Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đồng Hành Cùng Vĩ Nhân (John C. Maxwell)

ĐÁM MÂY NHỮNG CHỨNG NHÂN

Ngày 11 tháng 2 năm 2011, tôi đã có may mắn được nói chuyện tại NBA All-star(1), thủ đô Washington. Thông điệp của tôi ngày hôm đó tập trung vào một đoạn trong Kinh Thánh mà tôi yêu thích:

Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như một đám mây rất lớn, chúng ta hãy vứt bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi dễ dàng vướng mắc, và hãy kiên trì chạy xong cuộc đua đã đặt ra cho chúng ta (Hebrews, 12:1)

Trước câu này là đoạn trích về Đức tin trong Kinh Hebrews chương 11 mô tả những người khổng lồ trong Kinh Cựu Ước: Abraham, Joseph, Moses, và Rahab, người đã chạy trên đường đua cuộc đời với mục đích và cường độ lớn. Những câu kinh này luôn truyền cảm hứng cho tôi vì chúng khắc họa một hình ảnh phi thường. Bạn có thể nhìn thấy nó không? Cũng giống như cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp, những người ở NBA All-star chẳng hạn, được những cổ động viên bao quanh, bạn và tôi cũng có một đám đông lớn các vị thánh thần cổ vũ khi chúng ta chạy trên đường đua cuộc đời. Đoạn kinh trong sách cho thấy thiên đàng có vô vàn những người đàn ông và phụ nữ của Đức tin, những người đang ủng hộ cho cuộc đua trên đường đời của chúng ta thành công.

Tôi đã nói với các cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài của NBA All-star rằng đã đến lúc chúng ta phải nắm quyền chỉ huy và tiếp tục cuộc đua mà người khác đã bắt đầu trước chúng ta. Giống như người viết lên Hebrews, chúng ta có thể nhận được nguồn cảm hứng, trí tuệ từ những người đi trước và được họ thúc đẩy. Chúng ta có thể thấy họ trên khán đài, nghe thấy họ đang reo hò cổ vũ chúng ta. Tìm mua: Đồng Hành Cùng Vĩ Nhân TiKi Lazada Shopee

Bạn có tự hỏi những người anh hùng của Đức tin sẽ nói gì? Khi một đám đông đang reo hò cổ vũ, bạn không thể phân biệt giọng nói của người này với người kia được. Nhưng nếu từng người có thể bước ra khỏi đám đông, đi xuống đường đua nơi bạn đang chạy và chạy bộ một vòng với bạn thì sao? Họ sẽ nói gì với bạn? Thời gian của họ với bạn sẽ bị hạn chế, do đó làm thế nào họ có thể chia sẻ, chỉ vài lời với bạn? Bài học quan trọng nhất mà họ có được từ cuộc sống của chính họ là gì? Họ sẽ nói những lời gì để khuyến khích và thúc đẩy bạn?

Tôi đã chia sẻ hình ảnh gây tò mò ấy tại nguyện đường All-star. Trong thông điệp của mình, tôi đưa ra những từ gây cảm hứng mà tôi tin rằng một số người khổng lồ của Đức tin sẽ chia sẻ, hôm nay họ đã chạy một vòng cùng chúng ta. Khi tôi nói xong, Pat Williams, bạn tôi và là phó chủ tịch cao cấp của Orlando Magic, nói rằng: “John, ông nên chia sẻ những suy nghĩ này với nhiều người hơn bằng cách đưa chúng vào một cuốn sách.”

Tôi đã nghe theo lời khuyên của Pat vì tôi muốn bạn được những người khổng lồ của Đức tin khuyến khích, cũng giống như tôi đã từng vậy. Những gì bạn gặp được trong các trang sách sau đây đã vượt khỏi hành trình tâm linh của cá nhân tôi. Mặc dù tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh trong hơn 40 năm nhưng trong hai năm qua, tôi đặc biệt tập trung chú ý đến đời sống của một số vị lãnh đạo trong Kinh Thánh - những người có Đức tin gây ảnh hưởng đến người khác và tiếp tục ảnh hưởng đến con người ngày nay. Trong khi xem xét cuộc đời của từng người trong số họ, tôi đã liên tục tự hỏi mình, Nếu người này có thể bước ra khỏi đám đông và đi xuống đường đua để chạy cùng tôi, ông ấy hay bà ấy sẽ nói gì?

Tôi muốn bạn tham gia cùng tôi trong việc tiếp nhận lời chỉ bảo mà tôi tin rằng họ sẽ mang đến cho chúng ta. Tôi nghĩ khi bạn gặp họ, bạn sẽ được:

Khuyến khích và thúc đẩy

Hiểu biết về những tinh hoa cuộc đời họ

Có thể áp dụng vào cuộc sống của bạn, và

Họ sẽ gợi ra câu trả lời “Có!” từ bạn

Chúng ta cần những gì mà những người đàn ông và phụ nữ này trao tặng, bởi vì cuộc đua mà bạn và tôi đang trải nghiệm thậm chí còn quan trọng hơn cả NBA All-star hay bất kỳ sự kiện thể thao nào khác. Cuộc đua của chúng ta có ảnh hưởng vĩnh viễn. Cùng nhau, bạn và tôi có thể chạy đua cùng những người khổng lồ một chốc lát để nhận được nguồn cảm hứng, trí tuệ từ họ, và được họ thúc đẩy. Chúng ta cần điều đó bởi sự khích lệ là ôxy của tâm hồn. Hãy đọc chậm rãi, hít thở sâu, và chạy một cách trung thực.

***

John C. Maxwell là nhà sáng lập của Tập đoàn INJOY, một tổ chức giúp mọi người phát huy tối đa tố chất cá nhân và tiềm năng lãnh đạo. Ông là tác giả của một loạt cuốn sách nằm trong danh sách bán chạy của New York Times, cũng là sách bán chạy trên bảng xếp hạng của Business Week.

***

NOAH

Một người có thể tạo sự khác biệt

Người ta thường nói cuộc đời là một cuộc đua ma-ra-tông. Nhưng tôi nghĩ rằng nó thách thức hơn thế rất nhiều. Khi các vận động viên xếp hàng chuẩn bị chạy đua ma-ra-tông, họ biết rằng có một vạch đích chính xác 26 dặm(1) 385 yard(2) đang chờ đợi họ ở phía trước. Đối với các vận động viên giỏi nhất, họ mất chưa đầy hai giờ để kết thúc cuộc đua. Trước khi bắt đầu họ đã biết mình mất khoảng bao lâu để kết thúc. Và mặc dù phần lớn cuộc đua diễn ra trên đường nhưng cuối cùng họ thường kết thúc trong một sân vận động đầy những người hâm mộ đang reo hò cổ vũ.

Cuộc chạy đua đường đời thì rất khác bởi bạn không bao giờ biết được vạch đích cho đến khi bạn thực sự vượt qua nó. Trong khi viết cuốn sách này, tôi đã và đang trên cuộc đua đường đời của mình trong năm thập kỷ rưỡi rồi. Tôi không biết cuộc đua của mình sẽ kết thúc ở đâu và khi nào nhưng tôi cho rằng mình đang ở một nơi nào đó trong nửa chặng sau. Có thể bạn gần với vạch xuất phát hơn, hoặc có thể gần vạch đích hơn nhưng bạn biết mình cũng đang trong một cuộc chạy đua.

Khi tôi đọc sách thấy chúng ta được “nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn” và chúng ta nên “kiên trì chạy xong cuộc đua đã đặt ra cho chúng ta” (Hebrews 12:1), tôi hình dung mình đang chạy vào một sân vận động đầy những người khổng lồ của Đức tin. Tuy nhiên, không giống như các Thế vận hội Olympics, tôi không đi vào sân vận động để kết thúc cuộc đua. Tôi đang ở giữa cuộc đua để nhận được khích lệ từ những người có Đức tin, những người đang dõi xem tôi chạy.

Hãy tham gia cùng tôi. Bạn và tôi cùng nhau tiến vào sân vận động. Trong khi chúng ta chạy trên đường đua hình bầu dục, bạn và tôi có thể nhận được năng lượng từ đám đông. Họ sẽ khích lệ chúng ta chạy nhanh hơn và tự tin hơn không chỉ ở sân vận động mà còn khi trở lại trên con đường rộng mở. Và điều đó có thể sẽ thúc đẩy chúng ta và giữ cho chúng ta tiếp tục chạy đua cho đến khi Đấng Tạo Hóa nói với chúng ta rằng chúng ta đã hoàn tất.

Khi bạn và tôi đi vào sân vận động và bắt đầu vòng đua đầu tiên, chúng ta nhìn thấy một người đàn ông cổ xưa đang ra khỏi khán đài tiến đến chào chúng ta. Ông có gương mặt sương gió, đôi tay gầy guộc, và có dáng đi tập tễnh. Ông già hơn rất nhiều so với những người mà tôi từng gặp. Khi bạn và tôi tiến lại gần ông, chúng ta phải ngạc nhiên khi thấy ông có thể chạy cùng nhịp với chúng ta. Ông quay về phía chúng ta và nói: “Một người có thể tạo nên sự khác biệt.”

Ông tiếp tục, “Tôi biết bởi vì khi Chúa quyết định dùng nước lụt hủy diệt đất, Ngài đã giao ước với tôi để nhân loại có thể không bị diệt vong” (Sáng Thế Ký 8:21)

Tất nhiên chúng ta nhận ra đó là Noah. Kinh Thánh nói rằng ông sống được 950 tuổi. Quả là một kỳ tích. Nhưng đó không là gì so với cách mà ông sống cuộc sống của mình. Đạo đức tốt đẹp của ông đã cứu nhân loại khỏi tuyệt chủng. Sách Sáng Thế Ký giải thích tình trạng thế giới trong thời Noah như sau:

“Bấy giờ Chúa thấy tội ác của loài người trên mặt đất quá nhiều và các ý tưởng của lòng họ lại rất xấu, thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Vì thế Chúa phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời, vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó.” Nhưng Noah lại được ơn trước mặt Chúa. (Sáng Thế Ký, 6:5-8)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "John C. Maxwell":Tôi Tư Duy - Tôi Thành ĐạtĐể Hôm Nay Trở Thành Kiệt TácHọc Từ Thất BạiKim Cương Trong Mỏ Vàng10 Nguyên Tắc Vàng Để Sống Không Hối TiếcNhà Lãnh Đạo 360 Độ1% Và 99% Tài Năng Mồ Hôi Nước Mắt15 Nguyên Tắc Vàng Về Phát Triển Bản Thân21 Nguyên Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Lãnh Đạo21 Phẩm Chất Vàng Của Nhà Lãnh Đạo25 Thuật Đắc Nhân TâmAi Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết NốiCách Tư Duy Khác Về Thành CôngCuốn Sách Nhỏ Cho Nhà Lãnh Đạo LớnĐồng Hành Cùng Vĩ NhânHọc Từ Vấp Ngã Để Từng Bước Thành CôngPhát Triển Kỹ Năng Lãnh ĐạoThuật Đắc Nhân Tâm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đồng Hành Cùng Vĩ Nhân PDF của tác giả John C. Maxwell nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dạy Con Kiểu Do Thái Sự May Mắn Của Điểm B Trừ (Wendy Mogel)
Sau khi phát hành cuốn Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước, mọi người thường hỏi vì sao tôi lại viết cuốn sách đó. Tôi trả lời rằng tôi viết sách để nhắc nhở bản thân mình làm theo những gì được viết trong đó. Và điều này gần như luôn có tác dụng. Bằng cách sử dụng những bài học của đạo Do Thái do chính mình nhắc đến trong cuốn sách, tôi đã không còn bao bọc thái quá, luôn lên sẵn lịch trình, nuông chiều và đặt những kỳ vọng cao ngút trời vào con cái - những thứ vốn là chuẩn mực của vùng Los Angeles, nơi tôi nuôi dạy hai cô con gái nhỏ của mình. Tôi rất rõ ràng và có chiến lược trong việc dạy bọn trẻ biết kính trọng cha mẹ, tôi cũng cố gắng tôn trọng các con bằng cách trân trọng cả tài năng lẫn khuyết điểm của chúng. Ngày nào tôi cũng nhắc bản thân mình nhớ đến câu nói trong đạo Do Thái rằng mọi bậc cha mẹ đều phải dạy con mình học bơi - tôi đã áp dụng triết lý này bằng cách để các con gái mình leo lên những thân cây thật cao, dùng những con dao sắc nhọn, nấu ăn với chiếc chảo nóng và tất nhiên, vì tôi sống ở Nam California, dạy chúng bơi, nhảy từ trên cao và lặn xuống những vùng nước sâu ngay từ khi chúng còn rất nhỏ.Khi tôi phát hành cuốn sách đầu tiên, các con tôi mới 9 và 13 tuổi. Tôi đã hoàn toàn tự tin khi nghĩ đến quãng thời gian chúng bắt đầu trưởng thành. Khi các con gái tôi bước vào tuổi mới lớn, tôi đã là một chuyên gia. Thật thế. Tôi là một nhà tâm lý học xã hội, có nghĩa rằng tôi được đào tạo bài bản để nhìn nhận các vấn đề liên quan đến cảm xúc trong từng bối cảnh văn hóa cụ thể. Chuyên ngành của tôi là nuôi dạy con cái và sự phát triển bình thường của trẻ. Tôi đã làm việc với các gia đình trong suốt 30 năm liền. Tôi hiểu về các học thuyết liên quan đến vấn đề cá tính hóa, tác động của tuổi dậy thì đến tính cách, nhịp điệu sinh lý hàng ngày phá vỡ giấc ngủ như thế nào và khao khát phiêu lưu mạo hiểm ở tuổi mới lớn(1). Tôi cũng ý thức rất rõ về tác động của nền văn hóa vận động nhanh chóng, đầy cạnh tranh, thô bạo cùng sự phát triển của công nghệ Internet đến việc phát triển nhân cách ở giới trẻ. Tôi cũng quan tâm đến việc trẻ mới lớn rất dễ bị tổn thương bởi sự lo lắng, thói quen ăn uống bừa bãi, tình trạng tự làm bản thân bị thương, sự thất vọng, các vấn đề liên quan đến học tập, lạm dụng thuốc.Tôi từng tưởng tượng rằng với những bí quyết liên quan đến chuyên môn cũng như tôn giáo, tôi sẽ dẫn dắt các con gái mình vượt qua tất cả những mối nguy hiểm thường thấy của tuổi mới lớn. Và khi bước qua ngưỡng tuổi đó, các con gái tôi sẽ trở thành những người có trách nhiệm, trưởng thành và có trách nhiệm với gia đình. Dưới sự hướng dẫn của tôi, chúng tôi sẽ có những mối quan tâm chung và những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn. Vòng quay cuộc sống thường nhật của gia đình tôi cũng sẽ trơn tru hơn khi giờ đây các thành viên trong gia đình đã cao lớn, thông minh, hợp nhau hơn và sáng tạo hơn.Điều đó đã không xảy raThay vào đó, khi các con tôi lớn hơn, tiến trình vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày của chúng tôi bị bốc hơi hoàn toàn. Giờ đây, thế chỗ vào đó là những cuộc đấu tranh mạnh mẽ không ngớt về mọi chủ đề mà bạn có thể tưởng tượng ra: thức dậy (chúng không thể), đi ngủ (chúng sẽ không làm thế), các công việc lặt vặt (Mẹ! Con không thể làm việc đó được! Con phải tập với ban nhạc sau giờ học và ngày mai con có một bài kiểm tra quan trọng nữa!). Sự gọn gàng đáng yêu trong phòng ngủ của chúng đã biến mất, tàn tích do sự mù quáng của tuổi mới lớn với trang phục và cốc đồ uống vương vãi khắp nơi trên sàn nhà. Những bộ cánh xinh xắn của chúng bị thay thế bởi những thứ trông như rác rưởi vứt đi. Trong hầu hết các cuộc trò chuyện, chúng chỉ nói những câu có một âm tiết qua cánh cửa đóng sập hoặc hét vào mặt bố mẹ. Đôi khi trong ngôi nhà của chúng tôi có nhiều rắc rối và tràn ngập sự giận dữ đến mức tôi nghi ngờ bản thân mình liệu có phù hợp với vai trò làm mẹ hay không. Tôi thắc mắc không biết giờ đã quá muộn hay chưa. Có phải tôi đã khiến các con mình trở nên hư hỏng? Tôi nhắc nhở bản thân phải lựa chọn tranh đấu. Nhưng tôi nên lựa chọn cái gì đây, tôi tự hỏi. Có quá nhiều lựa chọn để tranh đấu. Tôi tự nhủ rằng tôi sẽ để chúng phạm sai lầm, một kiểu để bọn trẻ tự làm đầu gối chúng bị trầy xước ở tuổi mới lớn. Nhưng giờ đây lời khuyên này dường như quá ngây thơ. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng bị vướng vào những rắc rối thật sự lớn, điều đó có thể phá hủy vĩnh viễn điểm số, sức khỏe hay tương lai của chúng? Trong công việc, tôi đã giúp đỡ cho hàng trăm gia đình nhưng giờ tôi lại cảm thấy bất lực với chính gia đình của mình. Tìm mua: Dạy Con Kiểu Do Thái Sự May Mắn Của Điểm B Trừ TiKi Lazada Shopee Tôi thật sự tức giận, rối loạn và cảm thấy rất buồn. Nuôi dạy con trẻ đồng nghĩa với việc hàng ngày bạn được đắm chìm vào những tình cảm và cử chỉ dịu dàng: “Bố mẹ ơi, hãy nằm xuống với con… hãy đọc cho con nghe thêm một cuốn sách nữa đi… hãy ở lại với con cho đến khi con ngủ nhé!”. Giờ đây những tấm biển như thế này xuất hiện trên cánh cửa phòng của các con gái tôi: “Đừng làm phiền! Con nói mẹ đấy!”. Tôi đấy. Người đã thay những chiếc ga trải giường khi chúng ói mửa, người đã hát ru và khẽ đu đưa, đu đưa, đu đưa cho chúng đi vào giấc ngủ. Đừng làm phiền. Con nói mẹ đấy.Rồi tôi chợt bừng tỉnh. Tôi nhớ ra rằng mình là người theo đạo Do Thái. Khi các con tôi nhỏ hơn bây giờ, chính đạo Do Thái đã giúp tôi biến những vấn đề hàng ngày của việc nuôi dạy trẻ thành những khúc mắc thường nhật thiêng liêng. Nó nhắc nhở tôi rằng con cái là do Chúa cho chúng ta mượn và chúng ta chỉ đơn giản là những người phục vụ. Nó hướng dẫn tôi những nguyên tắc cơ bản nhưng vô cùng có sức mạnh về sự tiết chế, tán dương và thừa nhận. Đúng vậy, tôi đã nỗ lực gấp đôi để mang những nghi lễ của đạo Do Thái vào nhà mình. Tôi sẽ quay lại nướng bánh challah(2) từ đôi bàn tay trần. Tôi sẽ nướng nó vào riêng tối thứ Sáu. Tôi hình dung ra cảnh mùi thơm của bánh sẽ len vào phòng các con gái tôi và giống như những vật cúng tế tại ngôi đền cổ thiêng liêng “để làm vui lòng Chúa”, chúng sẽ vui mừng và theo mùi thơm đi xuống cầu thang. Chúng sẽ dừng bước ở đầu cầu thang và mỉm cười trước bàn đồ ăn được bày biện đẹp mắt trong ngày Shabbat(3), háo hức tham gia vào một nghi lễ đã mang đến sự thống nhất trong gia đình và nâng cao đời sống tinh thần của chúng tôi trong rất nhiều năm. Chúng tôi sẽ thảo luận Ngũ thư Kinh Thánh(4) về sự bình yên trong gia đình (shalom bayit), và với cảm giác khó chịu nhưng tràn đầy hy vọng, các con gái tôi sẽ hỏi liệu chúng có thể sửa chữa thái độ ương bướng, thiếu biết ơn và lười biếng của chúng như thế nào.Điều này cũng không xảy raBuổi tối ngày thứ Sáu, sau khi các con giải thích rằng chúng quá bận và không thể dùng bữa tối Shabbat cùng chúng tôi được, tôi thấy mình trơ trọi bên cạnh chồng, ổ bánh trứng, nước nho cùng rượu, và dư thừa thời gian để suy ngẫm. Tôi quyết định rằng việc quay lại với đạo Do Thái vẫn có tiềm năng nhưng có lẽ tốt nhất là nên bớt chú trọng vào những nghi lễ của gia đình mà thay vào đó là tập trung củng cố những quan điểm tinh thần của riêng tôi.Một lần nữa, tôi tìm thấy sự thông thái vô cùng thiết thực từ những bài học cổ xưa trong đạo Do Thái. Tôi đọc lại một trong những câu chuyện về sự hình thành nên đạo Do Thái - câu chuyện về hành trình từ Ai Cập đến Vùng đất hứa. Tôi thường thấy chuyến đi này được miêu tả giống như thời kỳ mới lớn của những người theo Do Thái giáo, thời kỳ giữa “tuổi thơ” nô lệ và thời kỳ trưởng thành là những người làm chủ Vùng đất hứa, giờ đây tôi đã nhận thấy được sự giống nhau ấy với con mắt của người đang thực sự ở trong chuyến hành trình đó. Nhà tiên tri Moses(5) đã phải chịu đựng suốt 40 năm khi dẫn dắt một đoàn toàn những người chỉ biết rên rỉ và phàn nàn. Bất cứ khi nào ông không để ý đến họ, dù chỉ trong một phút, họ cũng đều gây ra kiểu rắc rối vô cùng quen thuộc với các bậc cha mẹ có con đang ở độ tuổi mới lớn: nhét đầy thức ăn vào bụng, tôn thờ một vị thần không có thật, la lối om sòm. Khi ông cố giải thích với họ, họ lại mỉa mai ông: “Ở Ai Cập có thiếu mồ mả đến nỗi ngài phải đưa chúng tôi đến cái nơi kinh khủng, quá kinh khủng này không?”, họ hỏi ông như vậy. Họ đe dọa rằng họ sẽ nổi loạn. Họ rên rỉ và khóc lóc rằng họ ước mình lại trở thành nô lệ như trước. Những chú giải trong Kinh Thánh giải thích rằng mặc dù có một con đường tương đối nhanh và trực tiếp xuyên thẳng qua sa mạc nhưng Chúa trời cố tình dẫn Moses đi theo con đường vòng trong hàng thập kỷ. “Thời kỳ mới lớn” của người Do Thái phải đủ dài và khó khăn để nó thực sự có hiệu quả, để họ có được sự khôn ngoan và cuối cùng, để trưởng thành. Không có con đường tắt nào hết.Không có con đường tắt nào hết - đó là bài học dành cho các bậc cha mẹ mà tôi đã không nhận thấy. Chuyên môn về tâm lý học của tôi chẳng thể bảo vệ gia đình mình khỏi những thăng trầm khi có những đứa con bước vào thời kỳ mới lớn và không có gì phải nghi ngờ cả: Nuôi dạy con trẻ ở tuổi dậy thì luôn gặp nhiều khó khăn. Chuyện đó phải khó khăn. Do Thái giáo đã dạy chúng ta rằng thời kỳ chuyển tiếp khó nhọc của tuổi dậy thì là tất cả những gì được gọi là tzar giddul banim- nỗi đau khổ cần thiết khi nuôi dạy con cái. Từ công việc chuyên môn của mình, tôi biết phần lớn sự đau khổ này là do những công việc quan trọng mà bọn trẻ mới lớn làm khi chúng bắt đầu xa cách cha mẹ mình. Chúng đi xa và thiết lập nhân dạng riêng của mình, đồng thời chúng cũng mong muốn có cảm giác an toàn và thoải mái. Chúng chống đối lại quyền lực, vô thức khiến cha mẹ trở nên ít hấp dẫn hơn để có thể dễ dàng rời bỏ họ hơn. Chúng dính lấy bạn bè - những người cũng nguy hiểm và bất ổn như chúng vậy. Việc của chúng là chống đối cha mẹ, là phạm sai lầm để có được cảm nhận sâu sắc về đúng và sai, là từ chối bố mẹ để nhận thức hoàn chỉnh về bản thân mình. Chúng ta cần trải nghiệm “nỗi đau khổ cần thiết” này. Nếu cha mẹ không tôn trọng và đánh giá cao hành trình này, nếu chúng ta cứ khăng khăng (như tôi đã từng làm) cố tìm một con đường tắt, nếu chúng ta không cho con cái thời gian chúng cần để than phiền, mắc những sai lầm ngốc nghếch và chối bỏ chúng ta, chúng sẽ không đến được nơi cần đến. Một lần nữa, tôi bắt đầu viết sách bởi tôi phải làm vậy, bởi tôi cần nhắc nhở bản thân mình phải biết yêu con đường gồ ghề và không bằng phẳng xuyên qua sa mạc của các con tôi.Tôi thấy cần quay lại với lời khuyên trong Do Thái giáo truyền thống là hãy đọc kinh hay cầu nguyện về lòng biết ơn ít nhất 100 lần mỗi ngày. Bạn buộc phải đọc kinh khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi vào nhà vệ sinh, trước khi ăn trái chín đầu tiên của một mùa, trước khi mặc quần áo mới. Thậm chí bạn cũng cầu nguyện khi những chuyện không hay xảy ra: “Cảm ơn Chúa vì đã thử thách phẩm giá tinh thần của con”. Tôi nhận ra rằng việc đọc kinh để vượt qua nỗi đau khổ cần thiết của sự chia cách trong thời kỳ mới lớn của con cái chúng ta cũng có thể là một hình thức rèn luyện tinh thần khôn ngoan cho tất cả các bậc cha mẹ. Không phải bởi chúng ta chấp nhận thái độ lạc quan sai lầm rằng “Mọi chuyện nhà tôi vẫn tốt đẹp” mà bởi sự đau khổ ấy chính là dấu hiệu cho thấy thời kỳ mới lớn của con mình đang diễn ra bình thường. Quan trọng là chúng ta phải hiểu được điểm đặc biệt trong sự phát triển ở thời kỳ mới lớn này, nếu không chúng ta sẽ thấy bị xúc phạm trước sự nổi loạn bình thường của con trẻ ở thời kỳ này. Vấn đề của các con khiến chúng ta lúng túng. Chúng ta chụp nhanh một bức hình của con trẻ trong giai đoạn hiện tại và lầm tưởng đó là bộ phim lớn của cả cuộc đời chúng. Chúng ta vướng mắc với con trẻ đến nỗi không thể lùi lại một chút, suy nghĩ thật sáng suốt và tỉnh táo dẫn đường cho chúng. Thay vì hướng các con đến những giá trị của Do Thái giáo như tự lập, tự kiểm soát, tiết chế và ca tụng Chúa, chúng ta lại đưa ra những lựa chọn thường nhật của mình dựa trên những nỗi sợ hãi do các phương tiện truyền thông sản sinh ra hoặc dựa trên quan điểm của chúng ta về những thứ trông đẹp mắt trên tờ đơn nộp vào trường đại học.Lời gợi ý rằng các bậc phụ huynh đang mất phương hướng nên nhìn nhận thời kỳ mới lớn là một điều may mắn của tôi có ý nghĩa nhiều hơn là một triết lý dễ nghe. Khi các con bạn còn nhỏ, chưa chấp nhận tôn giáo, bạn có thể làm thay công việc của chúng trong một thời gian. Điều đó có nghĩa là bạn nên nuôi dưỡng thái độ biết ơn và thay đổi quan điểm hơn là cố gắng kiểm soát con mình. Mỗi chương trong cuốn sách đều làm rõ những lời phàn nàn thường gặp ở trẻ mới lớn và cách xem xét lại nó thành một tín hiệu tốt của sự phát triển về tâm sinh lý hoặc tinh thần.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dạy Con Kiểu Do Thái Sự May Mắn Của Điểm B Trừ PDF của tác giả Wendy Mogel nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Học Giỏi Cách Nào Đây? (Teo Aik Cher)
Cuốn sách “Học giỏi cách nào đây” của tác giả Teo Aik Cher đưa ra phương pháp và lý do để học tập một cách khôn ngoan. Quyển sách này không chỉ chia sẻ những phương pháp dễ thực hành nhằm phát huy hiệu quả học tập, mà gần như mỗi trang đều có những hình ảnh minh họa sinh động của Aik Cher. Ông đã phả vào đó hơi thở của cuộc sống bằng nét vẽ tài tình của mình. Chính sự kết hợp này sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm vui vẻ và thú vị xuyên suốt quyển sách.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Học Giỏi Cách Nào Đây? PDF của tác giả Teo Aik Cher nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
91 Câu Chuyện Trí Tuệ Bồi Dưỡng Trí Thông Minh Cho Trẻ (Kỳ Giang Hồng)
Thời đại chúng ta đang sống, trí tuệ không chỉ được đo bằng những thành tích, những chỉ số mà nhiều khi nó được biểu hiện ở ý chí tiến thủ, khả năng thích ứng với cuộc sống... Cuốn sách “91 câu chuyện trí tuệ bồi dưỡng trí thông minh cho trẻ” đã cô đọng 91 câu chuyện nhỏ, hàm súc, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng trong kho tàng những câu chuyện giàu tính triết lý trên thế giới. Thông qua những câu chuyện hay, lời lẽ sâu sắc, thâm thúy... cuốn sách gieo vào trái tim con trẻ những nhận thức đúng đắn, tốt đẹp, đem lại cho trẻ những bài học đạo lý sâu sắc, qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm hồn của trẻ. Ngoài ra, mỗi câu chuyện đều có “lời bàn”, được viết với lối hành văn cô đọng để nêu bật nội hàm sâu sắc của câu chuyện, giúp cho trẻ hiểu và tiếp thu câu chuyện được tốt hơn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 91 Câu Chuyện Trí Tuệ Bồi Dưỡng Trí Thông Minh Cho Trẻ PDF của tác giả Kỳ Giang Hồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dạy Trẻ Học Toán (Glenn Doman)
Bằng cách phát triển tư duy và các kỹ năng giải quyết vấn đề, Dạy trẻ học Toán sẽ cho chúng ta thấy việc dạy toán cho trẻ thật đơn giản và thú vị. Cuốn sách sẽ chỉ rõ cách bắt đầu và phát triển chương trình học Toán cho trẻ, cách chế tạo, sắp xếp các dụng cụ học toán cho trẻ và cả cách bố trí thời gian học Toán phù hợp với từng giai đoạn tuổi của con bạn nữa. Bằng cách áp dụng những chương trình trong cuốn sách này một cách tự nhiên và thoải mái, bạn sẽ giúp con có những giờ học thú vị mà vô cùng bổ ích. Hãy bắt đầu để tạo dựng cho con của bạn những lợi thế năng lực trong suốt cuộc đời. Glenn Doman và Janet Doman, 2 tác giả của những cuốn sách dành cho cha mẹ bán chạy nhất tại Mỹ, đã chứng minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi nhiều hơn cả những gì chúng ta tưởng tượng. Những công trình khảo sát đặc biệt đã cho thấy trẻ em từ 0 đến 6 tuổi có thể học tốt và nhanh hơn những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Với tư cách là sáng lập viên của Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người, Glenn Doman đã lập nên những chương trình giáo dục tại nhà mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể áp dụng cho con cái mình. Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lý trị liệu vào năm 1940 tại Đại học Pennsylvania. Từ đó, ông bắt đầu trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em. Vào năm 1955, ông thành lập Viện nghiên cứu các Thành tựu Tiềm năng Con người tại Philadelphia, bang Pennsylvania. Doman còn là tác giả ăn khách của bảy cuốn sách, trong đó có How to teach your baby to read (Dạy trẻ biết đọc sớm), How to teach your baby math (Dạy bé học Toán như thế nào?) và How to multiply your baby’s intelligence (Giúp bé phát triển trí tuệ như thế nào?) Janet Doman là Giám đốc của Viện nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người, cô cũng chính là con gái của Glenn Doman. Cô lớn lên tại Viện và tham gia vào các hoạt động giúp đỡ trẻ bị tổn thương về não khi mới chỉ chín tuổi. Sau khi hoàn thành chương trình học tại Đại học Pennsylvania, Janet đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp tạo nên “các bậc cha mẹ tuyệt vời nhất trên thế giới”, bà giúp họ khám phá tiềm năng to lớn của con cái mình và cả tiềm năng trở thành các nhà sư phạm tuyệt vời của chính họ nữa. Tìm mua: Dạy Trẻ Học Toán TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Glenn Doman":Dạy Trẻ Về Thế Giới Xung QuanhDạy Trẻ Thế Giới Xung QuanhDạy Trẻ Học ToánDạy Trẻ Biết Đọc SớmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dạy Trẻ Học Toán PDF của tác giả Glenn Doman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.