và chính trị, đối thoại và hành động, khống chế tàn bạo và bảo trợ người yếu kém, thực tiễn và viễn tượng, utopie [ảo tưởng, huyền tưởng] không phải là một thoát ly, nhưng là là một chân trời… Có một tác phẩm lớn viết về người thầy triết học Paul Ricoeur giúp ta thấy rõ thêm ảnh hưởng triết học của Paul Ricoeur trên tư tưởng và hành động của Tổng thống Macron:

Một nền “Nhân học triết học theo Paul Ricoeur - Từ con người có thể lỗi lầm đến con người năng lực”. Những năng lực điều động, khuynh đảo, phối kết, tác tạo con người như được diễn tả thông qua trường hợp tiêu biểu của hai vị tân Tổng thống Trump và Macron trên đây cũng đã được trình bày trong tập sách Tâm lý học Chuyên sâu này.

Tác phẩm Nhân học triết học theo Paul Ricoeur nói trên là do Jean Greisch, một học trò, một người bạn, một đồng nghiệp giáo sư triết học của Ricoeur biên soạn, và chúng tôi hân hạnh là người biên dịch sang tiếng Việt. Công trình biên dịch sẽ được ra mắt bạn đọc trong thời gian tới.

Chúng tôi kết thúc Lời nói đầu ở đây và cầu chúc quý bạn đọc thật nhiều niềm vui với tác phẩm tái bản Tâm lý học Chuyên sâu bạn đọc đang cầm trên tay.

Lưu Hồng Khanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức PDF của tác giả Lưu Hồng Khanh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch
Nghệ Thuật Tư Duy Rành MạchMọi người đều mắc sai lầm.Những sai lầm trong việc ra quyết định đều bắt nguồn từ các lỗi tư duy tưởng như đơn giản, nhưng dần dà chúng tích tụ thành những thành kiến khó bỏ. Vậy mà hiếm khi chúng ta nhận ra điều đó, nên sai lầm cứ nối tiếp sai lầm, dẫn đến bao hối tiếc vì những quyết định không đúng cho cuộc đời mình: Cứ mãi đeo bám một công việc dù biết trước chẳng thu được lợi lộc gì; cho rằng một dự án thành công suôn sẻ là do tài năng và trí lực, còn thất bại do ngoại cảnh khách quan; bán cổ phiếu lúc đã quá trễ, hoặc bán quá sớm… Và đó chỉ là một vài trong số hàng loạt các sai lầm “cơ bản” được Dobelli mổ xẻ phân tích qua 99 chương sách ngắn gọn, súc tích với những ví dụ minh họa thiết thực giúp ta có thể nhận diện và né tránh chúng.Đơn giản, rõ ràng và toàn diện một cách đáng ngạc nhiên, cuốn cẩm nang nhất định phải có này có thể thay đổi mãi mãi cách ta suy nghĩ, giúp ta quyết định sáng suốt hơn mỗi ngày ở bất cứ đâu, trong bất cứ tình huống nào
Bản Chất Của Dối Trá
Bản Chất Của Dối TráQuả thực, khi chạm đến một chủ đề nhạy cảm như sự dối trá, con người thường có khuynh hướng tự loại mình ra khỏi những nghi ngờ và chỉ trích về đạo đức từ người khác. Thẳm sâu trong suy nghĩ mỗi người, dường như chúng ta luôn khao khát được nhìn nhận là người lương thiện, dù là với chính bản thân mình; không những thế, khi tự đặt mình vào những tình huống trong đó không ít người đã phải gục ngã trước cám dỗ, hẳn chúng ta vẫn tự tin rằng mình đủ khả năng tự kiểm soát mọi hành vi của bản thân, rằng mọi thế lực lôi kéo chúng ta làm điều bất chính đều chỉ là phù du, và rằng đến phút chót, chúng ta vẫn là những công dân trung thực.Thế nhưng, liệu mọi sự có dễ dàng như vậy? Liệu chúng ta có luôn tự quyết định được hành vi đạo đức của mình, hay ít nhất cũng luôn ý thức được mỗi khi mình làm điều sai quấy? Đơn cử, hãy nhớ lại thời còn đi học: bạn đã từng quay cóp khi làm bài kiểm tra chưa? Có lẽ là chưa. Tuy nhiên, giả sử đó là một bài kiểm tra được cho sẵn đáp án ở cuối trang, và bạn được phép xem lại đáp án của mình sau khi nộp bài để rút kinh nghiệm. Bạn vẫn cam kết làm đúng theo yêu cầu của giáo viên, hay sẽ lợi dụng “đặc ân” này để cải thiện điểm số? Và hãy nhìn xung quanh mà xem! Thầy giáo thậm chí không thiết chấm điểm bạn, mà chỉ yêu cầu bạn kiểm tra đáp án và đọc điểm số; còn đám bạn thân thì ngang nhiên sửa từng câu trả lời sao cho hợp với đáp án cho trước. Đến lúc này, bạn vẫn quả quyết mình sẽ hoàn thành bài kiểm tra một cách trung thực, và chẳng mảy may nghĩ đến việc gian lận dù chỉ một giây hay sao?Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình qua cuốn sách này – không phải từ những lời thề thốt, mà từ những kết quả thí nghiệm có thực. Trong Bản chất của dối trá, tác phẩm thứ ba viết về đề tài phi lý trí, tác giả Dan Ariely – giáo sư khoa tâm lý học và kinh tế học hành vi tại Đại học Duke – đã một lần nữa thành công trong việc chứng minh những ảnh hưởng từ lối tư duy vô thức, phi lý đến hành vi duy lý của con người. Không những thế, ông còn dành hẳn 10 chương sách để phân tích về một địa hạt nơi những tư duy phi lý mặc sức tung hoành: sự dối trá.Tại đây, bạn sẽ khám phá được bản thân mình yếu đuối đến nhường nào khi phải lựa chọn giữa hành vi trung thực và sai trái. Bạn sẽ biết rằng hậu quả từ việc dối trá không phải bao giờ cũng ngăn được chúng ta lừa dối; và đôi khi, chính những nỗ lực giữ cho mình trong sạch lại phản lại chúng ta, và khiến chúng ta bất lực trước cám dỗ sau một thời gian dài mệt mỏi kháng cự. Bạn sẽ lý giải được vì sao số lượng những tên trộm vặt luôn vượt trội so với những tay trùm lừa đảo, vì sao những vụ bê bối tài chính luôn tồn tại các phe cánh, chứ không chỉ từng cá nhân tham lam, và vì sao một kế hoạch giảm cân đơn giản cũng khiến chúng ta điêu đứng, và tự thất hứa với bản thân mình hết lần này đến lần khác.Tuy nhiên, phi lý không có nghĩa là vô tội. Tác giả không hề có ý muốn biện minh cho những hành vi dối trá, mà chỉ mở ra một hướng tiếp cận mới ngoài địa hạt của suy nghĩ duy lý để đưa ra những biện pháp phù hợp. Đôi khi, chỉ một lời cam kết, một chữ ký đảm bảo, hay một ánh nhìn của người quan sát cũng đủ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại, và nhờ đó hạn chế được hành vi sai trái. Không phải ngẫu nhiên mà máy quay quan sát hay những lời cam kết trong các văn bản hợp đồng luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta, và góp phần giúp ta giữ mình trong sạch. Bài học ở đây chính là: chúng ta không thể xem thường sức mạnh của sự phi lý. Giống với tư duy lý trí, đây cũng là khía cạnh cần được xem xét nghiêm túc khi mỗi người tự phán xét hành vi ứng xử của chính mình.Và tất nhiên, đó là nếu bạn vẫn muốn làm một người trung thực…Alpha Books trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc! Hà Nội, tháng 5 năm 2014!
Tư Duy Nhanh Và Chậm
Tư Duy Nhanh Và ChậmChúng ta thường tự cho rằng con người là sinh vật có lý trí mạnh mẽ, khi quyết định hay đánh giá vấn đề luôn kĩ lưỡng và lý tính. Nhưng sự thật là, dù bạn có cẩn trọng tới mức nào, thì trong cuộc sống hàng ngày hay trong vấn đề liên quan đến kinh tế, bạn vẫn có những quyết định dựa trên cảm tính chủ quan của mình. Thinking fast and slow, cuốn sách nổi tiếng tổng hợp tất cả nghiên cứu được tiến hành qua nhiều thập kỷ của nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman sẽ cho bạn thấy những sư hợp lý và phi lý trong tư duy của chính bạn. Cuốn sách được đánh giá là “kiệt tác” trong việc thay đổi hành vi của con người, Thinking fast and slow đã dành được vô số giải thưởng danh giá, lọt vào Top 11 cuốn sách kinh doanh hấp dẫn nhất năm 2011. Alpha Books đã mua bản quyền và sẽ xuất bản cuốn sách trong Quý 1 năm nay. Thinking fast and slow dù là cuốn sách có tính hàn lâm cao nhưng vô cùng bổ ích với tất cả mọi người và đặc biệt rất dễ hiểu và vui nhộn. Đã có rất nhiều cuốn sách nói về tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy, trong việc đánh giá và ra quyết định, nhưng Thinking fast and slow được Tạp chí Tài chính Mỹ đánh giá là “kiệt tác”. Bạn nghĩ rằng bạn tư duy nhanh, hay chậm? Bạn tư duy và suy nghĩ theo lối “trông mặt bắt hình dong”, đánh giá mọi vật nhanh chóng bằng cảm quan, quyết định dựa theo cảm xúc hay tư duy một cách cẩn thận, chậm rãi nhưng logic hợp lý về một vấn đề. Thinking fast and slow sẽ đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức của bạn. Kahneman gọi đó là: hệ thống 1 và hệ thống 2. Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức. Hệ thống 2, còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi ít nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic có tính toán và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý mang tính tiên phong, Kahneman và Tversky chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là ghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách chỉ ra những sai lầm của con người khi suy nghĩ theo hệ thống 1. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết!Cuốn sách đặc biệt đã dành được vô số giải thưởng danh giá: Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học Quốc gia năm 2012, được tạp chí The New York Times bình chọn là sách hay nhất năm 2011, một trong những cuốn sách kinh tế xuất sắc năm 2011, chiến thắng giải thưởng cuốn sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Algeles… Thinking fast and slow đáp ứng hai tiêu chí của một cuốn sách hay, thứ nhất nó thách thức quan điểm của người đọc, thứ hai, nó không phải là những trang sách với những con chữ khô cứng mà nó vô cùng vui nhộn và hấp dẫn. Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn sách hàn lâm dành cho tất cả mọi người.!Thông tin tác giả Daniel Kahneman, sinh năm 1934, nhà tâm lý học người Mỹ  gốc Israel đã dành giải Nobel Kinh tế năm 2002. Ông dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu về tâm lý học hành vi con người. Cùng với người cộng sự đã qua đời Amos Tversky, hai ông đã có được những nghiên cứu sâu sắc về con đường tư duy và nhận thức của con người.
Đức Điềm Tĩnh - Thuật gây uy tín và gieo ảnh hưởng
Đức Điềm Tĩnh – Thuật gây uy tín và gieo ảnh hưởngCó khi nào bạn để ý đến những kết quả khối hại của tỉnh đa cảm chưa ? Nếu bạn đã để ý thì chúng tôi xin nhắc lại cùng bạn vài cai, hầu nhắn bạn một đức tính vô song quan hệ cho đời sống. Nếu bạn chưa tùng để ý, thì nhờ địp này, bạn quan sát xã hội, bạn tự nội quan, để hiếu người, hiểu mình và tụ luyện nên người xung đáng.Do những nhận xét về cuộc đời, vẽ đời trị của ta hắn bạn cũng biết những sự kiện đáng tiếc này : Là trong xã hội số người đa cám nhiều qua ! Co người tỉnh tình lóc chóc không biết sánh với cái gì. Đang đi họ bỗng vô cớ đá bụi có bên lề đường một cái. Họ búng tay. Họ xắn tay áo rồi chống nạnh, rồi rùn vai, rồi “thuyết”, thuyết không kịp thở, thuyết tạo thao bất tuyệt những điều..lạt nhu bà mịa. Đi, họ đi nhu đàn bà trốn giặc. Ngồi, họ .ẻ bên này, xích bên kia. sửa cà vạt, quẹt mũi giày, bí mũi, vuốt râu, chùi kiêng, lau mồ hội…Thiệt là lung tung và rộn rộn.