Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh (Myrna B. Shure)

Cuốn sách Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh mang đến sự hoà thuận trong tổ ấm của bạn từ việc trang bị cho con cái các kỹ năng giải quyết vấn đề.

Trong cuốn sách best-seller Raising a Thinking Child. Tiến sĩ Shure giới thiệu với các bậc cha mẹ phương pháp "con có thể tự giải quyết vấn đề" hướng dẫn con cái những kỹ năng suy nghĩ quan trọng giúp trẻ tự giải quyết rắc rối của riêng mình.

***

ĐÔI ĐIỀU NHẮN NHỦ

Nói với tôi, tôi sẽ quên. Tìm mua: Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh TiKi Lazada Shopee

Dạy cho tôi, tôi sẽ nhớ.

Để tôi làm, tôi sẽ hiểu.

- Thành ngữ Trung Hoa

Đã tám giờ sáng. Bạn nghe thấy tiếng còi xe buýt của nhà trường vang lên ở khu nhà mình, thế mà cậu nhóc bảy tuổi nhà bạn thậm chí còn chưa mặc quần áo.

Cô con gái bốn tuổi mếu máo trở về nhà, nức nở: “Tommy đánh con và làm hỏng đồ chơi mới của con”.

Một khách hàng quan trọng gọi đến nhà cho bạn, và lúc bạn đang nghe điện thì cậu con trai sáu tuổi gọi bạn rất to để đi tìm giày, mặc dù bạn đã dặn con hàng trăm lần là không được quấy rầy người lớn khi đang có điện thoại.

Ba ngày trước lễ Phục sinh, cô tiểu thư chín tuổi của bạn tuyên bố bé sẽ không cùng bạn đi thăm họ hàng vào ngày Chủ nhật.

“Thầy giáo nói con quay cóp, nhưng con không làm thế!” − đứa con mười một tuổi của bạn phẫn nộ thét lên như vậy.

Các con bạn thường cãi nhau về đồ chơi, giờ sử dụng máy tính, chơi game, hoặc các đồ vật khác như thế nào? Các em thường gây sự với bạn hay ai đó về một việc gì đó hoặc về tất cả mọi việc như thế nào? Bao lâu thì các em gây căng thẳng trong nhà một lần vì không chịu vâng lời, không làm những gì bạn bảo và cãi lại? Bạn có cảm thấy dường như mình đã cố gắng làm tất cả nhưng không giải quyết được vấn đề gì?

Nếu bạn đang có ý định tìm cách khác để xử lý những tình huống như trên thì đây chính là cuốn sách bạn cần. Ba mươi năm nghiên cứu về gia đình và trường học cho tôi thấy rằng, những đứa trẻ có khả năng suy nghĩ thấu đáo, tự mình giải quyết thành công vấn đề hàng ngày sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi hơn và học giỏi hơn những em không thể tư duy theo cách này.

Trong hai cuốn sách Dạy con tư duy (Raising a thinking child) và Dạy tư duy cho trẻ vị thành niên (Raising a thinking preteen), tôi đã giới thiệu và giải thích một chương trình có tính thực tiễn, gồm nhiều bước, nhằm mục đích dạy trẻ các kỹ năng tư duy quan trọng, có tên là “Tôi có thể giải quyết rắc rối” (ICPS). Chương trình này mô tả các trò chơi, hoạt động và đoạn hội thoại cụ thể mà cha mẹ có thể sử dụng để dạy con mình phản ứng chín chắn và linh hoạt hơn trước những rắc rối, xung đột nảy sinh trong cuộc sống thường ngày.

Tôi đã nhận được hàng ngàn bức thư, email và cuộc điện thoại cảm động của các bậc cha mẹ từng thử áp dụng chương trình ICPS. Một số đánh giá rằng chương trình này rất nhất quán và tiện ích, như một bà mẹ đã viết:

“Cuốn Dạy con tư duy giống như một món quà đối với gia đình tôi. Đứa con gái sáu tuổi của tôi đã trở thành một người giải quyết vấn đề rất nhạy cảm, và dường như nó hiểu rất rõ nó là ai và đang nghĩ gì. Là cha mẹ, giờ đây vợ chồng tôi cảm thấy mình đang có phương pháp nuôi dạy vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả để hướng dẫn con mình cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, từ chia sẻ đến áp lực đồng đẳng và hơn nữa để trở thành người lớn. Gia đình chúng tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Shure vì những đóng góp tuyệt vời cho việc nuôi nấng con cái.”

Một người khác lại tập trung vào khía cạnh cụ thể của chương trình:

“Các con tôi đã giải quyết được nhiều mâu thuẫn hơn sau khi tôi thay đổi trọng tâm. Bằng cách liên tục áp dụng kỹ thuật trò chuyện của Tiến sĩ Shure, tôi đã chuyển cho các con trách nhiệm phải tự giải quyết hầu hết các vấn đề thường ngày của chúng.”

Người mẹ này đã nhận ra rằng “kỹ thuật trò chuyện” mà tôi xây dựng nên là tâm điểm của phương pháp giải quyết rắc rối. Vậy kỹ thuật này có ý nghĩa như thế nào?

Giả sử rằng cô em gái Patty bốn tuổi và cô chị gái Val tám tuổi đang cãi nhau về một bộ đồ chơi đất sét mà dì các em đã tặng cho Patty vào ngày sinh nhật. Patty bướng bỉnh tuyên bố với chị gái rằng chỗ đất sét đó là của mình nên Val không được phép chơi. Chỉ mấy phút mà hai cô bé đã la hét to đến mức mẹ chúng − Julia quyết định phải can thiệp.

Sau đây là cách mà mẹ các em sử dụng “kỹ thuật trò chuyện” để giúp hai tiểu thư giải quyết mâu thuẫn sao cho cô nào cũng hài lòng.

MẸ: Có chuyện gì đấy?

PATTY: Đây là đất sét của con, thế mà chị Val đòi lấy hết.

VAL: Con chỉ lấy có mỗi một tí. Patty chẳng bao giờ chịu chia sẻ cái gì cả, trong khi con có cái gì cũng chia cho nó.

MẸ: Patty, hai con đang to tiếng với nhau đấy. Bây giờ con cảm thấy thế nào?

PATTY: Giận lắm!

MẸ: Val, con đang cảm thấy thế nào?

VAL: Con điên mất! Patty quá ích kỷ. Không bao giờ chịu chia sẻ gì cả.

MẸ: To tiếng với nhau cũng là một cách để giải quyết rắc rối này. Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?

PATTY: Bọn con sẽ đánh nhau.

MẸ: Cả hai con nghĩ xem có cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau không?

VAL: Em có thể lấy chỗ đất sét đỏ còn con lấy chỗ đất sét xanh, sau đó bọn con sẽ đổi cho nhau.

MẸ: Patty, như vậy có được không?

PATTY: Vâng, con sẽ làm một cái bánh và chị Val có thể dùng để ăn tráng miệng.

VAL: Được, còn con sẽ làm phần kem phủ.

Như các bạn thấy đấy, Julia không hề nói đến các cô con gái, mà thay vào đó cô đặt câu hỏi. Kỹ thuật này không chỉ trực tiếp giúp cả hai cô bé tự giải quyết vấn đề của riêng mình mà còn cho phép Julia biết được vấn đề là gì, xét trên quan điểm của lũ trẻ. Nó cũng cho Val cơ hội thể hiện cảm xúc của mình - rằng bé đang rất bực bội vì bé tin rằng thường ngày vẫn chia sẻ mọi thứ với Patty thế mà Patty lại không hề đền đáp lại.

Cũng cần phải lưu ý rằng mỗi câu hỏi của Julia đều nhằm một mục đích riêng. Chẳng hạn, khi hỏi xem cả hai chị em cảm thấy thế nào, người mẹ đang giúp các con phát triển ý thức thông cảm. Một trong những lý do giải thích tại sao yếu tố cảm thông lại quan trọng đến vậy là, nếu không quan tâm đến cảm giác của chính mình, chúng ta không thể quan tâm đến cảm giác của người khác được. Khi Julia hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?”, lũ trẻ được yêu cầu phải cân nhắc về hậu quả mà hành vi của các em sẽ gây ra. Cuối cùng, để giúp các con tự mình tìm ra giải pháp cho rắc rối trước mắt, chị hỏi: “Cả hai con thử nghĩ xem còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau?”

Khác là một từ chìa khóa trong kỹ thuật trò chuyện. Bạn sẽ thấy ở một số chương trong cuốn sách này, có rất nhiều từ mà tôi cho in nghiêng nhằm thể hiện rằng chúng đang được sử dụng theo cách mới. Các từ khác - chẳng hạn như không, trước, và sau - đều trở thành từ chìa khóa khi dùng, chẳng hạn như trong những câu hỏi: “Ý kiến của con tốt hay không tốt nào?”, “Điều gì đã xảy ra trước khi con đánh bạn?”, “Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra?”.

Để lũ trẻ suy nghĩ về những câu hỏi đó, hãy sử dụng các từ khóa này và cả những từ khác nữa, điều thú vị sẽ xảy ra. Thay vì bỏ đi mà trong lòng giận dữ, bất lực, buồn chán, hoặc bị áp đảo, các em sẽ cảm thấy được trao quyền tự quyết và dễ chấp nhận giải pháp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của tôi, trẻ em có xu hướng sẵn sàng thực hiện giải pháp các em tự nghĩ ra hơn là những giải pháp mà cha mẹ cho là tốt nhất.

Vậy, phương pháp giải quyết vấn đề này khác gì với những phương pháp khác mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng để giải quyết rắc rối xảy ra với con mình? Hãy trở lại với tình huống các cô con gái đang giận dữ của Julia, và giả sử như chị sử dụng điều mà các nhà tâm lý học gọi là “khẳng định quyền lực”, tôi thì gọi đơn giản là “phương pháp quyền lực”. Có thể chị sẽ nói: “Đưa chỗ đất sét đấy đây cho mẹ. Nếu hai con không nhường nhau, mẹ sẽ cất đi và sẽ chẳng đứa nào có đất sét hết”. Hoặc: “Mẹ không muốn nghe các con to tiếng với nhau chút nào nữa. Patricia! Không được ích kỷ như vậy!” Các biện pháp như quát mắng, ra lệnh, tịch thu những gì lũ trẻ muốn, hoặc thậm chí biện pháp cách ly cổ lỗ, có thể mang lại kết quả mong muốn là dừng trận chiến lại, chỉ làm hài lòng các bậc cha mẹ trong một thời gian rất ngắn.

Đấy là vì “phương pháp quyền lực” đã bỏ qua một phần cực kỳ quan trọng trong “bức tranh”: bản thân lũ trẻ. Các em cảm thấy thế nào? Chắc chắn chúng vẫn giận dữ và chán nản như lúc trận chiến mới bắt đầu. Không chỉ vậy, các em còn không học được cách tự mình giải quyết vấn đề, và điều này rất dễ đồng nghĩa với việc khi thời gian cách ly đã hết, các em lại cãi nhau về bộ đồ chơi đất sét. Và ngày hôm sau, các em sẽ rất dễ cãi nhau về một thứ khác. Một điều nguy hiểm khác trong “phương pháp quyền lực” là dần dần, các em sẽ cảm thấy bị chế ngự nhiều đến mức trở nên lãnh đạm hoặc hằn học, và có thể sẽ trút sự chán nản đó lên đầu bạn bè.

Các cách khác mà Julia có thể sử dụng là “phương pháp gợi ý” và “phương pháp giải thích” theo thuật ngữ của tôi. Nếu Julia sử dụng “phương pháp gợi ý”, chị sẽ bảo với các con điều gì nên làm chứ không phải là điều gì không nên làm. Chẳng hạn, có thể chị sẽ nói: “Con nên hỏi xin thứ mà con muốn”, hoặc “Con nên chia sẻ đồ chơi của mình”. Nếu sử dụng “phương pháp giải thích”, chị sẽ nói: “Nếu hai con không học cách chia sẻ, sẽ không có ai chơi với các con nữa, và các con sẽ không có ai làm bạn cả”. Phương pháp này hoạt động trên cơ sở giả sử rằng lũ trẻ hiểu được hành vi của mình có tác động như thế nào và ít khi thực hiện những hành vi làm tổn thương bản thân cũng như người khác. Theo phương pháp giải thích, Julia có thể áp dụng thông điệp “mẹ” vốn được sử dụng rất rộng rãi, chẳng hạn như: “Mẹ rất bực vì các con cứ cãi nhau như thế”.

Trong khi hai phương pháp gợi ý và giải thích tỏ ra có hiệu quả tích cực hơn so với phương pháp quyền lực, các bậc cha mẹ sử dụng cả ba phương pháp này vẫn còn nghĩ cho con mình. Thay vì yêu cầu các con tự mình giải quyết vấn đề, họ độc thoại một chiều. Những người này đang bảo, chứ không phải đang trò chuyện với con mình, và rất có khả năng là các em đã bỏ ngoài tai những lời gợi ý, giải thích của cha mẹ. Hơn nữa, cuối cùng các bậc cha mẹ sẽ cáu tiết lên bởi vì con họ không nghe lời − điều này dẫn tới kết cục là không bên nào đạt được gì cả.

Trên thực tế, trong ba phương pháp này, không có phương pháp nào khích lệ cha mẹ nhận ra hay hiểu được cảm giác của con mình; chúng cũng không chú trọng đến cảm giác của phụ huynh khi họ vấp phải những tình huống căng thẳng xảy ra với con họ.

Sử dụng kỹ thuật trò chuyện như một phương pháp giải quyết vấn đề - phương pháp mà Julia đã áp dụng với hai cô con gái - sẽ giải quyết được cả mong muốn lẫn khả năng dễ bị tổn thương của cha mẹ và con cái. Kết quả sẽ là cả hai bên cùng giải quyết được vấn đề.

Julia biết điều này. Chị là một phụ huynh biết suy nghĩ.

Bản chất của một phụ huynh biết suy nghĩ là chủ động, chứ không phải thụ động. Dù con bạn có vướng phải rắc rối với anh chị em, bạn học, bạn bè hay với chính bạn, một phụ huynh biết suy nghĩ phải cân nhắc các trường hợp, quyết định xem phải phản ứng thế nào và giúp lũ trẻ xác định được cần phải nghĩ thế nào, chứ không phải là nghĩ cái gì, để từ đó các em có thể tự mình giải quyết vấn đề.

Bây giờ, hãy xét trường hợp ba đứa trẻ năm tuổi đều muốn sử dụng một món đồ chơi rất hấp dẫn.

Lenny nói với em trai: “Đưa cho anh cái tàu hoả! Nó là của anh và giờ đến lượt anh chơi”. Khi cậu em từ chối, Lenny giật lấy món đồ chơi và rời phòng.

Sonja hỏi xin chị gái để được chơi búp bê một lúc. Khi bị chị từ chối, Sonja giận dỗi bỏ đi.

Anthony xin em trai cho chơi với chiếc xe tải một lúc. Khi em từ chối, cậu bé hỏi: “Tại sao lại không được?”

Cậu em trả lời: “Em cần nó, em đang dập một đám cháy”.

Anthony đáp lại: “Anh có thể giúp em một tay. Để anh đi kiếm cái vòi và chúng ta sẽ cùng nhau dập lửa”.

Vậy Athony khác với Lenny và Sonja ở điểm nào? Lenny phản ứng với thất vọng bằng cách hành động, trong trường hợp này là cướp lấy đồ chơi. Sonja mạo muội đưa ra đề nghị − được chơi với con búp bê một lúc - khi bị từ chối, cô bé đã từ bỏ và rút lui.

Anthony không làm vậy. Khi nhận ra rằng giải pháp thứ nhất của mình không phát huy hiệu quả, cậu vận dụng tiếp giải pháp thứ hai. Trong khi Anthony có thể nghĩ đến việc đánh cậu em và cướp lấy món đồ chơi thì cậu bé đã không làm thế. Ý thức thông cảm của cậu bé đã không cho phép cậu làm như vậy. Thay vào đó, cậu tìm nhiều cách thương lượng để đạt được điều mình muốn mà không làm tổn thương cả mình lẫn em trai. Cậu bé có khả năng cân nhắc đến mong muốn của cả hai.

Athony là một đứa trẻ biết suy nghĩ.

Tất cả mọi trẻ em đều có thể học suy nghĩ theo cách của Anthony. Khả năng giải quyết rắc rối không chỉ tác động lâu dài đến hành động hiện tại của trẻ em mà như kết quả nghiên cứu của tôi, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến những hành động trong tương lai của các em, chẳng hạn như chống lại áp lực đồng đẳng để không tham gia vào những hành vi có hại như thử ma tuý, rượu, tình dục không an toàn và bạo lực.

Và đi xa hơn nữa, đứa trẻ biết suy nghĩ sẽ có nhiều khả năng trở thành phụ huynh biết suy nghĩ.

Khi viết cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh (Thinking Parent, Thinking Child), mục đích của tôi là giới thiệu tóm lược những rắc rối thường ngày đầy thách thức mà các bậc cha mẹ và con cái - từ lúc chuẩn bị đi học cho đến tuổi vị thành niên - phải đối mặt, cũng như những công cụ thực hành để biến các rắc rối đó thành giải pháp.

Cuốn sách được sắp xếp theo chủ đề. Mỗi chương tập trung vào một vấn đề riêng - chẳng hạn như giận dữ, xâm phạm hoặc thông cảm - với những ví dụ minh họa cho từng vấn đề. Cách tổ chức này cho phép bạn xem xét từng đề tài theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được cách dạy con mình kỹ năng đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời tự do sử dụng các kỹ năng đó. Bạn sẽ học được cách hướng dẫn con thay đổi hành vi hoặc trở nên bớt dữ dằn hơn, bớt rụt rè hơn, bớt sợ hãi hơn; biết hợp tác và thông cảm hơn; có khả năng thích nghi cũng như đối mặt với những chán nản, thất vọng trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ thấy các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hỗ trợ con bạn trong việc học hành như thế nào. Và, bạn sẽ thấy con mình ngày càng biết cảm thông thật sự. Nhờ phương pháp giải quyết vấn đề, trẻ em sẽ bắt đầu hiểu rằng cha mẹ chúng cũng nhạy cảm.

Một số chương sẽ khuyến khích bạn dùng chính hành vi của mình làm gương cho con cái. Chúng sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi mang tính gợi ý: Phạt cách ly thật sự có lợi như thế nào? Đánh đòn là giúp đỡ hay làm đau con? Chúng ta sẽ làm gì khi tôi nghĩ một đằng về vấn đề nào đó còn vợ/chồng tôi lại nghĩ một nẻo? Tôi có cần phải học cách lắng nghe không? Tôi làm chuyện này thế nào? Tôi phải nói gì với con tôi khi tôi không giữ lời hứa?

Khi sử dụng cuốn sách này, bạn không chỉ có đủ tự tin để xử lý những rắc rối thường ngày mà còn học được cách làm thế nào để hàng ngày cho con cái tiếp xúc với kỹ thuật trò chuyện giải quyết vấn đề. Và bạn cũng được đảm bảo rằng, con bạn sẽ có những công cụ cần thiết để đối diện với cuộc đời, không chỉ trong hôm nay mà còn trong năm tới, mười năm tới và đến tận lúc trưởng thành. Ngay cả khi đã biết chương trình ICPS của tôi trong những cuốn sách trước, bạn cũng vẫn sẽ thấy rằng Cha mẹ giỏi, con thông minh là một nguồn tham khảo vô giá mà lại dễ sử dụng khi rắc rối xảy ra và chắc chắn chúng sẽ xảy ra.

Mặc dù tôi hoàn toàn tin tưởng rằng phương pháp của mình hữu ích và hiệu quả, tôi vẫn không bao giờ phủ nhận hoàn toàn bất cứ một kỹ thuật nuôi dạy con cái nào. Chẳng hạn, tôi sẽ không bao giờ khuyên bạn đừng quát mắng con cái hay đừng thể hiện mình giận dữ. Làm vậy sẽ chẳng tự nhiên chút nào. Tất cả chúng ta đều phải bộc lộ cảm xúc của mình, và lũ trẻ phải học cách đối mặt với thực tế đó. Tuy nhiên, nếu như bạn luôn luôn hoặc gần như lúc nào cũng phản ứng bằng cách nổi giận và trừng phạt con bạn mỗi khi chúng làm điều gì đó trái ý, các em sẽ rất khó mà trở nên tự lập, biết suy nghĩ. Trong khi không hề bảo các bạn cần phải làm gì, tôi mang đến cho bạn những cách nhìn mới về vấn đề để giúp bạn quyết định xem điều gì là tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Tháng 11 năm 2000, nhà nghiên cứu Irving Sigel thuộc Đại học Princeton đã nói với tôi: “Mỗi khi người ta dạy trẻ em điều đã khám phá cho riêng mình, đứa trẻ sẽ không còn phát minh ra điều đó được nữa, và do vậy nó cũng hoàn toàn chẳng hiểu gì về điều đó cả”. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn tạo cơ hội cho con khám phá được cách tìm tòi và hiểu rõ về thế giới của chính bản thân mình.

Và liệu một đứa trẻ còn có thể học cách nghĩ này ở đâu tốt hơn ở nhà? Theo Bonnie Aberson, nhà tâm thần học và tâm lý trường học đã thực hiện chương trình ICPS hơn 15 năm, “Trẻ em nên biết những tình huống khó khăn trong các môi trường khác, dù phức tạp đến mức nào, vẫn có thể giải quyết được trong gia đình tổ ấm, nơi mọi người được lắng nghe, chấp nhận. Chính mối giao tiếp cởi mở mang tính chấp thuận, mà ICPS củng cố, sẽ giúp tăng cường mối quan hệ và cảm giác được trao quyền sẽ góp phần giải quyết mọi vấn đề”.

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, nhưng cũng không bao giờ là quá sớm cả.

Điều chúng ta sẽ thật sự nói với con em chúng ta là: “Bố mẹ quan tâm đến cảm giác của con, suy nghĩ của con, và bố mẹ muốn con cũng quan tâm nữa”. Chúng ta cũng sẽ khẳng định: “Bố mẹ tin con sẽ quyết định đúng”. Sau khi thử phương pháp giải quyết vấn đề mô tả trong cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh, tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy an toàn khi đặt niềm tin đó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh PDF của tác giả Myrna B. Shure nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hạnh Phúc Giữa Đời Thường (Thích Nhật Từ)
Chương 1: Tìm kiếm hạnh phúc Nghĩ đến người nghèo khó Làm phước báu với tâm rộng lượng Hạnh phúc và trung đạo Thời gian đạt hạnh phúc Hạnh phúc là thực tập Ba lần quy y Tam bảo Chương 2: Thuật sống hạnh phúc Dẫn nhập kinh Kandaraka Lời tán thán của du sĩ Kandaraka Nhận định của Pessa Xác quyết của Đức Thế Tôn Chương 3: Hạnh phúc giữa đời thường Không có dục tưởng Không có sân tưởng và hại tưởng Biết đủ và thanh cao Giả từ cơ hội dính đời Tự lực tinh tấn Chìa khóa tu tập Vượt qua tâm dục Chương 4: Khổ đau và hạnh phúc Khổ đau và hạnh phúc Hạnh phúc qua kinh nghiệm Hiện tại vui, tương lai khổ Hiện tại khổ, tương lai khổ Hiện tại khổ, tương lai vui Hiện tại vui, tương lai vui Chương 5: Tối thượng và hạnh phúc nhất Tìm mua: Hạnh Phúc Giữa Đời Thường TiKi Lazada Shopee Sơ lược chủ đề kinh Không có toàn trí trong mọi lúc Hiện tại là phép mầu Giáo hóa là phép mầu Duyên khởi và tương tác Cái gì là tối thượng Yếu tính hạnh phúc Con đường hạnh phúc Chướng ngại và thực trạng Chương 6: Nghệ thuật chặt đứt mắc xích khổ đau Xả ly tham ái Hết dục còn gì? Chuyển hóa nhu cầu tính dục Mượn xa nói gần Chương 7: Nghệ thuật chặt đứt mắc xích khổ đau Nhận diện mắc xích Hai khuynh hướng tâm linh Nhận diện sai lầm Vai trò của tâm thức Vật chất và tinh thần Thực phẩm cho luân hồi Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhật Từ":Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền NãoTinh Hoa Trí TuệKinh Phật Cho Người Mới Bắt ĐầuHạnh Phúc Giữa Đời ThườngChuyển Hóa Cảm XúcChuyển Hóa Sân HậnChìa Khóa Hạnh Phúc Gia ĐìnhPhật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam BộKinh Vu Lan Bồn - Vu Lan Báo HiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hạnh Phúc Giữa Đời Thường PDF của tác giả Thích Nhật Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hạnh Phúc Giữa Đời Thường (Thích Nhật Từ)
Chương 1: Tìm kiếm hạnh phúc Nghĩ đến người nghèo khó Làm phước báu với tâm rộng lượng Hạnh phúc và trung đạo Thời gian đạt hạnh phúc Hạnh phúc là thực tập Ba lần quy y Tam bảo Chương 2: Thuật sống hạnh phúc Dẫn nhập kinh Kandaraka Lời tán thán của du sĩ Kandaraka Nhận định của Pessa Xác quyết của Đức Thế Tôn Chương 3: Hạnh phúc giữa đời thường Không có dục tưởng Không có sân tưởng và hại tưởng Biết đủ và thanh cao Giả từ cơ hội dính đời Tự lực tinh tấn Chìa khóa tu tập Vượt qua tâm dục Chương 4: Khổ đau và hạnh phúc Khổ đau và hạnh phúc Hạnh phúc qua kinh nghiệm Hiện tại vui, tương lai khổ Hiện tại khổ, tương lai khổ Hiện tại khổ, tương lai vui Hiện tại vui, tương lai vui Chương 5: Tối thượng và hạnh phúc nhất Tìm mua: Hạnh Phúc Giữa Đời Thường TiKi Lazada Shopee Sơ lược chủ đề kinh Không có toàn trí trong mọi lúc Hiện tại là phép mầu Giáo hóa là phép mầu Duyên khởi và tương tác Cái gì là tối thượng Yếu tính hạnh phúc Con đường hạnh phúc Chướng ngại và thực trạng Chương 6: Nghệ thuật chặt đứt mắc xích khổ đau Xả ly tham ái Hết dục còn gì? Chuyển hóa nhu cầu tính dục Mượn xa nói gần Chương 7: Nghệ thuật chặt đứt mắc xích khổ đau Nhận diện mắc xích Hai khuynh hướng tâm linh Nhận diện sai lầm Vai trò của tâm thức Vật chất và tinh thần Thực phẩm cho luân hồi Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhật Từ":Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền NãoTinh Hoa Trí TuệKinh Phật Cho Người Mới Bắt ĐầuHạnh Phúc Giữa Đời ThườngChuyển Hóa Cảm XúcChuyển Hóa Sân HậnChìa Khóa Hạnh Phúc Gia ĐìnhPhật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam BộKinh Vu Lan Bồn - Vu Lan Báo HiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hạnh Phúc Giữa Đời Thường PDF của tác giả Thích Nhật Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau (Trần Huy Toàn)
Cái gốc của trồng người chính là giáo dục. Vạn nghề trong xã hội cũng từ giáo dục mà ra, từ chủ tịch nước, giáo sư, bác sĩ, bộ đội,.đến người ăn xin, tội phạm; kẻ vô nhân tính... cũng đều là kết quả của hệ thống giáo dục. Vậy cốt lõi nền tảng của mỗi quốc gia, xã hội chính là giáo dục. Một xã hội muốn phát triển thì phải lấy giáo dục làm gốc. Giáo dục từ cách ứng xử, đạo đức, lễ nghĩa, hành xử, văn hóa, truyền thống, nghề nghiệp... Vậy làm thế nào để phát triển giáo dục? Giáo dục con người cần có tình yêu và trí tuệ. Trí tuệ chỉ có thể phát triển đúng đắn nếu nó được nuôi dưỡng bởi tình yêu thuần khiết. Tình yêu chỉ có thể thăng hoa nếu nó được nuôi dưỡng bởi một trí tuệ minh triết. Cái gốc của con người chính là nhân cách, là đạo đức và tình thương. Vậy giáo dục con người cũng phải đi từ cái gốc đi lên. Nếu chưa có nhân cách tốt thì sẽ không thể tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ xã hội được. Khi bạn đã tạo ra một con người với nhân cách tốt, đạo đức tốt và tràn ngập tình yêu thương thì dù chúng ra đời có làm cái gì, học cái gì đi chăng nữa thì cũng đều tốt đẹp cả. Bởi vì chúng có cái gốc chắc chắn, có gốc chắc thì cây đời sẽ nở hoa, sẽ vươn cao bay xa mãi mãi không có điểm dừng. Giáo dục cũng theo đó mà tiến đến vô cùng, vô tận. Mỗi cá nhân trong xã hội này đều không giống nhau về mọi mặt, từ cái vân tay, hình dáng, tính cách, tài năng... Nếu biết khai thác tài năng của mỗi cá nhân, vun trồng nó lên để mỗi cá nhân là một thiên tài xuất chúng trong lĩnh vực của mình. Được như vậy thế giới này sẽ muôn màu muôn vẻ, mỗi cá nhân đều sẽ cống hiến hết mình bởi tài năng của họ được xã hội công nhận, họ cảm thấy mình có giá trị sống, họ vui vì được phục vụ nhân loại. Tìm mua: Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau TiKi Lazada Shopee Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế và cải cách giáo dục, ngày càng nhiều phụ huynh chú ý hơn đến việc giáo dục con cái bằng tình yêu thương vô điều kiện và yêu thương trong minh triết mang lại sự phát triển tốt nhất, toàn diện nhất cho con em mình. Với mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển cho thế hệ trẻ Việt Nam, sách "TINH HOA GIÁO DỤC - di sản cho muôn đời sau" dành cho phụ huynh được ra đời dựa trên sự thấu hiểu thế giới tâm hồn trẻ em; hiểu biết về con người; khoa học hành vi; các quy luật vận hành trong trời đất. Khác với các sách riêng lẻ về giáo dục, sách TINH HOA GIÁO DỤC được kết tinh từ tri thức cốt lõi để các bậc phụ huynh, ông bà có thể tự giáo dục con cái tại nhà, cũng là kim chỉ nam cho cải cách giáo dục chính quy hay bất kỳ hệ thống giáo dục nào. Hiện nay với cuộc sống bộn bề mưu sinh, nhiều bậc phụ huynh vẫn đang gửi gắm con em mình cho nhà trường, xã hội mà quên đi giáo dục nền tảng cho con cái. Tuy rằng cuốn sách chưa hoàn hảo nhưng tôi tin rằng nó phù hợp với tầm nhận thức số đông tại thời điểm này. Trẻ em như búp trên cành, uốn sao cho thẳng nên cành hoa thơm. Gốc cây có tốt, thân có thẳng thì mới có thể khỏe mạnh, vươn cao. Cũng vậy, trong công cuộc trồng người nhân cách của trẻ có đẹp, có sáng, có ước mơ, sáng tạo, dám sống, dám thể hiện, dám chịu trách nhiệm mới là trẻ em thế kỷ 21, là con ngoan trò giỏi, là công dân tốt giúp ích được cho gia đình, xã hội. Hi vọng cuốn sách này sẽ giúp ích cho các gia đình Việt Nam, thay đổi tư duy giáo dục để ươm mầm xanh cho đất nước. Xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC Dẫn nhập. Lời giới thiệu Làm sao chuyển đổi kiến thức từ sách thành của mình? Chương 1. Hiểu biết về con người, biết cách giáo dục hiệu quả Chương 2. Cối lõi của giáo dục, là đánh thức tình yêu thương Chương 3. Học làm bố mẹ cần có khoa học và kỹ thuật Chương 4. Cảm xúc - bí mật của hạnh phúc Chương 5. Phương pháp xử lý khóc, mè nheo hiệu quả Chương 6. Cách giải quyết sai lầm, thất bại giúp con trưởng thành bước vào đời Chương 7. Giải pháp cho các vấn đề trong bữa ăn và bài học làm người Chương 8. Điều thế kỷ 21 cần - sáng tạo Chương 9. Ba không thỏa mãn, phương pháp đặc biệt giúp con tự chủ trước những cám dỗ thời đại Chương 10. Bố mẹ học cách nhẫn nại, khơi dậy được tính kiên trì trong con Chương 11. Lao động giúp hoàn thiện con người - thân tâm trí Chương 12. Thấu hiểu về con người, nuôi dưỡng con thuận tự nhiên Chương 13. Giáo dục tiềm thức, quyết định tương lai của trẻ Chương 14. Dạy con thành người thông minh thì dễ, giáo dục con làm người tử tế khó hơn nhiều Chương 15. Nói sao cho trẻ chịu nghe Chương 16. Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể Chương 17. Làm người nên biết học cách lắng nghe Chương 18. Thành tín thành thật thành người Chương 19. Cách trả lời thông minh cho những câu hỏi “vì sao”, “tại sao” của trẻ Chương 20. Khơi gợi khả năng quan sát, là chìa khoá dẫn đến trí tuệ đỉnh cao Chương 21. Ngừng so sánh, để con vượt lên chính mình Chương 22. Khen ngợi trong hành vi Chương 23. Những bài học vô giá từ các loài chim tu hú nuôi con Chương 24. Tự do tư duy - nhiệm vụ tối thượng của người làm giáo dục Chương 25. Bước ngoặt tuổi dậy thì, biến cá chép hóa rồng Chương 26. Phương pháp giáo dục cho trẻ trong kỷ nguyên mới, lối thoát cho nền giáo dục hiện hành Chương 27. Thức tỉnh tâm linh, thức tỉnh mục đích sống Chương 28. Vận dụng quy luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu nhằm chủ ý tác động đến tâm thức trẻ Chương 29. Muốn phát triển bền vững nên thuận theo quy luật âm dương Chương 30. Cuộc cách mạng nội tâm, con đường dẫn đến những giá trị vĩnh hằngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau PDF của tác giả Trần Huy Toàn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau (Trần Huy Toàn)
Cái gốc của trồng người chính là giáo dục. Vạn nghề trong xã hội cũng từ giáo dục mà ra, từ chủ tịch nước, giáo sư, bác sĩ, bộ đội,.đến người ăn xin, tội phạm; kẻ vô nhân tính... cũng đều là kết quả của hệ thống giáo dục. Vậy cốt lõi nền tảng của mỗi quốc gia, xã hội chính là giáo dục. Một xã hội muốn phát triển thì phải lấy giáo dục làm gốc. Giáo dục từ cách ứng xử, đạo đức, lễ nghĩa, hành xử, văn hóa, truyền thống, nghề nghiệp... Vậy làm thế nào để phát triển giáo dục? Giáo dục con người cần có tình yêu và trí tuệ. Trí tuệ chỉ có thể phát triển đúng đắn nếu nó được nuôi dưỡng bởi tình yêu thuần khiết. Tình yêu chỉ có thể thăng hoa nếu nó được nuôi dưỡng bởi một trí tuệ minh triết. Cái gốc của con người chính là nhân cách, là đạo đức và tình thương. Vậy giáo dục con người cũng phải đi từ cái gốc đi lên. Nếu chưa có nhân cách tốt thì sẽ không thể tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ xã hội được. Khi bạn đã tạo ra một con người với nhân cách tốt, đạo đức tốt và tràn ngập tình yêu thương thì dù chúng ra đời có làm cái gì, học cái gì đi chăng nữa thì cũng đều tốt đẹp cả. Bởi vì chúng có cái gốc chắc chắn, có gốc chắc thì cây đời sẽ nở hoa, sẽ vươn cao bay xa mãi mãi không có điểm dừng. Giáo dục cũng theo đó mà tiến đến vô cùng, vô tận. Mỗi cá nhân trong xã hội này đều không giống nhau về mọi mặt, từ cái vân tay, hình dáng, tính cách, tài năng... Nếu biết khai thác tài năng của mỗi cá nhân, vun trồng nó lên để mỗi cá nhân là một thiên tài xuất chúng trong lĩnh vực của mình. Được như vậy thế giới này sẽ muôn màu muôn vẻ, mỗi cá nhân đều sẽ cống hiến hết mình bởi tài năng của họ được xã hội công nhận, họ cảm thấy mình có giá trị sống, họ vui vì được phục vụ nhân loại. Tìm mua: Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau TiKi Lazada Shopee Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế và cải cách giáo dục, ngày càng nhiều phụ huynh chú ý hơn đến việc giáo dục con cái bằng tình yêu thương vô điều kiện và yêu thương trong minh triết mang lại sự phát triển tốt nhất, toàn diện nhất cho con em mình. Với mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển cho thế hệ trẻ Việt Nam, sách "TINH HOA GIÁO DỤC - di sản cho muôn đời sau" dành cho phụ huynh được ra đời dựa trên sự thấu hiểu thế giới tâm hồn trẻ em; hiểu biết về con người; khoa học hành vi; các quy luật vận hành trong trời đất. Khác với các sách riêng lẻ về giáo dục, sách TINH HOA GIÁO DỤC được kết tinh từ tri thức cốt lõi để các bậc phụ huynh, ông bà có thể tự giáo dục con cái tại nhà, cũng là kim chỉ nam cho cải cách giáo dục chính quy hay bất kỳ hệ thống giáo dục nào. Hiện nay với cuộc sống bộn bề mưu sinh, nhiều bậc phụ huynh vẫn đang gửi gắm con em mình cho nhà trường, xã hội mà quên đi giáo dục nền tảng cho con cái. Tuy rằng cuốn sách chưa hoàn hảo nhưng tôi tin rằng nó phù hợp với tầm nhận thức số đông tại thời điểm này. Trẻ em như búp trên cành, uốn sao cho thẳng nên cành hoa thơm. Gốc cây có tốt, thân có thẳng thì mới có thể khỏe mạnh, vươn cao. Cũng vậy, trong công cuộc trồng người nhân cách của trẻ có đẹp, có sáng, có ước mơ, sáng tạo, dám sống, dám thể hiện, dám chịu trách nhiệm mới là trẻ em thế kỷ 21, là con ngoan trò giỏi, là công dân tốt giúp ích được cho gia đình, xã hội. Hi vọng cuốn sách này sẽ giúp ích cho các gia đình Việt Nam, thay đổi tư duy giáo dục để ươm mầm xanh cho đất nước. Xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC Dẫn nhập. Lời giới thiệu Làm sao chuyển đổi kiến thức từ sách thành của mình? Chương 1. Hiểu biết về con người, biết cách giáo dục hiệu quả Chương 2. Cối lõi của giáo dục, là đánh thức tình yêu thương Chương 3. Học làm bố mẹ cần có khoa học và kỹ thuật Chương 4. Cảm xúc - bí mật của hạnh phúc Chương 5. Phương pháp xử lý khóc, mè nheo hiệu quả Chương 6. Cách giải quyết sai lầm, thất bại giúp con trưởng thành bước vào đời Chương 7. Giải pháp cho các vấn đề trong bữa ăn và bài học làm người Chương 8. Điều thế kỷ 21 cần - sáng tạo Chương 9. Ba không thỏa mãn, phương pháp đặc biệt giúp con tự chủ trước những cám dỗ thời đại Chương 10. Bố mẹ học cách nhẫn nại, khơi dậy được tính kiên trì trong con Chương 11. Lao động giúp hoàn thiện con người - thân tâm trí Chương 12. Thấu hiểu về con người, nuôi dưỡng con thuận tự nhiên Chương 13. Giáo dục tiềm thức, quyết định tương lai của trẻ Chương 14. Dạy con thành người thông minh thì dễ, giáo dục con làm người tử tế khó hơn nhiều Chương 15. Nói sao cho trẻ chịu nghe Chương 16. Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể Chương 17. Làm người nên biết học cách lắng nghe Chương 18. Thành tín thành thật thành người Chương 19. Cách trả lời thông minh cho những câu hỏi “vì sao”, “tại sao” của trẻ Chương 20. Khơi gợi khả năng quan sát, là chìa khoá dẫn đến trí tuệ đỉnh cao Chương 21. Ngừng so sánh, để con vượt lên chính mình Chương 22. Khen ngợi trong hành vi Chương 23. Những bài học vô giá từ các loài chim tu hú nuôi con Chương 24. Tự do tư duy - nhiệm vụ tối thượng của người làm giáo dục Chương 25. Bước ngoặt tuổi dậy thì, biến cá chép hóa rồng Chương 26. Phương pháp giáo dục cho trẻ trong kỷ nguyên mới, lối thoát cho nền giáo dục hiện hành Chương 27. Thức tỉnh tâm linh, thức tỉnh mục đích sống Chương 28. Vận dụng quy luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu nhằm chủ ý tác động đến tâm thức trẻ Chương 29. Muốn phát triển bền vững nên thuận theo quy luật âm dương Chương 30. Cuộc cách mạng nội tâm, con đường dẫn đến những giá trị vĩnh hằngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tinh Hoa Giáo Dục - Di Sản Cho Muôn Đời Sau PDF của tác giả Trần Huy Toàn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.