Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

SỰ TÍCH CÁC LOÀI HOA - STOVICEK VRATISLAV - PHẠM BÍCH LIỄU DỊCH

 

Từ rất lâu, lâu lắm rồi, Hoa Sen vốn là nữ hoàng của vương quốc loài hoa. Vì chìm đắm trong quá nhiều mơ ước, để mặc cho những con sóng của mặt hồ trêu đùa, trọc ghẹo nên Hoa Sen chẳng có một phút nào rảnh rỗi để quan tâm, săn sóc đến công việc của một nữ hoàng. Muôn loài hoa không còn đủ kiên nhẫn đứng nhìn nữ hoàng của mình chỉ suốt ngày mơ mộng rong chơi nên đã gửi thông điệp cầu xin Ngọc Hoàng tạo lập cho họ một vị nữ hoàng mới. Tuy nhiên, lời cầu xin của các loài hoa quá yếu ớt nên không tới được tai Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, họ phải nhờ cậy đến họa mi bay lên đó mang thông điệp đến Ngọc Hoàng, họa mi tốt bụng giúp họ không ngại khó khăn nên cuối cùng Ngọc Hoàng cũng biết chuyện.

Từ rất lâu, lâu lắm rồi, Hoa Sen vốn là nữ hoàng của vương quốc loài hoa. Vì chìm đắm trong quá nhiều mơ ước, để mặc cho những con sóng của mặt hồ trêu đùa, trọc ghẹo nên Hoa Sen chẳng có một phút nào rảnh rỗi để quan tâm, săn sóc đến công việc của một nữ hoàng. Muôn loài hoa không còn đủ kiên nhẫn đứng nhìn nữ hoàng của mình chỉ suốt ngày mơ mộng rong chơi nên đã gửi thông điệp cầu xin Ngọc Hoàng tạo lập cho họ một vị nữ hoàng mới. Tuy nhiên, lời cầu xin của các loài hoa quá yếu ớt nên không tới được tai Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, họ phải nhờ cậy đến họa mi bay lên đó mang thông điệp đến Ngọc Hoàng, họa mi tốt bụng giúp họ không ngại khó khăn nên cuối cùng Ngọc Hoàng cũng biết chuyện.

Ngài liền lệnh cho một vị thần xuống trần gian đánh thức hoa hồng, một loài hoa đẹp rực rỡ nhưng rất nhiều gai nhọn. Làn da của hoa hồng trắng như tuyết tạo nên một vẻ đẹp vô cùng trong sáng khiến cho họa mi phải đem lòng say mê ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngây ngất trước vẻ đẹp của hoa hồng, họa mi sà xuống muốn vuốt ve những cánh hoa trắng mịn nhưng lại phải thu mình lại ngay. Trời đất, những cái gai sắc nhọn đâm ngay vào ngực họa mi một cách không thương tiếc khiến dòng máu đỏ từ ngực họa mi chảy nhuộm đỏ cả cánh hoa hồng. Từ đó trở đi hoa hồng đỏ trở thành Nữ hoàng của các loại hoa bên cạnh rất nhiều loại hoa đủ màu sắc khác.

Vào một ngày chớm đông, lúc mà các vị thần tiên của loài hoa đang trút bỏ những tràng hoa héo tàn trên đầu để đến trú ngụ trong khu vườn thần kì, thì Hoa Hồng, vị nữ hoàng các loài hoa quyết định tổ chức một buổi dạ hội lớn trong lâu đài. Buổi dạ hội này dự định sẽ kéo dài đến tận ngày mà thần Pan- vị thần của đồng cỏ và gia súc thổi cây sáo thần kỳ báo hiệu mùa xuân đang về trên hạ giới.

Hàng triệu loài hoa tuyệt đẹp nô nức tụ họp trong buổi dạ hội đó thật là đông đủ với hàng triệu vẻ đẹp rực rỡ khác nhau. Những nàng tiên bé nhỏ cũng không quên rủ các nàng công chúa xiêm y rực rỡ cùng các chàng hoàng tử tuấn tú mặc những áo choàng dài bên ngoài áo giáp sáng loáng và chiếc mũ tinh tế trên đầu đến. Trong khu vườn của lâu đài, những quý bà đáng kính đang đi dạo với dáng vẻ nghiêm trang trong những chiếc váy dài xòe rất đẹp. Vẻ duyên dáng, kiêu sa của họ hiện cả trên đôi mắt long lanh, ở nụ cười e lệ giấu sau những chiếc quạt bằng long chim. Các nàng công chúa thì hớn hở, xách váy chạy chân trần trên những thảm cỏ xanh mướt của vườn hồng. Còn các bà tiên đang ung dung đi dạo quanh hồ nước trong xanh. Phía xa xa, trên thảo nguyên, vài chú thị đồng đanh chơi trò đánh trận bằng những chiếc gai và dùng cây cỏ làm cung tên bắn lên bầu trời trêu trọc lũ cò bạch.

Rồi bàn đêm kéo xuống, hằng hà sa số những ngôi sao lấp lánh chiếu sáng cho lâu đài. Bằng một cử chỉ rất tinh tế, nữ hoàng của các loài hoa lệnh cho dàn kèn đồng tấu lên những bản nhạc du dương. Và thế là muôn loài hoa bắt đầu khiêu vũ trong lâu đài và cả ở bên ngoài. Họ nhảy rất điêu luyện và hấp dẫn như những vũ công thực thụ. Tiếng nhạc hòa lẫn tiếng cười tạo nên một không khí thật vui nhộn khiến những giọt nước hồ, những con bướm đủ màu sắc trong vườn, những chú ngựa xinh đẹp và những chú chim duyên dáng cũng muốn hòa mình vào điệu nhảy đó. Khi điệu nhảy kết thúc, nữ hoàng Hoa Hồng rung nhẹ chiếc vòng tay yêu cầu mọi người im lặng rồi bằng giọng nói rành mạch, người nói:

- Xin chào mừng các vị khách quý đã đến dự. Ta mong các vị sẽ có những đêm ngày vui vẻ khó quên ở buổi dạ hội dành cho các loài hoa trong lâu đài của ta. Bên cạnh đó, ta cũng muốn bày tỏ một mong muốn rất khiêm tốn: ta sẽ rất thích thú nếu trong lúc diễn ra những buổi dạ hội tiếp theo được nghe các vị kể về những chuyện cổ tích trên thế giới.Và đến khi kết thúc chúng ta cùng bình chọn xem câu chuyện nào là hay nhất. Bây giờ ai muốn bắt đầu nhỉ?

Muôn loài hoa nghe xong nhìn nhau, bàn luận nhưng chẳng ai có đủ dũng cảm để bắt đầu. Một nàng công chúa nhỏ đội trên đầu chiếc vương miện màu tím của hoa Violet, tỏ vẻ nhút nhát giấu mình một cách vội vã vào đám đông và vô tình đánh rơi một chiếc hài. Dù không muốn, nhưng nàng đành quay lại tìm chiếc hài bị tuột khỏi chân. Nữ hoàng Hoa Hồng thấy vậy liền gọi và hỏi:

- Công chúa Violet, loài hoa yêu thích của hoàng hậu Marie Louise, nàng sợ điều gì vậy? Nàng là loài hoa chuyên khoe sắc khi mùa xuân đến chẳng lẽ lại không có điều gì kể với mọi người hay sao? Có người kể với ta rằng nàng được sinh ra nhờ nước mắt của Adam nhỏ xuống và nàng còn là một thông điệp bí mật của tình yêu. Nào, đừng có e lệ như vậy. Hãy kể cho mọi người nghe những câu chuyện tình mà các chàng trai thổ lộ với nàng.

Trước sự khuyến khích của nữ hoàng Hoa Hồng, công chúa Violet càng đỏ mặt, e lệ cúi đầu. Nhưng nụ hôn ngọt ngào, tình cảm của nữ hoàng Hoa Hồng khiến nàng thêm dũng khí. Bằng giọng nói dịu dàng nàng bắt đầu kể. Và đây là câu chuyện đó.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Biết Lối Quy Y - Thiều Chửu (NXB Đuốc Tuệ 1940)
Quy, nói đủ là quy-y. Quy-y nghĩa là minh tự biết minh say đắm cảnh đời, làm nhiều tội lỗi, cũng như người con cứng đầu cứng cổ, không ăn lời cha mẹ dạy, bỏ nhà ra đi đua đòi bạn xấu, làm càn làm bậy, đến nỗi tấm thân bơ vơ đất khác, đói khát giãi dầu, cảnh khổ ê trề, bây giờ mới nhớ đến cha mẹ mà quay đầu về ngay, thì lại được yên ổn xung xướng ngay. Lại như người đang bị ngã xuống bể, ngoi ngóp sắp chết, thấy có thuyền đến, liền ngoi lại ngay, khi lên được trên thuyền, thay áo khỏi rét, ăn cơm khỏi đói, hết sự sợ lại khốn khổ, được hưởng cái phúc no ấm xênh sang, thế là quy y. Biết Lối Quy YNXB Đuốc Tuệ 1940Thiều Chửu (Nguyễn Hữu Kha)22 TrangFile PDF-SCAN
Đập vỡ vỏ hồ đào - Thích Nhất Hạnh
Lời tựaĐập vỡ vỏ hồ đào – Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán LuậnNếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế. Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể… và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.
Tam Ngươn Giác Thế Kinh - Chiếu Minh Đàn (NXB An Hà 1932)
Trong Trời Đất có ba Ngươn: Thượng ngươn - Trung Ngươn - Hạ Ngươn. Ba Ngươn ấy là cái số cuối cùng của Trời Đất. Thượng Ngươn là: ngươn đã gây dựng CKVT. Nên còn gọi là Ngươn Tạo Hóa hay Ngươn Thượng Đức, con người lúc ấy tánh chất hiền lương chất phát. Thuận tùng Thiên Lý, trên hòa dưới hiệp bảo vệ thương yêu nâng đỡ nhau, cùng chung nhau hưởng đời an lạc, gọi là đời Thượng Lực. Đến đời trung Ngươn, thì con người bỏ mất tánh thiện lương, càng ngày càng học hỏi thu thập nhiều thói hư xấu, rồi nghĩ ra nhiều mưu lược tương tàn, tương sát giết hại lẫn nhau, mạnh đặng yếu thua, miễn sao mình vinh thân phì da, không kể gì đến tính đồng loại, nghĩa đồng bào, bởi vậy nên còn gọi là Ngươn tranh đấu. Hạ Ngươn còn gọi là đời mạt kiếp: sự đấu tranh càng ngày càng gay go hung tợn. Chế tạo ra nhiều vũ khí tối tân, giết người hàng loạt. Mưu quỉ kế là ác độc phi thường. Thậm chí còn bày ra hạt nhân nguyên tử. Nếu đấu tranh càng lắm, thì cũng phải tới thời kỳ tiêu diệt, bởi thế còn gọi là đời mạt kiếp hay ngươn điêu tàn. Tam Ngươn Giác Thế KinhNXB An Hà 1932Chiếu Minh Đàn213 TrangFile PDF-SCAN
Công Phu - Nguyễn Kim Muôn (NXB Xưa Nay 1935)
Cái công phu là cái phần việc của mổi người tu làm qua mổi ngày, ấy cũng cho là như làm việc vậy. Thế thì, cái sự công phu này chắc là của ai ai cũng không giống nhau được, vì hoặc công phu ngoại, hoặc công phu nội, rồi trong hai lẻ nội ngoại lại còn có nhiều thứ, nhiều lớp, nhiều bực khác nhau nữa. Đây tôi muốn nói về cái công phu nội, mà có một bức thôi. Công PhuNXB Xưa Nay 1935Nguyễn Kim Muôn16 TrangFile PDF-SCAN