Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sống 365 Ngày Một Năm (Nguyễn Hiến Lê)

TỰA

Mười năm trước khi dịch những tác phẩm của Dale Carnegie tôi đã có ý nghĩ rằng chúng ta hiểu biết nhiều hơn cổ nhân nhưng khôn thì chúng ta chưa chắc đã khôn hơn. Hai tác phẩm danh tiếng nhất của ông, tức cuốn “How to win fronds and influence people" và “How to stop worrying and start living", được hàng triệu độc giả hoan nghinh, thực ra có chứa những tư tưởng nào mới mẻ đâu. Toàn là những lời khuyên của các bậc hiền triết từ hai, ba ngàn năm trước như: Kỷ sở bát dục; vật thi ư nhân. Đắc nhất nhật, quá nhất nhật, Quá tắc quy cung...

Gần đây đọc những sách phổ thông về một môn mới nhất trong y học, môn tâm thân y khoa (médecine psychosomatique), tôi lại thấy chẳng những trong phép xử thế, tu thân mà ngay cả trong cái thuật sống vui vẻ và khỏe mạnh ta cũng cần phải ôn lại những lời của cổ nhân nữa.

Tôi không chối cãi rằng trong một thế kì nay, khoa học đã giúp chúng ta biết thêm nhiều cách vệ sinh, diệt trùng, cách đề phòng những bệnh truyền nhiểm..., nhờ vậy mà số tử giảm đi trông thấy mà đời sống trung bình của chúng ta tăng lên được vài chục năm; nhưng cũng từ khoảng một thế kỳ nay chúng ta mắc thêm nhiều bệnh không thấy được hoặc ít thấy ở thời cổ, như bệnh huyết áp cao, bệnh lở bao tử, bệnh trĩ, bệnh thần kinh suy nhược..., mà nguyên do chỉ tại chúng ta tuy chú trọng đến phép vệ sinh mà không theo phép dưỡng sinh của tổ tiên.

Mới cách đây ba chục năm, các nhà y học và các nhà tâm lý học phương Tây tìm ra được điều này là từ 50% đến 75% bệnh của chúng ta do xúc động chứ không phải do vi trùng gây nên, và muốn tránh bệnh đó (mà người Pháp gọi là maladies d’origine émotive: bệnh do xúc động), thì phải thay đổi cách sống, thay đổi tinh thần con người: Biết tự chủ để làm chủ hoàn cảnh, biết dễ dãi, giản dị, yêu công việc và yêu người chung quanh... Mà biết sống như vậy tức là biết phép dưỡng sinh của người xưa. Tìm mua: Sống 365 Ngày Một Năm TiKi Lazada Shopee

Tôi không được rõ phép dưỡng sinh của người phương Tây thời cổ nhưng tôi biết rằng ở phương Đông, hơn hai ngàn năm trước, Trang Tử đã viết hai thiên nhan đề là Đạt sinh và Dưỡng sinh chủ, đại ý là khuyên ta hai điều dưới đây mà các bác sĩ và tâm lí gia hiện nay đã thí nghiệm và nhận là đúng:

1. Đừng tách rời vật chất với tinh thần, cả hai chỉ là một:

2. Phải sống thuận theo thiên nhiên.

Mà chẳng riêng gì Lão Trang, ngay môn đệ của Khổng giáo cũng có một lối sống khoáng đạt, vui vẻ: về vật chất thì giản dị, quả dục, không để cho vật làm lụy ta; về tinh thần thì khoan hòa, không oán trời, không trách ngươi, làm hết sức mình, rồi mặc cho việc xảy ra sao thì xảy.

Cổ nhân sáng suất thật!

Nhưng như vậy không phải là những sách ngày nay đều vô dụng. Nó vẫn có ích, ta vẫn nên đọc nó vì hai lẽ:

— Nhiều chân lí cổ nhân do trực giác hay kinh nghiệm tìm ra được thì ngày nay những nhà bác học nhờ thí nghiệm mà chứng minh lại được, thành thử đọc sách của những nhà này, ta hiểu rõ hơn, tin chắc hơn. Mà có hiểu rõ, có tin chắc thì mới dễ thực hành. Trí mà càng tinh thì hành càng dị. Chẳng hạn cổ nhân biết rằng có vui vẻ mới khỏe mạnh, nhưng sự lo lắng ảnh hưởng xấu tới cơ thể ra sao thì cổ nhân không biết, hoặc chỉ biết một cách lờ mờ, còn ngày nay nhờ các nhà bác học mà chúng ta biết rằng những xúc động khó chịu ảnh hưởng tới từng quả tuyến, tới hệ thống giao cảm cách nào rồi gây nên những bệnh nào.

— Huống hồ các nhà bác học vẫn phát minh được những điều mớn.

Thuyết mặc cảm của Freud, phương pháp trị bệnh do xúc động mà bác sĩ John A. Schindler đề nghị mươi năm nay chẳng hạn đều là những tấn bộ mà ta cần biết để hiểu mình, hiểu người rồi dễ gây hạnh phúc cho mình và cho người.

Từ trên mười năm nay tôi bị vài chứng bệnh khó trị, mãi gần đây tình cờ đọc ít cuốn sách về Tâm thần y khoa của Mỹ mới biết rằng những bệnh đó do xúc động gây ra, và tôi đã áp dụng được một phần những lời khuyên của tác giả những sách đó, nhất là của bác sĩ John A. Schindler, nhờ vậy mà bệnh giảm được ít nhiều, thứ nhất là tôi đã bỏ được cái tâm trạng lo lăng về bệnh mà sống vui hơn, mạnh hơn. Thấy vậy tôi chép lại trong tập này những điều tôi đã hiểu được để giúp độc giả đề phòng những bệnh do xúc động khi bệnh chưa phát, và thay đổi cách sống mà cải thiện sức khỏe khi bệnh đã phát rồi.

Sách tuy mỏng mà vạch cho bạn được một phép dưỡng sinh, cả một nhân sinh quan nữa đây Nhưng nó có ích lợi hay không thì còn tùy bạn có chịu áp dụng nó hay không.

Để viết cuốn này chúng tôi đã dùng tài liệu nhiều nhất trong cuốn How to live 365 days a year của John A. Schindler (Prentice - Hall Inc, New York) nên cũng xin mượn nhan đề cuốn đó để đặt tên.

Sài gòn ngày 1.2.1962Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống 365 Ngày Một Năm PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tâm Lý Học Hài Hước
Tâm Lý Học Hài HướcKhoa học về những điều dị thường là gì, tại sao nó quan trọng, và những nghiên cứu bí mật về việc pha trà, sức mạnh của lời cầu nguyện, tính cách của trái cây, và sự khởi đầu của làn sóng người Mexico. Từ rất lâu, tôi đã bị sự dị thường trong hành vi của con người mê hoặc. Khi còn là sinh viên ngành tâm lý học, tôi từng ngồi hàng giờ ở nhà ga London’s King’s Cross để quan sát mọi người chờ gặp bạn đời của họ xuống tàu. Khoảnh khắc họ ôm ghì lấy nhau, tôi tiến đến, bấm đồng hồ bấm giờ được giấu trong túi áo khoác, và hỏi họ, “Xin lỗi, bạn có phiền không nếu tham gia vào một thí nghiệm tâm lý học? Bao nhiêu giây trôi qua kể từ khi tôi nói từ “Xin lỗi…?”. Kết quả tôi nhận được đã tiết lộ rằng mọi người đa phần đánh giá sai về quãng thời gian khi họ đang yêu, hoặc, như Einstein từng nói: “Ngồi bên một người phụ nữ đẹp thì một giờ chỉ như một phút, còn ngồi trên đống than nóng trong một phút thì tựa như cả một giờ – đó là tính tương đối.” Tôi rất quan tâm đến những khía cạnh bất thường của tâm lý học. Tôi không phải là học giả đầu tiên bị cách tiếp cận nghiên cứu hành vi này thu hút. Mỗi thế hệ các nhà khoa học lại có một vài nhà nghiên cứu tập trung vào những điều kỳ lạ và bất thường. Nhà khoa học thời Nữ hoàng Victoria, Francis Galton, có thể được xem là cha đẻ của cách tiếp cận này và ông đã dành gần trọn cuộc đời để nghiên cứu về việc những chủ đề kỳ lạ. Ông đã quyết định một cách khách quan về việc những bài giảng của các đồng nghiệp có tẻ nhạt không bằng cách bí mật đo mức độ bồn chồn của người nghe. Ông cũng tạo ra “Bản đồ Sắc đẹp” của nước Anh bằng cách đi dọc các con phố lớn với một chiếc máy đo trong túi, và bí mật ghi lại xem liệu những người đi qua ông có vẻ ngoài đẹp, bình thường hay xấu (London được xếp loại đẹp nhất, còn Aberdeen là xấu nhất). Nghiên cứu của Galton về tác dụng của những lời cầu nguyện còn gây nhiều tranh cãi nhiều hơn. Ông đưa ra một giả thuyết rằng nếu một lời cầu nguyện thực sự có tác dụng, thì những tu sĩ – những người rõ ràng là cầu nguyện lâu hơn và thường xuyên hơn mọi người – hẳn sẽ sống lâu hơn những người khác. Nhưng những phân tích sâu rộng của ông về hàng trăm tiểu sử đã cho thấy các tu sĩ có xu hướng chết trước các luật sư và bác sĩ, vì vậy Galton đã nghi ngờ sức mạnh của lời cầu nguyện. Thậm chí việc pha trà cũng thu hút sự chú ý của ông khi ông dành nhiều tháng để tìm ra kỹ thuật pha trà tuyệt hảo. Việc tạo ra được một nhiệt kế đặc biệt cho phép ông luôn kiểm soát được nhiệt độ của nước trong tách trà, sau khi kiểm tra khắt khe, Galton kết luận: … Trà nở đều, vị bốc đủ, không bị đắng hay nhạt khi nước trong ấm trà duy trì ở nhiệt độ 82 đến 87 độ C, ngập lá trà trong tám phút. Hài lòng với nghiên cứu, Galton tự hào tuyên bố, “Không hề có bí ẩn nào trong việc pha trà cả.” Nhìn bề ngoài, những nghiên cứu của Galton về sự tẻ nhạt, sắc đẹp, lời cầu nguyện và pha trà có vẻ như chỉ là những thứ tầm phào nhưng thực chất chúng đều là những ví dụ tuyệt vời và đầu tiên của phương pháp nghiên cứu hành vi con người mà tôi đã gán cho cái tên: “khoa học nghiên cứu về những điều dị thường”. Nói một cách đơn giản, khoa học nghiên cứu về những điều dị thường sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu những khía cạnh kì lạ của cuộc sống thường ngày. Trong ngành tâm lý học, phương pháp này đã được một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu sử dụng từ hơn 100 năm trước, nhưng nó chưa bao giờ được các ngành khoa học xã hội chính thức công nhận. Những nhà nghiên cứu này đã tiếp bước Galton và quyết tâm khám phá những vấn đề mà các nhà khoa học dòng chính thống còn e dè.
Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết Phục
Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết PhụcTại sao một số người lại có sức thuyết phục đến mê hoặc và luôn là người làm chủ Trò chơi Thuyết phục? Đâu là những động lực vô hình đằng sau thứ sức mạnh thôi thúc chúng ta đồng thuận với người khác? Những thủ thuật được các bậc thầy thuyết phục sử dụng tài tình là gì, làm thế nào đánh bại các thủ thuật đó – đồng thời biến chúng thành “vũ khí bí mật” của chính bạn?Với Những đòn tâm lý trong thuyết phục, bạn sẽ có lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi ấy. Trong cuốn sách tuyệt vời này, nhà tâm lý học nổi tiếng Robert B. Cialdini tiết lộ 6 “vũ khí” gây ảnh hưởng đầy uy lực: cam kết và nhất quán, khan hiếm, đáp trả, bằng chứng xã hội, uy quyền và thiện cảm. Mỗi loại lại bị chi phối bởi một nguyên tắc tâm lý cơ bản điều khiển hành vi con người và nhờ đó mà tạo nên sức mạnh cho mỗi thủ thuật. Đặc biệt khi được kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng vô cùng lớn.Hãy sở hữu kho vũ khí đó và trở thành người làm chủ Trò chơi Thuyết phục. Bạn sẽ không bao giờ nói “đồng ý” nếu thật sự bạn muốn nói “không”, và bạn sẽ không ngừng ngạc nhiên với khả năng gây ảnh hưởng lớn lên trong bạn từng ngày.Sách gồm 7 chương :Chương 1: “Vũ khí” gây ảnh hưởngChương 2: Nguyên tắc đáp trảChương 3: Nguyên tắc cam kết và nhất quánChương 4: Nguyên tắc bằng chứng xã hộiChương 5: Nguyên tắc thiện cảmChương 6: Nguyên tắc uy quyền đồng thuậnChương 7: Nguyên tắc khan hiếmPhần kết: Ảnh hưởng tức thìLàm chủ nghệ thuật thuyết phụcHẳn đã có lúc bạn gặp những người có lời nói và hành động đầy sức mê hoặc khiến bạn như rơi vào vòng xoáy ảnh hưởng, bị dẫn dắt theo những ý tưởng, niềm tin của họ. Có lẽ cũng không ít lần bạn băn khoăn tự hỏi điều gì làm nên quyền uy của những bậc thầy thuyết phục đó. Câu trả lời là: vì họ biết cách thu hút mọi người, lay chuyển và biến những người chưa theo hoặc phản đối thành người ủng hộ dựa trên các nguyên tắc tâm lý của nghệ thuật thuyết phục. Điều gây ấn tượng không chỉ ở cách họ dễ dàng sử dụng sức thu hút và tài hùng biện để thuyết phục người khác đồng thuận với mình, mà còn ở chỗ họ khiến người khác cảm thấy hào hứng khi làm vậy. Họ chính là những chuyên gia thuyết phục.Không chỉ các chuyên gia thuyết phục mới biết và áp dụng các nguyên tắc của nghệ thuật thuyết phục. Trong các mối quan hệ thường ngày với hàng xóm, bạn bè, người yêu, đồng nghiệp, khách hàng, đối thủ, chúng ta vẫn thường áp dụng những nguyên tắc tâm lý gây ảnh hưởng lên người khác chỉ có điều, chúng ta chưa am hiểu tường tận để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của các “vũ khí” gây ảnh hưởng này.Trong Những đòn tâm lý trong thuyết phục, tiến sĩ tâm lý Robert Cialdini đã chỉ ra và phân tích sáu nguyên tắc tâm lý của nghệ thuật thuyết phục như: sự nhất quán, sự đáp trả, bằng chứng xã hội, uy thế, thiện cảm và sự khan hiếm. Đây là những nguyên tắc tâm lý ảnh hưởng và chi phối đến những lựa chọn, quyết định của con người. Minh chứng cho mỗi nguyên tắc đó là những ví dụ rất sinh động và thiết thực.Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc lĩnh hội nghệ thuật thuyết phục ngày càng ảnh hưởng tới thành công cá nhân. Đặc biệt, nó trở nên vô cùng quan trọng đối với những người mà sức thu hút và khả năng diễn thuyết là yếu tố căn bản, không thể thiếu như các nhà lãnh đạo, giám đốc, nhà quản lý, nhân viên bán hàng, quảng cáo, marketing, v.v…Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết Phục là một trong những cuốn sách được đánh giá rất cao trên thế giới: nằm trong danh sách bestseller của tạp chí New York Times, và danh sách “75 cuốn sách kinh doanh trí tuệ nhất” của tạp chí Fortune. Cùng một số cuốn sách khác đã xuất bản về chủ đề này như: Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì của Herb Cohen, Sức mạnh thuyết phục của Kurt W. Mortensen, Lời Từ chối hoàn hảo của William Ury, Phong thái của bậc thầy thuyết phục của Dave Lakhani, chúng tôi tin rằng Những đòn tâm lý trong thuyết phục là một cuốn sách hữu ích và có giá trị, giúp bạn biết cách gây ảnh hưởng lên người khác và đạt được điều mình mong muốn. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn
Nghịch Lý Của Sự Lựa ChọnĐây là cuốn sách có giá trị vì hai lý do. Thứ nhất, nó đã biện luận một cách đầy sức thuyết phục rằng chúng ta sẽ sống tốt hơn nếu có ít lựa chọn hơn, và rằng nhiều người trong chúng ta đang phải rất vất vả để đi đến những quyết định lựa chọn tốt nhất. Thứ hai, cuốn sách cũng dành một lời giới thiệu đầy hấp dẫn về xu hướng nghiên cứu hiện tại trong ngành tâm lý học về lựa chọn và cuộc sống con người.“Thật khó vui sống khi ta luôn hối tiếc về mọi quyết định của mình bởi luôn nghĩ nó chưa chắc đã phải là quyết định tốt nhất. Dễ thấy rằng nếu thường xuyên hối hận, bạn sẽ kém hài lòng với những quyết định đủ tốt. Tệ hơn nữa là bạn thực sự có thể cảm thấy hối tiếc trước cả khi đưa ra quyết định. Bạn hay mường tượng việc mình sẽ cảm thấy thế nào nếu phát hiện ra vẫn còn những lựa chọn tốt hơn. Và chỉ cần có vậy, bạn sẽ bị sa lầy vào sự bất an và trăn trở về mọi quyết định thậm chí còn đang manh nha. Có vẻ như khi xã hội Mỹ càng phát triển hơn và người Mỹ được tự do theo đuổi và làm bất cứ điều gì họ muốn, thì họ càng ngày càng ít hạnh phúc hơn .”
Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch
Nghệ Thuật Tư Duy Rành MạchMọi người đều mắc sai lầm.Những sai lầm trong việc ra quyết định đều bắt nguồn từ các lỗi tư duy tưởng như đơn giản, nhưng dần dà chúng tích tụ thành những thành kiến khó bỏ. Vậy mà hiếm khi chúng ta nhận ra điều đó, nên sai lầm cứ nối tiếp sai lầm, dẫn đến bao hối tiếc vì những quyết định không đúng cho cuộc đời mình: Cứ mãi đeo bám một công việc dù biết trước chẳng thu được lợi lộc gì; cho rằng một dự án thành công suôn sẻ là do tài năng và trí lực, còn thất bại do ngoại cảnh khách quan; bán cổ phiếu lúc đã quá trễ, hoặc bán quá sớm… Và đó chỉ là một vài trong số hàng loạt các sai lầm “cơ bản” được Dobelli mổ xẻ phân tích qua 99 chương sách ngắn gọn, súc tích với những ví dụ minh họa thiết thực giúp ta có thể nhận diện và né tránh chúng.Đơn giản, rõ ràng và toàn diện một cách đáng ngạc nhiên, cuốn cẩm nang nhất định phải có này có thể thay đổi mãi mãi cách ta suy nghĩ, giúp ta quyết định sáng suốt hơn mỗi ngày ở bất cứ đâu, trong bất cứ tình huống nào