Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thầy Thông Ngôn (Hồ Biểu Chánh)

Lúc mặt trời chen lặn, tại nhà ga xe lửa Tân-an thiên hạ lao nhao lố nhố, người đợi xe đi Mỹ-tho thì sắp soạn hành lý lăng xăng, kẻ chực rước người ở Sài-gòn về thì đi tới đi lui lóng nhóng.

Đồng hồ vừa gõ sáu giờ, thì nghe tiếng síp-lê (1) vang rân. Mấy người tới trễ, lật đật chạy vô nhà ga mua giấy đụng sắp nhỏ té lăn cù, mấy tên đánh xe đón rước khách, dành nhau đứng trước, nên xô lấn chửi nhau inh ỏi.

Ông Hương sư Trần Văn Sắc, ở Tầm vu, có một đứa con trai tên là Trần Văn Phong, tuổi vừa mới hai mươi mà đã thi dậu Đíp-lom, nên tuần trước ông cho nó lên Sài-gòn mà thi vào ngạch Soái-phủ Nam-Việt. Bữa trước nó đánh dây thép (2) về cho ông hay rằng nó thi đậu số 2, và hẹn chiều bữa nay nó về, nên hồi trưa ông dạy gia-dịch đứa bắt heo làm thịt, đứa đi mời hương chức bà con, rồi ông mướn một cái xe hai bánh, đi với Thôn trưởng Lê Văn Nuôi lên Tân-an đón rước nó.

Ông thấy xe lửa qua cầu thì trong lòng ông khấp khởi, ngoài mặt thời tươi cười, tay cặp cây dù cán tre mà vì mừng mà run run làm cho cán dù lúc lắc hoài; chơn mang giày hàm ếch mà vì đi qua đi lại hồi chiều đến giờ nên bụi cát đóng mốc thích (3).

Xe lửa ngừng trước nhà ga, hành khách chen lấn kẻ lên người xuống coi rất náo nức. Tìm mua: Thầy Thông Ngôn TiKi Lazada Shopee

Trần Văn Phong mình mặc một bộ đồ u học trắng, có thắt cà ra hoách (4) xanh, chơn mang giày da vàng, đầu đội nón nĩ xám, tay xách va ly nhỏ, ở trên xe bước xuống, mắt ngó dáo dác, mà mặt lại nghiêm chỉnh, dường như muốn hỏi: “Tôi thi đậu rồi nên về đây, không ai thấy hay sao?”

Thiên hạ tuy đông, song ai mắc lo phận nấy, nên không ai ngó thấy, duy có ông Hương sư Sắc với ông Thôn Nuôi dòm kiếm phía trước không có, chừng day lại thấy Trần Văn Phong thì bươn-bả (5) đi lại, tay ngoắt miệng kêu, chừng ấy mới có ít người hành khách dòm ngó.

Trần Văn Phong chào cha với ông Thôn Nuôi rồi hỏi rằng:

- Cha đi với ông Thôn hay còn ai nữa?

Hương sư Sắc đáp:

- Không, cha đi với ông Thôn mà thôi, đi rước đông chi cho tốn xe. Tuy vậy mà cha có sai bầy trẻ mời hương chức với bà con tựu ở nhà đủ hết. Hôm qua được dây thép, má mầy mừng quýnh, nên má mầy đốc cha làm heo mà tạ đất nước ông bà. Có xe cha mướn nên chực sẵn mà rước đây, vậy thôi lên xe về riết kẻo má mầy với hương chức ở nhà họ trông. Ba người dắt nhau lên xe. Xe hai bánh mà chở được bốn người ngồi day mặt phía trước và hai người ngồi day mặt phía sau. Ông Thôn ngồi sau mà cứ day mặt ra phía trước ngó Trần Văn Phong và nói rằng:

- Thầy hai thiệt là giỏi! Mới thi đậu bằng cấp tài năng đó rồi thi thơ ký lại đậu luôn nữa, thuở nay trong làng chưa có ai giỏi như vậy. Thầy về đó mà coi, từ hôm qua đến nay họ đồn rùm, ai cũng hay thầy thi đậu rồi hết.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Biểu Chánh":Chúa Tàu Kim QuyTại TôiĐỗ Nương Nương Báo OánHai Thà Cưới VợHai Khối TìnhKẻ Làm Người ChịuChị Đào, Chị LýNợ ĐờiHạnh Phúc Lối NàoAi Làm ĐượcÝ Và TìnhCười GượngVợ Già Chồng TrẻTỉnh MộngĐóa Hoa TànLời Thề Trước MiễuLòng Dạ Ðàn BàMẹ Ghẻ Con GhẻVì Nghĩa Vì TìnhCon Nhà GiàuCon Nhà NghèoTơ Hồng Vương VấnSống Thác Với TìnhĐoạn TìnhĂn Theo Thuở, Ở Theo ThờiTiền Bạc Bạc TiềnÔng CửTừ HônThiệt Giả Giả ThiệtNgười Thất ChíÁi Tình MiếuCay Đắng Mùi ĐờiCha Con Nghĩa NặngNam Cực Tinh HuyNặng Gánh Cang ThườngChút Phận Linh ĐinhBức Thư Hối HậnCư KỉnhLạc Đường - Hồ Biểu ChánhNgọn Cỏ Gió ĐùaNợ Tình - Hồ Biểu ChánhTân Phong Nữ SĩThầy Chung Trúng SốThầy Thông Ngôn

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thầy Thông Ngôn PDF của tác giả Hồ Biểu Chánh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghề Viết Văn (Nguyễn Hiến Lê)
BỨC THƯ GỬI MỘT BẠN TRẺ YÊU VĂN Em X, Em còn nhớ không? Cách đây hai năm, một buổi chiều hè, em lại thăm tôi. Nghe tiếng gõ cửa nhè-nhẹ, tôi hô: “Vô đi”, rồi viết tiếp cho hết một câu trong bài tựa một cuốn sách. Khi đặt bút, quay lại thì em đã đứng ở sau lưng tôi mà tôi không biết. Nhớ hôm đó, nhìn chiếc bàn xinh-xinh của tôi, trên đặt bình bông hồng, em tươi cười hỏi: - Sống đời viết văn như ông, chắc thú lắm? Tìm mua: Nghề Viết Văn TiKi Lazada Shopee Và tôi đáp: - Nghề nào cũng có cái vui, nếu không thì làm sao theo đuổi được; nhưng tôi tưởng nghề viết văn là một trong những nghề thích nhất mà cũng cực nhất. Rồi câu chuyện tiếp tục về nghề cầm bút. Em tò-mò hỏi tôi về cách viết, việc bán, việc in, về đời sống của một vài nhà văn, về cảm-tình và thư-từ của độc-giả… Một giờ sau, khi em cáo biệt, tôi đưa em tới sân và cảm ơn em vì em đã làm cho tôi bâng-khuâng nhớ lại tuổi xuân: cũng như em bây giờ, tôi ngày xưa rất muốn biết ít nhiều về đời tư các văn-nhân và ước-ao được sống bằng cây viết. Em ạ, hai mươi tám năm về trước, mỗi ngày bốn lần tôi cắp sách đi ngang biệt-thự của cụ Nguyễn văn Vĩnh, một ngôi nhà trông ra Hồ Tây có hàng rào tầm-xuân ở trước mặt. Nhiều lần tôi gặp cụ bận bộ âu-phục ca-ki, lái một chiếc xe máy dầu, chạy xuôi đường Quan-thánh, và khi xe đã chạy qua, tôi thường quay lại ngó cụ. Lại những buổi chiều hè, ngồi dưới gốc đa trên đường Cổ-ngư, nhìn ba ngọn núi Tản uy-nghi, xanh thẳm, tôi cùng vài bạn cao hứng ngậm câu: Nhập thế-cục bất khả vô văn-tự. … mà cùng hẹn với nhau sau nầy sẽ phải lưu lại cái gì “bất khả vô” đó cho đời. Những lúc ấy, lòng tôi thấy sôi-nổi lắm, tưởng như sắp thành Nguyễn Công Trứ, Tô Đông Pha cả rồi. Tuổi xanh ngông thật! Em cười ư? Chắc em cũng cùng tâm-lý ấy? Ngoài cái lẽ tôi mới nói, tôi còn cám ơn em vì nhờ những câu hỏi của em tôi mới biết tự kiểm-soát lại tư-tưởng cùng cách làm việc, rồi suy-nghĩ để nhận rõ những bổn-phận cùng quyền-lợi của tôi, và sau cùng tôi lại ra công soạn cuốn này hầu giúp những bạn trẻ nào sắp bước vào nghề viết văn có sẵn tài-liệu để quyết-định. Hôm nay sách đã viết xong. Tôi biết còn thiếu nhiều, có những vấn-đề như Sự kiểm-duyệt sách báo, Nhà văn với nhà cầm quyền… mà tôi chưa thể đem ra bàn được, hoặc chỉ mới bàn qua. Nhưng chắc em đã hiểu tại sao mà không bắt lỗi tôi chứ? Còn như đại-loại những câu hôm đó em hỏi tôi thì ở đây tôi đã trả lời đủ và tôi mong rằng cuốn sách nầy cũng có thể làm cho em gần được thoả-mãn. Nhờ có em tôi mới viết nó, thì xin em giữ lấy nó làm kỷ-niệm. Gọi là một chút duyên văn. Sài-gòn ngày 17 tháng 9 năm 1955 NGUYỄN-HIẾN-LÊDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghề Viết Văn PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Nhân Và Margarita (Mikhail Bulgakov)
M.Bulgakov - Bản thảo không bị cháy Từng chương, từng trang sách, đều ẩn chứa trong đó những hàm ý triết học được "phổ" vào ngay cả những sự kiện xoàng xĩnh, khôi hài đến thảm hại của một hiện thực rã nát trong thế giới văn nhân. Và toàn thể tiểu thuyết là một tuyên ngôn nghệ thuật mà cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục khám phá không ngưng nghỉ. Nghệ Nhân là nhà văn vừa hoàn thành tiểu thuyết, viết về hai nhân vật Lesua và Ponti Pilat: Một là nhà triết học lang thang và một là quan tổng trấn quyền uy. Lesua đã bị gài bẫy, bị bắt và bị hành hình vì những rao giảng của mình. Cái chết của Lesua đã trở thành nỗi ám ảnh kéo dài suốt hai nghìn năm, không để cho Ponti Pilat được yên, bởi quan tổng trấn đã không thể "cứu" được Lesua khỏi án chết, như ước muốn bí mật chỉ riêng ông biết. Số phận của Nghệ Nhân cũng không hề may mắn hơn: Tác phẩm của anh bị nguyền rủa và khai tử bởi các đồng nghiệp ngay từ lúc chưa công bố, dẫn đến việc anh bế tắc, tuyệt vọng, tự đốt bản thảo và tìm đến nhà thương điên, trốn chạy cả tình yêu định mệnh của Margarita… Chỉ có quỷ sứ mới cứu nổi nhà văn. Và quả thật quỷ sứ đã xuất hiện. Tìm mua: Nghệ Nhân Và Margarita TiKi Lazada Shopee Phần lớn số trang của tiểu thuyết đã dành để mô tả những gì mà chúa quỷ Voland và đoàn tùy tùng đã "quậy tưng" thành phố Moscow lên theo cách nào. Bằng những phép thuật được sử dụng như thuốc thử, Voland đã buộc giới văn nhân tự lộn trái mình ra, bộc lộ những phẩm chất tồi tệ: Bất tài, dối trá, ăn bám và hám lợi. Quả thật, Bulgacov với "Tài năng của nhà văn trào phúng, tài năng của nhà văn giả tưởng và tài năng của nhà văn hiện thực" đã nén đến tối đa những vấn nạn văn chương - tư tưởng, nhằm khẳng định khát vọng của nhà văn. Nó ở trong lời đáp của Voland khi Nghệ Nhân lên tiếng hỏi mình có nên chạy theo Ponti Pilat không: "Không, chạy theo dấu vết của cái đã kết thúc để làm gì?…Chẳng lẽ anh không muốn giống như Faust, ngồi bên chiếc bình cổ cong với niềm hy vọng mình sẽ tạo ra được một giống Homuncul mới?". Nếu Nghệ Nhân - nhà văn trong tiểu thuyết khá mềm yếu và thụ động thì Bulgacov - nhà văn ngoài đời thực hoàn toàn ngược lại. Mạnh mẽ, quyết liệt, Bulgacov đã gửi một bức thư dài đến chính phủ Liên Xô: "Và tự tay tôi, tôi đã ném vào lò sưởi một tập bản thảo cuốn tiểu thuyết viết về quỷ sứ, một tập bản thảo hài kịch và phần đầu cuốn tiểu thuyết thứ hai của tôi - tiểu thuyết Sân khấu…Tôi xin lưu ý rằng, không được viết đối với tôi cũng có nghĩa là bị chôn sống… Nếu không được làm đạo diễn, tôi xin làm diễn viên đóng vai phụ. Nếu làm diễn viên phụ cũng không được, tôi xin làm công nhân sân khấu. Nếu cả điều đó cũng không thể được, tôi xin chính phủ Xô viết xử trí tôi như chính phủ thấy cần thiết…". Bức thư đã được gửi đi vào trước thời điểm mà Maiakovski đã dùng súng tự bắn vào đầu. Sự quyết liệt ấy đã thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết, ở những đối thoại giữa giữa Lesua - Pilat. Iesua đã trả lời Pilat, nhắc lại những gì mà vì nó, nhà triết học phải bước lên đoạn đầu đài: "Tôi nói rằng ngôi đền của lòng tin cũ sẽ sụp đổ, và ngôi đền mới của chân lý sẽ được dựng lên… Bất kể thứ quyền lực nào cũng là bạo lực đối với con người, và sẽ đến một lúc sẽ không còn quyền lực của các hoàng đế lẫn bất kỳ thứ quyền lực nào khác. Con người sẽ đến được vương quốc của sự thật và công lý, nơi nói chung sẽ không cần một quyền lực nào cả…". Có lẽ sự quyết liệt ấy đã giúp cho "bản thảo không bị cháy", cho dù Nghệ Nhân, cho dù chính Bulgacov đã đốt nó.***Năm 2006, Mikhail Bulgakov, một trong những nhà văn lớn nhất và kỳ bí nhất của nước Nga, tròn 115 tuổi. Hành trình cuộc đời, hành trình văn chương của ông trên dưới trăm năm đầy gian nan thăng trầm nhưng hướng về bất tử, như lời khẳng định của một nhà văn Nga: “Bulgakov - nhà văn đang sống và sẽ sống chừng nào còn tồn tại văn học Nga”. Hơn thế nữa, mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của Bulgakov mỗi ngày một tăng ở Nga và ở nhiều nơi trên thế giới, hầu hết tác phẩm của ông liên tục được in, tái bản, dịch, dựng phim… Xuất hiện ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu “Bulgakov học”. Ông là một trong số rất ít nhà văn ở Nga được làm “Bách khoa toàn thư”; và đặc biệt, Bulgakov có lẽ là một trong những nhà văn có tác phẩm được đưa lên và được đọc nhiều nhất trên mạng Internet. Nghệ nhân và Margarita là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của M. Bulgakov, một trong những đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ Nga. Tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Việt hai mươi năm trước, có thể nói đây là công trình dịch thuật công phu và tâm đắc nhất của tôi. Tuy nhiên, có một sự thật là, khác với ở nước Nga và phương Tây, kiệt tác này không thật sự được phổ biến và tiếp nhận rộng rãi ở bạn đọc Việt Nam - có lẽ là do những khác biệt nhất định về văn hóa. Lần này, 65 năm sau khi tác phẩm ra đời, chúng tôi xin tái bản lại bản tiếng Việt trong một nỗ lực tiếp tục đưa Bulgakov đến gần hơn nữa với bạn đọc Việt Nam, nhất là bạn đọc trẻ tuổi, thế hệ mà tôi hi vọng sẽ dễ dàng tiếp cận Nghệ nhân và Margarita hơn. Ngoài bản dịch cuốn tiểu thuyết, chúng tôi đưa thêm phần Phụ lục để phần nào giúp bạn đọc trong việc cảm thụ tác phẩm này. Hà Nội, 27 tháng 1 năm 2006 Ðoàn Tử Huyến ***Một buổi chiều mùa xuân, vào cái giờ mặt trời lặn nóng chưa từng thấy, trong công viên Hồ Pat’riarsi1 ở Moskva xuất hiện hai vị nam công dân. Người thứ nhất dáng thâm thấp, béo tốt, hói đầu, mặc bộ quần áo mùa hè màu xám nhạt, chiếc mũ còn khá lịch sự bóp lại cầm trong tay, cặp kính gọng sừng đen to quá cỡ ôm ngang khuôn mặt cạo kỹ lưỡng. Người thứ hai còn trẻ, vai rộng, tóc vàng hung rối bù, mũ cát két sọc vuông đội lệch ra sáu gáy, áo sơ mi kẻ ô, quần dài trắng nhàu nát và chân đi đôi giày vải đen. Người thứ nhất không phải ai khác, mà chính là Mikhail Aleksandrovich Berlioz2, chủ tịch ban chấp hành của một trong những hiệp hội văn học lớn nhất Moskva, viết tắt là MASSOLIT3, và ông đồng thời cũng là tổng biên tập một tờ tạp chí văn học lớn; còn người bạn đường trẻ của ông là nhà thơ Ivan Nikolaievich Ponưrev, bút danh Bezdomnưi4. Bước vào dưới dãy bóng râm của hàng cây lipa5 đang bắt đầu nhú lá xanh, việc đầu tiên của hai nhà văn là chạy vội đến bên chiếc quầy dựng bằng ván sơn sặc sỡ với dòng chữ “Bia và nước giải khát”. Mà quên, có lẽ cần phải thông báo ngay cho bạn đọc biết điều kỳ lạ thứ nhất của cái buổi chiều tháng Năm khủng khiếp này. Ðó là, không chỉ ở cạnh quầy giải khát, mà suốt dọc cả con đường có trồng cây chạy song song với phố Malaia Bronnaia cũng không thấy một bóng người nào. Vào cái giờ đó, khi hình như mọi người đã hết cả sức để thở, khi vầng mặt trời, sau một ngày thiêu đốt Moskva, đang bọc mình trong màn sương khô lặn xuống một nơi nào đấy phía sau tuyến đường vòng Sadovoie, chúng ta không hề gặp một ai đi dạo hóng mát dưới bóng hàng cây lipa, không thấy một người nào ngồi trên những chiếc ghế băng “suốt dọc con đường dài vắng tanh vắng ngắt.” “Cho cốc nước khoáng narzan”, Berlioz nói với người đàn bà bán hàng. “Không có narzan đâu”, người đàn bà trong quầy đáp, và không hiểu tại sao bà ta lại tỏ vẻ phật ý. “Có bia không?” Bezdomnưi hỏi bằng giọng khàn khàn. “Bia tối mới chở về”, người đàn bà trả lời. “Thế có gì?” Bezdomnưi lại lên tiếng. “Nước mơ ấm”, người đàn bà nói. “Thôi được, cho xin, cho xin, cho xin!…” Hai cốc nước mơ sủi rất nhiều bọt màu vàng, và trong không khí bốc lên một thứ mùi như ta thường thấy trong các cửa hiệu cắt tóc. Uống xong, hai nhà văn lập tức đua nhau nấc cụt; họ trả tiền và ngồi xuống một chiếc ghế băng, mặt ngoảnh ra hồ, lưng quay về phía phố Bronnaia. Ðúng lúc đó bắt đầu xảy ra điều kỳ lạ thứ hai của buổi chiều hôm đó, nhưng nó chỉ liên quan tới một mình Berlioz: ông bỗng thôi nấc, tim bỗng đập mạnh một cái rồi lặn hẫng đi đâu mất; và thoáng sau nó trở lại nhưng hình như có kèm theo một mũi kim tù nằm mắc bên trong. Thêm vào đó, Berlioz bỗng cảm thấy một nỗi sợ hãi vô cớ nhưng rõ rệt đến nỗi ông muốn ngay lập tức bỏ chạy khỏi nơi đây không ngoái lại. Không hiểu cái gì khiến ông hoảng sợ, Berlioz đưa mắt rầu rĩ nhìn quanh. Mặt ông tái mét; ông lấy khăn mùi soa lau trán, nghĩ thầm: “Cái gì xảy ra với mình thế này nhỉ? Trước đây chưa bao giờ như vậy cả… Hình như tim mình bị sao ấy… Mình mệt mỏi quá rồi. Có lẽ cần phải vứt tất cả lại để đến nghỉ ở Kislovodsk6 thôi…” Ðúng lúc đó, làn không khí oi ả bỗng cô đặc lại trước mắt Berlioz, tạo thành một người đàn ông trong suốt có hình thù hết sức kỳ dị. Trên mái đầu nhỏ tí của anh ta là chiếc mũ lưỡi trai của dân đua ngựa, áo vét kẻ ô mỏng ngắn cũn cỡn… Người này cao khoảng một sagien, nhưng vai hẹp, gầy không thể tưởng được, và bộ mặt, xin bạn đọc lưu ý cho, đầy vẻ nhạo báng!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Nhân Và Margarita PDF của tác giả Mikhail Bulgakov nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghe Mùi Kết Thúc (Julian Barnes)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghe Mùi Kết Thúc PDF của tác giả Julian Barnes nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghe Kìa Thời Gian Đang Hát (Lạc Mạc Chi Vũ)
Thời gian vẫn lặng lẽ trôi đi, dù bạn gấp gáp, nó cũng không vì bạn mà nhanh hơn, dù bạn hoài niệm, nó cũng không vì bạn mà dừng lại thêm một khoảnh khắc nào. Trong những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời, đã bao lần ta chậm lại cảm nhận nhịp đập của thời gian, đã bao lần ta tĩnh lặng lắng nghe thời gian đang hát? Tình yêu và tình bạn chân thành, liệu chúng ta có từng bỏ lỡ điều gì trong quãng thời gian hữu hạn của mỗi người? “Tình yêu cũng giống như lon cola, có khi rất ngọt, có khi rất kích thích; song nếu để lâu sẽ bị mất gas, cảm giác kích thích cũng không còn nhưng vẫn lưu lại dư vị ngọt ngào.”***Toàn bộ thế giới đều biết em thích chị, chỉ có chị không biết. Chị nói, thích em chọc cho chị cười, thích em mỗi lần chủ động nắm tay chị. Tìm mua: Nghe Kìa Thời Gian Đang Hát TiKi Lazada Shopee Em nói, em thích chị cười, thích sự ấm áp trong lòng bàn tay chị. Chị nói, trên thế giới không có gì là vĩnh viễn không thay đổi, tình yêu cũng vậy. Em nói, không có gì làm cho em thích thật lâu, mong chị ngoại lệ. Bất luận năm tháng trôi qua bao lâu, em nhất định cũng sẽ không quên. Mùa thu, chúng ta gặp nhau tại khuôn viên trường tươi đẹp đó. Hạnh phúc là gì? Các cô nói, nếu có thể ở bên nhau, nghe âm thanh của thời gian trôi qua, đó chính là hạnh phúc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghe Kìa Thời Gian Đang Hát PDF của tác giả Lạc Mạc Chi Vũ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.