Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Quá Lớn Để Gọi Là Nhỏ - Bỏ 1 Đô Kiếm Tiền Triệu Đô

Quá Lớn Để Gọi Là Nhỏ – Bỏ 1 Đô Kiếm Tiền Triệu Đô

Nếu là một chủ doanh nghiệp đang dẫn dắt một công ty phát triển nhanh chóng, hay nếu bạn đang khao khát có thể dẫn dắt một doanh nghiệp đạt tới tăng trưởng nhanh chóng vào một ngày nào đó, thì hãy đợi đã, bạn đang tiến vào một con đường đầy trắc trở. Hằng năm, 9 trong số 10 công ty mới thành lập ở nước Mỹ thất bại ngay trong ba năm đầu. Những công ty có tốc độ phát triển nhanh chóng – hay những chú linh dương Gazen theo cách gọi của Cựu Giáo sư David Birch* của Học viện Công nghệ Masachuset (MIT) – đang trên đà phát triển, nhưng vẫn có một số lượng đáng kể trong đó bị thất bại.

* Tiến sỹ Birch đã một mình đi đầu trong nghiên cứu chuyên sâu về các công ty phát triển nhanh chóng. Trong việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ “những chú linh dương Gazen”, ông cho rằng bộ phận kinh tế của doanh nghiệp được chia thành ba kiểu: “những chú chuột” (những công ty nhỏ), “những con voi” (những công ty lớn, lâu đời, có danh tiếng) và “những chú linh dương Gazen”. Birch đã định nghĩa những chú linh dương Gazen như là những công ty có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình ở mức thấp nhất là 20% trong một chu kì hơn 4 năm.

Đối với những công ty vượt qua được sự thất bại, họ không thể duy trì tốc độ phát triển nhanh chóng được quá lâu. Nghiên cứu cho thấy chỉ 1/3 trong số các công ty lọt vào danh sách 500 công ty phát triển nhanh chóng do tạp chí Inc. bình chọn, tiếp tục có mặt trong danh sách này vào năm tiếp theo.

Trong cuốn sách Kế hoạch để trở thành tỷ phú, David G. Thomson đã theo dõi mô hình phát triển kế hoạch đầu tư của một công ty đạt doanh thu 1 tỷ đô la sau khi cổ phần hóa. Thomson đã chỉ ra rằng chỉ một số ít các công ty (khoảng 5% trong số 7454 công ty được cổ phần hóa từ năm 1980) đạt tốc độ phát triển ấn tượng và tiếp tục phát triển để đạt mức doanh thu 1 tỷ đô la. Còn các công ty chỉ đạt được mức tăng trưởng cấp lũy thừa sau khi đã chuyển tiếp qua các điểm uốn, trong một vài trường hợp, điểm này xuất hiện khi công ty đạt mức doanh thu 10 triệu đô la, nhưng thông thường nó chỉ xuất hiện khi các công ty đạt mức 50 triệu đô la.3

Theo biểu đồ dưới đây, hằng năm có hàng ngàn công ty nhà nước và công ty tư nhân đạt tới một điểm giống nhau trong sự phát triển của họ, một điểm uốn mà tại đó, chúng chuyển mình từ một công ty nhỏ thành công ty lớn, từ một công ty mới khởi nghiệp sang những cấp độ phát triển mới, từ một ý tưởng chợt lóe tới phòng nghiên cứu đến những phát triển thực tế ở Mỹ. Tuy nhiên, biểu đồ này cũng cho thấy phần lớn các công ty nhà nước và tư nhân đang phát triển đạt tới điểm uốn chỉ để bị thất bại và lụi tàn. Tương tự như vậy, một số lượng nhỏ hơn nhưng vẫn là một con số đáng kể, các công ty đạt đến điểm uốn này đã đưa ra một quyết định khôn ngoan là không mở rộng hơn nữa.

Chúng ta ngưỡng mộ những người chủ doanh nghiệp thành công như Bill Gates, Steve Jobs và say sưa tìm hiểu bí quyết thành công của họ. Bo Burlingham đã viết: “Ý niệm – lớn hơn, lớn hơn nữa, càng lớn càng tốt – đã tràn ngập khắp nền văn hóa của chúng ta. Do đó hầu hết mọi người đều cho rằng tất cả chủ doanh nghiệp đều muốn tận dụng mọi cơ hội kinh doanh nhằm phát triển công ty của mình nhanh hết mức có thể và xây dựng nên một Microsoft hay Citicorp tiếp theo”.

Nhưng sự phát triển không hoàn toàn giống như nó vẫn được tán dương. Và cho dù các công ty đang phát triển thịnh vượng thì những điều kiện để thành công thường không phải là những gì mà các người chủ doanh nghiệp dự tính. Việc phát triển công ty tới một quy mô nhất định thường đòi hỏi nhóm lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức không dự đoán trước được, những thách thức này có thể làm họ căng thẳng tới mức cảm thấy cay đắng và chỉ muốn duy trì công ty ở quy mô nhỏ.

Quá lớn để gọi là nhỏ: Bỏ 1 đô kiếm tiền triệu đô sẽ tìm hiểu bản chất của sự phát triển bằng cách tập trung vào giai đoạn then chốt trong vòng đời của một doanh nghiệp – giai đoạn sắp trưởng thành – giai đoạn mà một doanh nghiệp đang phát triển lại quá lớn để gọi là nhỏ, nhưng lại quá nhỏ để được coi là lớn. Giai đoạn này chính là điểm uốn đã được cả Thomson và Birch nêu ra ở những phần tương ứng trong nghiên cứu của họ.

Trong suốt giai đoạn này – giai đoạn mà tôi gọi là Mảnh đất không người – sự phát triển đặt những người chủ doanh nghiệp trước những thách thức mới mà họ vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ để đối mặt. Giống như thời niên thiếu của con người, sự phát triển được tạo ra trong quá trình các công ty đang tự khám phá bản thân và đòi hỏi phải có những kỉ cương cần thiết để thành công. Tuy nhiên, thật không may là sự phát triển đó lại thường trở thành một trận chiến đầy gian khổ giữa các xu hướng tự nhiên của một doanh nghiệp đơn lẻ với những luật lệ không thể thay đổi của sự phát triển. Nó thường dẫn đến hậu quả là sự bối rối, tức giận, mụ mẫm, mất tinh thần của nhân viên và nếu kéo dài sẽ là sự thất bại về mặt tài chính. *** Anh trai tôi, John Tatum, đã đề nghị tôi cùng hợp tác để xây dựng nên một công ty quốc gia mà ngày nay mang tên chúng tôi. Tôi vẫn nhớ rất rõ khi tôi viết Quá lớn để gọi là nhỏ: Bỏ 1 đô kiếm tiền triệu đô và quy tắc bốn chữ cùng anh trai mình trên một tờ giấy ăn trong một nhà hàng Mexico phía cuối đường Chamblee Tucker ở Atlanta. John và tôi đã cùng thảo luận về các mô hình doanh nghiệp mà chúng tôi thấy ở các công ty khách hàng – những cuộc thảo luận như vậy diễn ra nhiều lần trong suốt nhiều năm. John thực sự là người biên tập và cộng sự đầu tiên của tôi. Sự quan tâm đặc biệt của anh tới sự thuần khiết của một ý tưởng đơn giản đã thôi thúc tôi dành cả một thập kỷ để nghiên cứu các khái niệm trong cuốn sách. Nếu không có sự đóng góp và khích lệ của anh, tôi sẽ không bao giờ hoàn thành được cuốn sách này.

Tôi cũng muốn cảm ơn những người đã chia sẻ câu chuyện của mình với tôi. Các bạn đều là những người hùng của tôi. Các bạn đã can đảm kể cho những người chủ doanh nghiệp và độc giả của cuốn sách này các thăng trầm, nghi ngại và vinh quang của việc dẫn dắt một công ty trong bước đầu chinh phục và trong một số trường hợp là quay trở lại để cùng vượt qua “Mảnh đất không người”. Cuốn sách này chính là câu chuyện của các bạn và tôi hy vọng các bạn tin rằng tôi đã cố gắng hết sức để đưa kinh nghiệm của các bạn đến với mọi người.

Đối với những đối tác của tôi trong công ty, những người mà tôi tin tưởng sẽ duy trì những giá trị và truyền thống đã mang lại thành công cho công ty của chúng tôi, cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã cho tôi có đủ thời gian và nguồn lực cần thiết để hoàn thành cuốn sách này. Nhiều người trong số các bạn ở công ty không những khuyến khích tôi viết cuốn sách này mà còn dành thời gian để quảng bá nó tới hàng ngàn công ty khác trong nhiều năm liền. Những phản hồi của các bạn đã củng cố thêm lòng tin của tôi rằng những khái niệm được chia sẻ trong cuốn sách là rất quen thuộc với kinh nghiệm của những người chủ doanh nghiệp. Tôi sẽ không cầm bút viết cuốn sách này nếu không có sự ủng hộ của các bạn. Tôi cũng cảm ơn Seth “kẻ ám sát” Schulman, sự cộng tác của anh từ đầu đến cuối đã giúp tôi hoàn thiện tác phẩm này. Seth, bây giờ anh đã là một người bạn suốt đời, một “đồng phạm” của tôi trong việc viết ra cuốn sách và là một trong những người thông minh, đáng kinh ngạc nhất mà tôi từng có cơ hội làm việc cùng.

Với Jane Pass, cảm ơn cô rất nhiều về những đóng góp trong việc giúp tôi thực hiện cuốn sách. Tôi không thể làm được nếu không có cô.

Và cuối cùng, tôi cảm ơn mẹ đã tạo cho tôi tình yêu đối với việc đọc sách cũng như biết trân trọng những câu chuyện được kể.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Tâm Lý Học Về Tiền
Tâm Lý Học Về TiềnTiền bạc có ở khắp mọi nơi, nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, và khiến phần lớn chúng ta bối rối. Mọi người nghĩ về nó theo những cách hơi khác nhau một chút. Nó mang lại những bài học có thể được áp dụng tới rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như rủi ro, sự tự tin, và hạnh phúc. Rất ít chủ đề cung cấp một lăng kính phóng to đầy quyền lực giúp giải thích vì sao mọi người lại hành xử theo cách họ làm hơn là về tiền bạc. Đó mới là một trong những chương trình hoành tráng nhất trên thế giới.Chúng ta hiếm khi lâm vào hoàn cảnh nợ ngập đầu ư? Biết tiết kiệm để dành cho lúc khốn khó hơn ư? Chuẩn bị sẵn sàng cho việc nghỉ hưu? Có những cái nhìn thiết thực về mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc của chúng ta hơn phải không?Chúng ta đều làm những điều điên rồ với tiền bạc, bởi vì chúng ta đều còn khá mới mẻ với trò chơi này và điều có vẻ điên rồ với bạn lại có khi hợp lý với tôi. Nhưng không ai là điên rồ cả – chúng ta đều đưa ra các quyết định dựa trên những trải nghiệm độc đáo riêng có mang vẻ hợp lý với mình ở bất cứ thời điểm nào. Thông qua một tập hợp những thử nghiệm và sai lầm của nhiều năm chúng ta đã học được cách trở thành những nông dân giỏi giang hơn, những thợ sửa ống nước nhiều kỹ năng hơn, và những nhà hóa học tiên tiến hơn. Nhưng liệu việc thử nghiệm và sai lầm có dạy chúng ta trở nên giỏi hơn trong cách quản lý tài chính cá nhân của chính mình không?Nhiều tiền không liên quan nhiều đến việc bạn thông minh như thế nào mà lại liên quan lớn đến cách bạn hành xử. Và cách hành xử thì rất khó để uốn nắn, ngay cả đối với những người thực sự thông minh.Một thiên tài không kiểm soát được cảm xúc của anh ta có thể dẫn tới một thảm họa tài chính. Điều ngược lại cũng đúng. Những người bình thường không có kiến thức về tài chính có thể trở nên giàu có nếu họ nắm trong tay những kỹ năng hành xử không liên quan đến những thước đo chính thống về trí thông minh.Sự thành công trong tài chính không phải là một lĩnh vực khoa học khó nhằn. Nó là một kỹ năng mềm, nơi mà cách bạn hành xử quan trọng hơn điều mà bạn biết. Trong “Tâm lý học về tiền”, tác giả từng đoạt giải thưởng Morgan Housel chia sẻ 19 câu chuyện ngắn khám phá những cách kỳ lạ mà mọi người nghĩ về tiền bạc và dạy bạn cách hiểu rõ hơn về một trong những chủ đề quan trọng nhất của cuộc sống.
Nhà Đầu Tư Thông Minh - Benjamin Graham
Nhà Đầu Tư Thông Minh Nhà Đầu Tư Thông Minh là tác phẩm kinh điển về tư vấn đầu tư. Tác giả là nhà tư vấn đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Benjamin Graham đã giảng dạy và truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới. Triết lý “đầu tư theo giá trị“ của Graham, bảo vệ nhà đầu tư khỏi những sai lầm lớn và dạy anh ta phát triển các chiến lược dài hạn, đã khiến Nhà Đầu Tư Thông Minh trở thành cẩm nang của thị trường chứng khoán kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1949.Trải qua năm tháng, diễn biến thị trường đã chứng minh tính sáng suốt trong các chiến lược của Graham. Trong khi vẫn giữ lại toàn vẹn văn bản ban đầu của Graham, ấn phẩm tái bản này bổ sung thêm bình luận cập nhật của ký giả chuyên về tài chính nổi tiếng Jason Zweig. Cái nhìn của Zweig bao quát hiện thực của thị trường ngày nay, vạch ra sự tương tự giữa những ví dụ của Graham và các tít báo về tài chính hiện nay, giúp bạn đọc có sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn về cách thức áp dụng các nguyên tắc của Graham.Sống động và cần thiết, Nhà Đầu Tư Thông Minh là cuốn sách quan trọng nhất mà bạn có dịp đọc về cách thức đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
Chết Vì Chứng Khoán - Jesse Livermore
Chết Vì Chứng Khoán – Jesse LivermoreCuốn sách Chết vì chứng khoán kể câu chuyện về một trong những nhà đầu tư chứng khoán vĩ đại nhất – Jesse Livermore. Dù là một trong những nhà đầu tư chứng khoán thành công nhất thế giới, nhưng chính ông cũng phải đón nhận một kết cục hết sức bi thảm: gia đình tan vỡ, tài chính phá sản và tự sát trong tuyệt vọng.Từ những kinh nghiệm chắt lọc trong suốt sự nghiệp của Jesse Livermore, bao gồm cả những thành công vang dội và những tột cùng của sự thất bại, cuốn sách sẽ đem lại cho bạn rất nhiều bài học quý giá trên con đường trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công.Những đánh giá từ người thành công:“Một cuốn sách tuyệt vời! Nắm bắt cả bộ óc và cuộc đời của Jesse Livermore, nhà đầu tư huyền thoại, cuốn sách này đề cập đến hai vụ sụp đổ lớn của thị trường chứng khoán thế giới, những câu chuyện tình ái và vụ tự sát của Jesse Jr. và hai vụ tự sát gia đình… Một cuốn sách vô cùng hấp dẫn.” – Ace Greenberg, Chủ tịch tập đoàn Bear Stearns“Thực sự xuất sắc. Tôi bắt đầu đọc cuốn sách này khi đang từ sân bay Gimpo ở Seoul đến Đức. Khi chúng tôi tới Novosibirsk, Nga… tôi đã đọc xong. Tôi chỉ không bỏ nó xuống được! Cuốn sách không chỉ là một bài học tuyệt vời về đầu tư và kinh doanh mà nó còn là một nghiên cứu tâm lý hấp dẫn về điều gì đã tạo nên một nhà đầu tư vĩ đại. “Sự thăng trầm của một nhà đầu cơ vĩ đại và gia đình ông là một câu chuyện ly kỳ. Thực tế rằng cuốn sách được xây dựng dựa trên các cuộc phỏng vấn với những người sống sót trong gia đình Livermore và những người đã chứng kiến các sự kiện trong cuộc đời Jesse Livermore làm cho nó trở nên cực kỳ hấp dẫn. Thật là một tác phẩm tuyệt vời.” – Mark Mobius, Giám đốc điều hành của tập đoàn Templeton Asset Management.
Làm Giàu Qua Chứng Khoán - William Oneil
Làm Giàu Qua Chứng Khoán – William OneilLàm giàu qua chứng khoán là một cuốn sách nổi tiếng được viết bởi một nhà đầu tư bậc thầy- William Oneil. Cuốn sách trình bày chi tiết về cách lựa chọn cổ phiếu theo trường phái CANSLIM. Đúng như lời giới thiệu của nó, đây thực sự là một hệ thống thành công cả trong những thời điểm thuận lợi lẫn khó khăn.Làm giàu qua chứng khoán cung cấp cho bạn một hệ thống đơn giản, dựa trên thực tế, đã được chứng minh đầy đủ, tên là CANSLIM.Hệ thống này bao gồm những quy luật mua và bán cổ phiếu rút ra từ một cuộc phân tích tổng quát tất cả các loại cổ phiếu thành công trong nửa thế kỷ gần đây.Ngoài ra bạn cũng học được thông qua những sai lầm mà các nhà đầu tư thường mắc phải.Một phần ebookhay rất thích nữa đó là cuốn sách chứa đựng những mô hình minh họa phân tích kỹ thuật của các cổ phiếu thành công. Nắm được những mô hình này và áp dụng linh hoạt vào thực tế là cơ sở để bạn thu được lời nhuận trên thị trường chứng khoán.