Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Thế Giới Cận Đại (Vũ Dương Minh)

Nội dung cơ bản của thời kỳ lịch sử cận đại là sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ (giữa thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XIX) đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển (Anh, Mỹ, Pháp, Đức) rồi lan tỏa ảnh hưởng ra các nước trên những mức độ khác nhau ở châu Âu, châu Mỹ latinh và châu Á. Cùng với sự hình thành bộ máy nhà nước tư sản là sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng về quyền con người và quyền công dân; các học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ, nổi bật nhất là Triết học Ánh sáng; các dòng văn học lãng mạn và hiện thực phản ánh cuộc vận động lớn lao đó.

Thời kỳ này còn được đánh dấu bởi cuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu bằng việc phát minh và sử dụng máy hơi nước vào sản xuất ở nước Anh cuối thế kỷ XVIII. Một quá trình công nghiệp hóa diễn ra rầm rộ ở châu Âu đã làm thay đổi cách thức sản xuất từ lao động bằng tay, sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành một cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh; từ sản xuất quy mô nhỏ lên quy mô lớn với sự ra đời của các nhà máy và các khu công nghiệp, khiến cho loài người trong vòng chưa đầy một trăm năm, có thể sáng tạo nên một lực lượng vật chất to lớn hơn và đồ sộ hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại, theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Chính những thành tựu kinh tế và kỹ thuật ấy đã khẳng định ưu thế của chế độ tư bản đối với chế độ phong kiến, đã tạo nên một bước ngoặt cơ bản “từ làn sóng văn minh nông nghiệp sang làn sóng văn minh công nghiệp” theo cách diễn dạt của nhà tương lai học A.Toffler.

Kết quả ấy dẫn tới những biến động lớn lao về đời sống xã hội với sự tăng dân số, sự phát triển đô thị, sự pháp lý hóa chế độ gia đình một chồng một vợ và điều quan trọng là sự hình thành các giai cấp xã hội mới.

Giai cấp tư sản công thương nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp - hệ quả tất yếu của cách mạng công nghiệp - trở thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, có mối liên hệ khăng khít trong guồng máy sản xuất của nền kinh tế, đồng thời ẩn chứa mối mâu thuẫn cơ bản về quyền lợi giữa những người thống trị và những người bị trị, giữa tư sản và vô sản. Từ trong sự đối lập dai dẳng ấy đã hình thành trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiền công nghiệp (Morơ, Mêliê, Babớp…) trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp (Xanh Ximông, Phuariê…) cho đến chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăngghen. Những cuộc đấu tranh tiếp diễn về mặt ý thức hệ cũng như về mặt tổ chức (Quốc tế I, Quốc tế II) trở thành một trong những nét quan trọng của lịch sử phong trào công nhân quốc tế, đi từ học thuyết Mac đến học thuyết Lênin, từ cuộc thủ nghiệm Công xã Pari (1871) đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Tìm mua: Lịch Sử Thế Giới Cận Đại TiKi Lazada Shopee

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình thực dân hóa ở các châu lục chậm phát triển. Từ các thuộc địa của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong thời kỳ phát kiến địa lý (cuối thế kỷ XV) đến hệ thống thuộc địa rộng lớn của người Anh, người Pháp… thì vào cuối thế kỷ XIX hầu như trên hành tinh không còn vùng “đất trống”, nghĩa là không nơi nào không bị người phương Tây xâm lược và thống trị.

Các nước châu Á, châu Phi không đứng vững được trước làn sóng thôn tính ào ạt của phương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kỹ thuật quân sự tối tân hơn nên lần lượt trở thành các thuộc địa và phụ thuộc. Riêng Nhật Bản, với cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) đã vượt qua được thử thách đó, giữ vững chủ quyền, vươn lên thành một nước tư bản và bước vào hàng ngũ đế quốc. Thành công của Nhật Bản gây nên tiếng vang lớn, thúc đẩy phong trào tư sản mới xuất hiện yếu ớt ở một số quốc gia châu Á. Người Trung Hoa thất bại trong việc áp dụng kinh nghiệm duy tân trong cuộc vận động năm Mậu Tuất (1898) đã tìm con đường cách mạng với học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) nhưng phải dừng lại nửa chừng. Sự chọn lựa giữa hai khả năng cải lương và cách mạng của các nhà yêu nước phương Đông đã không đem lại kết quả gì khi thế giới bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - cuộc giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc. Nhưng dẫu sao, khu vực này cũng đã bị lôi cuốn một cách cưỡng bức vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới.

Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Mười Nga, cả thế giới đã vận hành ở những tầng cấp khác nhau, vị thế khác nhau trong vòng quay của những quy luật tư bản chủ nghĩa.

*

* *

Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân định mốc mở đầu và kết thúc của thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Thực ra, lịch sử phát triển liên tục mà sự phân kỳ chỉ có tính chất quy ước, mỗi người theo một quan điểm khác nhau trong việc chọn lựa. Hơn thế nữa, sự vận động lịch sử không diễn ra đồng đều trên tất cả các nước và các khu vực, mốc thời gian phù hợp với nơi này lại không thích ứng với nơi khác.

Tuy vậy, trong khuôn khổ giáo trình đại học, việc định mốc phân kỳ - dù chỉ coi như quy ước - vẫn là điều cần thiết. Nằm trong toàn bộ quá trình lịch sử từ cổ đến kim, thời kỳ cận đại xen vào giữa nên phải nhất quán với phần giáo trình trước nó là lịch sử cổ trung đại và sau nó là lịch sử hiện đại. Do vậy, trong giáo trình này, lịch sử thế giới cận đại được bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII, kết thúc bởi cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đầu thế kỷ XX. Ngay trong thời kỳ cận đại cũng khó có được một sự phân định rõ rệt thống nhất chung cho cả phương Tây và phương Đông. Cho nên, để tiện cho việc học tập của anh chị em sinh viên, chúng tôi chia giáo trình này thành 2 phần:

Phần một: Lịch sử thế giới cận đại phương Tây.

Phần hai: Lịch sử thế giới cận đại phương Đông.

Lịch sử thế giới diễn biến theo một thể thống nhất, có mối liên hệ khăng khít giữa các quốc gia, các khu vực và các châu lục. Các bài giảng nên gọi mở cho sinh viên suy nghĩ trên bình diện tổng quát và phân tích tác động qua lại giữa các sự kiện nhằm khắc phục những hạn chế của sự phân chia tách bạch tạo nên.

***

Giáo trình lịch sử thế giới cận đại đã được sử dụng trong nhiều năm để giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số trường đại học khác. Ý kiến của các giáo sư, các bạn dồng nghiệp cũng như nhiều câu hỏi của sinh viên đã gợi mở cho chúng tôi những điều cần bổ sung, sửa chữa cho mỗi lần xuất bản. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các bạn đọc đã sử dụng và góp ý cho cuốn sách này. Chúng tôi luôn chờ mong và đón nhận các ý kiến đóng góp cho cuốn sách ngày một hoàn chỉnh.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Thế Giới Cận Đại PDF của tác giả Vũ Dương Minh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Các Triều Đại Việt Nam
Các Triều Đại Việt Nam Các Triều Đại Việt Nam – Quỳnh Cư “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam”. Đương thời Hồ Chủ Tịch luôn ý thức việc truyền lại những kiến thức lịch sử cho nhân dân. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thực sự có một cuốn sách nào đầy đủ và hấp dẫn về chủ để lịch sử để thu hút độc giả. Nhưng cuốn sách Các Triều Đại Việt Nam lại là một ngoại lệ. Các sử gia phong kiến thường chỉ chép về cuộc đời và hành động của các vị vua chúa qua mỗi triều đại. Ngược lại, các biên soạn của các nhà sử học ngày nay lại phân kỳ và đánh giá sự phát triển lịch sử theo các hình thái kinh tế xã hội và dấu tranh giai cấp, không chú ý nhiều đến cuộc đời của các ông vua, bà chúa. Chỉ có một số vị vua có công tích nổi bật trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước mới được đề cập đến. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nam Việt Lược Sử 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy Vì vậy, độc giả trẻ khi đọc các cuốn thông sử hay các giáo trình lịch sử ở trung học trong mấy chục năm trở lại đây, chưa có được một niệm đầy đủ về sự mở đầu kế tục của các triều đại, các đời vua trong lịch sử dân tộc. Mời các bạn đón đọc Các Triều Đại Việt Nam. Đừng quên mua sách giấy để ủng hộ tác giả và đăng ký nhận email thông báo sách hay mỗi ngày.
Hồi ký Lý Quang Diệu - Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng
Hồi ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng Lý Quang Diệu, người đàn ông vĩ đại có công đưa Singapore từ một làng chài nghèo khổ vương lên trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới. Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Ông tiếp tục phục vụ trong chính phủ của thủ tướng Ngô Tác Đống trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp. Hồi ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng biểu thị khát vọng của tất cả các nước đang phát triển, nhưng tiếc thay, cho đến nay, số thành đạt rất ít. Singapore là một trong số rất ít đó. Vì thế, hồi ký về những năm đầu thời kỳ độc lập được viết bởi người cha sáng lập đất nước này – ông Lý Quang Diệu – sẽ rất lý thú đối với nhân dân các nước đang phát triển và những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước họ. Câu chuyện được kể thẳng thắn bằng văn phong rất trong sáng và thú vị. Cuốn sách có sức thu hút kỳ lạ. (Trích lời của Kofi A.Annan, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc). Hồi ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng “Tôi viết quyển sách này cho thế hệ trẻ Singapore, những người cho rằng một Singapore ổn định, phát triển và thịnh vượng là hiển nhiên. Tôi muốn họ thấu hiểu được những khó khăn mà một nước nhỏ chỉ rộng 640km2, không có tài nguyên thiên nhiên, phải vươn lên để tồn tại giữa những quốc gia rộng lớn hơn vừa mới độc lập và tất cả đều theo đuổi đường lối dân tộc chủ nghĩa. Những ai đã từng trải qua chiến tranh năm 1942 và sự chiếm đóng của Nhật Bản, đã từng tham gia vào công cuộc xây dựng nền kinh tế mới cho Singapore thì không lạc quan như thế. Chúng tôi không thể quên được rằng việc có được trật tự xã hội, an toàn cá nhân, phát triển kinh tế xã hội và phồn vinh thịnh vượng không phải là quy luật hiển nhiên của sự vật, mà là nhờ vào những nỗ lực không ngừng của toàn xã hội dưới sự dẫn dắt của một chính phủ trung thực và hiệu quả do dân bầu ra. Trong quyển sách trước đây (Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1), tôi đã miêu tả những năm định hình tính cách của tôi trong thời tiền chiến ở Singapore, sự chiếm đóng của Nhật Bản và những biến động của chủ nghĩa cộng sản và tiếp theo đó là các vấn đề chủng tộc trong hai năm ở trong Liên bang Malaysia. Việc chiếm đóng của Nhật Bản (1942–1945) làm tôi căm phẫn vì sự tàn bạo, dã man mà họ đã dành cho những người bạn cùng châu Á với họ, làm khơi dậy trong tôi tinh thần dân tộc và lòng tự trọng, cũng như sự căm hờn vì bị đối xử trịch thượng. Bốn năm học đại học ở Anh sau chiến tranh đã củng cố thêm quyết tâm thoát khỏi ách cai trị thuộc địa của thực dân Anh trong tôi. Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1 Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Năm 1950 tôi trở về Singapore, tin tưởng vào mục tiêu của mình nhưng lại không lường hết được những khó khăn hiểm nguy phía trước. Làn sóng chống thực dân đã lôi cuốn tôi và nhiều người cùng thế hệ. Tôi tham gia hoạt động công đoàn và chính trị, lập ra một đảng chính trị và vào năm 1959, ở tuổi 35, tôi đảm nhiệm chức vụ thủ tướng chính phủ đầu tiên, được bầu của Singapore tự trị. Tôi cùng bạn bè thành lập mặt trận thống nhất với những người cộng sản. Ngay từ đầu, chúng tôi biết rằng sẽ phải có lúc đường ai nấy đi và khi có cơ hội là thanh toán lẫn nhau. Khi điều ấy xảy ra, cuộc đấu tranh thật là ác liệt và may thay chúng tôi đã không bị đánh bại.”
Hồi Ký Lý Quang Diệu - Tập 1
Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1 Hồi Ký Lý Quang Diệu – Tập 1 Hồi ký Lý Quang Diệu là những ký ức đáng tự hào về thành công của một chàng sinh viên du học trên đất Anh, những hoài bão của chàng thanh niên trẻ tuổi, những kết giao, những mối quan hệ, từng bước thâm nhập chính trường, đối nhân xử thế, xây dựng đảng, lèo lái đất nước Singapore vượt qua những khó khăn cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Hồi ký Lý Quang Diệu tập 1 kết thúc ở thời điểm Singapore chính thức tuyên bố độc lập năm 1965 sau khi tách ra từ Liên bang Malaysia, cũng là lúc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành suy nghĩ, tính cách của ông Lý. Lý Quang Diệu (16 tháng 9 năm 1923 – 23 tháng 3 năm 2015), là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, ông đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990. Những Kẻ Xuất Chúng Bill Gates – Con Đường Phía Trước Hồi ký Lý Quang Diệu – Tập 2: Bí Quyết Hóa Rồng Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Ông tiếp tục phục vụ trong chính phủ của thủ tướng Ngô Tác Đống trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp. Cho đến khi qua đời Lý Quang Diệu giữ một chức vụ được kiến tạo riêng cho ông, Bộ trưởng Cố vấn (Minister Mentor) dưới quyền lãnh đạo của con trai ông, Lý Hiển Long, thủ tướng thứ ba của Singapore (nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004), và là người thứ hai thuộc gia tộc Lý đảm nhiệm cương vị này. Ông còn được biết đến trong vòng thân bằng quyến hữu với tên “Harry”. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc bộ sách Hồi Ký Lý Quang Diệu. Đừng quên chia sẻ sách đến bạn bè và đăng ký nhận thông báo sách mới hàng tuần.
Mạnh Tử
Cuộc đời của Mạnh Tử Mạnh Tử Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, ông làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia… (thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Khổng Tử Tinh Hoa Triết Học Hiện Sinh Những khám phá về hoàng đế Quang Trung Trước cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có 4 tác phẩm viết về triết học Trung Quốc: Mạnh Tử, đó là: Nho giáo – một triết lý chính trị, Đại cương triết học Trung Quốc (chung với cụ Giản Chi), Nhà giáo họ Khổng, Liệt tử và Dương tử. Trong cuốn Mạnh Tử này cũng vậy. Ví dụ như trong chương 8, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Quan niệm về “khí” xuất hiện ở Trung Hoa vào thế kỉ thứ IV trước Tây lịch và ba triết gia đầu tiên nói tới khí là Cáo tử, Mạnh tử và Trang tử, nhưng quan niệm của hai nhà trên hơi khác với quan niệm của nhà dưới”. Tiếp đến, cụ trích dẫn hai đoạn trong sách Trang Tử, một trong thiên Trí Bắc du, một trong thiên Chí lạc. Trong bộ Trang Tử – Nam Hoa Kinh, cụ đã dịch lại, lời tuy hơi khác nhưng ý nghĩa cũng tương tự; nhưng cụ cho rằng hai thiên đó do những người đời sau thêm vào, và hai đoạn trích dẫn đó không phản ánh đúng tư tưởng của Trang Tử. Thư viện Sách Mới xin gửi đến bạn đọc bộ sách Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê.