Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

LAM SƠN THỰC LỤC (1431) - NGUYỄN TRÃI

(Khi sửa lại bộ Lam-sơn thực lục)

Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, ... 

Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được? 

Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại-nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy- dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nương- tựa, phù-trì; chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy trì danh- giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính-đáng; từ khi nước Việt ta lập thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà không kén-lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời không thể dời-đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được? 

Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi, tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.

Chúng tôi vâng lĩnh lời vàng, đâu dám không gia công tìm-tòi, chắp-vá, sắp lại thành sách, kính chép dâng lên, để đợi trí sáng-suốt coi tới. Được cho tên là bộ "Lam-sơn thực-lục sửa lại". Lập tức sai thợ mộc khắc bản, để lại lâu-dài. Khiến cho trong thiên-hạ, ai ai cũng biết đến đức Tiên-đế; công lấy lại nước ở tay giặc Ngô, còn trội hơn là việc trừ quân tàn-bạo của Hán Cao; ơn cứu được dân khỏi vòng nước lửa, nào có kém gì việc chữa nạn lụt-lội của Hạ Vũ. Ơn-đức ngài chót-vót như núi Kiền, núi Thái; công-nghiệp ngài rực-rỡ như mặt trăng, mặt trời. Than ôi! Người chép bộ sách này, nào phải như kẻ viết Lĩnh-nam trích quái, bày ra những chuyện hoang-đường; như kẻ viết Việt Điện u-linh góp lại những lời quái-gở! Chỉ là ghi lại những việc thực, để cho ngôi nước được chính, nghiệp vua được rõ mà thôi! Rồi đây sẽ thấy huân-nghiệp của Tổ-tông chói-lọi ở trên tờ ngọc; công-lao của Tổ-tông sáng ngời để giữa sách vàng!

Công ấy, đức ấy, thường rực-rỡ với nghìn, muôn đời vậy. Bèn viết để làm lời tựa. Khi ấy là ngày tốt-lành, tháng cuối Xuân, năm đầu niên-hiệu Vĩnh-trị.

Đặc-tiến Kim-Tử Vinh-Lộc Đại-phu, Tham-tụng, Công-bộ Thượng-thư, kiêm Đông-các Đại-học-sĩ, coi việc chép Quốc-sử, Duệ-quận-công, Thượng-trụ quốc, tôi là Hồ Sĩ Dương.

Gia-Tĩnh đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Tả-thị-lang, vào hầu việc Giảng Sách. Sử-quán Đô-tổng-tài, tôi là Đặng công Chất.

Quang-Tiến Thận-lộc đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Hữu thị-lang vào hầu việc Giảng Sách, Sử-quán Tổng-tài, Lại-An-nam, tôi là Đào Công Chính.

Triều-Liệt Đại-phu, Tham-Chính trong ty Tân-trị Thừa-chính ở các xứ Sơn-nam... Sử-quán Toản tu, tôi là Thiều sĩ Lâm.

Mậu Lâm-lang, Bồi-tụng, Đông-các Hiệu-thư, Sử-quán Phó Toản-Tu, tôi là Nguyễn công Vọng.

Mậu Lâm-lang, Hiến-sát-sứ ở ty Hiến-sát-sứ, coi các xứ Nghệ-an... Sử-quán Phó Toản-tu, tôi là Lê hùng Xưng.

Nội-sai Thái-giám trong Thị-Nội giám, Tư-Lễ giám, Lĩnh-Xuyên hầu, tôi là Phạm thế Vinh;

Nội-sai Hữu-đề-điểm trong Tư-Lễ giám, Khoan-Thái-bà, tôi là Phạm đình Liêu.

Cùng vâng sắc coi việc sửa sách.

Trị trung trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Ngô thục Đức.

Chính tự trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Hàn Tung.

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn Luân.

Tự-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Doanh.

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê tiến Nhân.

Sứ coi sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê duy Lương;

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Khoa.

Cùng vâng sắc viết:

Thợ mộc, người các xã Hồng-lục, Liễu-chàng vâng sắc khắc bản in. 

Tựa của Vua Lê Thái-Tổ

Dịch âm

Trẫm duy: Vật bản hồ Thiên, nhân bản hồ Tổ. Thúy như mộc, thủy, tất hữu căn, nguyên. Thị dĩ tự cổ Đế-vương chi hưng, nhược Thương chi thủy ư Hữu Nhung; Chu chi thủy ư Hữu Thai... Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu; nguyên thâm tắc lưu trường. Phi Tiên-thế chi nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an-năng nhược thị tai?

Trẫm tao thị đa ạn, khai sáng vưu nan! Hạnh nhi Thiên dữ, Nhân quy, công-nghiệp hữu thành giả, thực do Tổ-tông tích đức lũy nhân chi sở trí dã! Trẫm niệm chi phất dĩ, nãi bút vu thư, mục viết "Lam-sơn thực lục", sở dĩ trong kỳ bản thủy chi nghĩa. Diệc dĩ tự Trẫm gian-nan chi nghiệp, dĩ thùy thị Tử-tôn vân.

Thì

Thuận-thiên tứ niên, trọng Đông-nguyệt, cốc nhật.

Lam-sơn động-chủ, tự.

Dịch nghĩa

Trẫm nghĩ: Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ. Ví như cây và nước, tất có gốc, nguồn. Bởi vậy, từ xưa các dòng Đế-vương nổi lên, như nhà Thương, bắt đầu từ Hữu Nhung; nhà Chu, bắt đầu từ Hữu Thai... Vì rằng: gốc thịnh thì là tốt, nguồn sâu thì dòng dài. Nếu không phải nhờ ở nhân-ân bồi-đắp được dày-dặn, phúc-đức chung-đúc được lớn-lao của các Đời-Trước, thì đâu có được như thế!

Trẫm gặp đời nhiều hoạn-nạn, mở nước, dựng nền, càng thấy khó-khăn! May mà Trời cho, Dân theo, gây nên được công-nghiệpp, ấy thực là nhờ ở các bậc Tổ-tông tích-lũy mãi nhân-đức, mà đi tới cả! Trẫm nghĩ về chuyện đó mãi bèn chép vào sách, gọi là "Lam-sơn thực lục" (Sách ghi chuyện thực núi Lam) cốt là để trọng nghĩa đầu gốc. Và cũng để kể rõ sự-nghiệp gian-nan của Trẫm, truyền-bảo lại cho con-cháu vậy.

Khi ấy là:

Ngày tốt, tháng giữa Đông, năm thứ-tư hiệu Thuận-thiên.

Chúa động Lam-sơn đề tựa. 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

ĐỒNG KHÁNH, KHẢI ĐỊNH CHÍNH YẾU (QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN) - NGUYỄN VĂN NGUYÊN DỊCH
Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  được biên soạn trong khoảng thời gian chưa đầy một năm, từ khoảng tháng 10 năm Khải Định thứ 7 (1922) đến tháng 6 năm Khải Định thứ 8 (1923), gồm hai phần: Đồng Khánh chính yếu, 6 quyển, chép sự kiện trong hơn 3 năm thời Đồng Khánh (từ tháng 8/ 1885 đến 12/1888) và Khải Định chính yếu sơ tập, 10 quyển, chép sự kiện từ tháng 4 năm 1916 đến hết năm Khải Định thứ 7 (1923). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu được biên soạn trong khoảng thời gian chưa đầy một năm, từ khoảng tháng 10 năm Khải Định thứ 7 (1922) đến tháng 6 năm Khải Định thứ 8 (1923), gồm hai phần: Đồng Khánh chính yếu, 6 quyển, chép sự kiện trong hơn 3 năm thời Đồng Khánh (từ tháng 8/ 1885 đến 12/1888) và Khải Định chính yếu sơ tập, 10 quyển, chép sự kiện từ tháng 4 năm 1916 đến hết năm Khải Định thứ 7 (1923). Sách biên soạn về lịch sử đến trước thời điểm này đã có  Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục  ghi chép về lịch sử chung các triều đại, từ thời Hùng Vương cho đến khi kết thúc triều Lê (1789); có Đại Nam thực lục, biên chép lịch sử từ thời các chúa Nguyễn (1558) từ triều Gia Long cho tới kết thúc triều Đồng Khánh (năm 1888). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng  là tài liệu lịch sử cuối cùng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Sách biên soạn về lịch sử đến trước thời điểm này đã có Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục ghi chép về lịch sử chung các triều đại, từ thời Hùng Vương cho đến khi kết thúc triều Lê (1789); có Đại Nam thực lục, biên chép lịch sử từ thời các chúa Nguyễn (1558) từ triều Gia Long cho tới kết thúc triều Đồng Khánh (năm 1888). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng  là tài liệu lịch sử cuối cùng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.Đồng Khánh, Khải Định chính yếu là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng Tuy nhiên việc biên soạn cuốn sách có mục đích trực tiếp, cụ thể nên quy cách có đổi mới so với các bộ sử trước. Trong tấu trình của các sử thần, sách này làm ra cho Thái tử Vĩnh Thụy học để nắm được chính sự nước nhà trong lúc đang du học Tây phương, vì thế nên biên soạn ngắn gọn, ghi chép những việc chính thể, bang giao cốt lõi và hoàn thành trong thời gian ngắn. Vua Khải Định cho những lí lẽ này là rất sát thực và chuẩn tấu. Tuy nhiên việc biên soạn cuốn sách có mục đích trực tiếp, cụ thể nên quy cách có đổi mới so với các bộ sử trước. Trong tấu trình của các sử thần, sách này làm ra cho Thái tử Vĩnh Thụy học để nắm được chính sự nước nhà trong lúc đang du học Tây phương, vì thế nên biên soạn ngắn gọn, ghi chép những việc chính thể, bang giao cốt lõi và hoàn thành trong thời gian ngắn. Vua Khải Định cho những lí lẽ này là rất sát thực và chuẩn tấu.Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  p hản ánh hơn hai chục chủ đề chính trong hoạt động chính trị của triều đình gồm Chính thống, Kính thiên, Pháp tổ, Hiếu trị, Gia pháp, Cần chính, Ái dân, Đôn thân, Thể thần, Dụng nhân, Huấn sắc, Giáo hóa, Túc lễ, Thận hình, Gia thưởng, Minh phạt, Cầu ngôn, Trọng nông, Văn trị, Võ công, Thể chế và Bang giao. Theo dịch giả Nguyễn Văn Nguyên “Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  rõ ràng đã vượt quá mục đích dùng làm tài liệu tham khảo cho Hoàng Thái tử học tập như lời giải trình của sử thần, mà thực sự là một bộ sách lịch sử chính thức của triều đình phản ánh giai đoạn lịch sử đặc biệt này”. Đồng Khánh, Khải Định chính yếu phản ánh hơn hai chục chủ đề chính trong hoạt động chính trị của triều đình gồm Chính thống, Kính thiên, Pháp tổ, Hiếu trị, Gia pháp, Cần chính, Ái dân, Đôn thân, Thể thần, Dụng nhân, Huấn sắc, Giáo hóa, Túc lễ, Thận hình, Gia thưởng, Minh phạt, Cầu ngôn, Trọng nông, Văn trị, Võ công, Thể chế và Bang giao. Theo dịch giả Nguyễn Văn Nguyên “Đồng Khánh, Khải Định chính yếu  rõ ràng đã vượt quá mục đích dùng làm tài liệu tham khảo cho Hoàng Thái tử học tập như lời giải trình của sử thần, mà thực sự là một bộ sách lịch sử chính thức của triều đình phản ánh giai đoạn lịch sử đặc biệt này”.Đồng Khánh, Khải Định chính yếu 
THẾ LỰC KHÁCH TRÚ & VẤN ĐỀ DI DÂN VÀO NAM KỲ - ĐÀO TRINH NHẤT
Lịch sử sự đọc vẫn chưa quên, ở vào thời điểm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ xuất hiện, đã từng gây nên một "best-seller lộn kèo", sách vừa ra đến tiệm thì các nhóm Khách trú đã thuê sẵn người, mua vét cho kỳ hết mà đem đốt. Một phản ứng dội ngược, quyết liệt mang tính tự vệ tiêu cực của kẻ bị đánh trúng điểm yếu huyệt, thay vì phản biện lại bằng một công trình khoa học mang tính đối thoại, thì những người Hoa, một cách quen thuộc, lại sử dụng "chiêu trò" sức mạnh đồng tiền và khủng bố để bôi xóa sự thật. Lịch sử sự đọc vẫn chưa quên, ở vào thời điểm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ xuất hiện, đã từng gây nên một "best-seller lộn kèo", sách vừa ra đến tiệm thì các nhóm Khách trú đã thuê sẵn người, mua vét cho kỳ hết mà đem đốt. Một phản ứng dội ngược, quyết liệt mang tính tự vệ tiêu cực của kẻ bị đánh trúng điểm yếu huyệt, thay vì phản biện lại bằng một công trình khoa học mang tính đối thoại, thì những người Hoa, một cách quen thuộc, lại sử dụng "chiêu trò" sức mạnh đồng tiền và khủng bố để bôi xóa sự thật."Dân Tầu ở châu Á không khác gì dân Do Thái ở châu Âu, hễ gầm giời này, chỗ nào có thể kiếm ăn được, là thấy có gót chân họ, một người Hoa kiều ở Nam Dương quần đảo nói rằng: "Người đời chỉ nói phàm chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu đến, không chỗ nào không có ngọn cờ nước Anh, ta cho rằng phàm chỗ có nước bể chảy đến, không chỗ nào không có người Hoa kiều". Thật ra thì cái gót chân người Tầu, chẳng những thấy những chỗ có nước bể chảy đến mà thôi, tức chí hoang cắc như Tây Bá Lợi Á, xa xôi như mấy nước Nga, nước Áo ở giữa châu Âu cũng tìm thầy họ, có người nói: Hoa kiều rải rác ra các địa vực, rộng bằng người Anh, sức giàu có bằng người Do Thái, chịu khó như người Ấn Độ, nhanh nhẹn như người Nhật Bản, đến như cái số kiều dân của họ ở đâu cũng đông, thì không kiều dân nước nào bì kịp được." "Người Tầu được có một cái tài, tội ác gì làm cũng nổi, mà hay lập hội bí mật thứ nhất, đã gọi là hội bí mật, thì chỉ có một mục đích, là làm cho thỏa lòng tư dục của một số ít người, mà hại đến công lý của cả xã hội." "Dân Tầu ở châu Á không khác gì dân Do Thái ở châu Âu, hễ gầm giời này, chỗ nào có thể kiếm ăn được, là thấy có gót chân họ, một người Hoa kiều ở Nam Dương quần đảo nói rằng: "Người đời chỉ nói phàm chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu đến, không chỗ nào không có ngọn cờ nước Anh, ta cho rằng phàm chỗ có nước bể chảy đến, không chỗ nào không có người Hoa kiều". Thật ra thì cái gót chân người Tầu, chẳng những thấy những chỗ có nước bể chảy đến mà thôi, tức chí hoang cắc như Tây Bá Lợi Á, xa xôi như mấy nước Nga, nước Áo ở giữa châu Âu cũng tìm thầy họ, có người nói: Hoa kiều rải rác ra các địa vực, rộng bằng người Anh, sức giàu có bằng người Do Thái, chịu khó như người Ấn Độ, nhanh nhẹn như người Nhật Bản, đến như cái số kiều dân của họ ở đâu cũng đông, thì không kiều dân nước nào bì kịp được.""Người Tầu được có một cái tài, tội ác gì làm cũng nổi, mà hay lập hội bí mật thứ nhất, đã gọi là hội bí mật, thì chỉ có một mục đích, là làm cho thỏa lòng tư dục của một số ít người, mà hại đến công lý của cả xã hội."
THƯ THẤT-ĐIỀU - TÂY-HỒ PHAN CHU TRINH GỞI VUA KHẢI ĐỊNH
Năm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê,Phan Châu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu. Có đoạn ông đã viết : “…Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạ đã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đối đãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đã quen trong Hán văn đó mà thôi … ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Ðảo là cái tên húy của bệ hạ, để tỏ ý phản đối”. Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước. Xin giới thiệu bức thư này của nhà cách mạng Phan Châu Trinh (do Phan Châu Trinh và Lê Ấm dịch), được in trong Thư thất điếu - NXB Anh Minh (Huế -  1958).Huế -
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG DƯỚI TRIỀU LÊ THÁNH TÔNG (1460 - 1497)
Cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497) diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Sau chiến tranh, bộ máy hành chính nhà nước thường do các quan võ nắm giữ, tổ chức lỏng lẻo, không thống nhất, hoạt động phân tán, kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước,  ông đã kiên quyết thực hiện CCHC, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và thực hiện các cải cách khác.  Cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497) diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Sau chiến tranh, bộ máy hành chính nhà nước thường do các quan võ nắm giữ, tổ chức lỏng lẻo, không thống nhất, hoạt động phân tán, kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước,  ông đã kiên quyết thực hiện CCHC, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và thực hiện các cải cách khác.