Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê)

Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1912 tại Hà Nội (giấy khai sinh ghi ngày 8-4-1912), quê làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây).

Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, thân phụ, bác ruột tham gia phong trào Duy tân ở Trường Đông Kinh nghĩa thục, người bị mất tích ở nước ngoài, người bị thực dân truy nã, người lẻn vào Sài Gòn rồi ẩn mình ở Đồng Tháp Mười. Từ đó, bác Ba ông sống lập nghiệp luôn ở miền Tây Nam Việt.

Thuở nhỏ, Nguyễn Hiến Lê học ở trường tiểu học Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao đẳng Công Chánh (Hà Nội). Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, kể từ đó ông công tác và định cư luôn ở miền Nam cho đến ngày qua đời.

Năm 1935 bắt đầu viết du kí, kí sự, tiểu luận, dịch tác phẩm văn chương, đến năm 1945 có đến hàng chục tác phẩm, nhưng đã thất lạc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Vì ông từng làm nhân viên Sở Công Chánh thuộc ngành Thuỷ lợi (Hydraulique) thường được đi các tỉnh miền Hậu Giang, Tiền Giang nên biết tường tận về đất đai và con người ở các địa phương thuộc khu vực này. Sau ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945) ông bỏ đời sống công chức, tản cư về Đồng Tháp, Long Xuyên, đi dạy học. Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn sinh sống bằng ngòi bút và chuyên tâm vào công tác văn hoá.

Tác phẩm đầu tay của ông là cuốn du kí khoa học có tên: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, sách tuy mỏng mà tác giả bỏ ra nhiều công sức. Nguyên sách được viết nhân một chuyến về Hà Nội thi lấy bằng kĩ sư do đề nghị của bạn học hiện là Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thanh Nghị (Vũ Đình Hoè). Tác phẩm viết xong, nhưng gởi ra Hà Nội không được (vì chiến tranh), bản thảo bị mất trong Đồng Tháp Mười, năm 1954 ông viết lại, xuất bản trong năm đó và được tái bản nhiều lần. Từ đó, hàng năm ông có đôi ba tác phẩm ra mắt công chúng độc giả. Tìm mua: Sử Trung Quốc TiKi Lazada Shopee

Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê đề cập đến nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực nào cũng có căn cứ khoa học, am tường cặn kẽ về các đối tượng, sâu sắc về các vấn đề được nhắc tới mà không thiếu tính nghệ thuật.

Tác phẩm của ông bao gồm nhiều chủ đề, như:

Ngôn ngữ học

Gương danh nhân

Tự luyện đức trí

Giáo dục

Cảo luận

Du kí

Dịch thuật

Triết học: Gồm Đại cương triết học Trung Quốc (2 cuốn - 1996), Nho giáo một triết lí chính trị (1958), Liệt tử và Dương tử (1972), Một lương tâm nổi loạn (1970), Bertrand Russell (1971), Mạnh tử (1974)…

Văn học: Gồm một số tác phẩm đặc sắc và công phu như: Hương sắc trong vườn văn (2 cuốn, 1962), Luyện văn (3 cuốn, 1953), Tô Đông Pha (1970), Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 cuốn, 1955), Văn học Trung Quốc hiện đại (2 cuốn, 1968)… giới thiệu được những tinh hoa của văn học nói chung và văn chương Việt Nam, Trung Hoa nói riêng.

Sử học: Gồm một số tác phẩm về lịch sử và văn minh thế giới như: Lịch sử thế giới (4 cuốn, 1955), Bài học Israël (1968), Bán đảo Ả Rập (1969), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Lịch sử văn minh Ấn Độ (1974), Bài học của lịch sử (1972), Nguồn gốc văn minh (1971), Lịch sử văn minh Ả Rập (1969), Sử kí Tư Mã Thiên (1970), và bộ sử này (Sử Trung Quốc 3 cuốn) là những cái nhìn xuyên suốt về lịch sử văn minh và sử thế giới.

Sử Trung Quốc là một “tập đại thành” của tác giả về toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại (1982). Đây là tác phẩm lớn và tương đối đầy đủ nhất trong chương trình của ông về “Trung Hoa học”.

Trong thư tịch Việt Nam, trước thế chiến chúng ta đã có Trung Hoa sử cương[1] của Đào Duy Anh và những năm 50 có Trung Quốc sử lược[2] của Phan Khoang. Thật ra hai tác phẩm này được Đào Duy Anh (1904-1988), Phan Khoang (1906-1971) viết cho chương trình Trung học và có tính cách phổ biến kiến thức phổ thông nhằm giúp độc giả thiếu điều kiện ngoại ngữ (nhất là chữ Hán) có cái nhìn tổng quan về lịch sử Trung Quốc. Tuy vậy, hai cuốn trên đã giúp ích được rất nhiều cho đa số bạn đọc Việt Nam trên nửa thế kỉ nay.

Lần này với bộ Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê đã đầu tư trí tuệ và dụng công nhiều hơn. Có thể nói đây là một tác phẩm lớn cuối đời ông, vì ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian cho công trình này.

Như trên đã nói, đây là một “tập đại thành” sử học của tác giả. Suốt mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc đầy biến động, được ông tổng kết lại khoảng 1000 trang in. Nói về lượng thì 1000 trang này không thể nào vẽ được toàn diện một tổng quan lịch sử Trung Hoa hơn mấy ngàn năm lập quốc, kiến quốc… rồi “Hoa hoá” (Hán hoá) các dân tộc khác, nhất là các rợ phương Bắc, một thời bách chiến bách thắng trên phần lớn lục địa Âu Á. Nhưng với dung lượng khiêm nhường này, tác giả đã phác thảo được diện mạo của chiều dài lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm này không những được tác giả trình bày cặn kẻ các sự kiện lịch sử suốt cả không gian và thời gian với đầy đủ sử liệu và chứng cứ khoa học mà còn đào sâu được bề dày lịch sử, một nền văn minh cổ nhất và lâu dài nhất của nhân loại.

Qua tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu về toàn bộ lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một cách đầy đủ hơn. Dựa vào những tài liệu tương đối mới (lúc đó - xem thư mục ở cuối sách); đặc biệt là tham khảo các tác phẩm của các học giả, sử gia Tây phương và Trung Quốc. Ông đã phác họa được toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ thời huyền sử tới hiện đại và tận đến năm 1982. Tác giả chia lịch sử Trung Quốc ra làm 3 thời kì. Điều này khác hẳn các sử gia khác khi nghiên cứu sử Trung Quốc. Đa số các học giả phương Tây chia (mà một số sử gia Trung Hoa theo) lịch sử thế giới cũng như lịch sử Trung Quốc thành: thời thượng cổ, Trung cổ, Cận cổ, Cận đại, Hiện tại. Theo tác giả, các danh từ trên chúng ta mượn của phương Tây và những khái niệm ấy cũng không thể áp dụng vào lịch sử Trung Hoa được vì lịch sử Trung Hoa từ đời Hán đến cuối đời Thanh, diễn tiến đều đều, không thay đổi gì nhiều như lịch sử phương Tây, không làm sao phân biệt được tới đâu là hết thời Trung cổ, tới đâu là hết thời Cận cổ, rồi Cận cổ với Cận đại khác nhau ra sao? Có lẽ quan niệm như vậy, tác giả chia sử Trung Quốc ra làm ba thời kì:

Thời Nguyên thuỷ và thời Phong kiến gom làm một (gọi là phần 1) vì theo ông ngày nay chúng ta không biết được chắc chắn tới đâu bắt đầu thời phong kiến.

Thời Quân chủ từ Hán tới cách mạng Tân Hợi (1911). Đây là thời kì dài nhất trên 21 thế kỉ, thời này ông tách làm hai:Từ Hán tới Nam Tống (phần II)

Từ Nguyên tới cuối Thanh (phần III)

Thời Dân chủ từ cách mạng Tân Hợi (1911) tới ngày nay (1982) (phần IV).

Một điểm độc đáo của bộ sách này như trên đã nói, tác giả không những vẽ được dung mạo sử Trung Quốc mà đào sâu được bản chất của nền văn minh sử ấy. Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc có một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment original). Tuy ra đời sau một vài nền văn minh khác nhưng tồn tại lâu dài nhất (cho tới ngày nay). Khoảng 3000 năm trước, họ đã có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội… nhất là có một lối chữ viết tượng hình và chính nhờ lối chữ viết này (chữ Hán) mà họ thống nhất được một đất nước bao la với hàng trăm dân tộc khác nhau. Và cũng chính nền văn minh ấy họ đã “Hoa hoá” được các nền văn minh khác, các tôn giáo khác, các học thuyết khác trở thành màu sắc Trung Hoa mà các nền văn minh khác không có được.

Chính ở khía cạnh này, tác giả đã làm nổi bật được văn minh sử Trung Quốc trong cộng đồng văn hóa, có ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hóa đậm nét Nho - Phật ở Á Đông. Điều đó được thấy rõ qua cách phân tích, đánh giá của tác giả đối với lịch sử Trung Quốc. Âu đó cũng là điều nổi bất trong gần 1000 trang in mà các bộ sử khác chưa nêu được. Và có lẽ nặng về khía cạnh “nhân văn” này mà tác giả phần nào làm loãng đi những chiến công của sử Trung Quốc. Độc giả khó tính chắc sẽ phiền sử gia họ Nguyễn thiên vị? Có lẽ theo quan điểm nhân văn ấy ông kết luận về khía cạnh trên như sau:

“Đọc sử thời quân chủ của Trung Hoa, tôi buồn cho dân tộc đó thông minh, giỏi tổ chức mà không diệt được cái họa ngoại thích và hoạn quan gây biết bao thống khổ cho dân chúng đời này qua đời khác. Nhưng tôi rất trọng họ, mến họ vì triều đại nào cũng có hằng ngàn hằng vạn người coi cái chết nhẹ như lông hồng, tuẫn tiết vì nước chứ không chịu nhục, và những thời triều đình “vô đạo” thì vô số kẻ sĩ coi công danh, phú quý như dép cỏ, kiếm nơi non xanh nước biếc dắt vợ con theo, cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống, sống một đời thanh khiết, làm thơ, vẽ để tiêu khiển, hoặc trứ tác về triết, sử, tuồng, tiểu thuyết để lưu lại hậu thế. Đọc đời các vị đó tôi luôn luôn thấy tâm hồn nhẹ nhàng. Chưa có một bộ sử nào của Tây phương cho tôi được cảm tưởng đó”. (Sđd trang 294)

Các nhận xét đó bàng bạc suốt tác phẩm.

Tính đến năm 1975 ông xuất bản đúng Một trăm tác phẩm (100) với các thể loại vừa kể. Từ năm 1975 cho đến khi qua đời, ông còn viết hơn 20 tác phẩm khác như: Tourguéniev, Gogol, Tchékhov, Đời nghệ sĩ, Để tôi đọc lại, Tuân tử, Hàn Phi tử, Trang tử - Nam Hoa kinh, Lão tử - Đạo đức kinh, Khổng tử - Luận ngữ, Đời viết văn của tôi (1966), Hồi kí (1992), nhất là bộ sử Trung Hoa mà chúng tôi vừa nhắc ở trên.

Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong một vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuật. Đó là thành quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được đa số quần chúng độc giả trân trọng kể cả học sinh, sinh viên. Những năm 60, 70 chính phủ Sài Gòn đã trân tặng ông (cùng Giản Chi) Giải thưởng văn chương toàn quốc (1966) và Giải tuyên dương sự nghiệp văn hóa (1973) với danh hiệu cao quí đương thời, cùng với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông đã công khai từ chối với lí do “dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả không dự giải.

Tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là những đóng góp lớn cho học thuật Việt Nam thời hiện đại.

Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang) đến ngày 22 tháng 12 năm 1984, ông bệnh mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 72 tuổi, thi hài được hoả táng ở Thủ Đức, để lại sự thương tiếc trong lòng nhiều làm văn hóa và bạn đọc thương mến trong và ngoài nước.

Nguyễn Q. Thắng

(12-1966)

Ghi chú: Bài viết ở trên và phụ lục III (Sách tham khảo) ở cuối eBook là do tôi chép từ bản in của Nhà xuất bản Tổng hợp Hồ Chí Minh, năm 2006 (trọn bộ 3 cuốn - 812 trang). Ngoài ra tôi còn dùng bản này sửa lỗi và bổ sung các hình ảnh, các đoạn mà bản nguồn (tức bản đăng trên Việt Nam Thư Quán) chép thiếu, trong đó có đoạn thiếu đến 27 trang, mà bản của nhà Tổng hợp Hồ Chí Minh cũng có nhiều chỗ sai sót. Trong eBook này, để khỏi rườm, nhiều chỗ tôi sửa sai mà không chú thích. (Goldfish).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Trung Quốc PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dòng Sông Mang Lửa (Hồ Sĩ Hậu)
Trên văn đàn, cái tên Hồ Sỹ Hậu còn khá mới mẻ, tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết “Dòng sông máu lửa” mới ra mắt của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong bạn đọc. Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu nguyên là Cục trưởng Kinh tế Bộ Quốc phòng. Trong chiến tranh chống Mỹ, ông từng là kỹ sư thiết kế, thi công đướng ống xăng dầu Trường Sơn. Chính vì thế, cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là ký ức, là tâm sự, là những sử liệu của chính tác giả. Với độ dày hơn 600 trang, “Dòng sông mang lửa” như một thử thách lòng kiên nhẫn của bạn đọc trong thời buổi kỹ thuật số phát triển. Nhưng, như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói, nếu đã kiên nhẫn đọc hết rồi, thì độc giả sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Là một người lính, một kỹ sư, tác giả Hồ Sỹ Hậu cho biết nguyên nhân chính khiến ông đặt bút viết tiểu thuyết này là mong muốn kể lại câu chuyện của mình và đồng đội không phải bằng những cứ liệu khô khan, mà bằng một tác phẩm văn học dễ tiếp nhận. Ông kể: “Năm 1968, chúng tôi gồm 18 sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp và được đặc cách ra trường sớm, bí mật nhập ngũ để tham gia xây dựng đường ống dẫn xăng dầu vào Nam. Lúc đó nhận được một cuốn sách mang tên “Xa Matxcơva” nói về các thanh niên Nga xây dựng đường ống dẫn dầu trong chiến tranh, chúng tôi nói với nhau: Không biết sau này có ai viết nổi một cuốn sách về chính chúng ta không? Tôi đã đặt bút viết cuốn “Bộ đội đường ống Trường Sơn”, nhưng đó là những cứ liệu, nhân chứng, là cuốn sách sử khô cứng. Tôi muốn viết một cuốn sách dễ tiếp nhận hơn, như một món nợ tôi phải trả với đồng đội”. Lấy đề tài chiến tranh, “Dòng sông mang lửa” là một tiểu thuyết chân thực về sự hy sinh xương máu của người lính nơi trận chiến. Toàn bộ quá trình đặt nền móng đầu tiên xây dựng đường ống dẫn xăng dầu, xuyên lửa đạn Trường Sơn và dẫn dầu vào chiến trường được miêu tả sinh động qua từng trang viết. Mạch chính của tiểu thuyết chính là những gian truân, hy sinh của người lính, mà “mỗi phuy xăng qua trọng điểm Trà Ang phải đổi một mạng người”, hay sự anh dũng của người lính khi cõng xăng vượt qua trận địa bom từ... Không chỉ có vậy, những nhân vật may mắn bước ra khỏi chiến tranh lại mang theo bao thương tích, chất độc da cam… Họ còn phải đối mặt với những bi kịch của cuộc sống do chiến tranh gây ra, như việc sau 5 năm tham chiến không có tin tức, khi trở về thì vợ đã có con với bố đẻ… Những sự kiện có thật trong dòng chảy lịch sử hòa quyện với đời sống, tâm lý của các lớp nhân vật khiến người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về chính cuộc chiến tranh, về cả những được - mất của chiến thắng. Tìm mua: Dòng Sông Mang Lửa TiKi Lazada Shopee Chính tác giả Hồ Sỹ Hậu cho biết các tình tiết trong tiểu thuyết hầu như là những chuyện có thật từng xảy ra, chứ ông không bịa ra sự khốc liệt của chiến tranh. Nhóm nhân vật 18 kỹ sư trong sách cũng phần nhiều mang hình bóng của 18 sinh viên của tác giả. Chính vì thế, nhiều bạn đọc sẽ băn khoăn không biết đây là cuốn tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết lịch sử hay là một cuốn tiểu thuyết tư liệu. Dù là gì đi nữa thì đây vẫn là một cuốn tiểu thuyết đầy ắp tính nhân văn. Nơi mà người đọc có thể tìm thấy sự quả cảm, trí óc, những mất mát mà chiến tranh gây ra. Và trên hết, nếu “Dòng sông mang lửa” không được xuất bản, có lẽ chẳng mấy ai biết tới những người lính xây dựng, bảo vệ và vận chuyển xăng dầu. Nếu như đường Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đườnống dẫn dầu là huyền thoại trong huyền thoại, thì cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” đã kể lại câu chuyện về những con người làm nên huyền thoại ấy.*** Ba người chưa ăn hết nắm cơm thì một loạt bom mới lại bắt đầu nổ. Nơi đây rất gần trọng điểm nên mọi người phải xuống hầm. Tiếng máy bay gầm rít, những loạt bom phá, bom bi, rốc két nối nhau. Ngồi trong hầm đã cảm thấy chói tai và cảm nhận được mặt đất rung chuyển. Khoảng mười lăm phút thì trận oanh tạc chấm dứt. Thành đưa bi đông nước mời hai người uống rồi thong thả: - Chừng vài chục phút yên tĩnh nữa là đi được. Chúng ta sẽ có khoảng gần hai tiếng tạm yên tâm để đi qua trọng điểm. Bắt đầu từ đây, phải rất chú ý nghe ngóng động tĩnh từ trên không, nhưng điều trước hết, phải thận trọng quan sát mặt đường xem sáng nay chúng nó có rải bom lá, bom tai hồng, hay bom vướng nổ không. Nếu có thì phải trở về, chờ công binh dọn dẹp đã. Thục khâm phục sự dày dạn của Thành. Anh ta nói chuyện đạn bom như ngồi đánh cờ. Người ở hậu phương nghe đến bom đạn ở đất lửa Quảng Bình thì luôn cảm thấy căng thẳng. Vậy mà ở đây, con người lại bình tĩnh lạ. Bất giác anh nhớ đến một câu thơ của Phạm Tiến Duật: Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ. Nhô ra khỏi đám cây xanh cuối cùng trên triền núi, Thục quan sát được toàn cảnh trọng điểm 468. Đã qua một số trọng điểm, nhưng toàn đi ban đêm nên Thục không hình dung hết. Đã tưởng tượng, mà anh không khỏi ngỡ ngàng. Không biết các thế hệ sau có thể hiểu hết những nơi gọi là trọng điểm giao thông thời chống Mỹ như thế này không. Gọi là trọng điểm 468 vì cây số 468 là trung tâm trọng điểm. Trọng điểm dài tới hơn ba cây số. Đoạn tuyến đi qua cây số 468 một bên là núi cao, sườn dốc nên ta luy đường rất cao và dễ sạt lở, một bên là vực sâu. Nếu xe ra đến giữa đường mà đường tắc thì chỉ có cách đứng im làm mồi cho máy bay địch. Qua cây số 468 một đoạn, là ngã ba khe Ve. Nơi đây một hướng là đường 15 đi tiếp vào Nam, một hướng rẽ phải theo đường 12 lên đèo Mụ Giạ, biên giới Việt Lào, vào tuyến 559. Ngã ba đường ấy cũng nằm giữa triền núi hiểm trở, lại phải qua một con suối lớn nên nó trở thành hiểm địa, nơi máy bay địch tập trung ngăn chặn. Ngày nối ngày, máy bay địch dùng đủ mọi thủ đoạn đánh phá: Rải thảm, tọa độ, bổ nhào theo đợt, tập kích bất ngờ. Bom đạn cũng đủ kiểu: Bom phá phá nát từng đoạn đường, cầu. Nếu bom rơi lên ta luy thì mỗi trái bom có thể hất hàng trăm mét khối đất đá xuống mặt đường. Bom từ trường sẵn sàng kích nổ khi có phương tiện sắt thép đi qua. Bom nổ chậm rình rập, có thể nổ bất cứ lúc nào. Bom cháy để đốt rừng, đốt xe. Bom bi để sát thương những người trên mặt đất. Bom lá, bom tai hồng rải khắp trọng điểm, ai không may dẫm phải thì cụt chân. Rồi bom vướng nổ. Thứ bom tai ác này có khi làm tê liệt trọng điểm mấy ngày liền vì phá chúng phải rất thận trọng. Những sợi dây chết chóc mong manh như tóc lẫn trong cành khô, cát bụi khiến cho các chiến sĩ công binh phá gỡ cũng khó tránh được thương vong, rồi rốc két, đạn hai mươi ly... Hàng chục thứ bom đạn ấy nối nhau cày nát trọng điểm khiến cho suốt đoạn đường hơn ba cây số, chiều rộng ngót một cây số không còn sinh vật nào tồn tại. Những thân cây rừng đại ngàn qua hàng trăm trận bom đã bị băm vụn thành dăm. Trên trọng điểm, có khi vẫn còn vài cây lớn. Chúng đã chết, mảnh bom găm đầy mình, nhưng đứng trơ trơ vươn những cành khô đã bị chặt cụt lên trời lầm lỳ chịu đựng. Đất đá trọng điểm ngày nào cũng bị đào xuống, hất lên, bị nghiền nát, nung cháy, đã chuyển sang một màu đen xám. Một nơi như vậy thì khó có thể xe nào qua lọt. Vậy mà về mùa khô, đường bị đánh tắc, lại nhanh chóng thông xe. Đi trên trọng điểm, Thục mới hiểu hết thế nào là sức sống của người Việt Nam. Đang là mùa mưa nên trọng điểm lầy lội. Thành đi đầu, với kinh nghiệm dày dạn, anh quan sát rất thận trọng, và nói hai từ gọn lỏn: "Đi được!". Ba người đi lựa theo địa hình, nhưng nhiều chỗ bùn vẫn ngập đến đầu gối. Thành nhắc mọi người phải luôn quan sát những chiếc hầm trú ẩn dọc đường phòng khi bị đánh bất ngờ. Cứ vài chục mét lại có một chiếc hầm như vậy. Hầm không thật kiên cố, nhưng vô cùng quan trọng cho các chiến sĩ công binh, thanh niên xung phong làm việc trên trọng điểm, cũng như cho cánh lái xe khi không may xe kẹt giữa làn bom. Thục bỗng cảm thấy gai người khi đọc những khẩu hiệu viết trên những mảnh hòm bộc phá cắm dọc trọng điểm: "Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm", "Máu ta ta quý hơn vàng, nhưng vì Tổ quốc sẵn sàng hiến dâng"... Sau hơn một giờ đồng hồ thì họ đi hết đoạn ác liệt nhất của trọng điểm. Tách khỏi đường ô tô vài trăm mét, họ đi qua mấy ngôi mộ mới. Thành dừng lại, bẻ nhành lá rừng thay hoa đặt lên từng ngôi mộ. Thục và Vĩnh lẳng lặng làm theo. Thục đọc những tấm bia bằng gỗ cắm trên mộ. Họ đều mười tám, mười chín tuổi. Sau phút mặc niệm, Thành giải thích: - Mấy cậu này hy sinh hai hôm trước. Họ bị bom bi khi đang làm việc trên mặt đường. Lính mới vào, còn trẻ lắm. Về gần đến hang QH, ba người đều cảm thấy có gì bất ổn. Đất đá rơi kín lối đi. Chỉ đi thêm đoạn ngắn là thấy ngay mấy hố bom lớn trước cửa hang. Bom đã xé toang tán rừng săng lẻ. Những cây săng lẻ bị phạt ngang tướp táp. Vĩnh thảng thốt: "Trời ơi, anh em có sao không đây?". Anh nhảy qua những hòn đá chắn ngang, chui qua những thân cây đổ, lao vào hang. Từ trong hang có tiếng reo: "Anh Vĩnh về rồi". Chính trị viên lao ra, ôm lấy Vĩnh: - Chúng nó đánh hai loạt tọa độ. Bọn mình cứ sợ các ông bị dính. Thế này là yên tâm rồi. Vĩnh hỏi: - Anh em mình có sao không? mùa mưa nên mật độ đánh phá của địch theo thời gian không dày đặc như trong mùa khô. Theo quy luật, trong mỗi ngày đều có khoảng lặng đủ thời gian để bộ đội đi bộ vượt qua trọng điểm. Hai là trọng điểm tuy bị cày xới xe không đi được, nhưng có thể sửa đường cho người đi. Ba là xăng chuyển đi nhất thiết phải được chứa trong thùng kín. Ta có phuy một trăm lít, bốn người có thể khiêng được. Nếu thiếu phuy thì đội của đồng chí Vĩnh có thể hàn thêm. Cuộc họp bắt đầu nóng lên khi một người đứng lên chất vấn: - Quy luật là một cái gì rất mong manh. Ta hãy tưởng tưởng cả đoàn quân đang đi trên trọng điểm mà địch bất ngờ ném bom tọa độ thì thương vong sẽ làm sao lường hết được? Mỗi người tham gia một ý. Cuộc họp gần như bế tắc. Binh trạm trưởng hướng về phía Thục: - Ý đồng chí Phái viên Tổng cục thế nào? - Báo cáo Binh trạm trưởng - Thục liếc sang phía Thành và Vĩnh rồi tiếp - Chúng tôi đã đi thị sát thực địa và nhận thấy với các dụng cụ chứa hiện có, chúng ta không thể dùng sức người vượt đèo theo đường tránh, bởi vậy mới tính việc đi qua trọng điểm. Hiện nay xăng là mặt hàng sống còn cho tuyến trước và Đoàn 559. Nếu không dùng biện pháp kiệu xăng qua trọng điểm thì phải có cách khác. Tôi xin truyền đạt lại ý của Chủ nhiệm Tổng cục: Bằng mọi giá phải chuyển được xăng cho 559. Binh trạm trưởng đăm chiêu nhìn tấm bản đồ tuyến vận chuyển. Ông gõ gõ bút xuống mặt bàn rồi hỏi: - Phải đưa xăng vượt qua 468. Ai có cách gì hay hơn thì đề xuất. Một cánh tay giơ lên: - Chúng ta không có can nhỏ thì dùng ni lông lót trong ba lô cho bộ đội gùi qua núi?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dòng Sông Mang Lửa PDF của tác giả Hồ Sĩ Hậu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đông Chu Liệt Quốc (Phùng Mộng Long)
Tuyệt tác văn chương phản ánh một gia đoạn 550 năm bão táp của lịch sử Trung Hoa từ Xuân Thu đến Chiến Quốc, hàm chứa những vấn đề phổ biến và sâu xa của nhân loại. Bộ tiểu thuyết sánh ngang cùng với Tam quốc diễn nghĩa, vượt lên đứng đầu những bộ tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh. “Đọc bộ sách này bằng mấy mươi sách khác” - Khuyết danh “…Một bức họa bao la về một thời kì lịch sử cổ đại rộng lớn của Trung Hoa” - Cao Xuân Huy “Đọc Đông Chu liệt quốc, người đọc sẽ thích thú được biết những điều bí mật trong cung đình mà sử sách nhà nước xưa không bao giờ nói đến” - Lê Huy Tiêu và Lê Đức NiệmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đông Chu Liệt Quốc PDF của tác giả Phùng Mộng Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đông Chu Liệt Quốc (Phùng Mộng Long)
Tuyệt tác văn chương phản ánh một gia đoạn 550 năm bão táp của lịch sử Trung Hoa từ Xuân Thu đến Chiến Quốc, hàm chứa những vấn đề phổ biến và sâu xa của nhân loại. Bộ tiểu thuyết sánh ngang cùng với Tam quốc diễn nghĩa, vượt lên đứng đầu những bộ tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh. “Đọc bộ sách này bằng mấy mươi sách khác” - Khuyết danh “…Một bức họa bao la về một thời kì lịch sử cổ đại rộng lớn của Trung Hoa” - Cao Xuân Huy “Đọc Đông Chu liệt quốc, người đọc sẽ thích thú được biết những điều bí mật trong cung đình mà sử sách nhà nước xưa không bao giờ nói đến” - Lê Huy Tiêu và Lê Đức NiệmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đông Chu Liệt Quốc PDF của tác giả Phùng Mộng Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đội Cấn Khởi Nghĩa (Nguyễn Quỳnh)
Chuyện kể về nghĩa quân Đội Cấn và khởi nghĩa Thái Nguyên vào những năm đầu thế kỉ 20. Đội Cấn, hay Ông Đội Cấn (1881 - 11 tháng 1 năm 1918) là biệt danh của Trịnh Văn Cấn, một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917. Ông tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881, người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà nghèo, năm 1910, ông đăng lính khố xanh thay cho anh trai với cái tên là Trịnh Văn Cấn, sau thăng dần lên chức đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên, vì thế ông được gọi là Đội Cấn.Đội Cấn và các chiến hữu đã làm chủ Thái Nguyên được 5 ngày. Sáng ngày 5 tháng 9 năm 1917, nhà cầm quyền Pháp điều 2 ngàn quân lên Thái Nguyên đàn áp. Ngay từ trong những phút đầu Lương Ngọc Quyến bị tử thương do bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu (có tài liệu chép ông tự sát vì bị giam giữ quá lâu nên không thể vận động và không muốn ảnh hưởng đến việc rút quân). Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân đành phải rút quân ra ngoài thị xã trong đêm đó, rút về vùng núi Tam Đảo, giáp Vĩnh Yên, xây dựng căn cứ chống giữ. Đội Cấn và nghĩa quân cầm cự được hơn 5 tháng. Ngày 11 tháng 1 năm 1918, trong một cuộc phản kích quân Pháp tấn công lên căn cứ tại núi Pháo, nay thuộc huyện Đại Từ, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, bản thân Đội Cấn bị thương nặng. Để không rơi vào quân Pháp, ông đã tự bắn vào bụng tự sát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đội Cấn Khởi Nghĩa PDF của tác giả Nguyễn Quỳnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.