Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sách Bùa Chú - Trần Lang NXB Mai Lĩnh 1949

LỜI NÓI ĐẦU

Xưa nay chúng tôi vẫn để ý đến mọi môn khoa học huyền bí, nhất là môn pháp thủy.

Chẳng cần phải nói, thì ai nấy cũng đều biết rằng pháp thủy (nhiều người gọi là phù thủy) vốn là do Đạo Lão mà có, nhưng gần đây, bị khoa học Tây phương tràn lấn, môn này hầu như bị đàn áp mất vậy.

Một phần lớn, môn này chẳng có thể thịnh hành được, là vì do cái thành kiến cổ hủ của người phương Đông bất cứ cái gì cũng đều muốn giữ kín bí truyền, để làm phép quý riêng cho nhà mình. Cũng bởi vậy, mà khoa học này hầu hết là do khẩu truyền (thầy truyền miệng cho trò, bố truyền miệng cho con) chứ rất ít có sách, ngoài mấy cuốn sách sơ lược còn truyền lại như bộ Vạn pháp quy tông, Thần thư yếu lý của ta và mấy bộ Phù pháp cao môn, Pháp đàn dẫn giải của Tàu.

Cứ toàn dạy một lối khẩu truyền như vậy, sách vở thì vừa hiếm vừa nói lờ mờ không rõ, nên khoa học pháp thủy dần dần bị những bỏ, ấy là may mà chưa bị tiêu diệt. Hiện thời, những người theo nghề pháp thủy, trừ ít người có lương tâm không kể, phần lớn thì không được chính truyền, thường dùng những thuật lừa dối giả trá, cũng có kẻ nghề cao, nhưng lại tham tiền mà làm nhiều việc bất lương, vô đạo, khoa học pháp thủy bởi vậy mà bị suy kém, những người theo nghề pháp thủy cũng bởi vậy mà bị khinh rẻ, hoặc bị coi như là kẻ gớm ghê, phản trắc, và nguy hiểm cần phải tránh xa và đề phòng.

Cũng bởi vậy, mà ngày nay, những người để ý đến mọi môn khoa học huyền bí của Á Đông, rất khó mà có chỗ khảo cứu, kiếm tầm, vì hỏi han những tay nhà nghề thì chỉ gặp những bọn lường gạt, hay những người ngậm miệng bí truyền, mà tìm sách vở thì đâu có thấy.

Trong những cuộc phỏng vấn, hoặc điều tra, chúng tôi được dịp gần gũi nhiều thầy pháp thủy cao tay, nổi tiếng, chúng tôi lại may mắn được lòng tin cậy của họ, nên ngày nay, mới có thể viết được cuốn sách nhỏ này.

Và cuốn sách này xuất bản cũng không ngoài ba mục đích: 

a) Giúp người tò mò một vài phương pháp thực hành, hoặc có thể dùng làm việc lợi ích, hoặc dùng làm trò chơi giải trí.

b) Giúp người xưa nay vẫn tin cậy khoa học pháp thủy biết qua loa về bùa chú và những ngụy thuật, để khỏi bị những kẻ bất lương lợi dụng, lừa dối hoặc manh tâm phản ác.

c) Giúp những người xưa nay vẫn để ý đến khoa học huyền bí một ít tài liệu để xét nghiệm và khảo cứu.

Bởi vậy cho nên chúng tôi chia cuốn Bùa chú này ra làm ba phần:

1) Phần thứ nhất: “Phù pháp môn” gồm có tất cả những phép có thể thực hành được hoặc dùng vào những việc lợi ích hoặc dùng vào những trò giải trí.

2) Phần thứ hai: “Lục Giáp viên quang đàn pháp”, gồm có những phép rất huyền bí kỳ lạ, muốn thực hành, cần phải lập đàn trá, hoặc đã biết ít nhiều về môn pháp thủy, phần này có thể gọi là những tài liệu độc nhất cho những nhà khảo cứu.

3) Phần thứ ba: “Giang hồ ngụy pháp” gồm có những phép giả trá, đeo lốt phù pháp mà những bọn giang hồ tà đạo vẫn thường dùng để lường gạt những người thực thà.

Ngoài việc góp nhặt tài liệu bên những tay pháp thủy, chúng tôi còn lọc chọn và trích dịch ít nhiều thuật trong mấy bộ Secrets d’Egypte, Magienoire, của Tây, và cuốn Phủ pháp môn, một cuốn trong Bí bản trung ngoại hỷ pháp của Khang Tái Phong đời Quang Tự bên Tàu.

Xưa kia, trong thời Tam Quốc, nhà danh y Hoa Đà bị bắt giam trong ngục, biết mình không thoát tội chết, giao lại cho người canh ngục hiền hậu mấy bộ sách thuốc của mình, để tạ cái ơn săn sóc trông nom, người canh ngục đó giấu giếm mà mang bộ sách về nhà, nhưng chẳng may gặp phải người vợ ngu si và quá rút rát, lừa lúc chồng đi vắng, đốt sách đi, tới lúc chồng về, chỉ kịp giật lại có mấy trang chưa cháy đến, mấy trang dạy những thuật như phép cầm máu, phép thiến gà, thiến chó, vân vân... nghĩa là những thuật nhỏ mọn mà thôi.

Cũng vậy, cuốn sách này, nếu so với những phép lạ lùng và ghê gớm trong khoa học pháp thủy thì chỉ dẫn giảng đến những phép nhỏ mà thôi, đó một phần cũng là bởi nhiều sự cản trở giữ gìn hết sức của những người trong nghề, và tất nhiên cũng là vì cái bất tài của kẻ chép sách này. Song chúng tôi cũng mạnh bạo đem ra cống hiến, chẳng qua là mong mỏi nhiều bậc cao minh, sau đây chẳng ngại ngùng gì mà đem phổ thông nhiều sách có giá trị khác vậy.

Trần Lang

(trong bộ biên tập báo Khoa học Huyền bí)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Tuyết Giữa Mùa Hè (Saydaw U Jotika)
Chúng tôi quyết định xuất bản lại cuốn Tuyết Giữa Mùa Hè này sau khi nhận được rất nhiều lời yêu cầu từ bạn đọc. Bản dịch này dựa trên nguyên bản tiếng Miến được chính thiền sư Sayadaw U Jotika biên tập lại, và bổ sung thêm một số lời khuyên của Thiền sư được trích ra từ những bức thư nhận được trong những năm sau này. Chúng tôi xin được bày tỏ lòng tri ân vô hạn đối với Thiền sư Sayadaw U Jotika, người đã dành bao tâm lực viết ra những lời dạy tâm huyết vượt thời gian và đầy trí tuệ này để thức tỉnh chúng ta khỏi cuộc sống vô vị và u mê. Xin vô cùng cảm tạ các bạn đạo Bruce Mitteldof, Ayya Medhanandi, John Fabbricante đã chuyển đến cho chúng tôi những bức thư của thiền sư để biên tập thành cuốn sách này. Chúng tôi xin cảm ơn những tấm lòng nhân hậu và nhẫn nại đã đóng góp công sức cho lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách này: Ayya Medhanandi, Barbara Hasslacher, Jane Yudelman, Chittapala, Phil Thompson. Không có sự đóng góp công sức và giúp đỡ nhiệt tình của họ để biên tập và đánh máy, lên trang thì cuốn sách này đã không thể ra đời và đến tay bạn đọc như thế này. Trong lần tái bản này, xin đặc biệt cảm ơn bạn Li ở Hồng Kông đã dành rất nhiều thời gian để viết ra những mục chú thích cho những bạn đọc chưa quen thuộc với những thuật ngữ Phật học hay những tư tưởng Phương Tây để dễ tham khảo, và xin tri ân Đại Đức Bhikkhu Thitayano ở Indonesia đã giúp dịch phần chú thích ra tiếng Anh (từ phiên bản tiếng Hoa của cuốn Tuyết Giữa Mùa Hè). Tìm mua: Tuyết Giữa Mùa Hè TiKi Lazada Shopee Rất cám ơn những bạn đạo hảo tâm đã hùn phước in ấn, xuất bản cuốn sách này. Chúng tôi chân thành mong muốn rằng tất cả những ai đọc cuốn sách này đều thu được thật nhiều lợi ích từ những lời khuyên của người thầy từ bi và trí tuệ của chúng ta, người đã dành trọn cả cuộc đời để thực hành chánh niệm và thấu hiểu cuộc đời một cách thật sâu sắc và đầy ý nghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyết Giữa Mùa Hè PDF của tác giả Saydaw U Jotika nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyết Giữa Mùa Hè (Saydaw U Jotika)
Chúng tôi quyết định xuất bản lại cuốn Tuyết Giữa Mùa Hè này sau khi nhận được rất nhiều lời yêu cầu từ bạn đọc. Bản dịch này dựa trên nguyên bản tiếng Miến được chính thiền sư Sayadaw U Jotika biên tập lại, và bổ sung thêm một số lời khuyên của Thiền sư được trích ra từ những bức thư nhận được trong những năm sau này. Chúng tôi xin được bày tỏ lòng tri ân vô hạn đối với Thiền sư Sayadaw U Jotika, người đã dành bao tâm lực viết ra những lời dạy tâm huyết vượt thời gian và đầy trí tuệ này để thức tỉnh chúng ta khỏi cuộc sống vô vị và u mê. Xin vô cùng cảm tạ các bạn đạo Bruce Mitteldof, Ayya Medhanandi, John Fabbricante đã chuyển đến cho chúng tôi những bức thư của thiền sư để biên tập thành cuốn sách này. Chúng tôi xin cảm ơn những tấm lòng nhân hậu và nhẫn nại đã đóng góp công sức cho lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách này: Ayya Medhanandi, Barbara Hasslacher, Jane Yudelman, Chittapala, Phil Thompson. Không có sự đóng góp công sức và giúp đỡ nhiệt tình của họ để biên tập và đánh máy, lên trang thì cuốn sách này đã không thể ra đời và đến tay bạn đọc như thế này. Trong lần tái bản này, xin đặc biệt cảm ơn bạn Li ở Hồng Kông đã dành rất nhiều thời gian để viết ra những mục chú thích cho những bạn đọc chưa quen thuộc với những thuật ngữ Phật học hay những tư tưởng Phương Tây để dễ tham khảo, và xin tri ân Đại Đức Bhikkhu Thitayano ở Indonesia đã giúp dịch phần chú thích ra tiếng Anh (từ phiên bản tiếng Hoa của cuốn Tuyết Giữa Mùa Hè). Tìm mua: Tuyết Giữa Mùa Hè TiKi Lazada Shopee Rất cám ơn những bạn đạo hảo tâm đã hùn phước in ấn, xuất bản cuốn sách này. Chúng tôi chân thành mong muốn rằng tất cả những ai đọc cuốn sách này đều thu được thật nhiều lợi ích từ những lời khuyên của người thầy từ bi và trí tuệ của chúng ta, người đã dành trọn cả cuộc đời để thực hành chánh niệm và thấu hiểu cuộc đời một cách thật sâu sắc và đầy ý nghĩaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyết Giữa Mùa Hè PDF của tác giả Saydaw U Jotika nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư (Nguyễn Văn Thọ)
Nguyên tập 1. Tam Thánh đồ 2. Đại đạo thuyết 3. Tính Mệnh thuyết 4. Tử sinh thuyết Tìm mua: Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư TiKi Lazada Shopee 5. Tà Chính thuyết 6. Phổ chiếu đồ 7. Phản Chiếu đồ 8. Thời chiếu đồ 9. Nội chiếu đồ 10. Thái Cực đồ 11. Thái Cực đồ phát huy 12. Trung tâm đồ 13. Hoả Long Thuỷ Hổ đồ 14. Hoả Long Thuỷ Hổ thuyết 15. Nhật ô, Nguyệt thố đồ 16. Nhật ô, Nguyệt thố thuyết 17. Đại Tiểu Đỉnh Lô đồ 18. Đại Tiểu Đỉnh Lô thuyết 19. Nội Ngoại Nhị Dược đồ 20. Nội Ngoại Nhị Dược thuyết 21. Thuận Nghịch Tam Quan đồ 22. Thuận Nghịch Tam Quan thuyết 23. Tận Tính Chí Mệnh đồ 24. Tận Tính Chí Mệnh thuyết 25. Chân Thổ đồ 26. Chân Thổ Căn Tâm thuyết 27. Hồn Phách đồ 28. Hồn Phách thuyết 29. Thiềm quang đồ 30. Thiềm quang thuyết 31. Hàng Long đồ 32. Hàng long thuyết 33. Phục Hổ đồ 34. Phục Hổ thuyết 35. Tam gia tương kiến đồ 36. Tam gia tương kiến thuyết 37. Hoà hợp tứ tượng đồ 38. Hoà hợp tứ tượng thuyết 39. Thủ Khảm Điền Ly đồ 40. Thủ Khảm Điền Ly thuyết 41. Quan Âm Mật chú đồ 42. Quan Âm Mật chú thuyết 43. Cửu đỉnh luyện tâm đồ 44. Cửu đỉnh luyện tâm thuyết 45. Bát thức qui nguyên đồ 46. Bát thức qui nguyên thuyết 47. Ngũ khí triều nguyên đồ 48. Ngũ khí triều nguyên thuyết 49. Đãi chiếu đồ 50. Đãi chiếu thuyết 51. Phi thăng đồ 52. Phi thăng thuyếtDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tinh Hoa Trí Tuệ (Thích Nhật Từ)
MỤC LỤC Chương I: Vai trò của Tâm Kinh.1 I. Giới thiệu Tâm Kinh..3 1. Tầm quan trọng của Tâm Kinh.3 2. Các bản dịch...4 Tìm mua: Tinh Hoa Trí Tuệ TiKi Lazada Shopee 3. Vị trí Tâm Kinh.7 II. Cấu trúc Tâm Kinh.9 1. Bối cảnh Pháp hội..9 2. Đối tượng quán chiếu...9 3. Nội hàm giải thoát...10 4. Nội hàm nhận thức: Chánh Tri Kiến..10 5. Thế giới quan và nhân sinh quan Bát-nhã... 11 6. Nội hàm tư duy: Chánh tư duy...12 7. Nội hàm Vô chấp: Pháp bất khả đắc..12 8. Thần chú Tâm Kinh.13 III. Tựa đề bài kinh..14 1. Chữ Tâm trong Tâm Kinh...14 2. Lầm lẫn về chữ Tâm...14 3. Ý nghĩa Tâm Kinh trong các nghi thức Phật giáo.15 IV. Ba biểu hiện của trí tuệ Bát-nhã..18 1. Về trí tuệ Bát-nhã..18 2. Văn tự Bát-nhã...19 3. Quán chiếu Bát-nhã..21 4. Thực tướng Bát-nhã.22 5. Kết luận..23 V. Những vấn đề quan trọng..24 vi • TINH HOA TRÍ TUỆ 1. Trí Tuệ Bát-nhã là Mẹ sinh ra pháp lành...24 2. Bối cảnh pháp thoại của văn hệ Bát-nhã...26 3. Diệu dụng của Bát-nhã...27 4. Định trong văn hệ Bát-nhã...29 5. Bát-nhã và cuộc sống hàng ngày...30 Chương II: Vượt qua khổ ách.37 I. Tuyên ngôn giải thoát...39 II. Những dị biệt trong các bản dịch..40 1. Bồ-tát Quán Tự Tại..40 2. Hành thâm Bát-nhã...47 3. Chiếu kiến ngũ uẩn giai không...55 4. Vượt qua khổ ách..66 III. Phương tiện chấm dứt khổ đau...67 Chương III: Cắt lớp cái tôi...69 I. Cái “Tôi” và sự vật...71 1. Ngã và Pháp.71 2. Tướng và thực-tướng...72 II. Tương liên giữa cái tôi và thực tướng của nó...73 1. Sự vật hiện hữu vốn không thực thể...74 2. Năm uẩn và khổ ách.76 3. Thực tướng của năm uẩn...77 III. Tính vô ngã của mọi hiện tượng.79 1. Khổ ách vốn không thực thể..79 2. Bốn trình tự thể nhập tánh Không...80 IV. Tính vô ngã của cái tôi...82 1. Thân thể hay sắc uẩn vốn không có thực thể..83 2. Cảm thọ vốn không thực thể..88 3. Ý tưởng vốn không thực thể.92 4. Tâm lý vốn không thực thể...96 5. Tâm thức vốn không thực thể..98 V. Kết luận.100 MỤC LỤC • vii Chương IV: Cắt lớp thực tại..103 I. Phân tích ngữ cảnh..105 1. Ý nghĩa chân thực của câu văn.105 2. Ba lớp cắt của thực tại..107 II. Phân tích thực tại.107 1. Mục đích.107 2. Thực tại và ý niệm.108 III. Phân tích ba lớp cắt của thực tại.. 112 1. Không sanh, không diệt.. 112 2. Không tăng, không giảm...121 3. Không dơ, không sạch.127 IV. Kết luận...131 Chương V: Phá chấp bằng phủ định.135 I. Phủ định là phương tiện.137 II. Buông bỏ mọi chấp mắc...138 1. Ý nghĩa nguyên văn...138 2. Ý nghĩa của từ phủ định “vô”...140 3. Nhu cầu buông bỏ mọi chấp mắc...141 III. Phủ định để buông bỏ ngũ uẩn..143 1. Phủ định để buông bỏ sắc uẩn.144 2. Phủ định để buông bỏ thọ uẩn..145 3. Phủ định để buông bỏ tưởng uẩn.146 4. Phủ định để buông bỏ hành uẩn..147 5. Phủ định để buông bỏ thức uẩn...147 6. Kết luận về sự chấp ngũ uẩn.148 IV. Phủ định để buông bỏ 18 giới...148 1. Phủ định để buông bỏ 6 giác quan.149 2. Phủ định để buông bỏ 6 đối tượng giác quan..165 3. Phủ định để buông bỏ 6 thức giác quan..165 V. Phủ định để buông bỏ chấp trước 12 nhân duyên...167 1. Các yếu tố thuộc quá khứ..167 viii • TINH HOA TRÍ TUỆ 2. Các yếu tố thuộc hiện tại.168 3. Hai yếu tố tương lai...170 4. Phủ định để buông bỏ 12 nhân duyên..171 VI. Kết luận...179 Chương VI: Phá chấp khổ và chứng đắc...181 I. Phá chấp về tứ đế..183 1. Đối tượng áp dụng..184 2. Mục đích của phá chấp khổ và chứng đắc.184 II. Phá chấp về khổ.186 1. Không có khổ đau thực sự..186 2. Không có khổ khi già..189 3. Không có khổ do bệnh tạo ra...190 4. Không có khổ do ái biệt ly.191 5. Không có khổ do cầu bất đắc...191 III. Phá chấp về nguyên nhân của khổ..194 IV. Phá chấp về niết bàn...196 V. Phá chấp về con đường tuyệt đối..198 VI. Phá chấp về trí tuệ...202 1. Phá chấp không có trí tuệ...202 2. Nội hàm của trí tuệ.203 3. Đỉnh cao của trí tuệ...206 VII. Phá chấp sự chứng đắc...207 VIII. Kết luận.212 Chương VII: Trí tuệ vượt sợ hãi..213 I. Sở đắc và quái ngại...215 II. Vượt qua các trở ngại.219 1. Trở ngại từ nghịch cảnh...219 2. Trở ngại về tâm lý..220 3. Trở ngại về thái độ..221 4. Trở ngại về lười biếng..221 5. Trở ngại về thói quen tiêu cực..222 MỤC LỤC • ix 6. Trở ngại do vô minh và cố chấp..222 III. Sử dụng trí tuệ vượt qua sợ hãi.223 IV. Vô hữu khủng bố..226 V. Viễn ly điên đảo mộng tưởng...230 VI. Cứu cánh niết bàn...235 Chương VIII: Phép mầu của tuệ giác..241 I. Tuệ giác không sợ hãi...243 II. Trí tuệ là mẹ sinh các đức Phật...245 III. Trí tuệ là đỉnh cao nhất của sáu năng lực...247 IV. Ba năng lực tuệ giác..249 V. Tuệ giác là phép mầu.252 VI. Tuệ giác Ba-la-mật khác.257 VII. Kết luận..265Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhật Từ":Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền NãoTinh Hoa Trí TuệKinh Phật Cho Người Mới Bắt ĐầuHạnh Phúc Giữa Đời ThườngChuyển Hóa Cảm XúcChuyển Hóa Sân HậnChìa Khóa Hạnh Phúc Gia ĐìnhPhật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam BộKinh Vu Lan Bồn - Vu Lan Báo HiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tinh Hoa Trí Tuệ PDF của tác giả Thích Nhật Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.