Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tổng Hợp Truyện Ngắn Đỗ Tiến Thụy (Đỗ Tiến Thụy)

Đỗ Tiến Thụy bén duyên văn chương khá muộn. Tập truyện ngắn đầu tay "Gió đồng se sắt" xuất bản khi anh đã bước sang tuổi ba nhăm. Thực tiễn cho thấy, trên hành trình văn học, mỗi người viết sẽ mang theo những "câu chuyện tâm thức" của riêng mình.

Với Đỗ Tiến Thụy, có thể khẳng định, văn chương với anh trước hết là vấn đề thân phận. Sức hấp dẫn trong truyện ngắn của anh, một phần lớn bắt nguồn từ điều đó. Đọc truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy, thấy xuất hiện ba "vùng thẩm mỹ", cũng là ba câu chuyện tâm thức của anh, khi riêng lẻ, khi xen cài xoắn vặn: nông thôn, Tây Nguyên và người lính.

Trong tâm thế của một người quê, khi viết về nông thôn, Đỗ Tiến Thụy thường chọn những "vùng đau" của làng quê Việt thời hiện đại, hoặc của một thời quá khứ chưa xa. Những khốn khó lao lung, vay trả đời người, tranh cướp đất đai, lìa làng bỏ xóm, những ghen ghét đố kỵ, định kiến cố hữu, bấp bênh phận người, tóm lại, dù không đẩy lên đến mức dị biệt, song về cơ bản đều là những câu chuyện thấm đẫm xót xa. Không phải ngẫu nhiên, khi đọc truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy, thường có cảm giác những chiếc vòi bạch tuộc đang bóp chặt tim mình.

"Họ nhà Vòn" có thể xem là câu chuyện tiêu biểu cho nỗi đau đớn tột cùng của phận người quê (cái nhan đề ở đây như gợi ra câu chuyện về loài "voọc", "vượn", những phiên bản thấp hơn của con người). Vì không muốn chồng bị giết, Muôn phải lộ mặt và bị đám lính Tây cưỡng hiếp. Trớ trêu thay, Muôn lại bị chính gã chồng hèn hạ sỉ nhục, ruồng rẫy, bị cộng đồng dồn đuổi vào bước đường cùng.

Khác với trong "Mộng thám hoa" (nhân vật người trí thức, người tài bị bủa vây bởi sự ganh ghét, đố kỵ, khinh khi), ở đây, người phụ nữ nông thôn hết lòng hy sinh vì người thân bị bức tử giữa vòng vây định kiến, ích kỷ, cả sự đốn mạt của người thân, họ hàng, của người đời. Một lần bị cưỡng hiếp, một đời bị truy đuổi, đường cùng, Muôn giải thoát đời mình bằng cái chết, nhưng chết rồi cũng chẳng yên thân. Tìm mua: Tổng Hợp Truyện Ngắn Đỗ Tiến Thụy TiKi Lazada Shopee

Nghịch cảnh ở đây là, "bà Muôn sống bằng một cuộc đời đau rất thật, mà chết lại bằng ba ngôi mộ giả", những ngôi mộ không phải để thờ bà, mà là để thờ tự lòng ích kỷ, tự mãn, háo danh, thờ tự sự bất nhân thất đức. Kẻ đáng muôn chết, lão Vòn, cuối cùng rồi cũng trút ra được những uẩn khúc dằn vặt suốt đời mình. Kết truyện, do thế, dầu tột cùng đau xót, vẫn ánh lên ý nghĩa nhân văn và tỉnh thức.

Truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy không chỉ có niềm đau, mà luôn chạm khắc sâu thẳm tình người. Nếu "Họ nhà Vòn" buồn đau chua xót thì "Gió đồng se sắt" lại là câu chuyện buồn thương. Thân sống tủi nhục và cái chết tức tưởi của bà Tình trong đây gợi ra tứ truyện: sống bình thường sao khốn khó lao lung đến thế, sống tử tế còn khó hơn gấp bội phần.

Trong các truyện ngắn về nông thôn, Đỗ Tiến Thụy rất chú ý khai thác không gian quê để triển khai tứ truyện. Với anh, ao làng là nơi nhen lên lửa ấm tình đời nhưng cũng là mồ chôn nhân cách. Sóng ao làng tuy không lớn, nhưng lại là con sóng vọng động từ đáy nhân tâm (Sóng ao làng). Nếu "Gió đồng se sắt" là bi kịch người nông dân không được sống và không sống được trên mảnh đất của mình thì "Vết thương thành thị" lại là nhát búa quật thẳng vào người dân quê di cư về đô thị để kiếm tìm miếng cơm manh áo.

Quan sát một chút, có thể nhận ra, cứ đọc vài truyện ngắn của Đỗ Tiến Thụy lại thấy anh nhắc đến Tây Nguyên một lần. Ám ảnh Tây Nguyên khi phảng phất như "vào Tây Nguyên làm ăn" (Gió đồng se sắt), "đóng quân ở Tây Nguyên", "từ Tây Nguyên về" ("Nơi không có sóng Xì phôn", "Sang mùa"), khi lại ngập tràn không gian, thời gian, con người, cảnh vật (Bahna, Xơ đăng, Gia Rai, Đăkbla, Kip, Lưk, "cỏ trắng xác xơ, trời trong veo thăm thẳm vô cùng"…).

Trong các câu chuyện tâm thức về Tây Nguyên, "Người trong núi" là một câu chuyện xúc động, đủ đầy về tình người cao đẹp được thể hiện qua những chi tiết tự nhiên, dung dị đến bất ngờ. Xa lạ với những bài học giáo điều đạo đức, chuyện của Kip vừa buồn thương, vừa trào dâng xúc cảm nhân văn mãnh liệt. Nuôi đứa con do người phụ nữ mình thương bị hiếp đẻ ra (rồi lấy cô làm vợ), Kip coi Lưk như con ruột, cuối cùng lại trả Lưk về cho cha nó, cho dù khởi đầu là một người cha khốn nạn. Sự ân thưởng của đời người là cái nhẹ nhõm trong tâm tư mà không phải ai cũng dứt ra và làm được, vậy mà Kip đã làm điều này một cách tự nhiên, không toan tính. Cái thiện lương lấp lánh đằng sau vẻ xù xì thô nhám của nhân vật dường như đã lan tỏa một nguồn sống thiện lành trong trái tim người đọc.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tổng Hợp Truyện Ngắn Đỗ Tiến Thụy PDF của tác giả Đỗ Tiến Thụy nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bóng Ma Nhà Mệ Hoát (Vũ Bằng)
Đời sống tâm linh là phần sâu lắng trong tâm hồn con người, khó mà giải đáp theo khoa học. Đó là sự tiếp cận với một thế giới thiêng liêng, huyền ảo, có phần mơ hồ nhưng lại cụ thể, thậm chí trở nên gần gũi, tạo cho con người có một niềm tin huyền bí nhưng thiết thực trong cảm nghiệm - đi tìm chỗ dựa ở những giá trị đã ổn định trong quá khứ. Con người tìm đến một thế lực linh thiêng để cầu mong được an ủi và phò trợ. Trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam, trời, chúa, phật, thần linh, thành hoàng và tổ tiên là những đấng tối cao mà người dân có thể tìm đến. Bóng ma nhà mệ Hoát là những sáng tác mà trong đó, Vũ Bằng thể hiện rõ quan niệm về linh hồn, về con người ở cõi âm. Đó là những truyện được viết theo lối huyền thoại, vừa có yếu tố tâm linh, vừa mang yếu tố hiện thực, mang tính chất bí ẩn khoa học dường như chưa lí giải được và có khi còn được xem là truyện ma quái. Nó là tiếng nói riêng của Vũ Bằng về những điều kỳ bí của thế giới tâm linh.***Quả tình đến tận lúc bấy giờ tôi mới biết Trần Hữu Lăng là người Nhật.Giao thiệp với ông ta mười một năm trời, tôi cũng như bao nhiêu bạn bè khác đều yên trí Lăng là người Miên lai các chú, rồi làm ăn giàu có ở Cam Bốt, rồi vì lý do gì đó trở về đây để sống một cuộc đời yên ổn. Chính vì thế điệu bộ hơi ngờ nghệch, cái giọng lơ lớ không ra Tàu không ra Việt của ông không làm cho người nào trong bọn chúng tôi phải lấy làm ngạc nhiên.Lăng ít nói, ngồi chuyện trò ở chỗ đông người thường thường chỉ cười tán thành, ít khi chống đối ai. Nói cho đúng ai cũng thương ông và công nhận ông là người thật thà. “Mà lại hiền lành tệ!”. Nhưng cũng như hầu hết người hiền lành khác, Lăng có tính cộc. Tôi còn nhớ một hôm ngồi nhậu với nhau ở hàng hiên nhà một người bạn, chỉ vì một câu đùa cợt không đâu, Lăng không tiếc lời chửi rủa một người bạn đã nói rằng y mê gái và định lấy con gái một chủ vựa cá ở Cầu Ông Lãnh. Tìm mua: Bóng Ma Nhà Mệ Hoát TiKi Lazada Shopee Lăng trợn mắt la lên:- Tôi lấy con gái một người bán cá? Không đời nào. Nhất định là anh lầm rồi!Thấy Lăng đỏ mặt, tía tai, tỏ ra tức giận, người bạn chọc thêm:- Thôi mà, chỗ anh em thân cả, việc gì mà phải giấu. Chính bố cô ta đã nói thế với bà con họ hàng. Thêm một lẽ nữa, nói ra anh phải chịu, không cãi vào đâu được. Ba Quẫy, tức là bố cô gái, làm gì có tiền để mở vựa cá? Tiền ấy, cả làng biết là của anh...Tuyệt nhiên không biết là bạn bè chọc mình trong lúc ngà ngà say rượu để anh em vui vẻ với nhau, Lăng cầm ly rượu ném xuống đất, đứng lên, nhất định không uống nữa.- Tôi không thể ngồi với một người vu cáo tôi như thế.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bóng Ma Nhà Mệ Hoát PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bông Huệ Đỏ (Anatole France)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bông Huệ Đỏ PDF của tác giả Anatole France nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bông Hồng Vàng Và Bình Minh Mưa (K. G. Paustovsky)
K.G. Paustovski (31/5/1892- 14/7/1968) là nhà văn Nga rất nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Ẩn đằng sau vẻ băng giá bên ngoài, Konxtantin Paustovski sở hữu một tâm hồn Nga tuyệt đẹp với trái tim cháy rực lửa yêu thương. Ông biết rung cảm sâu sắc với cảnh đẹp thiên nhiên và sự hồn hậu của những con người không chỉ của nước Nga mà cả những nơi ông đã đi qua. Hai tập truyện ngắn Bông hồng vàng và Bình minh mưa của Paustovsky mang đến cho độc giả những cảm giác êm đềm, nhẹ nhàng, một thế giới thanh bình yên ả trước thế chiến thứ II, thế giới của những con người nước Nga bình dị, đôn hậu và lóng lánh chất thơ. Những truyện ngắn như: Tuyết, Chiếc nhẫn bằng thép, Bức điện, Trái tim nhút nhát… được Paustovski diễn đạt bằng lối văn chương giản đơn, dịu dàng như con trẻ, tác giả đã thể hiện được những tình cảm dung dị nhất: tình cảm giữa cha mẹ với con, tình yêu đôi lứa, tình làng nghĩa xóm… của con người nước Nga những năm đầu thế kỷ trước. Bông hồng vàng và bình minh mưa khiến bạn đọc phải giật mình và tự hỏi: thật sự trên đời này vẫn còn những câu chuyện kỳ diệu như thế? Thông qua tác phẩm, Paustovski nhắc nhở chúng ta về những điều đẹp đẽ, những niềm hạnh phúc nhỏ nhắn mà chúng ta đã bỏ quên hay xem như xa xỉ trong cuộc sống vội vã của mình. ***Cơn bão tuyết tràn vào thành phố từ chập tối. Tắt ánh mặt trời là nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Khi cơn bão ập tới, nhiệt độ còn xuống nữa. Không khí khô đến khó thở. Từ trong nhà nhìn ra chỉ thấy trời đất trắng bệch một màu bạc xỉn của băng bụi. Gió quyện chúng quẩn quanh trên mặt đường, xếp thành từng đống ở chân tường. Không một bóng người bóng vật ngoài phố. Thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe tải, chăn trấn thủ bọc kín máy, lạc lõng chạy qua, bụi trắng cuồn cuộn dưới gầm xe. Tìm mua: Bông Hồng Vàng Và Bình Minh Mưa TiKi Lazada Shopee Tì tay trên bậu cửa sổ, tôi bần thần nhìn ra những ngọn đèn đường vàng ệch trong bóng tối nhuốm màu trắng phản chiếu của tuyết già mà rùng mình cảm trước thấy chiều dài ghê gớm của thời gian một đêm mất ngủ. Guenađy Shpalikov, bạn cùng phòng với tôi, nhà thơ chưa được ai biết đến trong những năm xa xôi ấy, quẳng cho tôi một cuốn sách dày cộp, bìa bọc simili: - Đọc đi! Những đêm như đêm nay mà đọc Paustovsky thì đúng lúc lắm. Nếu cậu thích, có thể coi như mình tặng cậu. Đây là tuyển tập. Mình đã đặt mua toàn tập hôm qua rồi. Tôi ngần ngại nhìn cuốn sách dày cộp. Nhưng chỉ vừa đọc mấy chục trang đầu, tôi đã hiểu ngay rằng không gì có thể bắt tôi gấp cuốn sách lại chừng nào tôi chưa đọc xong. Và thế là đêm đó - một đêm giá lạnh mùa đông năm 1956 ở Moskva - tôi đã gặp Paustovsky. Từ những hàng chữ in bình thường trên trang giấy xanh lên màu chao đèn ngủ, những nhân vật sống bước ra, đi lại, làm việc, yêu, ghét, đau khổ, vui, buồn, trong những câu chuyện đầy tình cảm của những xúc động thường là thầm kín và cao cả, trên nền phong cảnh Nga với những hàng bạch dương run rẩy trong gió, những vì sao trong vũng nước đêm, mùi lá mục trong rừng... Tôi nghiễm nhiên trở thành người chứng kiến, người tham gia vô vàn chuyện đời chuyện người, rất thường mà rất lạ, không sao quên được. Là nhờ Konstantin Paustovsky. Và tôi thật sự đã không quên, bởi vì, hơn là những chuyện kể mà ta có thể nghe ở bất cứ ai, trong một đêm đó Paustovsky đã giúp tôi sống một đoạn đời tính bằng nhiều năm, mà là những năm giá trị, khi con người bỗng nhận ra rằng mình không thể giản đơn tồn tại, mà phải được sống thực, sống đầy đủ, với những rung cảm thực, cái duy nhất làm cho cuộc sống của ta phong phú thêm và vì thế có ý nghĩa hơn. Đọc Paustovsky tôi bỗng hiểu tôi hơn, tôi bỗng hiểu mọi người hơn. Và, đây mới là cái chính: tôi chợt hiểu rằng mỗi con người, dù người đó là ai, là nhà bác học, nhà thơ, là ông thợ mộc bình dị..., tất cả, đều là một thế giới phong phú. Thế giới ấy không lồ lộ dưới ánh sáng mặt trời, và ta không thể thấy được nó, càng không thể nhìn rõ nó, bằng cặp mắt lười biếng. Mỗi dòng chữ của Paustovsky nói với chúng ta một cái gì rất mới về cái thế giới không dễ thấy ấy. Tôi đọc mê mải, không biết rằng cơn bão tuyết đã lặng từ lâu, có lẽ từ nửa đêm, và khi tôi gập sách lại thì ánh bình minh màu trắng đục của riêng những chân trời phương Bắc đã tràn ngập khắp phòng. Ngọn đèn đêm vẫn cháy, nhưng ánh sáng màu xanh lơ của nó nhợt nhạt hẳn. Qua một đêm, tuyết đã xếp thành những vồng trắng mịn màng trên bậc cửa sổ. Tôi trở dậy, mở một cánh cửa, lặng ngắm những bông tuyết đang sà xuống. Chúng bay chậm, đung đưa trong gió nhẹ, rồi từ từ đậu xuống những đống tuyết lớn. Tôi chìa tay ra đón tuyết. Lúc đầu, tôi có cảm giác những bông tuyết lảng tránh tay tôi. Nhưng có những bông bạo dạn hơn đến gần, ngập ngừng trong giây lát, rồi mới nhẹ nhàng đáp xuống. Khi tôi thu tay về thì trong lòng bàn tay chỉ còn mấy vệt ướt: tuyết đã tan rồi. Trong khoảnh khắc ấy tôi chợt hiểu rằng tôi đã bỏ qua rất nhiều, nhiều lắm, cái đẹp trên những con đường mà tôi đã đi qua, tính cả về không gian lẫn thời gian. Cũng như trước cái đêm đáng nhớ ấy tôi đã không biết đến cái đẹp của những bông tuyết này, chỉ vì tôi không biết nhìn, chưa biết đến niềm mê say mà cái đẹp mang tới. Paustovsky chỉ cho tôi thấy cái mất mát ấy. Như một người bạn rất gần gụi với ta, như một người thân của ta, Paustovsky bước vào tâm hồn ta rồi ở lại đó, ông thủ thỉ với ta những chuyện tâm tình. Nghe xong những câu chuyện ấy, ta cảm thấy tâm hồn ta lớn thêm, rộng thêm, nhẹ hơn. °°° Paustovsky ra đời ngày 31 tháng 5 năm 1892 trong một ngõ hẻm thành Moskva. Dòng họ ông gốc kazak[1] miền Zaporozhe, sau mới chuyển tới cư ngụ ở vùng ven sông Roshi gần tỉnh lỵ Belaya Serkov. Cha ông làm nhân viên thống kê ngành đường sắt. Ông nội là một cựu chiến binh kadak dưới thời Nga hoàng Nikolaev. Cụ thân sinh ra Paustovsky là người mơ mộng và là người ở không yên chỗ. Sau thời gian tòng sự tại Moskva, ông đổi đi Vino, rồi Pskov, sau cùng mới đỗ lại Kiev. Mẹ Paustovsky lớn lên trong một gia đình tư chức ở một nhà máy đường. Tính khắc khổ, bà nắm mọi quyền hành trong nhà. Gia đình Paustovsky đông người, đủ tính đủ nết, nhưng hết thẩy đều yêu nghệ thuật. Cậu bé Paustovsky lớn lên trong tiếng đàn dương cầm, những giọng ca, những cuộc cãi vã nghệ thuật và những rạp hát. Cậu bé bắt đầu cuộc đời học trò ở trường trung học số 1 thành phố Kiev. Khi cậu học tới lớp 6 thì gia đình khánh kiệt, cậu phải tự nuôi thân bằng một nghề bất đắc dĩ không xứng với tuổi học trò là nghề "gia sư". Đó là tóm tắt mấy dòng về con người về sau này trở thành nhà văn. Tôi chép lại tiểu sử ông ở đây theo thói thường phải viết tiểu sử nhà văn mà mình giới thiệu, chứ tôi biết tiểu sử chẳng giải thích được bao nhiêu vì sao Paustovsky chọn nghề văn chứ không phải nghề nào khác. Truyện ngắn đầu tiên của Paustovsky được in khi Paustovsky còn là học sinh năm chót của trường trung học. Nó xuất hiện trong tạp chí "Những Ngọn Lửa", là tạp chí văn học duy nhất của Kiev hồi bấy giờ, vào khoảng năm 1911. Sau khi tốt nghiệp trung học, Paustovsky thi vào đại học tổng hợp Kiev. Hai năm sau, Paustovsky chuyển qua một trường đại học khác ở Moskva và ở hẳn thành phố này từ đấy. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Paustovsky làm nghề bán vé xe điện, rồi lái xe điện, rồi y tá trong các đoàn tàu quân y con thoi chạy đi chạy lại giữa hậu phương và tiền tuyến. Mùa thu năm 1915 ông bỏ công việc dân sự để đi theo một đơn vị quân y dã chiến và làm một chuyến đi dài suốt từ thành phố Lublin (Ba Lan) đến tỉnh lỵ Nesvizh ở Belorussya. Trên đường, tình cờ nhặt được một mẩu báo, ông mới biết hai anh ông đã tử trận trong cùng một ngày trên hai mặt trận khác nhau. Paustovsky vội vã trở về với mẹ. Bà cụ lúc đó đang ở Moskva. Nhưng Paustovsky không thể ngồi lâu một chỗ. Bệnh xê dịch giày vò ông và ông lại lên đường, tiếp tục cuộc sống nay đây mai đó. Ông đi Ekaterinoslav để làm việc trong nhà máy luyện kim của công ty Briansky. Rồi bỏ đấy mà đi Yuzovka, từ đó đến Taranrog, làm trong các nhà máy. Ở Taranrog, Paustovsky khởi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình - "Những Kẻ Lãng Mạn". Mùa thu năm 1916, Paustovsky lại một lần nữa bỏ Taranrog để đến nhận công tác tại Công ty liên hiệp hải sản Azovskoye. Cách mạng Tháng Hai bùng nổ khi Paustovsky đang ở Moskva. Lúc đó ông đã bước vào nghề báo. Ông viết: "Sự hình thành con người và nhà văn trong tôi bắt đầu từ những năm ấy, nó xảy ra dưới chính quyền xô-viết và quyết định toàn bộ cuộc đời tôi từ đấy về sau". Sau thời gian ở Moskva, ông lại quay về với mẹ, bà cụ lúc ấy đã sống ở Ukraina. Từ Kiev, nơi ông chỉ cư ngụ một thời gian ngắn, Paustovsky đi Ôđessa. Ở thành phố cửa biển này ông được sống trong môi trường các nhà văn trẻ và tài năng: Ilf, Bagritzky, Babel, Shenghel, Lev Slavin... Nhưng rồi ông lại giã từ những người bạn tuyệt vời của mình để trở về để tiếp tục cuộc hành trình vô định. Ông đi Sukhum, Batum, Tifflis. Từ Tifflis, Paustovsky đến Armenya, rồi lang bạt sang tận Ba Tư. Năm 1923, Paustovsky trở về Moskva trong một chuyến dừng chân, xin làm biên tập viên cho một tờ báo. Cũng từ đó tên tuổi của ông bắt đầu trở thành quen thuộc với độc giả qua những tác phẩm nối tiếp nhau ra đời. Cuốn sách đầu tiên được Paustovsky coi là tác phẩm thực sự của ông là tuyển tập truyện ngắn "Những Con Tàu Đi Ngược Chiều Nhau". Mùa hè năm 1932 Paustovsky bắt đầu cuốn "Kara-Bugaz" và một số truyện ngắn khác mà về sau này ông đã kể lại khá tỉ mỉ trong "Bông Hồng Vàng". Trong cuộc sống tự do khỏi công việc nhà nước Paustovsky còn đi nhiều hơn nữa. Dấu chân ông in khắp mọi miền đất nước xô-viết, từ bán đảo Konsky đến những sa mạc vùng Trung Á, từ các thành phố băng tuyết ở Cực Bắc đến những bờ biển ấm áp vùng Krym tới những miền rừng rậm rạp của Sibir. Ngoài ra, ông còn đến Tiệp Khắc, đi tàu biển vòng quanh châu Âu, qua các thành phố Istanbul, Athena, Napoli, Roma, Paris, Rotterdam, Stockholm... Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, ông làm phóng viên chiến tranh của Mặt trận Nam và ở đó ông cũng đi rất nhiều. Đời ông, từ lúc còn nhỏ cho đến năm 1921, được ghi lại khá đầy đủ trong các cuốn truyện mang tính hồi ký "Những Năm Xa Xôi", "Tuổi Trẻ Không Yên", "Sự Bắt Đầu Của Thế Kỷ Ta Chưa Biết". Paustovsky nói rằng nhà văn cần phải biết tạo ra tiểu sử cho mình. Tức là, ông muốn nói, nhà văn cần phải chủ động ném mình vào trong những xoáy lốc của cuộc đời, để được sống nhiều, sống thật trong nó, tự mình tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho công việc viết văn sau này. Ông nhìn những nhà văn cạo giấy, những viên chức văn chương bằng cái nhìn khinh bỉ. Ông không chỉ viết nhiều, mà còn viết hay. Hiếm có nhà văn nào ở nước Nga được in toàn tập trong khi còn sống[2]. Paustovsky là nhà văn không biết hài lòng về mình. Ông luôn nói rằng những gì ông đã viết chỉ là bước đầu, chứ toàn bộ công việc thực sự thì bao giờ cũng vậy, còn ở phía trước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bông Hồng Vàng Và Bình Minh Mưa PDF của tác giả K. G. Paustovsky nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bông Hoa Đá (Pavel Petrovich Bazov)
Nhà văn Pavel Petrovich Bazov (1879-1950) sinh trưởng tại Ural, vùng Đông Nga. Tuổi thơ của ông trôi qua ở thành phố Xưxerchi và nhà máy Polevxki trong vùng núi Yưxerchi - nơi cha ông làm công nhân. Mẹ ông là nghệ nhân thêu ren nổi tiếng. Bazov học tại trường dòng Ecaterina, sau đó là đạo viện Perma - nơi đào tạo các giáo sĩ, nhưng các nhà văn Nga nổi tiếng như Mamin Xibiriac, V.P. Biriucov cũng đã từng học ở đây. Năm 1899, tốt nghiệp đạo viện, ông muốn học tiếp tại trường tổng hợp nhưng vì đã tham gia vào phong trào học sinh phản đối cách đối xử thô bạo của giáo viên nên ông bị trường Tổng hợp Tomxki từ chối. Hai mươi tuổi ông bắt đầu công việc dạy học tại các làng nhỏ ở Saidurin và Ecaterinburg. Năm 1914, Bazov đến Camưxlova và tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1921, ông trở về Ural làm chủ bút báo Con đường đỏ và viết văn. Cuốn tiểu thuyết tự sự đầu tay “Những người Ural là thế đấy” được xuất bản năm 1924 và tiếp theo là những truyện ngắn đều đặn đăng trên các tạp chí như “Tên quỷ già”, “Nữ Chúa Núi Đồng”, “Ông Pologi vĩ đại”,… và các tiểu thuyết “Con ngựa non”, “Tiến xa hơn nữa để gần hơn”,… Giai đoạn sung sức nhất của ngòi bút Bazov là những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại. Ông đã dựng lại những hình ảnh lịch sử của cuộc kháng chiến anh dũng tại Ural trong các tác phẩm “Chiếc hộp”, “Chiếc nắp bằng sắt”, “Nhiệm vụ vàng”,… “Bông hoa đá” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Bazov. Xuất bản lần đầu tại Xvedlov năm 1939 và Moxcva các năm 1942, 1944, xuất bản tại Anh, Pháp, Tiệp Khắc (cũ), Na Uy… Câu chuyện về những con người lao động tài năng, sáng tạo ngày càng được nhiều độc giả trên thế giới biết đến và yêu thích. Tìm mua: Bông Hoa Đá TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bông Hoa Đá PDF của tác giả Pavel Petrovich Bazov nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.