Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cô Ba Trà (Xuân Vũ)

Xuân Vũ là một cây bút sáng tác có sức mạnh vũ bão nhất, có vốn liếng đi và sống phong phú nhất. Sách anh bán chạy thuộc hàng đầu, tạo cho anh một ngôi vị cao chót vót và lộng lẫy nguy nga, làm vẻ vang cho tập đoàn các cây bút gốc Nam Kỳ từ trong nước, trước năm 1975 và các cây bút gốc Nam Kỳ ở bốn phương trời hải ngoại.

Chưa hết đâu. Xuân Vũ còn moi móc tài liệu trong các xó xỉnh của lịch sử cận đại để viết quyển tiểu thuyết nửa sống thực nửa giả tưởng về cuộc đời một danh kỹ sắc nước hương trời chói rạng Hòn Ngọc Viễn Đông và lan ra khắp ba miền Nam Bắc Trung. Đó là cô Trần Ngọc Trà mà thời nhân gọi là cô Ba Trà, còn giới ăn chơi gọi cô là Yvette Trà và báo giới gọi là Huê Khôi Nam Kỳ, là Ngôi Sao Sài Gòn.

Cô Ba Trà khi chui vào tác phẩm truyện dài của Xuân Vũ có một cuộc đời như sau: Má cô xuất thân từ một gia đình khiêm tốn và thanh bạch. Cha cô xuất thân gia đình khá giả, có lễ giáo. Nhưng cha cô hay ghen. Tình cờ ông ta bắt được thư rơi cho biết má cô ngoại tình với một kẻ khác mới sanh ra cô. Thế là vì ghen tương, ông ta thổ huyêt, rồi hành hạ vợ. Má cô không chịu nổi sự rẻ rúng và sự trừng phạt của chồng nên đưa cô về tá túc ở quê ngoại cô. Nhưng ông bà ngoại không chứa mẹ con cô.

Túng thế, má cô gá duyên với ông Khách trú xấu xí, làm nghề mở tiệm hút thuộc phiện lậu. Vì thù hận người chồng cũ nên má cô ghét bỏ cô, đày xắc và hành hạ cô rồi bán cô cho người Chà-và để lấy 400 đồng qua trung gian mụ tú bà mà tác giả gọi là dì Hảo. Khi tên Ấn kiều về nước, dì Hảo dàn cảnh để gả cô cho con trai một nghiệp chủ Hoa kiều giàu sụ nhờ nghề buôn cá phơi khô. Nhưng người Tàu vốn ưa lấy vợ còn trinh, cho nên cậu con ông nghiệp chủ kia dù có mê say nhan sắc cô Ba Trà, nhưng vẫn bị sự mất trinh của cô trước khi về làm vợ hắn ám ảnh hoài hoài nên hắn đâm ra khinh khi cô và cặp xách với nhiều cô gái đẹp khác. Cô Ba Trà bỏ trốn và về tá túc nhà dì Hảo.

Dì lập mưu lập kế để đưa cô vào nghề mãi dâm. Dì gạt gẫm cô để cô bị lính kiểm tục băt giam, rồi tống cô đi khám bịnh phong tình (đi lục xì) tại nhà thương Bạc Hà tức là bịnh viện bài trừ bệnh hoa liễu. Đó là cách rúng ép cô ký giấy giao kèo hành nghề mãi dâm, để biến cô thành con điếm có môn bài ( une fille publique cartée). Thời may, cô đuợc ông bác sĩ bệnh viện đứng tuổi cứu giúp cô thoát khói lưới bẫy của mụ đàn bà bất lương kia. Rồi cô trở thành tình nhân ông ta. Tìm mua: Cô Ba Trà TiKi Lazada Shopee

Trong cuộc thi sắc đẹp tại Sài Gòn, ông ta có đưa cô đến xem. Ai ngờ cô gái dự thi trúng giải hoa hậu tên Lê thị Liễu lại xin nhường chức nữ hoàng các mỹ nhân cho cô. Ban giám khảo không biết tính sao vì lời đề nghị cô Liễu sái nguyên tắc. Rồi theo lời quan Biện Lý Thành Phố (người Pháp), họ chỉ bằng lòng tặng cho cô Ba Trà cái danh hiệu Ngôi Sao Sài Gòn. Tên tuổi cô bắt đầu lừng lẫy từ đó.

Ông bác sĩ nhân từ kia lại muốn cô Ba được kết hôn với kẻ xứng lứa vừa đôi nên bằng lòng nhường cô lại cho người con trai ông giám đốc Đông Dương Ngân Hàng thuộc chi nhánh ở tỉnh Cần Thơ. Nhưng anh ta có vợ nên khi công việc bí mật đổ bể, hắn phải hủy hôn với cô. Cô lại được một họa sĩ nghèo say mê, chọn cô làm tình nhân kiêm người mẫu.Thế rồi tranh có vẽ chân dung cô đưọc trưng bày tai Đại Lục Lữ Quán do cựu danh kỹ Tư Hồng Mao cai quản. Cô Tư này còn gọi là Tư Ăng-lê vì theo lời đồn chồng của cô ta là người Anh-cát-lợi.

Những bức tranh này bị cô Tư Hồng Mao làm trành làm tréo sang đoạt, rồi lại được Bạch Công Tử mua hết. Bạch Công Tử tên là Lê Công Phước mà thời nhân gọi là Phước Georges. Cậu vốn là con quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng ở Mỹ Tho vốn là đại điền chủ. Quan Đốc Phủ Sủng ngoài những bât động sản to tát khác, còn là chủ nhân Cù Lao Rồng, thuộc hạng tiền rừng bạc biển.

Trong dịp tiếp đón quan Thống Đốc Nam Kỳ tại Đại Lục Lữ Quán có đại điền chủ Trần Trinh Trạch, đại thương gia Quách Đàm (người Tàu), thì cô Ba Trà xuất hiện ký tên tặng tranh cho quan Thống Đốc. Từ đó, tên tuổi cô Ba Trà vang lừng khắp Đông Dương. Cô được chuyền từ tay Bạch Công Tử rồi sang tay Hắc Công Tử và tay Sáu Ngọ...

Hắc Công Tử tên là Trần Trinh Qui, con ông Hội Đồng Quản Hạt Trần Trinh Trạch. Ông Trạch là chủ nhân 20.000 mẫu ruộng lúa và 2.000 mẫu ruộng muối ở Bạc Liêu. Còn Sáu Ngọ là vua các sòng bạc ở Sài Gòn và ở các thành phố vùng phụ cận Sài Gòn có thể tặng nhiều lần cho cô Ba rất nhiều tiền, mỗi lần gồm cả bao to đựng giấy bạc. Ông ta còn tặng cho cô kim cương thuộc loại hảo hạng nữa.

Cô Ba còn được ông Hoàng Ngự Đệ bên nước Xiêm La đề nghị cưới cô làm vợ, nhưng cô không ưng. Trong thời gian làm việc ở Đại Lục Lữ Quán, có cô danh kỹ Tư Nhị từ Nam Vang xuống xin làm em kết nghĩa với cô Ba. Lại thêm cô Quế Anh vừa đẹp vừa có học thức, cô đầm rặc Danielle vốn là em chồng cô Tư Hồng Mao cũng nhập bọn đàn em cô Ba. Chính Tư Nhị dạy cô Ba dùng ngãi nghệ để rù quến khách tìm hoa.

Thế rồi trong chuyến theo Bạch Công Tử ra viếng Hà Nội, cô Ba gặp cô Đốc Sao nổi tiếng là nữ hoàng sắc đẹp trong giới hát ả đào ở khu phố Khâm Thiên. Nhưng trước đó không lâu, cô Đốc Sao giải nghệ để kết hôn với nhà báo Hoàng Tích Chù. Tuy ông ta không giàu có gì, nhưng có thể xây dựng cho đương sự một đời sống lứa đôi hạnh phúc, một cuộc hoàn lương vững vàng.

Gặp cô Ba Trà, cô Đốc Sao khuyên cô nên tìm cách xa lánh cuộc đời bán dạng thuyền quyên để sau này tránh khỏi thảm cảnh bị khách tìm hoa bỏ rơi khi hương phai phấn lợt. Rồi cô Ba Trà gặp tên thầu khoán giàu sụ cưới cô làm "vợ hờ", xây cất cho cô một chốn ăn chơi đồ sộ và huy hoắc tên Nguyệt Tiên Cung. Nơi đây, cô tuyển lựa các giai nhân mỹ nữ để tiếp khách thuộc hạng tiền giàu nức vách đổ tường.

Nhưng thét rồi cô đâm ra chán ngán cuọc sống dật lạc. Bỗng cô sực nhớ lời khuyên cô Đốc Sao nên cô tìm một người chồng công chức bậc trung, lương tháng 120 đồng. Chàng rất thành thật và chất phác. Đó là thầy Cò-mi họ Vương, người đã yêu cô từ khi chàng hãy còn là học sinh trường Pétrus Ký và đã từng chiêm ngưỡng hình cô chưng tại tiệm Saigon Photo.

Thế là cô Bà Trà vì muốn che đậy cái dĩ không đẹp của cha mẹ mình và cái thân thế điếm nhục của mình nên tạo ra cuộc đám cưới có cha giả mẹ giả, mà bà mẹ không ai khác là dì Hảo. Dì này sau khi để cô Ba Trà vuột khỏi tay mình, bị chồng bội bạc, chịu cảnh nghèo vô gia cư, vô định sở nên túng thế đến Nguyệt Tiên Cung tìm cô Ba và được cô dung thứ, nuôi duỡng tử tế.

Về sống với Vương ít lâu, cô Ba Trà mời mẹ và hai em chàng lên ở chung. Cô tìm được hạnh phúc trong cảnh làm vợ hiền, dâu thảo, và chị dâu tử tế... Nhưng ông cậu vợ phát giác được tung tích của cô Ba Trà và tung tích cha mẹ giả của cô nên ông ta xuối mẹ của Vương tìm cách cắt đứt duyên chồng vợ chồng của cô.

Thế là cô ra đi, rồi trở về Nguyệt Tiên Cung với niềm tuyệt vọng. Cô dùng độc dược để quyên sinh. Đoạn cuối, cô được tỉnh dậy, nhưng tác giả không cho độc giả biết cô có đưộc cứu sống hay không? Hay là có phải đó là phút hồi dương ngắn ngủi để rồi sau đó cô khép mắt thả hồn vào giấc ngủ thiên thu? Tác giả để mặc cho độc giả đoán già đoán non ra sao cũng được

Thật ra, trong tiểu sử của cô Ba Trà, thì cô được cứu sống để rồi rước khách, để rồi thua bạc nhiêu lần, rồi tự vận mấy phen nữa. Rồi có một lần, cô ăn bạc to. Lần này cô xuất tiền ra tìm một người chồng trẻ hơn cô rất nhiều tuổi, chẳng những đẹp trai mà lại có học thức, có tư cách. Anh ta tuổi Thìn, nên cụ Vương Hồng Sển trong cuốn "Sài Gòn Tả Pín Lù" gọi là Thìn để giấu tên thật của đuơng sự. Nhưng cuộc sống lứa đôi của cặp vợ già chồng trẻ không bền.

Sau đó, Thìn qua Pháp du học. Còn cô Ba Trà gá duyên với ông Trưởng Tòa Trương Văn Tỷ cũng thuộc hạng Vương Khải, Thạch Sùng. Cô tiếp tục đánh bạc cho tới khi nhan sắc héo úa, phải bỏ nhà ông Tỷ và mai danh ở tích ở nơi cùng thôn tuyệt tái bí mật nào đó. Cho nên từ đó về sau, kẻ quen biết coi cô như bóng chim tăm cá, không tìm gặp được dấu tích của cô.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Xuân Vũ":Quê Nội, Quê NgoạiTấm Lụa ĐàoBuồng Cau Trổ NgượcCô Ba TràDưới Bóng Dừa Xanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cô Ba Trà PDF của tác giả Xuân Vũ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nếp Cũ - Làng Xóm Việt Nam (Toan Ánh)
Cuốn sách Nếp Cũ - Làng Xóm Việt Nam này sẽ giúp các bạn tìm hiểu phần nào cuộc sống làng xóm Việt Nam thời xưa, là một cuốn sách thật cần thiết và bổ ích cho những ai đang tìm hiểu về đề tài Làng xóm Việt Nam.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ - Làng Xóm Việt Nam PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nếp Cũ, Hội Hè Đình Đám (Toan Ánh)
Muốn tìm về quá khứ, đã có Nếp cũ. Còn bạn muốn Toan Ánh có chút "phù phiếm" và rộn ràng, hãy đến với Hội hè đình đám. Tiếp tục hành trình khai quật "lối cũ lề xưa" trong đời sống của người Việt Nam, trong Hội hè đình đám, Toan Ánh sẽ nói về những niềm vui của một thời đơn sơ, những ý niệm tôn giáo lẫn những nỗi niềm khao khát gửi gắm, những nỗi sợ hãi và cả những sự ghi ơn,... Người nông dân cày cấy ròng rã một năm trời để mong đến mùa xuân, để hội làng lại "về" cho gái trai gặp gỡ, cho những cụ già xúng xính áo hoa... Dù là một tác phẩm mang nhiều tính nghiên cứu và thu nhập, tập sách vẫn rộn rã không khí hân hoan của buổi "hội hè". Vừa mang tính tâm linh trang nghiêm vừa là chốn vui chơi trần tục, hội hè là sự phản chiếu thú vị và đa chiều nhất về văn hóa người Việt Nam xưa. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một cách tiếp cận thi vị với Hội hè đình đám.*** Chúng ta phải trở lại thời tiền-đệ-nhị thế-chiến, hay gần nhất cũng phải từ đầu năm Ất-Dậu (1945) trở về trước, cái thời mà phong tục tập quán của dân ta chưa chịu nhiều sự biến-đổi trước áp-lực của thời cuộc, với những sinh hoạt cổ truyền theo tổ-chức xã-hội trong một nếp sống nông nghiệp của tiền-nhân. Những phong-tục tập-quán này biểu-lộ dân-tộc tính Việt Nam với nhiều cái hay cái đẹp, nhiều điều cao-khiết lành-mạnh ngày nay đã dần phai mờ trước cuộc hưng-vong của đất nước. Muốn tìm lại tất cả những cái hay đẹp cao-khiết lành-mạnh ấy, tuy chỉ mới trải qua mấy chục năm, mà sao coi như xa-xôi lắm, và do đó cũng không phải là dễ dàng. Tìm mua: Nếp Cũ, Hội Hè Đình Đám TiKi Lazada Shopee Trong tập sách này, chúng tôi muốn nói tới những Hội-hè Đình-đám của dân ta, những hội-hè đã từng mua vui cho người dân, đã từng chứng tỏ ý niệm thiêng-liêng tôn-giáo của người dân qua lễ-nghi, đã từng nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bực anh-hùng đất nước cũng như đối với các vị thần-linh, nhất là các vị Thành Hoàng đã che chở phù-hộ cho dân mỗi xã, và nhất là đã từng là những dịp để người dân ôn lại lễ-nghi, nhớ lại phong-tục. Những Hội-hè đình-đám lại là những dịp để thắt chặt thêm tình thân giữa dân làng, và có khi giữa dân các làng lân-cận bởi những tục giao-hảo hoặc bởi hội-hè đình-đám làng này đã kéo dân làng khác tới chung vui. Ngày nay ở miền Trung và miền Nam, một đôi nơi, nhân những ngày thần kỵ vẫn còn tổ-chức những cuộc tế-lễ, những trò vui, tuy về mọi phương-diện lễ-nghi, du-hí cũng đã tỉnh-giảm nhiều. Được hân hạnh sống những năm đầu hiểu biết ở một vùng quê, thời đó, mặc dầu là dưới thời Pháp-thuộc, người dân Việt-Nam còn căm-hờn người Pháp đang thống-trị đất nước, người ta vẫn không bỏ qua hội hè, chúng tôi đã được dịp đi dự nhiều hội quê, nhất là những hội ở các tỉnh Bắc-Ninh, Bắc-Giang, Vĩnh-Yên, Phúc-Yên, Hà-Đông, Nam-Định và Thái-Bình, thời đó cách đây tuy xa, nhưng ngày nay hồi tưởng lại có lúc chúng tôi tưởng như mình đang đứng trước một cây đu, đang nghe kể hạnh trong chùa, đang xem một đám vật, đang dự một đám hát quan-họ… Nhớ lại các hội quê, tất cả cái phong-vị hội-hè đình-đám như trở lại trong đầu óc chúng tôi. Và giờ đây, viết những dòng chữ này, chúng tôi muốn bạn đọc cùng thấy với chúng tôi cái không khí của làng xóm quê-hương thuở xưa với bóng cờ ngũ sắc, với những tiếng trống thờ, với đám trai gái vùng quê, quần áo mới màu Tết lũ-lượt dắt-dìu tới những hội làng, vẻ mặt hớn hở, vừa đi vừa nói cười hân-hoan. Hội quê có hội Xuân và hội Thu, hai thời gian mà người dân quê được nghỉ-ngơi rảnh-rỗi, Xuân sau khi đã cấy chiêm và Thu sau khi đã thoát vụ lụt con nước mã và công việc cày cấy vụ lúa tháng Mười cũng đã xong. Trong bộ TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM, chúng tôi đã trình bầy về đạo thờ Thần, chúng tôi coi như một tôn-giáo hoàn-toàn Việt Nam, và chính do ở sự thờ-phụng thần-linh mà có HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM. Nếu các bạn không lấy làm trở ngại, chúng tôi xin phép coi tập sách này như tập Phụ lục của Bộ TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. Về Hội-hè đình-đám mùa Xuân, ca-dao ta có câu: Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, Tháng Hai cờ bạc, Tháng Ba hội hè. Câu ca-dao này đã nói lên đủ sự nhàn-rỗi của người dân quê, nhất là người dân quê miền Bác trong ba tháng Xuân. Lúc ấy là lúc cấy chiêm đã xong, mùa gặt tháng Năm lại chưa tới, người dân quê có thì giờ giải-lao, ăn Tết và hội hè. Sống ở một nơi đất hẹp dân đông, riêng ở miền Bắc và miền Trung lại thêm lắm đồi nhiều núi, kỹ-nghệ không có gì, suốt năm người dân quê vất-vả với nông-nghiệp, đầu tắt mặt tối, làm buổi hôm lo buổi mai, hết công việc đồng áng đến công việc vườn tược, rất ít dịp nghỉ ngơi để cùng nhau vui chơi ca hát, ăn uống. Hàng năm chỉ có dịp Xuân là công việc đồng-áng nhàn-rỗi, công việc vườn-tược thưa-thớt, người dân quê có thể cùng nhau chia vui để hưởng thú thanh-bình. Hơn nữa, Xuân tới nghĩa là Đông đã qua, cái mùa rét mướt đã hết, tiết Xuân ấm-áp đã khiến con người hết phải lo vì mưa phùn gió bấc, hết phải lo vì trời lạnh đêm dài, và với mưa Xuân, người ta cũng hết lo đất nẻ ruộng khô, hết lo gió lạnh làm cho cây mạ héo vàng. Người ta có thể nghỉ-ngơi để hưởng thụ mừng xuân, mừng năm mới. Hơn nữa từ ngàn xưa, người Việt-Nam lấy gia-đình làm trọng, lấy quây-quần đoàn-tụ làm hơn, nên trong những dịp giải-lao hưởng thụ, người ta không nghỉ-ngơi riêng-rẽ, và trong lúc vui, người ta muốn được vui chung cùng bạn hữu, cùng họ hàng thân thuộc, cùng mọi kẻ quen người biết ở làng trên xã dưới. Bởi vậy nhân dịp Tết với mùa Xuân, nơi nơi, người ta đều kéo hội để cho dân chúng trong thôn ngoài xã hàng tổng và có khi hàng huyện được cùng nhau chung vui gặp-gỡ. Trong các hội Xuân có hai loại: hội đình và hội chùa. Xin kể gộp cả vào hội đình các hội ở đền, miếu, là những hội tổ chức ở ngay những nơi thờ tự này hoặc ở những khoảng đất chung quanh, nhân dịp khánh-tiết tân-xuân hoặc nhân dịp kỵ-nhật các vị Thành-hoàng, có thể có những trò vui được tổ-chức vào dịp hội, không ở gần các nơi thờ-tự trên, ở một chỗ khác trong làng. Hội chùa tổ-chức tại Chùa làng nhân dịp tân xuân hoặc vào ngày giỗ các vị sư tổ. Ngày hội tuỳ theo mỗi làng thay đổi, có làng mở hội sớm, có làng mở hội muộn, có làng bắt đầu mở hội từ trong năm cho đến ngoài giêng mới hết, có làng sang tháng ba mới mở hội, nhưng thường tháng giêng là nhiều hội-hè hơn cả. Dù trong hội Đình hay hội Chùa, dù hội kéo trong năm hay ngoài Xuân, bao giờ ở hội cũng có rất nhiều trò vui để dân làng và khách trẩy hội giải-trí. Có những trò vui chung thông thường cho mọi hội như: rún đu, cờ bỏi, đốt pháo… lại có những trò vui riêng của từng địa phương: đánh phết, hát quan-họ, kéo co, bơi chải… Trong các thú vui chung có những thú dành riêng cho người già như tổ-tôm điếm, cờ bỏi, thi thơ,… và cũng có những trò vui riêng cho bạn trẻ nam nữ thanh niên, những trò vui này rất nhiều và rất thú vị: đánh phết, đánh trung-bình-tiên, hát quan-họ, hát đúm, thổi cơm thi, nấu cô thi, bơi thuyền, đánh vật… Các cụ bà trong ngày hội, dù là hội đình, có thú đi chùa, nghe kể hạnh… Đấy là chúng tôi không nhắc tới những cuộc tế lễ rước xách chúng tôi đã trình bày trong bộ TÍN NGƯỠNG VIỆT-NAM, trong chương ĐẠO THỜ THẦN. Về hội hè đình đám mùa thu, thì đây là thời gian dân quê vừa thắng trận phòng đê tháng bảy với con nước Mã nguy-hiểm hàng năm. Vả lại tiết thu mát-mẻ, trời thu trong sáng, tháng tám lại nhằm vào thu-tế, các làng xã mở hội, vào đám dường như muốn ăn mừng đã tránh được nạn lụt, và để tạ ơn thần-linh đã bảo hộ dân làng, mùa tháng mười sẽ được bội thu. Đã vất-vả suốt từ tháng năm, sau vụ gặt chiêm, nay được dịp cấy mùa đã xong, công việc đồng áng đã vơi, người dân quê cũng như dịp xuân tới, phải nghỉ-ngơi và phải hưởng những ngày nghỉ-ngơi. Trời thu đẹp báo hiệu một vụ lúa mùa tốt đẹp, gió thu mát, trăng thu trong như tăng sự hân-hoan của con người trước viễn-ảnh thóc lúa đầy bồ, người người no ấm. Mùa Xuân người ta đã hội-hè, mùa thu người lại hội-hè. Hoặc giả có làng nào, mùa Xuân chưa đình đám ăn chơi, thì mùa thu nhất là tháng tám, là dịp để làng vào đám, dân làng nghỉ ngơi hội-hè. Cũng những cuộc tế lễ rước xách như mùa Xuân, với những trò vui thay đổi tuỳ theo mỗi địa-phương. Trình bày về hội-hè đình-đám của mùa Xuân cũng như mùa Thu, chúng tôi chỉ nói tới những hội-hè chúng tôi biết, lẽ tất nhiên không là bao nhiêu so với số hội hè hằng có xưa ở vùng quê suốt từ Nam tới Bắc. Biết tới đâu chúng tôi nói tới đó, còn những điều không biết, chúng tôi xin nhường lại cho những bậc biết hơn. Ngoài những hội hè đình đám mùa Xuân và Thu, rải rác quanh năm cũng vẫn có những hội làng ở một số các xã thôn, như hội đền Phù-Đổng Thiên vương ở làng Phù-Đổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc-Ninh vào ngày mồng 9 tháng 4; Hội bơi thuyền trên sông Tiểu Đáy của làng Yên-Hạ, tục gọi là làng Me tỉnh Vĩnh Yên vào thượng tuần tháng 5, hội đền Tả quận Lê-văn-Duyệt xã Bình-Hoà, Tỉnh Gia-Định vào ngày 30 tháng 7 v.v… Những ngày tháng của hội này theo kỵ-nhật của vị thần linh được dân làng thờ-phụng. Trong các hội quê, chúng ta có thể phân biệt: - Các hội về lịch-sử liên-quan tới các nhân-vật lịch-sử được dân làng thờ-phụng làm thần-linh, hoặc liên-quan tới một sự-kiện lịch-sử được dân chúng kỷ-niệm. Hội đền Hai Bà, Hội đền Đức Hưng-Đạo-Vương là những hội liên-quan tới các nhân-vật lịch-sử, giỗ Trận Đống-Đa là hội liên-quan tới sự kiện lịch sử, vua Quang Trung đại thắng quân Thanh của Tôn-Sĩ-Nghị. - Các hội về Tôn-giáo. Trong các hội này thường là hội Chùa như hội Chùa Thầy, tỉnh Sơn-Tây, hội Chùa Hương, tỉnh Hà-Đông. Lễ vía bà núi Sam, tỉnh Châu-Đốc, lễ kỷ niệm đức Huỳnh Giáo-Chủ ở Thánh-Địa Hòa-hảo cũng là những hội-hè về tôn giáo. - Các hội hè về phong-tục. Đây có thể là một hội tại một làng thờ một nhân vật lịch-sử không mấy quan trọng, hoặc ở một ngôi chùa làng có những tục lạ của dân chúng từng địa phương. Tất cả những hội nào, không xếp vào hai loại hội trên chúng tôi đều xếp vào loại thứ ba này. Viết về mỗi hội, chúng tôi sẽ cố gắng lần-lượt trình bày: - Nơi và ngày có hội - Thân-tích - Các trò vui trong ngày hội, ngoại trừ những cuộc tế lễ và rước xách thông thường đã có nói trong bộ TÍN NGƯỠNG VIỆT-NAM. Chúng tôi cũng hiểu, với sự hiểu-biết nông cạn của chúng tôi, tất-nhiên có những điều thiếu sót và có cả những sự sai lầm, nhưng dù sao chúng tôi cũng cố gắng đem hết thiện-chí để mong đạt được tối đa những điều đáng viết về mỗi hội. Để bớt những sự thiếu sót chúng tôi đã tham khảo xem tài liệu ghi trong các sách báo chúng tôi đã được dịp đọc qua, ngoài những điều tai nghe mắt thấy xưa kia ở các hội quê. Saigon, ngày 17 tháng 5 năm 1969 TOAN ÁNHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ, Hội Hè Đình Đám PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nếp Cũ, Hội Hè Đình Đám (Toan Ánh)
Muốn tìm về quá khứ, đã có Nếp cũ. Còn bạn muốn Toan Ánh có chút "phù phiếm" và rộn ràng, hãy đến với Hội hè đình đám. Tiếp tục hành trình khai quật "lối cũ lề xưa" trong đời sống của người Việt Nam, trong Hội hè đình đám, Toan Ánh sẽ nói về những niềm vui của một thời đơn sơ, những ý niệm tôn giáo lẫn những nỗi niềm khao khát gửi gắm, những nỗi sợ hãi và cả những sự ghi ơn,... Người nông dân cày cấy ròng rã một năm trời để mong đến mùa xuân, để hội làng lại "về" cho gái trai gặp gỡ, cho những cụ già xúng xính áo hoa... Dù là một tác phẩm mang nhiều tính nghiên cứu và thu nhập, tập sách vẫn rộn rã không khí hân hoan của buổi "hội hè". Vừa mang tính tâm linh trang nghiêm vừa là chốn vui chơi trần tục, hội hè là sự phản chiếu thú vị và đa chiều nhất về văn hóa người Việt Nam xưa. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một cách tiếp cận thi vị với Hội hè đình đám.*** Chúng ta phải trở lại thời tiền-đệ-nhị thế-chiến, hay gần nhất cũng phải từ đầu năm Ất-Dậu (1945) trở về trước, cái thời mà phong tục tập quán của dân ta chưa chịu nhiều sự biến-đổi trước áp-lực của thời cuộc, với những sinh hoạt cổ truyền theo tổ-chức xã-hội trong một nếp sống nông nghiệp của tiền-nhân. Những phong-tục tập-quán này biểu-lộ dân-tộc tính Việt Nam với nhiều cái hay cái đẹp, nhiều điều cao-khiết lành-mạnh ngày nay đã dần phai mờ trước cuộc hưng-vong của đất nước. Muốn tìm lại tất cả những cái hay đẹp cao-khiết lành-mạnh ấy, tuy chỉ mới trải qua mấy chục năm, mà sao coi như xa-xôi lắm, và do đó cũng không phải là dễ dàng. Tìm mua: Nếp Cũ, Hội Hè Đình Đám TiKi Lazada Shopee Trong tập sách này, chúng tôi muốn nói tới những Hội-hè Đình-đám của dân ta, những hội-hè đã từng mua vui cho người dân, đã từng chứng tỏ ý niệm thiêng-liêng tôn-giáo của người dân qua lễ-nghi, đã từng nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bực anh-hùng đất nước cũng như đối với các vị thần-linh, nhất là các vị Thành Hoàng đã che chở phù-hộ cho dân mỗi xã, và nhất là đã từng là những dịp để người dân ôn lại lễ-nghi, nhớ lại phong-tục. Những Hội-hè đình-đám lại là những dịp để thắt chặt thêm tình thân giữa dân làng, và có khi giữa dân các làng lân-cận bởi những tục giao-hảo hoặc bởi hội-hè đình-đám làng này đã kéo dân làng khác tới chung vui. Ngày nay ở miền Trung và miền Nam, một đôi nơi, nhân những ngày thần kỵ vẫn còn tổ-chức những cuộc tế-lễ, những trò vui, tuy về mọi phương-diện lễ-nghi, du-hí cũng đã tỉnh-giảm nhiều. Được hân hạnh sống những năm đầu hiểu biết ở một vùng quê, thời đó, mặc dầu là dưới thời Pháp-thuộc, người dân Việt-Nam còn căm-hờn người Pháp đang thống-trị đất nước, người ta vẫn không bỏ qua hội hè, chúng tôi đã được dịp đi dự nhiều hội quê, nhất là những hội ở các tỉnh Bắc-Ninh, Bắc-Giang, Vĩnh-Yên, Phúc-Yên, Hà-Đông, Nam-Định và Thái-Bình, thời đó cách đây tuy xa, nhưng ngày nay hồi tưởng lại có lúc chúng tôi tưởng như mình đang đứng trước một cây đu, đang nghe kể hạnh trong chùa, đang xem một đám vật, đang dự một đám hát quan-họ… Nhớ lại các hội quê, tất cả cái phong-vị hội-hè đình-đám như trở lại trong đầu óc chúng tôi. Và giờ đây, viết những dòng chữ này, chúng tôi muốn bạn đọc cùng thấy với chúng tôi cái không khí của làng xóm quê-hương thuở xưa với bóng cờ ngũ sắc, với những tiếng trống thờ, với đám trai gái vùng quê, quần áo mới màu Tết lũ-lượt dắt-dìu tới những hội làng, vẻ mặt hớn hở, vừa đi vừa nói cười hân-hoan. Hội quê có hội Xuân và hội Thu, hai thời gian mà người dân quê được nghỉ-ngơi rảnh-rỗi, Xuân sau khi đã cấy chiêm và Thu sau khi đã thoát vụ lụt con nước mã và công việc cày cấy vụ lúa tháng Mười cũng đã xong. Trong bộ TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM, chúng tôi đã trình bầy về đạo thờ Thần, chúng tôi coi như một tôn-giáo hoàn-toàn Việt Nam, và chính do ở sự thờ-phụng thần-linh mà có HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM. Nếu các bạn không lấy làm trở ngại, chúng tôi xin phép coi tập sách này như tập Phụ lục của Bộ TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. Về Hội-hè đình-đám mùa Xuân, ca-dao ta có câu: Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, Tháng Hai cờ bạc, Tháng Ba hội hè. Câu ca-dao này đã nói lên đủ sự nhàn-rỗi của người dân quê, nhất là người dân quê miền Bác trong ba tháng Xuân. Lúc ấy là lúc cấy chiêm đã xong, mùa gặt tháng Năm lại chưa tới, người dân quê có thì giờ giải-lao, ăn Tết và hội hè. Sống ở một nơi đất hẹp dân đông, riêng ở miền Bắc và miền Trung lại thêm lắm đồi nhiều núi, kỹ-nghệ không có gì, suốt năm người dân quê vất-vả với nông-nghiệp, đầu tắt mặt tối, làm buổi hôm lo buổi mai, hết công việc đồng áng đến công việc vườn tược, rất ít dịp nghỉ ngơi để cùng nhau vui chơi ca hát, ăn uống. Hàng năm chỉ có dịp Xuân là công việc đồng-áng nhàn-rỗi, công việc vườn-tược thưa-thớt, người dân quê có thể cùng nhau chia vui để hưởng thú thanh-bình. Hơn nữa, Xuân tới nghĩa là Đông đã qua, cái mùa rét mướt đã hết, tiết Xuân ấm-áp đã khiến con người hết phải lo vì mưa phùn gió bấc, hết phải lo vì trời lạnh đêm dài, và với mưa Xuân, người ta cũng hết lo đất nẻ ruộng khô, hết lo gió lạnh làm cho cây mạ héo vàng. Người ta có thể nghỉ-ngơi để hưởng thụ mừng xuân, mừng năm mới. Hơn nữa từ ngàn xưa, người Việt-Nam lấy gia-đình làm trọng, lấy quây-quần đoàn-tụ làm hơn, nên trong những dịp giải-lao hưởng thụ, người ta không nghỉ-ngơi riêng-rẽ, và trong lúc vui, người ta muốn được vui chung cùng bạn hữu, cùng họ hàng thân thuộc, cùng mọi kẻ quen người biết ở làng trên xã dưới. Bởi vậy nhân dịp Tết với mùa Xuân, nơi nơi, người ta đều kéo hội để cho dân chúng trong thôn ngoài xã hàng tổng và có khi hàng huyện được cùng nhau chung vui gặp-gỡ. Trong các hội Xuân có hai loại: hội đình và hội chùa. Xin kể gộp cả vào hội đình các hội ở đền, miếu, là những hội tổ chức ở ngay những nơi thờ tự này hoặc ở những khoảng đất chung quanh, nhân dịp khánh-tiết tân-xuân hoặc nhân dịp kỵ-nhật các vị Thành-hoàng, có thể có những trò vui được tổ-chức vào dịp hội, không ở gần các nơi thờ-tự trên, ở một chỗ khác trong làng. Hội chùa tổ-chức tại Chùa làng nhân dịp tân xuân hoặc vào ngày giỗ các vị sư tổ. Ngày hội tuỳ theo mỗi làng thay đổi, có làng mở hội sớm, có làng mở hội muộn, có làng bắt đầu mở hội từ trong năm cho đến ngoài giêng mới hết, có làng sang tháng ba mới mở hội, nhưng thường tháng giêng là nhiều hội-hè hơn cả. Dù trong hội Đình hay hội Chùa, dù hội kéo trong năm hay ngoài Xuân, bao giờ ở hội cũng có rất nhiều trò vui để dân làng và khách trẩy hội giải-trí. Có những trò vui chung thông thường cho mọi hội như: rún đu, cờ bỏi, đốt pháo… lại có những trò vui riêng của từng địa phương: đánh phết, hát quan-họ, kéo co, bơi chải… Trong các thú vui chung có những thú dành riêng cho người già như tổ-tôm điếm, cờ bỏi, thi thơ,… và cũng có những trò vui riêng cho bạn trẻ nam nữ thanh niên, những trò vui này rất nhiều và rất thú vị: đánh phết, đánh trung-bình-tiên, hát quan-họ, hát đúm, thổi cơm thi, nấu cô thi, bơi thuyền, đánh vật… Các cụ bà trong ngày hội, dù là hội đình, có thú đi chùa, nghe kể hạnh… Đấy là chúng tôi không nhắc tới những cuộc tế lễ rước xách chúng tôi đã trình bày trong bộ TÍN NGƯỠNG VIỆT-NAM, trong chương ĐẠO THỜ THẦN. Về hội hè đình đám mùa thu, thì đây là thời gian dân quê vừa thắng trận phòng đê tháng bảy với con nước Mã nguy-hiểm hàng năm. Vả lại tiết thu mát-mẻ, trời thu trong sáng, tháng tám lại nhằm vào thu-tế, các làng xã mở hội, vào đám dường như muốn ăn mừng đã tránh được nạn lụt, và để tạ ơn thần-linh đã bảo hộ dân làng, mùa tháng mười sẽ được bội thu. Đã vất-vả suốt từ tháng năm, sau vụ gặt chiêm, nay được dịp cấy mùa đã xong, công việc đồng áng đã vơi, người dân quê cũng như dịp xuân tới, phải nghỉ-ngơi và phải hưởng những ngày nghỉ-ngơi. Trời thu đẹp báo hiệu một vụ lúa mùa tốt đẹp, gió thu mát, trăng thu trong như tăng sự hân-hoan của con người trước viễn-ảnh thóc lúa đầy bồ, người người no ấm. Mùa Xuân người ta đã hội-hè, mùa thu người lại hội-hè. Hoặc giả có làng nào, mùa Xuân chưa đình đám ăn chơi, thì mùa thu nhất là tháng tám, là dịp để làng vào đám, dân làng nghỉ ngơi hội-hè. Cũng những cuộc tế lễ rước xách như mùa Xuân, với những trò vui thay đổi tuỳ theo mỗi địa-phương. Trình bày về hội-hè đình-đám của mùa Xuân cũng như mùa Thu, chúng tôi chỉ nói tới những hội-hè chúng tôi biết, lẽ tất nhiên không là bao nhiêu so với số hội hè hằng có xưa ở vùng quê suốt từ Nam tới Bắc. Biết tới đâu chúng tôi nói tới đó, còn những điều không biết, chúng tôi xin nhường lại cho những bậc biết hơn. Ngoài những hội hè đình đám mùa Xuân và Thu, rải rác quanh năm cũng vẫn có những hội làng ở một số các xã thôn, như hội đền Phù-Đổng Thiên vương ở làng Phù-Đổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc-Ninh vào ngày mồng 9 tháng 4; Hội bơi thuyền trên sông Tiểu Đáy của làng Yên-Hạ, tục gọi là làng Me tỉnh Vĩnh Yên vào thượng tuần tháng 5, hội đền Tả quận Lê-văn-Duyệt xã Bình-Hoà, Tỉnh Gia-Định vào ngày 30 tháng 7 v.v… Những ngày tháng của hội này theo kỵ-nhật của vị thần linh được dân làng thờ-phụng. Trong các hội quê, chúng ta có thể phân biệt: - Các hội về lịch-sử liên-quan tới các nhân-vật lịch-sử được dân làng thờ-phụng làm thần-linh, hoặc liên-quan tới một sự-kiện lịch-sử được dân chúng kỷ-niệm. Hội đền Hai Bà, Hội đền Đức Hưng-Đạo-Vương là những hội liên-quan tới các nhân-vật lịch-sử, giỗ Trận Đống-Đa là hội liên-quan tới sự kiện lịch sử, vua Quang Trung đại thắng quân Thanh của Tôn-Sĩ-Nghị. - Các hội về Tôn-giáo. Trong các hội này thường là hội Chùa như hội Chùa Thầy, tỉnh Sơn-Tây, hội Chùa Hương, tỉnh Hà-Đông. Lễ vía bà núi Sam, tỉnh Châu-Đốc, lễ kỷ niệm đức Huỳnh Giáo-Chủ ở Thánh-Địa Hòa-hảo cũng là những hội-hè về tôn giáo. - Các hội hè về phong-tục. Đây có thể là một hội tại một làng thờ một nhân vật lịch-sử không mấy quan trọng, hoặc ở một ngôi chùa làng có những tục lạ của dân chúng từng địa phương. Tất cả những hội nào, không xếp vào hai loại hội trên chúng tôi đều xếp vào loại thứ ba này. Viết về mỗi hội, chúng tôi sẽ cố gắng lần-lượt trình bày: - Nơi và ngày có hội - Thân-tích - Các trò vui trong ngày hội, ngoại trừ những cuộc tế lễ và rước xách thông thường đã có nói trong bộ TÍN NGƯỠNG VIỆT-NAM. Chúng tôi cũng hiểu, với sự hiểu-biết nông cạn của chúng tôi, tất-nhiên có những điều thiếu sót và có cả những sự sai lầm, nhưng dù sao chúng tôi cũng cố gắng đem hết thiện-chí để mong đạt được tối đa những điều đáng viết về mỗi hội. Để bớt những sự thiếu sót chúng tôi đã tham khảo xem tài liệu ghi trong các sách báo chúng tôi đã được dịp đọc qua, ngoài những điều tai nghe mắt thấy xưa kia ở các hội quê. Saigon, ngày 17 tháng 5 năm 1969 TOAN ÁNHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ, Hội Hè Đình Đám PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần)
Trong lịch sử văn học Trung Quốc. Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó(1), sáng tác về nó đến nỗi nói: “Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Có một ngành học chuyên nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng, gọi là Hồng học; gần đây nhất vẫn thấy Trung Quốc in chuyên san “Hồng Lâu Mộng nghiên cứu”. Có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare là có một vinh dự lớn lao như thế, vì có “Shakespeare học”. Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng “như điếu đổ” vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại. Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những công nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp...cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu... buôn bán, sản xuất sầm uất là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nửa triệu dân! Hồng Lâu Mộng được đánh giá là "tuyệt thế kì thư" phản ánh toàn diện và sâu sắc xã hội, con người Trung Hoa giai đoạn mạt Thanh khi đứng bên bờ vực suy vong, sụp đổ. Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 khi triều đại phong kiến đã bắt đầu mục ruỗng và đi tới hồi kết. 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc hoàn thành. Hồng lâu mộng miêu tả quá trình hình thành, phát triển và cuối cùng tan vỡ của thế giới lí tưởng Đại Quan Viên. Thế giới lí tưởng đó ngay từ đầu đã không tách rời khỏi thế giới hiện thực: Đại Quan Viên hoa thanh quả khiết vốn được xây trên cái nền bẩn thỉu Hội Phương Viên. Trong suốt quá trình 12 chị em thanh nữ vun đắp phát triển khu vườn, hoa thanh quả khiết của họ cũng không ngừng bị rình rập, bẻ phá bởi bàn tay nhớp nhúa từ bên ngoài. Thanh khiết mọc lên từ ô uế, sau cùng cũng đành rơi rụng giữa ô uế. Đó chính là ý nghĩa trung tâm của bi kịch Hồng lâu mộng. Đó là sự bế tắc của những con người trẻ tuổi, khát khao lý tưởng sống mới nhưng cuối cùng đành bị khuất phục bởi họ đang ở trong bóng đêm suy tàn của ngày cũ, chưa thể đứng trong áng sáng ban mai của ngày mới, đó là yếu tố bi kịch của lịch sử trùm lên bi kịch cuộc đời của tất cả các nhân vật. Tìm mua: Hồng Lâu Mộng TiKi Lazada Shopee Tiểu thuyết được dựng thành phim, ngay khi ra mắt bộ phim Hồng lâu mộng đã gây tiếng vang ở khắp Trung Quốc và nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồng Lâu Mộng PDF của tác giả Tào Tuyết Cần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.