Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bước đường cùng

Bước Đường Cùng- Nguyễn Công Hoan

Bước đường cùng là tác phẩm mà tác giả hoàn thành trong thời gian ngắn kỷ lục: 2 tuần. Tiểu thuyết gắn liền với số phận của anh Pha. Một người Mỹ đọc tác phẩm này đã nói rằng “Tôi rất thích những nhân vật nông dân Việt Nam như anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan. Đọc Bước đường cùng tôi rất xúc động. Tôi hiểu hơn về những khó khăn chồng chất của người nông dân”.

Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.

Pha, một nông dân nghèo bị Trương Thi – người hàng xóm không tốt bỏ bã rượu vào ruộng rồi báo Tây đoan về bắt. Nhưng Thi bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại, một địa chủ lớn trong vùng. Pha thoát nạn.

Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan

Nghị Lại xúi Trương Thi kiện Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi, hứa cho cả hai người vay tiền lo kiện và nói lót với quan cho cả hai! Pha lên huyện hầu kiện, bị lính lệ hạch sách, đánh đấm, cướp giật, lại bị quan ra lệnh tống giam vì không mang tiền “lễ”.

Đến khi vợ đem tiền đến, anh mới được tha về. Nghị Lại đến dụ dỗ, Pha lại phải vay thêm lão hai chục để “tạ quan”! Bá Tân, người anh vợ có chữ nghĩa của Pha, bàn với Pha tìm cách trả kỳ được món nợ của Nghị Lại. Nhưng lão đã có chủ ý, nhất định chưa nhận.

Vụ thuế đến, lính cơ về làng, tróc nã, bắt trói, cùm kẹp; Quan huyện về đốc thuế, đem lính vào từng nhà, cướp trâu, vơ vét đồ đạc, tiền bạc…! Sau vụ thuế, nhiều gia đình nông dân khánh kiệt, trong khi Nghị Lại và bọn kỳ hào kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho Nghị Lại, vất vả quần quật mà cơm độn cà thiu không đủ no.

Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi 30 tháng 4 – Chuyện những người tháo chạy

Chị Pha về ốm nặng, Pha lại phải đến vay thóc Nghị Lại để ăn. Vợ anh vẫn ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ uống mấy thứ lá linh tinh, rồi lễ bái, chạy mồ… Anh phải đến phục dịch nhà Nghị Lại, rồi bị đòn, bị đuổi oan ức.

Nước sông lên to, Pha và hàng trăm nông dân phải đi hộ đê, trong khi vợ con nhịn đói. Rồi nạn dịch tả. Chị Pha chỉ vì không chịu tiêm chủng đã chết về dịch. Đã thế, Pha còn bị “làng” bắt vạ vì cho rằng anh “hỗn xược với thần” để làng bị dịch! Đứa con của anh cũng chết nốt, chỉ còn mình anh trơ trọi, túng đói…

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Bắt Trẻ Đồng Xanh
Bắt Trẻ Đồng Xanh Bắt Trẻ Đồng Xanh Bắt Trẻ Đồng Xanh là một cuốn sách nhỏ, mỏng và chẳng giống ai. Điều đó cũng là tính cách của nhân vật chính, Holden – nổi loạn, thiếu giáo dục, và lạ lùng. Bắt Trẻ Đồng Xanh từng gây ra tranh cãi lớn vì đã sử dụng nhiều ngôn từ tục tĩu, mô tả tâm lý chán chường và vấn đề tình dục của vị thành niên. Nhân vật chính của Bắt trẻ đồng xanh, Holden Caulfield, đã trở thành hình tượng cho sự nổi loạn và thách thức của thanh thiếu niên Mỹ. Holden không thích cái gì cả, cậu chỉ muốn đứng trên mép vực của một cánh đồng bao la, để trông chừng lũ trẻ con đang chơi đùa. Holden chán ghét mọi thứ, cậu lan man, lảm nhảm hàng giờ về những thói hư, tật xấu, những trò giả dối tầm thường mà người đời đang diễn cho nhau xem. Holden thô thiển, tục tĩu và chẳng tuân theo khuôn mẫu nào của cuộc sống, cậu cứ là chính cậu thôi. Giết Con Chim Nhại Hai Số Phận Những người khốn khổ Bắt Trẻ Đồng Xanh đã mượn suy nghĩ của một chàng trai trẻ để nhìn về cuộc sống một cách hài hước và thông minh. Ngôn từ đơn giản, đôi khi rất thô tục thể hiện con người nhân vật, cuốn sách đi vào lòng người bởi những triết lý giản đơn vẫn đang hiện hữu từng ngày trong cuộc sống. Và rồi sẽ đọng lại trong lòng người đọc một ý nghĩ tưởng như đã quên mất từ lâu: Mình là chính mình. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn tiểu thuyết này. Hãy lan tỏa kiến thức bằng cách chia sẻ cuốn sách này đến thật nhiều người và đừng quên đăng ký email nhận sách hay mỗi tuần. Review tiểu thuyết Bắt Trẻ Đồng Xanh Hút thuốc, chửi tục, phóng khoáng chuyện tình dục và lắm lúc tùy tiện, bất cần là những gì bạn thấy ở Holden Caulfied. Những gì tưởng chừng như lối sống sa đoạ về đạo đức ở 1 người học sinh nhưng ẩn sâu trong đó là tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc. Cái nhạy cảm ấy giết con người cậu vì khi nhìn vào bất cứ đâu, Holden thấy con người luôn giả tạo. Họ sống chạy theo hào nhoáng của bản thân, theo thực tại tầm thường, theo những gì mà thiên hạ muốn mình theo mà quên mất bản thân mình. Với Holden, những người khác chỉ đang giả vờ làm người, chứ ko thật sống như một con người. Tôi nghĩ bắt trẻ đồng xanh là hình ảnh ẩn dụ về ước mơ đc sống thật của Holden. Cậu nói cho em Phoebe nghe về mong muốn của mình, rằng cậu đứng trên một tảng đá đặt trong một cánh đồng xanh. Trong ấy, không có người lớn nào ngoài cậu và cậu sẽ bắt những đứa trẻ lại gần tảng đá. Bắt những đứa trẻ hay bắt lấy trái tim sống thuần khiết, đơn sơ, giản dị, hồn nhiên? Quả thật thế giới người lớn đã khiến hình ảnh tự thân của chúng ta vô cùng méo mó, lệch lạc và chạy theo xu hướng. Chúng ta sống giả tạo hơn và lấy làm hãnh diện với cái giả tạo xuẩn ngốc ấy. Nên Holden cứ mơ mình là một đứa trẻ. Để khỏi phải lớn. Khỏi phải bước vào cái thế giới phức tạp và tự lừa dối mình. Nhưng con người dù có chán nản đến thế nào thì cũng phải học – đó là lời tâm huyết của thầy Antolini dành cho cậu. Khi hiểu biết đủ nhiều ta mới thấy rõ mọi điều. Điều gì hợp và điều gì ko hợp. Điều gì nên theo và điều gì nên buông. Quan trọng hơn là thấy chính mình. Như lời người thầy đã nói “thứ hiểu biết làm trái tim chú rất, rất âu yếm.” Tôi nghĩ giá trị nhân văn và giáo dục của tác phẩm quá sức lớn lao, nên nó đã vượt mọi lời chửi tục rất nhiều trong đó, để được đưa vào làm chương trình dạy học trong sách giáo khoa ở các trường công Mỹ. (Đức Khải)
Chuyện Của Lính Tây Nam
Chuyện Của Lính Tây Nam Chuyện Của Lính Tây Nam Nhân vật chính trong Chuyện Của Lính Tây Nam, người lính gốc Hà Nội có biệt danh Tuấn “Tròn”, nhập ngũ năm 1976, đóng quân tại Thanh Hóa. Dưới cái nhìn của anh, nhập ngũ khi ấy sẽ chỉ là người lính của thời bình. Thế nhưng, khi quân Khmer Đỏ xâm phạm biên giới Tây Nam của Tổ quốc, những người lính trẻ bắt đầu xung trận, một cuộc chiến khốc liệt bảo vệ Tổ quốc lại diễn ra. Điều bất ngờ hiếm người biết được là ngay trong đêm hòa bình đầu tiên 30-4-1975, một trận đánh ác liệt đã xảy ra trên biên giới Tây Nam ở tỉnh An Giang. Đặc biệt những người lính biên phòng Việt Nam Cộng Hòa đang chờ bộ đội giải phóng đến tiếp quản đã tham gia trận đánh này. Thiên Nga Đen Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy Tiếp đó dù chưa có tuyên bố chiến tranh nhưng lực lượng du kích, biên phòng An Giang đã thường xuyên chống trả những đợt tấn công thảm sát của quân Ponpot. An Giang là địa bàn ác liệt chịu nhiều đau thương mất mát trong Chiến tranh Biên giới Tây Nam. Một sinh viên tình cờ trở thành du kích xã đã cùng đồng đội trở thành là một trong những người nổ súng phát đầu tiên tiêu diệt, ngăn chặn quân Ponpot tràn sang biên giới VN. Anh đã ghi lại hồi ức về những trận đánh này. Do là hồi ức cá nhân theo trí nhớ nên có thể có chi tiết không chính xác hoặc về tầm nhìn theo những sự việc cụ thể chưa phản ánh đúng bản chất, sự bao quát của sự kiện. Tuy nhiên, ở góc độ ghi chép người thật việc thật đã phản ánh rất sinh động, chi tiết, thông tin cụ thể là tài liệu tham khảo thú vị. Loạt bài này do TH-09 sưu tầm, biên khảo, hiệu đính theo quan điểm tôn trọng văn phong và ngôn ngữ của nhân vật.
Hà Nội Băm Sáu Phố Phường
Hà Nội Băm Sáu Phố Phường Hà Nội Băm Sáu Phố Phường – Thạch Lam Có những cuốn sách không chỉ để đọc, mà còn để nâng niu và trân trọng, Hà Nội Băm Sáu Phố Phường là một trong những cuốn sách như thế. Đặt trong bối cảnh đương thời thì Hà Nội Băm Sáu Phố Phường là một tác phẩm rất có ý nghĩa. Nó trân trọng vẻ đẹp của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cuốn sách mỏng, xinh xắn với chỉ 70 trang nhưng cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường. Gatsby Vĩ Đại Thép Đã Tôi Thế Đấy Nửa Kia Của Hitler Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, Hà Nội băm sáu phố phường vẫn có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được. Nếu Thạnh Lam vẫn còn sống giờ ông chỉ mong mình được ngủ một giấc thật sâu để không thấy một Hà Nội bây giờ. Vẫn đẹp nhưng đau xót bởi ô nhiễm và khói bụi độc nhất nhì thế giới, với nỗi đau ấy, người với hồn phách bay bổng như ông sao chịu thấu nổi. Như Thạch Lam viết, Hà Nội đẹp bởi con người nơi đây đẹp với cốt cách lạ lùng. Biết bao nghệ thuật trong một bức tranh nhỏ nhưng tinh tế. Và đến được với nghệ thuật ấy không phải chỉ có tài, mà còn phải có lòng yêu, yêu thành thực, yêu trong thâm tâm, yêu những cái bé bỏng của những đời bé bỏng, nghĩa là yêu Hà Nội, vì những cái bé bỏng ấy tức là tất cả Hà Nội.
Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ
Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ – Tetsuko Kuroyanagi Tôt-Tô-Chan Cô Bé Bên Cửa Sổ là một tập hợp nhiều những câu chuyện nho nhỏ, be bé nhưng vô cùng đáng yêu và đáng để suy ngẫm. Truyện không có giá trị nghệ thuật gì nhiều ngoài việc đã “kể” rất nhẹ nhàng và gần gũi với tâm hồn trẻ nhỏ. Có điều chắc chắn, ai-đã-từng-là-trẻ-con đều sẽ tìm thấy mình trong những câu chuyện ấy. Vừa vào lớp một được vài ngày, Totto-chan đã bị đuổi học!!! Không còn cách nào khác, mẹ đành đưa Totto-chan đến một ngôi trường mới, trường Tomoe. Đấy là một ngôi trường kỳ lạ, lớp học thì ở trong toa xe điện cũ, học sinh thì được thoả thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được, chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo. Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Đồi gió hú Cuốn theo chiều gió Đặc biệt hơn ở đó còn có một thầy hiệu trưởng có thể chăm chú lắng nghe Totto-chan kể chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ! Chính nhờ ngôi trường đó, một Totto-chan hiếu động, cá biệt đã thu nhận được những điều vô cùng quý giá để lớn lên thành một con người hoàn thiện, mạnh mẽ. Totto-chan Cô bé bên cửa sổ, là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới suốt ba mươi năm nay. Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Cuốn sách đã được dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…Khi bản tiếng Anh của Totto-chan được xuất bản tại Mỹ, tờ New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một “vinh dự” hầu như không tác phẩm nào có được. Review tác phẩm Totto Chan Bên Cửa Sổ Cảm ơn Totto-chan đã xoa dịu trái tim mình ngay lúc mình cảm thấy bí bách. Cái sự nghịch ngợm, hiếu động, hồn nhiên, suy nghĩ và hành động ngây ngô của bé mình đều yêu tất. Yêu hơn cả là trái tim nhân hậu đơn thuần của em khi em cố giúp cậu bé yếu ớt trèo lên cây cùng ngắm cảnh với em, yêu cái lúc mà em mừng rỡ khi biết mọi người vẫn khoẻ mạnh. Mình vô cùng ngưỡng mộ cách dạy trẻ của thầy hiệu trưởng Kabayashi và trường Tomoe nữa nhưng đáng tiếc là chiến tranh đã hủy hoại ngôi trường đặc biệt ấy. Đọc Totto-chan mình thấy như tâm hồn được thanh lọc vậy, từng trang sách đều rất đáng yêu. Nhìn lại các em nhỏ 5 6 tuổi phải đi bán vé số và bị chăn dắt làm mình đau lòng quá. Lẽ ra các em cũng phải được học tập vui chơi và hồn nhiên, trong sáng như Totto-chan vậy! (Ẩn danh) Tuổi thơ của Totto-chan thật diệu kì, làm mình đọc sách mà thèm quá chừng. Một quyển sách với toàn những mẩu kí ức vụn vặt, tuy nhiên lại chứa đựng rất nhiều sự ngây thơ đáng yêu của trẻ con và tử tế của người lớn. Đọc sách để hiểu một chút tử tế bao dung có thể làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn thế nào. (Phương Thảo) Cuốn này nhẹ nhàng dễ thương lắm mọi người, phù hợp với mọi lứa tuổi. Toto Chan tinh nghịch cùng những người bạn dễ thương. Lớp học làm bằng những toa tàu, thầy hiệu trưởng tâm lý áp dụng cách giáo dục mới khiến cho giờ học đều trở nên vui tươi. (Như Quỳnh)