Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật (Dana Arnold)

Trong sách Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật, Dana Arnold giới thiệu những đề xuất, tranh biện, và nghệ phẩm tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật. Sử dụng một phạm vi rộng mở về các hình ảnh, từ những pho tượng ở đảo Phục sinh đến các tác phẩm hội họa hiện đại, tác giả cho thấy bằng cách nào tự thân các tác phẩm nghệ thuật có thể là điểm khởi đầu cho cung cách đọc lịch sử nghệ thuật và đề nghị một sự đa dạng các đường lối, qua đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu nghệ thuật.

Cuốn sách với một bảng từ vựng phong phú, Dana Arnold phác họa những chiến lược thông giải đã làm sinh động bộ môn lịch sử nghệ thuật. Đây là một dẫn nhập vô giá và dễ tiếp cận về một chủ đề rất được quan tâm.

***

Cuốn sách này là một dẫn nhập tới những đề xuất và tranh biện tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật và phát khởi từ những quan tâm căn bản của lịch sử nghệ thuật - xác định, phân loại, thông giải, mô tả, và suy nghĩ về những tác phẩm nghệ thuật. Những đường lối trong đó lịch sử nghệ thuật tiếp cận các nhiệm vụ này đã thay đổi qua thời gian. Những thái độ chuyển đổi hướng tới các thông số của lịch sử nghệ thuật, và cách lịch sử có thể chất vấn chủ đề thị giác, đã nêu lên những câu hỏi về việc giới thiệu lịch sử của nghệ thuật thị giác trong hình thức chữ viết và những giới hạn của ngôn ngữ bằng lời nói đã đặt lên khả năng của chúng ta để làm việc này. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng tương đối về vai trò của nghệ sĩ, chủ đề, và người xem trong đời sống nghệ thuật cũng đã được đánh giá lại. Những đề xuất ấy đến phiên nó, lại nêu lên những câu hỏi về mối bận tâm của chúng ta với chủ quyền tác giả, tính xác thực, và tiến trình tuyến tính được định nghĩa theo biên niên sử, tất cả đã làm sung mãn quy điển (canon) truyền thống của lịch sử nghệ thuật, và giúp chúng ta thưởng ngoạn, phân tích, xác định lịch sử tính cho nghệ thuật*.

Từ nghệ thuật (art) ở đây quy chiếu đến các nghệ thuật thị giác cổ điển, chủ yếu là tranh, tượng… Tìm mua: Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật TiKi Lazada Shopee

Như vậy, lịch sử truyền thống về nghệ thuật nhấn mạnh những thời kỳ, những phong cách và đặt tiêu điểm cho tiến trình nghệ thuật của phương Tây, và điều này có thể làm mờ tối những lối tiếp cận khác, chẳng hạn như việc tập hợp các nghệ phẩm theo chủ đề, hoặc có thể ảnh hưởng đến đường lối thảo luận về nghệ thuật từ những nền văn hóa bên ngoài phương Tây. Vì vậy, tôi đã chọn những thí dụ từ các thời điểm lịch sử và các văn hóa khác nhau để minh họa câu hỏi nền tảng cho các chủ đề. Đây là một Dẫn nhậpngắn gọn, và những hình ảnh tôi sử dụng chỉ cốt để chỉ dẫn về những đề xuất được thảo luận liên quan tới chúng. Như một tổng thể, những minh họa mang tính đại diện cho ‘nghệ thuật cao cấp’/ ‘high art’, tức là nói đến nghệ thuật trong các viện bảo tàng và các phòng tranh (gallery). Tư liệu này khiến chúng ta có thể tra xét một phạm vi rộng rãi những đề xuất xã hội và văn hóa được gói ghém trong lịch sử nghệ thuật.

Tôi bắt đầu với một câu hỏi nền tảng ‘Lịch sử nghệ thuật là gì?’, rút ra những phân biệt giữa lịch sử nghệ thuật với thưởng ngoạn nghệ thuật và phê bình nghệ thuật, và cứu xét một phạm vi những tạo phẩm được bao gồm trong bộ môn này và cung cách những tạo phẩm này đã thay đổi qua thời gian. Mặc dù nghệ thuật là một đề tài thuộc thị giác, chúng ta học biết về nó qua việc đọc và chuyển tải những ý niệm của chúng ta về nó phần lớn trong văn bản. Điều này phát sinh một sự giao lưu giữa những gì thuộc ngôn từ và những gì thuộc thị giác mà tôi khảo sát trong Chương 2. Ở đây, tôi xem xét những lịch sử về nghệ thuật đã được viết ra như thế nào và hậu quả của việc này trên chính tự thân đối tượng và trên những chủ thể của nghệ thuật [tức là những nghệ sĩ]. Những thí dụ từ một khung thời gian rộng mở được sử dụng, gồm cả Pliny, Vasari, và Winckelmann, cùng những văn bản gần đây hơn của Gombrich, Greenberg, Nochlin, và Pollock. Một cuộc thảo luận về những tác giả này giới thiệu những chờ đợi về nghệ thuật mà chúng ta có như một câu chuyện biên niên về các nghệ sĩ phương Tây. Sự thiên vị trong lối thông giải về chủ thể sẽ mở ra những câu hỏi về tầm quan trọng của quy điển trong lịch sử nghệ thuật và cách chúng ta nhìn nghệ thuật phi biểu hình (non-figurative), nguyên thủy (primitive), và ngây thơ (naϊve).

Tầm quan trọng của phòng tranh hoặc bảo tàng - hoặc tổng quát hơn của những cung cách giới thiệu về lịch sử nghệ thuật - được bàn tới trong Chương 3, phác họa sự phát triển của các bộ sưu tập từ những tủ trưng bày các vật hiếu kỳ (cabinet of curiosities) đến các nhà bảo trợ và nhà sưu tập tư nhân ngày nay. Cùng với điều này, tôi thảo luận về sự tác động mà việc thu thập những đối tượng đã có trên giá trị được nhận biết của chúng và trên cách viết về những đối tượng có thể ảnh hưởng đến ‘giá trị’ của chúng. Câu hỏi về quy điển của lịch sử nghệ thuật quay trở lại trong chương này trong tương quan với khả năng của phòng tranh hoặc bảo tàng hoặc ủng hộ hoặc thách thức quy điển ấy. Tôi xem xét điều đó với sự quy chiếu đặc biệt về tầm quan trọng của nhân dạng nghệ sĩ trong việc trưng bày ở phòng tranh và trong lời đáp cho câu hỏi ‘có dị biệt nào tạo ra cho sự giới thiệu về lịch sử nghệ thuật nếu nghệ thuật được giới thiệu với công chúng như một sự thăm dò về chủ thể hoặc như một sự kế tục mang tính biên niên?’ Điều đó cũng làm sung mãn cứu xét của tôi về cung cách những cuộc triển lãm “lớn” đã thay đổi chiều hướng lịch sử nghệ thuật, chẳng hạn triển lãm hậu-ấn tượng/ Post-Impressionism exhibition vào năm 1912 đã tạo ra tên gọi cho phong trào nghệ thuật này.

Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tư duy có thể là một quan hệ phức hợp, và trong Chương 4, tôi thảo luận về tác động mà những trường phái triết học đa dạng và lí thuyết phân tâm học đã có trên cung cách chúng ta suy nghĩ về lịch sử nghệ thuật và về vai trò, ý nghĩa, và sự thông giải nghệ thuật. Tôi giới thiệu những ý niệm của các nhà tư tưởng then chốt như Hegel, Marx, Freud, Foucault, và Derrida để cho thấy họ đã tương tác như thế nào với lịch sử nghệ thuật, ít nhất là đối với sự hiện xuất của những lịch sử xã hội về nghệ thuật. Chương 5 tiếp tục thảo luận về ý nghĩa trong nghệ thuật, đặc biệt là về phẩm chất và chủng loại của sự tái hiện, về khoa ảnh tượng kí (iconography), hoặc biểu tượng học, trong các nghệ phẩm qua suốt lịch sử. Trong Chương 6, tôi xem xét những phương tiện truyền thông và những kĩ thuật khác nhau đã được sử dụng để tạo ra nghệ thuật.

Cùng với việc giới thiệu những cung cách suy nghĩ về nghệ thuật và lịch sử của nó, tôi hi vọng cuốn sách này sẽ khích lệ việc thưởng thức và thấu hiểu tự thân các nghệ phẩm và tái củng cố tầm quan trọng của đối tượng nghệ thuật như là bằng chứng hàng đầu của chúng ta, hoặc là điểm khởi đầu, đối với lịch sử nghệ thuật. Nhằm mục đích ấy, chương cuối cùng đưa chúng ta quay lại với bản thân tác phẩm, chú ý tới những đường lối chúng ta có thể đọc tính vật thể của đối tượng trong những hạn từ về kĩ thuật và phương tiện được sử dụng để sáng tạo ra nó, cũng như những phương pháp khác chúng ta có thể dùng để đọc “cái nhìn”.

Cuốn sách này nhằm đến những lợi ích tổng quát cho người đọc, cho người đi xem phòng tranh, và đặt nền tảng cho những khía cạnh của văn hóa thị giác cho những ai học về lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học, và văn hóa học. Tôi cố gắng để không sử dụng nhiều từ chuyên môn, nhưng có một số những từ kĩ thuật và thuật ngữ thiết yếu phải sử dụng để nhận biết. Để tâm tới điều này và tính chất dẫn nhập của sách, tôi đã đưa vào một bản từ vựng các từ ngữ về nghệ thuật và một danh sách những địa chỉ mạng về các phòng tranh và các viện bảo tàng để cung cấp một điểm khởi đầu cho sự tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật và những bộ sưu tập quan trọng.

Để đưa ra một thảo luận trong sáng, súc tích về những tranh biện đa phức bên trong lịch sử nghệ thuật, tôi cũng muốn mang lại cho người đọc những công cụ cơ bản thiết yếu cho việc khảo sát chủ đề qua một tầm nhìn bao quát theo thời gian và đề án về một phạm vi rộng mở những đề xuất được kết nối với bộ môn này. Nhưng, quan trọng nhất, cuốn sách là một nỗ lực để chuyển tải việc chúng ta có thể học biết được những gì từ nghệ thuật và để gợi ý một sự đa dạng các đường lối, trong đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu mối quan hệ của con người với nghệ thuật.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật PDF của tác giả Dana Arnold nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sử Ký Tư Mã Thiên
Sử Ký Tư Mã Thiên Sử Ký Tư Mã Thiên Đối với văn hóa thế giới, quyển Sử ký Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Ông làm chức Thái sử lệnh (太史令) rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung Hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc, là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ. Bạn cũng sẽ thích Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Nam Việt Lược Sử Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thỏa mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử thì tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Và không phải chỉ có thế người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn.
Nam Việt Lược Sử
Nam Việt Lược Sử – Nguyễn Văn Mai Nam Việt Lược Sử – Nguyễn Văn Mai Nam Việt Lược Sử tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Văn Mai biên soạn năm 1919. Xin đừng nhầm lẫn với cuốn Việt Nam sử lược của cụ Trần Trọng Kim xuất bản cùng năm. Nam Việt Lược Sử là một trong những sách lịch sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919 và được tái bản rất nhiều lần. Trong sách có nhiều nội dung “nâng bi” Langsa (Pháp), gọi Quang Trung là giặc cỏ… Tuy nhiên nên hiểu cho thời điểm tác giả viết cuốn sách là thời kỳ Pháp đô hộ và chế độ phong kiến nhà Nguyễn vẫn còn. Sử nước Nam, đời sơ nguyên chép rằng: nhà Hồng bang là dòng dõi Thần nông. Vậy thì lúc xưa ta cũng giữ đạo thời Trời đất và ông bà. Sau nước nam bị Trung quốc chiếm trị, thì người Nam cũng theo Tam giáo như người Tầu vậy, duy lấy sự phụng tự nhiên làm gốc. Có thể bạn quan tâm: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Sử Nam cũng như sử Tầu còn sơ lược, chỉ chép giặc giã nhắc chuyện nhà vua, còn sự văn minh lấn hóa, việc nông cơ, kỹ nghệ, đạo đức, cách ăn thói ở của dân và đều quí trọng hơn hết là sự học hành thì phớt qua mà thôi, cũng có khi không nói đến. Muốn hiểu rõ sự tích nước mình thì phải xem mấy pho sử của người Lãng sa soạn ra, ngặt phần nhiều dân Nam không thông chữ Pháp. Bổn sử tôi soạn ra đây dẫn giải tuy là đại lược nhưng mà do theo chương trình mới về bậc Sơ học thì cũng đủ cho con nhà Nam đọc lấy cho rõ cội nguồn rễ xứ mình. Những sự tích đem vào sách nầy, nhất là từ nhà Nguyễn tới sau, đã có tra sát trước trong mấy quyển sử chữ Tây.
Lịch Sử Dân Tộc Mỹ
Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Lịch Sử Dân Tộc Mỹ – Howard Zinn Lịch Sử Dân Tộc mỹ là cuốn sách nói về lịch sử của cường quốc bậc nhất thế giới với đầy đủ dẫn chứng, cách lý giải trong hành trình hơn 300 năm nước Mỹ từ một lục địa mới trở thành cường quốc hàng đầu. Cuốn sách giới thiệu những câu chuyện chưa từng biết đến về những cuộc xung đột không ngừng trong nội bộ nước Mỹ. Đó là cuộc chiến của người da đỏ chống lại người Châu Âu, cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, cuộc chiến của những người phụ nữ giành lấy quyền bình đẳng, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại chỉ nghĩa tư bản. Cuốn sách sống động với những trích dẫn cụ thể đã tạo nên bức tranh thực sự mới mẻ về lịch sử nước Mỹ bằng ngôn từ đơn giản, lý luận dễ hiểu và cách hành văn sinh động. Tuy nhiên, Lịch Sử Dân Tộc Mỹ đã được nhận định rằng, đây là cuốn sách dành cho những ai đã hiểu sơ bộ về nước Mỹ để chắc chắn rằng độc giả không hiểu sai lệch hay khiếm khuyết về toàn cảnh sử Mỹ mà tác giả muốn truyền đạt. Không nên bỏ qua: Nam Việt Lược Sử Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Hồi Ký Lý Quang Diệu Là cuốn sách mang giá trị học thuật về một nhà nước cánh tả, về thuật chép sử đa văn hóa. Phiên bản cập nhật được bổ sung những chương mới về các Tổng thống Bill Clinton, Bush Cha và Bush Con. Zinn nhìn nhận việc phổ thông đầu phiếu, hành động xác quyết và thỏa ước tập thể không phải là sự mở rộng cơ bản (mặc dù chưa phải hoàn hảo) quyền tự do, mà chỉ là sự nhượng bộ chiến thuật của tầng lớp trên. Trên thực tế, việc bỏ phiếu là âm mưu xảo quyệt nhất của những “kẻ lãnh đạo”. Zinn cho rằng hai thế kỷ nói về “lòng yêu nước, dân chủ, quyền lợi quốc gia” của Mỹ chỉ là “khẩu hiệu” và “giả vờ”, bởi lịch sử, như tác giả kể lại, phần lớn là nỗ lực của người dân bị đè nén nhằm đòi hỏi những lý tưởng cho chính họ.
Các Triều Đại Việt Nam
Các Triều Đại Việt Nam Các Triều Đại Việt Nam – Quỳnh Cư “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam”. Đương thời Hồ Chủ Tịch luôn ý thức việc truyền lại những kiến thức lịch sử cho nhân dân. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thực sự có một cuốn sách nào đầy đủ và hấp dẫn về chủ để lịch sử để thu hút độc giả. Nhưng cuốn sách Các Triều Đại Việt Nam lại là một ngoại lệ. Các sử gia phong kiến thường chỉ chép về cuộc đời và hành động của các vị vua chúa qua mỗi triều đại. Ngược lại, các biên soạn của các nhà sử học ngày nay lại phân kỳ và đánh giá sự phát triển lịch sử theo các hình thái kinh tế xã hội và dấu tranh giai cấp, không chú ý nhiều đến cuộc đời của các ông vua, bà chúa. Chỉ có một số vị vua có công tích nổi bật trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước mới được đề cập đến. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nam Việt Lược Sử 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy Vì vậy, độc giả trẻ khi đọc các cuốn thông sử hay các giáo trình lịch sử ở trung học trong mấy chục năm trở lại đây, chưa có được một niệm đầy đủ về sự mở đầu kế tục của các triều đại, các đời vua trong lịch sử dân tộc. Mời các bạn đón đọc Các Triều Đại Việt Nam. Đừng quên mua sách giấy để ủng hộ tác giả và đăng ký nhận email thông báo sách hay mỗi ngày.