Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Trà Kinh (Vũ Thế Ngọc)

Lời thưa

Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc đã biết đến cây trà đầu tiên trong lịch sử loài người. Người Việt Nam đã uống trà từ ngàn năm nay, nhưng có lẽ đây là quyển sách đầu tiên viết về nghệ thuật uống trà của Đông phương bằng Việt ngữ tương đối đầy đủ hơn cả.

Người viết cũng chân thành thưa rằng chúng tôi phần vì cơm áo, phần vì hoạn nạn, phải tá túc ở nơi cô lậu man dã, vừa ở xa trung tâm văn hóa, lại vừa không được gần gũi các vị trí giả. Quyển sách nhỏ này cũng như nhiều quyển sách khác, phần lớn được viết như lối tự tiêu khiển của một gã học trò già sống cô độc giữa trời đất đá cỏ cây. Kính mong chư vị thiện trí thức lượng xét cho rất nhiều khuyết điểm ở đây.

Kính cẩn

San Jose tiết Vũ Thủy mùa Xuân Bính Dần Tìm mua: Trà Kinh TiKi Lazada Shopee

Nhan Như Uyên Mặc Vũ Thế Ngọc

Lời mở đầu

Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể “được” con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ). Thế nhưng viết về trà thì gần như chưa có ai viết cả. Tìm tài liệu trong sách xưa, tôi tìm từ các trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quí Đôn (người đã từng ghi chú kĩ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ “Bách Khoa” Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô (Ngô gia văn phái) trở lên các tác giả thời kỳ

Lý Trần… cũng chỉ thấy ghi vô cùng sơ lược. Cho đến các tác giả cận đại, khi mà trà đã phổ biến và nổi tiếng khắp thế giới với nhiều bộ sách lớn và quan trọng viết về trà, thì tình cảnh cũng không khác. Trong thi văn thì trái lại, trà luôn được nhắc nhở. Tuy nhiên phần lớn vì nhiều tài liệu và giàu óc tưởng tượng, nhiều thần thoại tưởng tượng đã nhiều khi được biến thành giai thoại. Có lẽ độc giả hơn một lần, đâu đó, được đọc về các chuyện “Trà

Tiên”, “Trảm Mã Trà”, “Hầu Trà”… có nhà văn còn cam đoan rằng đã từng được một bạn Tàu nào đó cho uống một thứ trà: “Chỉ cần một chén nhỏ thôi là thức ăn đầy bụng sau một đại tiệc bỗng tiêu tan cả, bụng lại thấy trồn và dường như sẵn sàng ăn hết cả một con heo quay…”. Hoặc “gắp một miếng thịt bỏ vào chén trà, một phút sau thịt tan rã cả ra”…

Ngay cả các vị đã từng đọc nổi Trà Kinh của Lục Vũ cũng nhiều khi không thấy được cái giới hạn của cuốn “thánh kinh” này trong không gian và thời gian của nó (thế kỷ thứ 8). Chính tôi đã được hầu trà cho các vị thúc bá trong gia đình. Được nghe các lão Nho bàn về trà Long Tĩnh, Vũ Di… (các thánh địa của trà), có cụ đã gửi hàng lạng vàng cho các thương khách Tàu, và chờ đợi hàng nhiều tháng để đổi cho được vài lạng trà thượng hảo hạng. Nghệ thuật thưởng thức trà của các cụ, quả thật là cao cường mà hạng tiểu tử như tôi mới là thứ nòng nọc vừa đứt đuôi trong giếng hẹp. Thế nhưng thấy các cụ vẫn quá tôn kính với những đại danh Vũ Di Sơn, Mộng Đình Sơn, Long

Tĩnh… mà không nhất quán với các danh từ riêng về trà như “Tiền Minh,

Hậu Minh, Tiền Vũ, Hậu Vũ…”. Một lần đánh bạo bàn góp, rằng thưa tỷ như trà Vũ Di có mấy chục loại, nào là Thiết La Hán, Phật Thủ, Thủy Tiên (tên trà chứ không phải trà Hoa Thủy Tiên), Thanh Hương, Đại Bạch, Đại

Hồng Bào, Công Phu… Mỗi loại lại có năm bảy hạng. Vậy đúng hơn cần phải nói như thế nào? Suối Hổ Sơn có hai dòng, chảy dài mấy cây số, vậy phải chọn địa điểm nào để múc nước?

Trở lại chuyện trên, tôi muốn nói trà là một nghệ thuật lớn. Khởi từ nơi trồng, địa hình, khi núi gió mưa nắng tuyết nhào nặn thành lộc non lá nõn, cho đến khi pha trà, uống trà, đều là một nghệ thuật. Mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: Một ly trà ngon, mới thật là viên mãn. Đâu phải cứ trà Vũ Di là phải ngon.

Vì vậy trong tất cả các sản phẩm của nhân sinh, trà có thể được coi là một nghệ thuật tinh vi nhất. Nó không giống như các sản phẩm “Cam Xã Đoài”,

“Nhãn Hưng Yên”… Trà Vũ Di chẳng hạn, cùng một ngọn núi cùng một vườn trà, người ta có hàng trăm loại trà khác nhau. Cùng một vườn nhé, trà

“Đông pha” bao giờ cũng hơn trà “Tây pha” vì hướng Đông nhận tia nắng mặt trời trước, phản ứng sinh trưởng của cây trà hướng đông khác hẳn cây trà ở phía Tây. Rồi cùng một cây trà thôi nhé, nên nhớ cây trà được hái nhiều lần nhưng quí nhất là loại trà “Tiền Minh”, đó là loại trà vừa hái khi những tia nắng đầu tiên của mùa Xuân vừa làm tan tuyết, làm căng nhựa sống của muôn cây cỏ sau mùa đông dài. Nhưng cùng hái một lần lại còn phải chia làm nhiều loại tùy theo búp trà. Đó là trà trắng (Bạch Trà: toàn lộc non) hay

“trà một lá” (búp trà và một lá non), “hai lá” hoặc “ba lá”… Trà thượng hạng lại phải được hái khi còn sương, khi mặt trời lên, sương tan là phải ngừng ngay. Cách hái cũng đòi hỏi một nghệ thuật, ngày trước các thiếu nữ hái trà phải để móng tay dài (sau này họ dùng một loại lưỡi lam gắn vào hai ngón tay), để móng tay cắt đứt lộc non mà ngón tay, có sức nóng của cơ thể, không được chạm vào, làm như sức ấm của ngón tay có thể làm thay đổi phẩm chất của trà…

Độc giả đừng vội cho những điều tôi vừa viết là chỉ có trong thời xa xưa hoặc theo kiểu “truyền kỳ”. Thật sự tất cả những tiêu chuẩn đó đều đã được

áp dụng từ xưa đến nay (sẽ trình bày chi tiết trong chương đọc về Trà Kinh của Lục Vũ, Đại Quan Trà Luận của Tống Huy Tông…), đã được viết thành

“Văn kiện chính thức” của triều đình Trung Hoa dành cho các loại trà tiến…

Ngày nay, nếu muốn mua các loại trà ngon (giá chừng 100 Mỹ kim một lạng trở lên) thì gói trà bao giờ cũng còn đề ngày giờ và thời gian hái trà. (Nhiều khi còn dài dòng thêm cả tên họ người hái, người sao tẩm, ngày sao tẩm và chuyển hàng). Một câu hỏi khác đặt ra là thực tế có sự khác biệt về các loại trà như thế chăng? Lẽ dĩ nhiên cố nhân và trà nhân hiện tại chỉ thưởng thức trà theo kinh nghiệm và được coi là một nghệ thuật không thể giảng dạy được (tuy nhiên học vẫn được). Trong các chương sau, tôi sẽ có dịp phân tích kỹ hơn về phương diện kỹ thuật, áp dụng thử một số những phương pháp định lượng và định tính hóa học để giải thích một phần những gì từ xưa đến nay chỉ gói trọn trong hai chữ “thưởng trà”. Ở đây, xin nói ngay là cây trà có cá tính rất mạnh. Giáo sư nông học nổi tiếng C. R. Harler của Oxford

University đã cho biết chuyên viên trà của họ có thể nếm trà mà nói ra từng bụi trà trong một vườn trà (xin đọc C. R. Harler, The Culture and Marketing of Tea, Oxford University Press,1964).

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trà Kinh PDF của tác giả Vũ Thế Ngọc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hãy Sống Cuộc Đời Như Bạn Muốn
Hãy Sống Cuộc Đời Như Bạn MuốnChúng ta luôn luôn đặt ra cho bản thân câu hỏi rằng, làm thế nào để sống một cuộc sống như chúng ta mơ ước? Mà quên mất một thực tế rằng dù đau đáu về một cuộc sống như thế nhưng chúng ta vẫn đang quẩn quanh với những lịch trình hàng ngày, những việc làm nhàm chán đến mức gần như làm tê liệt ý chí vùng vẫy thoát ra khỏi nó. Chúng ta muốn sống khác nhưng vẫn dành quá nhiều thời gian xem tivi mỗi ngày, sa đà vào những bữa tiệc vui chơi quên ngày tháng, vẫn chấp nhận gắn bó với công việc mà mình không yêu thích, v.v… Vâng, để có một cuộc sống như mơ ước, việc bạn chỉ khao khát, thèm muốn và làm một vài hành động đơn lẻ thôi không đủ, bởi để sống khác cần đến sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố.Hãy sống cuộc đời như bạn muốn, cuốn sách của tác giả Pam Grout sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi thái độ, nắm bắt ý tưởng, và phát triển năng lực tiềm ẩn của bản thân để đạt đến tiềm năng thành công. Bằng cách nghĩ lớn, mơ lớn và đặt ra các câu hỏi lớn, mỗi người chúng ta chắc chắn sẽ tạo sự khác biệt trong cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.Hãy sống cuộc đời như bạn muốn sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin đầy đủ và hoàn chỉnh từ những nguyên tắc để sống vĩ đại, những ví dụ điển hình về những con người sống vĩ đại rất gần gũi với chúng ta, từ những cô bé cậu bé tật nguyền, người tù binh trên chiến trường Việt Nam hay Mozart và Picasso. Mỗi chương sách đều dành những câu hỏi và bài tập thực tế để độc giả có thể thực hành áp dụng nó vào chính cuộc sống của mỗi người!
Tâm Lý Học Hài Hước
Tâm Lý Học Hài HướcKhoa học về những điều dị thường là gì, tại sao nó quan trọng, và những nghiên cứu bí mật về việc pha trà, sức mạnh của lời cầu nguyện, tính cách của trái cây, và sự khởi đầu của làn sóng người Mexico. Từ rất lâu, tôi đã bị sự dị thường trong hành vi của con người mê hoặc. Khi còn là sinh viên ngành tâm lý học, tôi từng ngồi hàng giờ ở nhà ga London’s King’s Cross để quan sát mọi người chờ gặp bạn đời của họ xuống tàu. Khoảnh khắc họ ôm ghì lấy nhau, tôi tiến đến, bấm đồng hồ bấm giờ được giấu trong túi áo khoác, và hỏi họ, “Xin lỗi, bạn có phiền không nếu tham gia vào một thí nghiệm tâm lý học? Bao nhiêu giây trôi qua kể từ khi tôi nói từ “Xin lỗi…?”. Kết quả tôi nhận được đã tiết lộ rằng mọi người đa phần đánh giá sai về quãng thời gian khi họ đang yêu, hoặc, như Einstein từng nói: “Ngồi bên một người phụ nữ đẹp thì một giờ chỉ như một phút, còn ngồi trên đống than nóng trong một phút thì tựa như cả một giờ – đó là tính tương đối.” Tôi rất quan tâm đến những khía cạnh bất thường của tâm lý học. Tôi không phải là học giả đầu tiên bị cách tiếp cận nghiên cứu hành vi này thu hút. Mỗi thế hệ các nhà khoa học lại có một vài nhà nghiên cứu tập trung vào những điều kỳ lạ và bất thường. Nhà khoa học thời Nữ hoàng Victoria, Francis Galton, có thể được xem là cha đẻ của cách tiếp cận này và ông đã dành gần trọn cuộc đời để nghiên cứu về việc những chủ đề kỳ lạ. Ông đã quyết định một cách khách quan về việc những bài giảng của các đồng nghiệp có tẻ nhạt không bằng cách bí mật đo mức độ bồn chồn của người nghe. Ông cũng tạo ra “Bản đồ Sắc đẹp” của nước Anh bằng cách đi dọc các con phố lớn với một chiếc máy đo trong túi, và bí mật ghi lại xem liệu những người đi qua ông có vẻ ngoài đẹp, bình thường hay xấu (London được xếp loại đẹp nhất, còn Aberdeen là xấu nhất). Nghiên cứu của Galton về tác dụng của những lời cầu nguyện còn gây nhiều tranh cãi nhiều hơn. Ông đưa ra một giả thuyết rằng nếu một lời cầu nguyện thực sự có tác dụng, thì những tu sĩ – những người rõ ràng là cầu nguyện lâu hơn và thường xuyên hơn mọi người – hẳn sẽ sống lâu hơn những người khác. Nhưng những phân tích sâu rộng của ông về hàng trăm tiểu sử đã cho thấy các tu sĩ có xu hướng chết trước các luật sư và bác sĩ, vì vậy Galton đã nghi ngờ sức mạnh của lời cầu nguyện. Thậm chí việc pha trà cũng thu hút sự chú ý của ông khi ông dành nhiều tháng để tìm ra kỹ thuật pha trà tuyệt hảo. Việc tạo ra được một nhiệt kế đặc biệt cho phép ông luôn kiểm soát được nhiệt độ của nước trong tách trà, sau khi kiểm tra khắt khe, Galton kết luận: … Trà nở đều, vị bốc đủ, không bị đắng hay nhạt khi nước trong ấm trà duy trì ở nhiệt độ 82 đến 87 độ C, ngập lá trà trong tám phút. Hài lòng với nghiên cứu, Galton tự hào tuyên bố, “Không hề có bí ẩn nào trong việc pha trà cả.” Nhìn bề ngoài, những nghiên cứu của Galton về sự tẻ nhạt, sắc đẹp, lời cầu nguyện và pha trà có vẻ như chỉ là những thứ tầm phào nhưng thực chất chúng đều là những ví dụ tuyệt vời và đầu tiên của phương pháp nghiên cứu hành vi con người mà tôi đã gán cho cái tên: “khoa học nghiên cứu về những điều dị thường”. Nói một cách đơn giản, khoa học nghiên cứu về những điều dị thường sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu những khía cạnh kì lạ của cuộc sống thường ngày. Trong ngành tâm lý học, phương pháp này đã được một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu sử dụng từ hơn 100 năm trước, nhưng nó chưa bao giờ được các ngành khoa học xã hội chính thức công nhận. Những nhà nghiên cứu này đã tiếp bước Galton và quyết tâm khám phá những vấn đề mà các nhà khoa học dòng chính thống còn e dè.
Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết Phục
Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết PhụcTại sao một số người lại có sức thuyết phục đến mê hoặc và luôn là người làm chủ Trò chơi Thuyết phục? Đâu là những động lực vô hình đằng sau thứ sức mạnh thôi thúc chúng ta đồng thuận với người khác? Những thủ thuật được các bậc thầy thuyết phục sử dụng tài tình là gì, làm thế nào đánh bại các thủ thuật đó – đồng thời biến chúng thành “vũ khí bí mật” của chính bạn?Với Những đòn tâm lý trong thuyết phục, bạn sẽ có lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi ấy. Trong cuốn sách tuyệt vời này, nhà tâm lý học nổi tiếng Robert B. Cialdini tiết lộ 6 “vũ khí” gây ảnh hưởng đầy uy lực: cam kết và nhất quán, khan hiếm, đáp trả, bằng chứng xã hội, uy quyền và thiện cảm. Mỗi loại lại bị chi phối bởi một nguyên tắc tâm lý cơ bản điều khiển hành vi con người và nhờ đó mà tạo nên sức mạnh cho mỗi thủ thuật. Đặc biệt khi được kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng vô cùng lớn.Hãy sở hữu kho vũ khí đó và trở thành người làm chủ Trò chơi Thuyết phục. Bạn sẽ không bao giờ nói “đồng ý” nếu thật sự bạn muốn nói “không”, và bạn sẽ không ngừng ngạc nhiên với khả năng gây ảnh hưởng lớn lên trong bạn từng ngày.Sách gồm 7 chương :Chương 1: “Vũ khí” gây ảnh hưởngChương 2: Nguyên tắc đáp trảChương 3: Nguyên tắc cam kết và nhất quánChương 4: Nguyên tắc bằng chứng xã hộiChương 5: Nguyên tắc thiện cảmChương 6: Nguyên tắc uy quyền đồng thuậnChương 7: Nguyên tắc khan hiếmPhần kết: Ảnh hưởng tức thìLàm chủ nghệ thuật thuyết phụcHẳn đã có lúc bạn gặp những người có lời nói và hành động đầy sức mê hoặc khiến bạn như rơi vào vòng xoáy ảnh hưởng, bị dẫn dắt theo những ý tưởng, niềm tin của họ. Có lẽ cũng không ít lần bạn băn khoăn tự hỏi điều gì làm nên quyền uy của những bậc thầy thuyết phục đó. Câu trả lời là: vì họ biết cách thu hút mọi người, lay chuyển và biến những người chưa theo hoặc phản đối thành người ủng hộ dựa trên các nguyên tắc tâm lý của nghệ thuật thuyết phục. Điều gây ấn tượng không chỉ ở cách họ dễ dàng sử dụng sức thu hút và tài hùng biện để thuyết phục người khác đồng thuận với mình, mà còn ở chỗ họ khiến người khác cảm thấy hào hứng khi làm vậy. Họ chính là những chuyên gia thuyết phục.Không chỉ các chuyên gia thuyết phục mới biết và áp dụng các nguyên tắc của nghệ thuật thuyết phục. Trong các mối quan hệ thường ngày với hàng xóm, bạn bè, người yêu, đồng nghiệp, khách hàng, đối thủ, chúng ta vẫn thường áp dụng những nguyên tắc tâm lý gây ảnh hưởng lên người khác chỉ có điều, chúng ta chưa am hiểu tường tận để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của các “vũ khí” gây ảnh hưởng này.Trong Những đòn tâm lý trong thuyết phục, tiến sĩ tâm lý Robert Cialdini đã chỉ ra và phân tích sáu nguyên tắc tâm lý của nghệ thuật thuyết phục như: sự nhất quán, sự đáp trả, bằng chứng xã hội, uy thế, thiện cảm và sự khan hiếm. Đây là những nguyên tắc tâm lý ảnh hưởng và chi phối đến những lựa chọn, quyết định của con người. Minh chứng cho mỗi nguyên tắc đó là những ví dụ rất sinh động và thiết thực.Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc lĩnh hội nghệ thuật thuyết phục ngày càng ảnh hưởng tới thành công cá nhân. Đặc biệt, nó trở nên vô cùng quan trọng đối với những người mà sức thu hút và khả năng diễn thuyết là yếu tố căn bản, không thể thiếu như các nhà lãnh đạo, giám đốc, nhà quản lý, nhân viên bán hàng, quảng cáo, marketing, v.v…Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết Phục là một trong những cuốn sách được đánh giá rất cao trên thế giới: nằm trong danh sách bestseller của tạp chí New York Times, và danh sách “75 cuốn sách kinh doanh trí tuệ nhất” của tạp chí Fortune. Cùng một số cuốn sách khác đã xuất bản về chủ đề này như: Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì của Herb Cohen, Sức mạnh thuyết phục của Kurt W. Mortensen, Lời Từ chối hoàn hảo của William Ury, Phong thái của bậc thầy thuyết phục của Dave Lakhani, chúng tôi tin rằng Những đòn tâm lý trong thuyết phục là một cuốn sách hữu ích và có giá trị, giúp bạn biết cách gây ảnh hưởng lên người khác và đạt được điều mình mong muốn. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn
Nghịch Lý Của Sự Lựa ChọnĐây là cuốn sách có giá trị vì hai lý do. Thứ nhất, nó đã biện luận một cách đầy sức thuyết phục rằng chúng ta sẽ sống tốt hơn nếu có ít lựa chọn hơn, và rằng nhiều người trong chúng ta đang phải rất vất vả để đi đến những quyết định lựa chọn tốt nhất. Thứ hai, cuốn sách cũng dành một lời giới thiệu đầy hấp dẫn về xu hướng nghiên cứu hiện tại trong ngành tâm lý học về lựa chọn và cuộc sống con người.“Thật khó vui sống khi ta luôn hối tiếc về mọi quyết định của mình bởi luôn nghĩ nó chưa chắc đã phải là quyết định tốt nhất. Dễ thấy rằng nếu thường xuyên hối hận, bạn sẽ kém hài lòng với những quyết định đủ tốt. Tệ hơn nữa là bạn thực sự có thể cảm thấy hối tiếc trước cả khi đưa ra quyết định. Bạn hay mường tượng việc mình sẽ cảm thấy thế nào nếu phát hiện ra vẫn còn những lựa chọn tốt hơn. Và chỉ cần có vậy, bạn sẽ bị sa lầy vào sự bất an và trăn trở về mọi quyết định thậm chí còn đang manh nha. Có vẻ như khi xã hội Mỹ càng phát triển hơn và người Mỹ được tự do theo đuổi và làm bất cứ điều gì họ muốn, thì họ càng ngày càng ít hạnh phúc hơn .”