Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe

Kỳ thi Sơ-học khóa 1952 đầu-đề bài luận là « Ăn vóc học hay ». Kỳ thi nhập học lớp đệ-thất trường Trung-học Chu văn-An niên khóa 1952-53 đầu đề bài luận là « Tham thì thâm » và « Đói cho sạch rách cho thơm ». Sự tìm hiểu tục-ngữ đã trở nên cần thiết cho anh em học-sinh.

Sách Tục-Ngữ Lược-Giải, trong hai tháng ấn-hành hai lần, được anh em hoan nghênh là phải.

Song nhiều người tỏ ý phàn-nàn : Tục-Ngữ Lược-Giải mỏng quá, chứa được có hơn 200 câu.

Chúng tôi cũng thấy thế. Nên cho ra tập thứ nhì này để bổ túc cho tập thứ nhất.

Tập này gồm hơn 300 câu, cộng với tập thứ nhất, hiến anh em học-sinh non 600 tục-ngữ thường dùng. Đối với rừng tục-ngữ nước nhà con số tuy còn nhỏ-nhặt song bằng ấy tài-liệu cũng đã có thể giúp ích anh em, khả dĩ làm anh em vững tâm trước những đề luận về tục-ngữ.

Hoặc ít ra thì đó cũng là tham-vọng và mục-đích của chúng tôi khi cho ra hai tập Tục-Ngữ Lược-Giải.

L.V.H.

2-9-52

***

Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn-tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ.

Không những anh em thanh-niên học-sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý-nghĩa một vài câu tục-ngữ.

Vốn yêu-chuộng quốc-văn, quốc-học, chúng tôi chú-trọng đến tục ngữ Việt-Nam đã từ lâu.

Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt-báo, Việt-Cường ngoài Bắc, Công-Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải-thích ý-nghĩa một số tục-ngữ.

Rồi sau, trải qua nhiều địa-phương, xúc-tiếp với nhiều nghề-nghiệp, những điều tai nghe mắt thấy cùng những kinh-nghiệm bản thân đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục-ngữ cần phải giải-thích.

Nay nhân thấy câu tục-ngữ « Ăn vóc học hay » đầu bài luận thi Sơ-học vừa qua, đã làm nhiều thí-sinh phải cắn bút, chúng tôi liền nẩy ra cái ý-định đem cái kết-quả sưu-tầm, nghiên-cứu tục-ngữ, trong mấy năm nay cống-hiến anh em thanh-niên và các nhà trí-thức, các bậc giáo-sư, dùng làm tài-liệu tham-khảo trong cái giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc-văn chăng ?

Dĩ-nhiên là sách này chỉ giải-thích sơ-lược đại-ý mà thôi, không đi sâu vào lai-lịch hay điển-cố các tục-ngữ.

Và cũng không phải là giải-thích hết thẩy các tục-ngữ Việt-nam, mà chỉ giải nghĩa những câu cần phải giải nghĩa, và tác-giả đã tìm thấy nghĩa.

Những điều tai nghe mắt thấy, những kinh-nghiệm, hiểu biết của một người, dù sao cũng chưa thể đầy đủ được. Những khuyết-điểm sai lầm trong sách, nếu có, chúng tôi mong được các bậc cao-minh sẵn lòng chỉ-giáo cho.

Hà-nội ngày 6 tháng 6 năm 1952

LÊ-VĂN-HÒE

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

LỊCH AN NAM (1890) THÔNG DỤNG TRONG 6 TỈNH NAM KỲ
Kim lớn đồng hồ Tây đi giáp một vòng, kim nhỏ đi giáp một khoản, thì là một giờ Tây. Như cả kim lớn, kim nhỏ chỉ số 12, nghĩa là giờ thứ 12, thì là nhằm giữa giờ tý, giờ ngọ An-Nam, hay là tý trung, ngọ trung. Kim lớn từ số 12 cứ việc đi một vòng cho giáp lại số 12. Kim nhỏ đi lần một khoản cho tới số 1, nghĩa là giờ thứ nhứt tây, thì là đầu giờ sửu, hay là giờ mùi An-Nam. Kim lớn bắt đầu từ số 12 đi một vòng khác cũng giáp số 12, kim nhỏ đi tới một bậc cho tới số 2, nghĩa là giờ thứ 2 tây, thì nằm giữa giờ sửu, giờ mùi. Cứ việc tính làm vậy cho đến khi kim nhỏ chỉ số 11, kim lớn giáp 12, thì là đầu giờ tí, giờ ngọ, vân vân...
PHONG TỤC MIỀN NAM QUA MẤY VẦN CA DAO
Đất đai miền Nam phong thạnh, khí hậu ôn hòa, nếu không có chiến tranh thì dân Nam sống dễ dàng thong thả, không mấy khi khổ sở vì địa ách thiên tai; trên rẫy, khoai, bắp, đậu đủ ăn; dưới ruộng, dồi dào bông lúa; sông rạch, đầm ngòi, tôm cá chẳng thiếu chi. Vì vậy, ca dao miền Nam không nhắc nhở nhiều tới sự cần cù khó nhọc  chỉ năm ba câu khuyến khích sự gắng công. Phong tục miền Nam qua mấy vần ca dao rất giàu tình cảm  được thể hiện qua ca dao tả cảnh, tu thân, tình gia tộc, phong tục thôn quê, ngoài xã hội, những câu hát vặt…   Đất đai miền Nam phong thạnh, khí hậu ôn hòa, nếu không có chiến tranh thì dân Nam sống dễ dàng thong thả, không mấy khi khổ sở vì địa ách thiên tai; trên rẫy, khoai, bắp, đậu đủ ăn; dưới ruộng, dồi dào bông lúa; sông rạch, đầm ngòi, tôm cá chẳng thiếu chi. Vì vậy, ca dao miền Nam không nhắc nhở nhiều tới sự cần cù khó nhọc  chỉ năm ba câu khuyến khích sự gắng công.Phong tục miền Nam qua mấy vần ca dao rất giàu tình cảm  được thể hiện qua ca dao tả cảnh, tu thân, tình gia tộc, phong tục thôn quê, ngoài xã hội, những câu hát vặt…  
THUYẾT MẠC - AN NAM TIỂU THUYẾT (1925) - ĐINH GIA THUYẾT
Năm 1925, nhà in Mạc Đình Tứ cho xuất bản Thuyết Mạc của Thi Nham Đinh Gia Thuyết. Thuyết Mạc đã nói rõ về cội nguồn của dòng họ Mạc ở Việt Nam cũng như thể hiện quan điểm cách nhìn nhận đánh giá nhà Mạc tương đối khách quan của tác giả, tuy có một số điểm chưa chính xác về thế thứ của các vua Mạc. Năm 1925, nhà in Mạc Đình Tứ cho xuất bản Thuyết Mạc của Thi Nham Đinh Gia Thuyết. Thuyết Mạc đã nói rõ về cội nguồn của dòng họ Mạc ở Việt Nam cũng như thể hiện quan điểm cách nhìn nhận đánh giá nhà Mạc tương đối khách quan của tác giả, tuy có một số điểm chưa chính xác về thế thứ của các vua Mạc.
TRUYỆN TÍCH VIỆT NAM - LÊ HƯƠNG
Trước đây rất lâu và hiện thời đã có nhiều người sưu tầm hoặc viết lại truyện cổ Việt Nam đăng báo và in thành sách. Lẽ cổ nhiên có nhiều người biết nhiều chuyện đến thuộc lòng. Trước đây rất lâu và hiện thời đã có nhiều người sưu tầm hoặc viết lại truyện cổ Việt Nam đăng báo và in thành sách. Lẽ cổ nhiên có nhiều người biết nhiều chuyện đến thuộc lòng.Soạn quyển nầy, chúng tôi đề tựa là Truyện Tích Việt Nam vì xét rằng thành phần không phải hoàn toàn là truyện cổ đã xuất hiện không biết từ bao giờ cũng như không biết ở nơi nào. Soạn quyển nầy, chúng tôi đề tựa là Truyện Tích Việt Nam vì xét rằng thành phần không phải hoàn toàn là truyện cổ đã xuất hiện không biết từ bao giờ cũng như không biết ở nơi nào.