Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đại Việt Sử Lược (Nguyễn Gia Tường)

Đại Việt sử lược (chữ Hán: 大越史略), còn có tên là Việt sử lược (越史略), là một cuốn lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thời nhà Trần. Đây là cuốn sử biên niên thuộc hàng sớm nhất của Việt Nam còn được lưu truyền cho đến nay[1].

Tác giả và những vấn đề liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Sách An Nam chí lược của Lê Tắc (hay Lê Trắc) đời Trần chép (dịch từ chữ Hán):

Trần Tấn (có bản chép Trần Phổ) được Thái Vương (Trần Thái Tông) dùng làm tả tàng, thăng đến hàn trưởng, từng làm (tác) sách Việt chí... Lê Hưu (tức Lê Văn Hưu, 1230 - 1322) là người có tài đức, làm phó quan của Chiêu Minh vương (Trần Quang Khải), thăng làm kiểm pháp quan, sửa (tu) Việt chí Tìm mua: Đại Việt Sử Lược TiKi Lazada Shopee

— Lê Tắc, An Nam chí lược, Quyển 15.

Theo đó và một số tài liệu khác, hai nhà sử học là Yamamoto Tatsuro (người Nhật Bản)[2] và Trần Kính Hòa (người Hồng Kông) [3] cho rằng có khả năng Lê Văn Hưu đã dựa vào Việt chí để soạn lại thành Đại Việt sử ký.

Đồng quan điểm này còn có hai nhà nghiên cứu người Xô viết (cũ) là P.V. Pozner và A.B. Poljakov. Lược kể theo A.B. Poljakov:

"Vào khoảng các năm 1127 - 1140, sử thần nhà Lý là Đỗ Thiên đã soạn ra bộ "sử ký" chép bao quát toàn bộ lịch sử nước Việt từ thời thượng cổ đến cuối triều Lý Nhân Tông (1127). Bộ sử này mang đậm tính chất truyền thống sử học Phật giáo.

"Sau đó, vào khoảng năm 1223 - 1240, sử thần nhà Trần là Trần Phổ [4] đã hiệu đính lại tác phẩm này thành hai quyển I và II, đồng thời chép tiếp về nhà Lý, làm thành quyển III.

"Tác phẩm mới gồm 3 quyển này được gọi là Việt sử lược, chịu sự ảnh hưởng nhất định của Nho giáo, điều đó đặc biệt thấy rõ ở quyển III, là quyển do Trần Phổ đã biên soạn. Cuối cùng, trong khoảng năm 1377 - 1388, bộ Việt sử lược được Trần Phổ (hoặc một người khác) bổ sung thêm phần thế phổ nhà Trần (phụ bản), rồi đổi tên nó thành Đại Việt sử lược" [5].

Sau đó trải bao binh lửa, Đại Việt sử lược bị thất truyền. Mãi đến thời Càn Long (trị vì: 1736 - 1795), sách mới được tìm thấy trong Khâm định tứ khố toàn thư của triều Thanh ở Trung Quốc. Để bổ cứu cho phần ngoại truyện của Tống sử và Nguyên sử, một nhà học giả đời Thanh là Tiền Hy Tộ (người Kim Sơn, nay thuộc tỉnh Giang Tô) đã tiến hành hiệu đính, cho khắc in, rồi đưa sách vào Tứ khố, nhờ vậy mà Đại Việt sử lược còn tồn tại cho đến ngày nay.

Cũng theo nhà Việt Nam học A.Pol jakov, năm 1272, sử thần Lê Văn Hưu đã tiến hành xử lý lại toàn bộ công trình của Đỗ Thiên - Trần Phổ theo quan điểm của Nho giáo, và loại bỏ đoạn cuối viết về thời gian trị vì của Lý Chiêu Hoàng. Sau đó, nó trở thành bộ sử chính thống đầu tiên có tên gọi là Đại Việt sử ký. Tuy nhiên, không may mắn như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký đã bị thất lạc và hiện nay chỉ còn lưu lại từng đoạn trong Đại Việt sử ký toàn thư của sử thần nhà Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên [6].

Tuy nhiên, những lý giải trên không đủ thuyết phục một số nhà nghiên cúu Việt Nam, trong đó có GS. Trần Quốc Vượng [7] và GS. Trần Văn Giáp. Sau khi dẫn chứng, GS. Trần Văn Giáp có ý kiến đại ý như sau:

"Nói Lê Văn Hưu là tác giả bộ chính sử thứ nhất của Việt Nam vẫn là đúng đắn.Trước Đại Việt sử ký của ông, vẫn chưa có sách nào gọi là chính sử. Sách của Trần Chu Phổ có lẽ là sách Việt sử lược hay Đại Việt sử lược, cũng chỉ được coi như loại sách sử riêng, làm xong sau sách của Lê Văn Hưu, không được triều đình công nhận là chính sử chăng, nên không được phổ biến (có lẽ vì thế mà Ngô Sĩ Liên không nhắc đến hay dựa vào). Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là giả thuyết thôi"[8].

Gần đây, sau khi phát hiện gia phả họ Trần ở Hà Tĩnh[9] và công bố của PGS. TS. Trần Bá Chí (giáo sư đã căn cứ vào Quan du tạp lục của Nguyễn Hoằng Nghĩa [10] để chứng minh giả thuyết)[11], thì một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại nghiên về phía: tác giả Việt sử lược chính là Sử Huy Nhan (? - 1421), người làng Ngọc Sơn (nay thuộc xã Đức Thuận huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), đỗ Trạng nguyên năm Quý Mão (1363), viết Việt sử lược vào đời Trần Duệ Tông (1373 - 1377). Ông vốn họ Trần, nhưng giỏi sử nên được vua Trần đổi sang họ Sử. Nếu tin theo đây, thì Đại Việt sử lược là sách có sau.

Vì chưa đạt được sự đồng thuận về tác giả, về thời điểm ra đời của Đại Việt sử lược, nên phần nhiều các sách hiện nay đều ghi là "khuyết danh" và là sách thuộc đời Trần.

Cấu trúc và giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Việt sử lược gồm ba quyển và một phụ bản:

Quyển I chép các việc từ thượng cổ đến hết nhà Tiền Lê (tức đến năm vua Lê Ngọa Triều mất, 1009).

Quyển II chép các việc nhà Lý, từ Lý Thái Tổ (trị vì: 1009 - 1028) đến Lý Nhân Tông (trị vì: 1072 - 1127).

Quyển III chép tiếp về nhà Lý, từ Lý Thần Tông (trị vì: 1127 - 1138) đến Lý Huệ Tông (trị vì: 1211 - 1224).

Phụ bản chép niên hiệu các vua nhà Trần.

Nói về giá trị của sách, GS. Nguyễn Khắc Thuần viết:

"Đại Việt sử lược" là một trong những tác phẩm xuất hiện sớm nhất của lịch sử học Việt Nam...Dẫu nhìn từ bất cứ góc độ nào thì "Đại Việt sử lược" vẫn là một cuốn sách quý. Đọc "Đại Việt sử lược", không những bạn sẽ hiểu được diện mạo kinh tế và xã hội cũng như thế thứ các đời, không những hiểu được đặc trưng văn hóa dân tộc với nhiều thành tố phong phú khác nhau, mà còn hiểu được quan hệ bang giao của đất nước với các quốc gia trong khu vực...đã diễn ra trước triều Trần...

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Việt Sử Lược PDF của tác giả Nguyễn Gia Tường nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng (Nguyễn Huy Tưởng)
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô... Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957) và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (1996)."Lá cờ thêu sáu chữ vàng xoay quanh nhân vật trung tâm là người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Là nhà văn làm văn nghệ về đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng còn làm luôn cả công việc của nhà nghiên cứu sử học. Tác phẩm của ông vỗ cánh trên cái nền vững chắc của sử học, để lấp lánh, tỏa sáng bằng một thứ ánh sáng rạng rỡ bởi sự trung thực, khả tín. Ở Lá cờ thêu sáu chữ vàng, không chỉ nhân vật chính là Trần Quốc Toản, mà cả những nhân vật phụ, không phải chỉ cốt truyện chung chung, mà cả những tình tiết, chi tiết, đều có những hiệu quả kèm độ tin cậy như thế."(Lê Văn Lan, Nguồn sáng của một nhà văn đi trước). Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho biết, thuở nhỏ từng say mê đọc các truyện Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi, mà ấn tượng nhất là Lá cờ thêu sáu chữ vàng.Nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại “Trẻ con hàng phố ngày ấy, chuyền tay nhau đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, say sưa đến nỗi, còn đóng vai Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, rồi cả Ô Mã Nhi, Thoát Hoan... chia phe ra tỷ thí bên bãi cỏ rộng ở vườn hoa đền Bà Kiệu”...(Hồng Minh, Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội ) Tìm mua: Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng TiKi Lazada Shopee Và thông tin thêm từ wikipedia.org: Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (chữ Hán: 陳國瓚, 1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đánh... Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết. Theo sách Việt sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2-2 âm lịch.Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là: Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau: Quốc Toản là trẻ có tài,Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,Được phong làm tướng cầm quyền binh nhungThật là một đấng anh hùng,Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng PDF của tác giả Nguyễn Huy Tưởng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ký Ức Không Quên (Jonathan Schell)
Tôi sẽ không bàn về những khía cạnh đạo lý của sự có mặt ấy. Đơn giản tôi chỉ nêu lên những điều tai nghe mắt thấy trong những tuần lễ tôi đi cùng các đơn vị Mỹ ở miền Nam Việt Nam vào mùa hè năm 1967. Những điều tôi nghe và thấy - phần lớn liên quan đến sự huỷ diệt đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam - đã giúp tôi phát hiện ra đặc điểm kỳ lạ của cuộc chiến tranh này. Theo thời gian, tôi hiểu ra đó chính là cách đối phó của quân đội Mỹ trước những thực tế đặc thù hết sức đa dạng của cuộc chiến: sự chênh lệch rất xa về quy mô và sức mạnh giữa hai đối thủ; thực tế là người Mỹ đang đánh nhau ở một nơi cách xa nước mình hàng chục nghìn dặm; thực tế là người Việt Nam là một dân tộc châu Á và sống ở một đất nước chưa công nghiệp hoá; thực tế là người Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam còn người Bắc Việt Nam lại không thể ném bom nước Mỹ; thực tế là người ta chỉ chống trả việc chúng ta ném bom ở miền Nam bằng vũ khí nhỏ; thực tế là binh sĩ Mỹ thường không thể phân biệt giữa thù với bạn hoặc dân thường; thực tế là tình trạng kém cỏi và thối nát của chính quyền Sài Gòn, là vai trò thứ yếu của Quân đội Nam Việt Nam - những kẻ đang nghĩ rằng chúng ta đến đây là để hỗ trợ họ; thực tế là đối phương đang tiến hành một cuộc chiến tranh du kích còn chúng ta thì đang tiến hành một cuộc chiến tranh cơ giới hoá; và cuối cùng, một thực tế bao trùm và kỳ quặc là: bề ngoài thì có vẻ như không cố tình, nhưng kỳ thực chính chúng ta đang tàn phá đất nước mà chúng ta cứ nghĩ là đang đến để bảo vệ nó.Như nhiều người Mỹ khác, tôi phản đối chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Khi tôi nói chuyện với những lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam, tôi luôn cảm thấy đau buồn về những điều người ta ra lệnh cho họ làm và về những điều họ đã làm. Mặt khác, tôi không thể quên được sự thật là những người lính ấy cho rằng họ phải thực thi nhiệm vụ, rằng không có sự lựa chọn nào khác. Tôi cũng không quên được sự thật là họ đang phải sống trong trạng thái căng thẳng khủng khiếp, và cũng giống như mọi chiến binh trong mọi cuộc chiến, họ đang cố níu lấy sự sống và cố giữ cho tinh thần được tỉnh táo. Nếu như đất nước chúng ta sẩy chân sa vào cuộc chiến vì sai lầm, thì đó không phải là sai lầm của họ. Nếu như việc chúng ta tiếp tục leo thang chiến tranh là tội lỗi, thì tội lỗi đó chắc chắn không chỉ là của riêng mình họ. Nếu như thế thảm hoạ này đến thảm hoạ khác ập đến đầu nhân dân Việt Nam, thì những thảm hoạ đó chính là hậu quả tất yếu của cuộc can thiệp của chúng ta.Đã có hàng chục nghìn lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương ở Việt Nam, có nhiều người trong số đó tin rằng họ đã chiến đấu vì chính nghĩa, và một số binh sĩ mà tôi vừa quen biết ở Việt Nam rồi cũng ngã xuống hoặc bị thương trong cùng một niềm tin như thế. Một số binh sĩ của chúng ta đã bị chiến tranh biến thành những kẻ tàn bạo. Tôi cũng có thể bị biến thành như thế nếu như tôi chiến đấu bên cạnh họ, cũng như những người thuộc bên này hoặc bên kia chiến tuyến trong mọi cuộc chiến tranh đã từng bị biến thành những kẻ tàn bạo. Tuy vậy, một số trong bọn họ đã thực thi nhiệm vụ nhưng không khỏi động lòng trắc ẩn đối với thường dân Việt Nam và ngay cả đối với kẻ thù trong chiến đấu.Trong cuốn sách này, tôi không chủ yếu viết về những người lính trong quân đội Mỹ. Tôi viết về một phần giới hạn của cuộc chiến, viết về sự huỷ diệt do quân đội Mỹ gây ra như tôi đã tận mắt nhìn thấy (phần lớn từ trên máy bay) đối với một khu vực nông thôn của miền Nam Việt Nam. Tất cả người Mỹ chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, chứ không phải chỉ các binh sĩ cầm súng. Tôi không có ý muốn phê phán những cá nhân người Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Tôi chỉ muốn ghi nhận những điều tôi chứng kiến, với hy vọng rằng điều đó sẽ giúp tất cả người Mỹ hiểu được tốt hơn điều chúng ta đang làm.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Không Quên PDF của tác giả Jonathan Schell nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ký Ức Chiến Tranh (Valeriy Potapov)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Chiến Tranh PDF của tác giả Valeriy Potapov nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỵ Sĩ Thứ 5 (James Patterson)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỵ Sĩ Thứ 5 PDF của tác giả James Patterson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.