Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann (Moshe Pearlman)

Tôi rời bỏ chức vụ trong chính phủ ngày 1 tháng 5 năm 1960 để dành thì giờ viết văn.Lúc đó tôi chưa nghĩ rằng mình sẽ viết một quyển sách về Eichmann.Tôi lại càng không biết việc người ta chuẩn bị để bắt ông. Lần đầu tiên tôi được tin Eichmann bị bắt và bị giữ ở Israel là ngày 25 tháng 5 lúc 4 giwof chiều khi Thủ tướng lan báo tin ấy ở Quốc Hội(Knetsset).Vì vậy quyển sách này không chứa đựng một tài liệu nào mà tôi đã thâu lượm được nhờ vào chức vụ của tôi.

Tôi cũng chưa chú ý đến trường hợp Eichmann khi có tin ông ta bị bắt. Khoảng tháng 11 năm 1946 lần đầu tiên tôi nghe nói đến những hoạt động của ông.Với tư cách phóng viên một tờ báo,khi tôi đến phỏng vấn người cộng sự cũ của ông,ông Sturmbannfuhrer SS Dieter Wisliceny tại khám đường Trung Ương Bratislava,vài tuần trước khi ông này bị hành quyết. Lúc đó ông ta nói với tôi rất nhiều về vai trò của Cơ quan Chuyên trách về các vấn đề Do thái mà người cầm đầu là Adolf Eichmann. Ông còn thảo một văn thư để nhờ chuyển lại cho tôi quả quyết Eichmann vẫn còn sống.

Quyển sách này không phải là một bản công bố chính thức. Vì vậy nó không dính lứu gì đến chính phủ Do Thái. Tự cá nhân tôi viết ra và một mình tôi chịu tất cả mọi trách nhiệm. Moshe Pearlman

***

Adolf Eichmann (sinh 19 tháng 3 1906 - tử hình ngày 31 tháng 5 1962) là trung tá lực lượng vũ trang SS Đức Quốc xã. Vì ông có đầu óc tổ chức và có lý tưởng quốc xã sâu đậm, Eichmann được cấp trên là Reinhard Heydrich trao trách nhiệm chính trong kế hoạch thủ tiêu người Do Thái ở Châu Âu. Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, ông bị Đồng Minh truy lùng gắt gao, phải giả giấy thông hành hội Chữ thập đỏ chạy trốn sang sinh sống tại Argentina với cái tên giả là Ricardo Clemento. Đến năm 1960, nhân viên cục tình báo Mossad của Israel bắt được Adolf Eichmann, đưa về Israel xét xử. Năm 1962 Eichmann bị tòa án Israel kết án và xử tử hình. Tìm mua: Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann TiKi Lazada Shopee

***

Ngày thứ ba 11 tháng 4 năm 1961, một ngày nắng đẹp, vụ xử án tên sát nhân vĩ đại nhất thế giới được khai mạc. Công việc thẩm cứu khởi sự vào ngày 29 tháng 5 năm 1960, do Phòng 06 đảm nhiệm sáu ngày sau khi Eichmann được đưa đến Quốc gia Do thái đã hoàn tất. Phận sự của công lý bắt đầu.

Lúc 8 giờ 56 phút, trong phòng xử án của Pháp đình, tại Jerusalem, một người đàn ông mảnh dẻ len vào trong một lồng kiếng đạn bắn không thủng đã được chế tạo riêng cho hắn ta. Căn phòng được dự trù để chứa 750 người, đầy nghẹt. Bị cáo, không bị còng tay, được hai nhân viên cảnh sát kèm hai bên. Hắn ta làm mọi người kinh ngạc trước hết là do tướng mạo tầm thường của mình. Một con người tầm thường, dáng vẻ hiền lành, đầu hơi sói, tóc bạc hoa râm, râu vừa mới cạo nhẵn nhụi. Cặp mắt kiếng to lớn nằm trên chiếc mũi cao, môi mỏng dính. Thỉnh thoảng nét mặt nhăn nheo lại co giật một cái. Hắn ta mặc bộ đồ sậm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt xanh đậm sọc xanh da trời.

Khác xa với viên quốc xã nai nịt gọn gàng trong bộ đồng phục đen, khác hẳn với viên công chức ngạo mạn mà các nhân chứng đang chờ phiên ra trước tòa đã có dịp gặp gỡ trước chiến tranh. Viên cựu trưởng Ban IV B4, người đã tập nã cả vùng Âu châu bọn người mà ông ta gọi là “bọn vô lại Do thái”, giờ đây ủ rũ mặt mày tái mét trong lồng kiếng, canh giữ bởi hai người đại diện lực lưỡng chủng tộc bị nguyền rủa đứng cao hơn hắn ta một cái đầu.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann PDF của tác giả Moshe Pearlman nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Các Triều Đại Việt Nam
Các Triều Đại Việt Nam Các Triều Đại Việt Nam – Quỳnh Cư “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam”. Đương thời Hồ Chủ Tịch luôn ý thức việc truyền lại những kiến thức lịch sử cho nhân dân. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thực sự có một cuốn sách nào đầy đủ và hấp dẫn về chủ để lịch sử để thu hút độc giả. Nhưng cuốn sách Các Triều Đại Việt Nam lại là một ngoại lệ. Các sử gia phong kiến thường chỉ chép về cuộc đời và hành động của các vị vua chúa qua mỗi triều đại. Ngược lại, các biên soạn của các nhà sử học ngày nay lại phân kỳ và đánh giá sự phát triển lịch sử theo các hình thái kinh tế xã hội và dấu tranh giai cấp, không chú ý nhiều đến cuộc đời của các ông vua, bà chúa. Chỉ có một số vị vua có công tích nổi bật trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước mới được đề cập đến. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nam Việt Lược Sử 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy Vì vậy, độc giả trẻ khi đọc các cuốn thông sử hay các giáo trình lịch sử ở trung học trong mấy chục năm trở lại đây, chưa có được một niệm đầy đủ về sự mở đầu kế tục của các triều đại, các đời vua trong lịch sử dân tộc. Mời các bạn đón đọc Các Triều Đại Việt Nam. Đừng quên mua sách giấy để ủng hộ tác giả và đăng ký nhận email thông báo sách hay mỗi ngày.
Hồi ký Lý Quang Diệu - Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng
Hồi ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng Lý Quang Diệu, người đàn ông vĩ đại có công đưa Singapore từ một làng chài nghèo khổ vương lên trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới. Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Ông tiếp tục phục vụ trong chính phủ của thủ tướng Ngô Tác Đống trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp. Hồi ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng biểu thị khát vọng của tất cả các nước đang phát triển, nhưng tiếc thay, cho đến nay, số thành đạt rất ít. Singapore là một trong số rất ít đó. Vì thế, hồi ký về những năm đầu thời kỳ độc lập được viết bởi người cha sáng lập đất nước này – ông Lý Quang Diệu – sẽ rất lý thú đối với nhân dân các nước đang phát triển và những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước họ. Câu chuyện được kể thẳng thắn bằng văn phong rất trong sáng và thú vị. Cuốn sách có sức thu hút kỳ lạ. (Trích lời của Kofi A.Annan, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc). Hồi ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng “Tôi viết quyển sách này cho thế hệ trẻ Singapore, những người cho rằng một Singapore ổn định, phát triển và thịnh vượng là hiển nhiên. Tôi muốn họ thấu hiểu được những khó khăn mà một nước nhỏ chỉ rộng 640km2, không có tài nguyên thiên nhiên, phải vươn lên để tồn tại giữa những quốc gia rộng lớn hơn vừa mới độc lập và tất cả đều theo đuổi đường lối dân tộc chủ nghĩa. Những ai đã từng trải qua chiến tranh năm 1942 và sự chiếm đóng của Nhật Bản, đã từng tham gia vào công cuộc xây dựng nền kinh tế mới cho Singapore thì không lạc quan như thế. Chúng tôi không thể quên được rằng việc có được trật tự xã hội, an toàn cá nhân, phát triển kinh tế xã hội và phồn vinh thịnh vượng không phải là quy luật hiển nhiên của sự vật, mà là nhờ vào những nỗ lực không ngừng của toàn xã hội dưới sự dẫn dắt của một chính phủ trung thực và hiệu quả do dân bầu ra. Trong quyển sách trước đây (Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1), tôi đã miêu tả những năm định hình tính cách của tôi trong thời tiền chiến ở Singapore, sự chiếm đóng của Nhật Bản và những biến động của chủ nghĩa cộng sản và tiếp theo đó là các vấn đề chủng tộc trong hai năm ở trong Liên bang Malaysia. Việc chiếm đóng của Nhật Bản (1942–1945) làm tôi căm phẫn vì sự tàn bạo, dã man mà họ đã dành cho những người bạn cùng châu Á với họ, làm khơi dậy trong tôi tinh thần dân tộc và lòng tự trọng, cũng như sự căm hờn vì bị đối xử trịch thượng. Bốn năm học đại học ở Anh sau chiến tranh đã củng cố thêm quyết tâm thoát khỏi ách cai trị thuộc địa của thực dân Anh trong tôi. Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1 Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Năm 1950 tôi trở về Singapore, tin tưởng vào mục tiêu của mình nhưng lại không lường hết được những khó khăn hiểm nguy phía trước. Làn sóng chống thực dân đã lôi cuốn tôi và nhiều người cùng thế hệ. Tôi tham gia hoạt động công đoàn và chính trị, lập ra một đảng chính trị và vào năm 1959, ở tuổi 35, tôi đảm nhiệm chức vụ thủ tướng chính phủ đầu tiên, được bầu của Singapore tự trị. Tôi cùng bạn bè thành lập mặt trận thống nhất với những người cộng sản. Ngay từ đầu, chúng tôi biết rằng sẽ phải có lúc đường ai nấy đi và khi có cơ hội là thanh toán lẫn nhau. Khi điều ấy xảy ra, cuộc đấu tranh thật là ác liệt và may thay chúng tôi đã không bị đánh bại.”
Hồi Ký Lý Quang Diệu - Tập 1
Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1 Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1 Hồi ký Lý Quang Diệu là những ký ức đáng tự hào về thành công của một chàng sinh viên du học trên đất Anh, những hoài bão của chàng thanh niên trẻ tuổi, những kết giao, những mối quan hệ, từng bước thâm nhập chính trường, đối nhân xử thế, xây dựng đảng, lèo lái đất nước Singapore vượt qua những khó khăn cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Hồi ký Lý Quang Diệu tập 1 kết thúc ở thời điểm Singapore chính thức tuyên bố độc lập năm 1965 sau khi tách ra từ Liên bang Malaysia, cũng là lúc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành suy nghĩ, tính cách của ông Lý. Lý Quang Diệu (16 tháng 9 năm 1923 – 23 tháng 3 năm 2015), là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, ông đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990. Những Kẻ Xuất Chúng Bill Gates – Con Đường Phía Trước Hồi ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Ông tiếp tục phục vụ trong chính phủ của thủ tướng Ngô Tác Đống trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp. Cho đến khi qua đời Lý Quang Diệu giữ một chức vụ được kiến tạo riêng cho ông, Bộ trưởng Cố vấn (Minister Mentor) dưới quyền lãnh đạo của con trai ông, Lý Hiển Long, thủ tướng thứ ba của Singapore (nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004), và là người thứ hai thuộc gia tộc Lý đảm nhiệm cương vị này. Ông còn được biết đến trong vòng thân bằng quyến hữu với tên “Harry”. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Hồi Ký Lý Quang Diệu. Đừng quên chia sẻ sách đến bạn bè và đăng ký nhận thông báo sách mới hàng tuần.
Mạnh Tử
Cuộc đời của Mạnh Tử Mạnh Tử Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, ông làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia… (thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Khổng Tử Tinh Hoa Triết Học Hiện Sinh Những khám phá về hoàng đế Quang Trung Trước cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có 4 tác phẩm viết về triết học Trung Quốc: Mạnh Tử, đó là: Nho giáo – một triết lý chính trị, Đại cương triết học Trung Quốc (chung với cụ Giản Chi), Nhà giáo họ Khổng, Liệt tử và Dương tử. Trong cuốn Mạnh Tử này cũng vậy. Ví dụ như trong chương 8, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Quan niệm về “khí” xuất hiện ở Trung Hoa vào thế kỉ thứ IV trước Tây lịch và ba triết gia đầu tiên nói tới khí là Cáo tử, Mạnh tử và Trang tử, nhưng quan niệm của hai nhà trên hơi khác với quan niệm của nhà dưới”. Tiếp đến, cụ trích dẫn hai đoạn trong sách Trang Tử, một trong thiên Trí Bắc du, một trong thiên Chí lạc. Trong bộ Trang Tử – Nam Hoa Kinh, cụ đã dịch lại, lời tuy hơi khác nhưng ý nghĩa cũng tương tự; nhưng cụ cho rằng hai thiên đó do những người đời sau thêm vào, và hai đoạn trích dẫn đó không phản ánh đúng tư tưởng của Trang Tử. Thư viện Sách Mới xin gửi đến bạn đọc bộ sách Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê.