Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đằng Sau Những Nụ Cười (Khánh Ly)

Nhắc đến cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, người ta lập tức nhắc đến Khánh Ly, người mà đến giờ chưa ai có thể thay thế trong dòng nhạc Trịnh. Lần đầu tiên, một quãng đời được chị chia sẻ cùng độc giả, khán giả của mình qua cuốn sách Đằng sau những nụ cười. Đó là cả một quãng thời gian 50 năm đi hát cũng như bôn ba khắp bốn phương của chị, thấp thoáng bóng dáng những người đàn ông mà theo chị “nợ cả cuộc đời”. Và dù đi đâu, làm gì, trong tim chị vẫn thiết tha cháy bỏng ước muốn “mãi mãi làm một người Việt Nam nguyên vẹn hình hài”:

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đằng Sau Những Nụ Cười PDF của tác giả Khánh Ly nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dòng Sông Tuổi Dại (George Eliot)
Từ nhiều thế hệ nay, gia đình Tulliver sống tại cối xay gió Dorlcote. Chính vì vậy mà cuộc sống của ông chủ cối xay trôi đi bình an hệt như dòng sông nhỏ bao quanh cối xay gió, nơi Tom và em gái Maggie của cậu thả mồi câu cá bình an vô sự. Nhưng thói thường, các tuyệt tác thì không chỉ xây lên những nhân vật mà không có sóng gió ba đào, và trong cuốn tiểu thuyết này cũng vậy, câu chuyện an bình dần dần bị xô vào thảm kịch. Một vụ kiện do ông Tulliver đưa ra nhằm ngăn cản sự tưới tiêu sẽ khiến dòng sông bị đổi dòng chảy, dẫn đến sự hủy hoại và sẽ buộc phải bán cối xay gió, đã bị thua. Khoảng thời gian ngây thơ bị gián đoạn một cách bất ngờ và dữ dội, kể từ đây Tom phải tái lập lại danh dự của gia đình và lo mọi nhu cầu thiết yếu cho các thành viên. Maggie, một thiếu nữ có óc tưởng tượng vô bờ bến, bốc đồng và đầy đam mê. Cô bé rất cần sự trìu mến mà cô luôn nhận được từ cha mình nhưng anh trai Tom lại từ chối không cho cô điều ấy. Hai đứa trẻ nhà Tulliver rất khác nhau về mặt thể hình cũng như trí thông minh. Nhưng Tom là con trai, vậy nên anh sẽ được học tiếng la tinh và toán, những môn mà Tom chẳng có tham vọng gì lớn, kết quả do vậy cũng chẳng cao gì. Là con trai quả có nhiều ưu đãi hơn, nhất là luôn nhận được tiền bỏ túi nhiều hơn. Tom học cùng với Philippe Wakem, nhưng họ không phải là bạn nhau, ngược hẳn với Maggie, cô đã kết thân với Philippe mà không hề bận tâm đến việc cha của Philippe, một trưởng khế Wakem của thành phố đã có cuộc chiến tranh ngầm với chính chủ cối xay gió Tullivier. Chính do Wakem mà Tulliver khánh kiệt. Rồi Tom cũng thành đạt trong công việc làm ăn, không phải nhờ học hành của anh mà nhờ những phẩm chất và tính kiên trì đến ám ảnh của mình, cộng thêm sự trợ giúp của người chú. Anh đã trả nợ được cho gia đình mình. Lúc ấy Philippe Wakem tỏ tình với Maggie, cô gái trẻ không phải không biết rằng thứ tình cảm đó sẽ chẳng có tương lai, chiểu theo sự thù hận mà cha và anh trai cô dành cho trưởng khế Wakem. Maggie là một cô gái đáng yêu, có lẽ không phải là hoàn hảo nhất, nhưng cô biết nhận ra những sai lầm của mình. Maggie tôn thờ anh trai Tom của mình nhưng vẫn e ngại anh bởi tính cương quyết của anh. Những tình cảm thời niên thiếu của Maggie được tác giả miêu tả rất tinh tế. Thiếu nữ đã rất đau khổ vì thấy mình không xinh, không ngoan, không kiên nhẫn và nhất là không cẩn thận. Tại điểm này, Eliot George đưa chúng ta quay về với tình cảm thời trẻ thơ của mình để không coi những phản ứng của trẻ như thể chúng đã là người lớn. Xuất hiện năm 1860, Dòng sông tuổi dại - The Mill on the Floss là cuốn tiểu thuyết tự truyện của George Eliot. Trong tác phẩm, bà khiến chúng ta sống lại những cảm xúc thời niên thiếu và lồng thứ tình cảm đó vào trong nhân vật Maggie, nữ người hùng nổi loạn không chấp nhận vai trò được gán cho phụ nữ trong thời kỳ trị vì của nữ hoàng Victoria. Tìm mua: Dòng Sông Tuổi Dại TiKi Lazada Shopee Dòng sông tuổi dại được tạp chí Lire của Pháp bình chọn là một trong mười tác phẩm đáng đọc trước khi đến ngày tận thế. Một tác phẩm đáng đọc, đáng suy ngẫm.***Vài nét về tác giả: George Eliot là bút hiệu của Mary Ann hay Marian Evans, là tiểu thuyết gia, nhà văn tiên phong của thời đại Victoria và nổi tiếng với các tác phẩm The Mill on the Floss, Silas Marner, Romola, Felix Holt, the Radical, Middlemarch, Daniel Deronda. Các tác phẩm của bà phản ánh đời sống trung lưu tại miền nông thôn, liên quan tới thuở thiếu thời và thanh niên của tác giả, mô tả đời sống đơn giản cùng với các cảm xúc, tình cảm và trí hiểu biết của người dân miền quê và người dân tỉnh nhỏ. Nhà văn George Eliot đã phá vỡ mọi khuôn mẫu bằng những tác phẩm viết về các vấn đề chính trị và xã hội thời bấy giờ. Bà sử dụng bút danh nam George Eliot để đảm bảo các tác phẩm của mình được chú trọng và không muốn bị coi là một nhà văn lãng mạn đơn thuần.***BĂNG NGANG MỘT CÁNH ĐỒNG RỘNG LỚN, DÒNG sông Floss trườn mình giữa hai bờ cây cối xanh um, cuồn cuộn mang cả triều lưu xinh xắn, tâm sự cùng biển cả. Trên mặt nước hùng vĩ đó, những chiếc tàu đen đúa - chở đầy gỗ bạch còn thơm phức, hạt dầu và than đá chiếu ngời - nối đuôi nhau xuôi về St. Ogg’s, một thành phố lớn cổ kính với những mái nhà ngói đỏ có gắn kiếng ở đầu hồi, nhô lên khoảng giữa đồi cây thấp với bến sông, khiến dòng nước biến thành màu đỏ nhẹ nhàng dưới ánh mặt trời tươi dịu của tháng hai. Hai bên thành phố trải dài những mục trường phồn thịnh cùng những cánh đồng nâu thẳm, sẵn sàng tiếp nhận hạt mầm cho mùa kế tiếp chắc chắn sẽ tươi xanh, hoặc đang phe phẩy của mùa bắp sắp tới vào tháng tám. Rải rác đây kia là những đụn rơm vàng ối còn lại của năm qua, người ta có cảm tưởng dường như những con tàu trên sông muốn vươn cột buồm nâu của chúng tới tận những cành cây nhô hẳn ra ngoài xa. Ngay sát những thành phố lâu đời đó, con sông nhánh Ripple ồ ạt đổ vào dòng Floss. Dòng sông nho nhỏ ấy mới đẹp làm sao với những đợt sóng gợn lăn tăn. Đối với tôi, nó là một người bạn đồng hành sống động trong khi tôi lang thang thả dọc theo bờ, lắng nghe tiếng nước thì thầm êm dịu. Tôi nhớ mãi hình ảnh những cây liễu ven sông, tôi nhớ mãi cây cầu đá. Và đây là nhà máy xay Dorlcote. Lần nào cũng thế, cứ mỗi lúc qua cầu là tôi lại dừng chân đôi ba phút để ngắm nhìn ngôi nhà máy đó, mặc dầu mây báo hiệu sắp mưa và trời đã về chiều. Ngay cả thời kỳ cây cối đều trụi là của tháng Hai sắp đi qua, nhà máy xay Dorlcote cũng vẫn còn giữ được cái dáng vẻ ưa nhìn. Có lẽ cái không khí rét và ẩm ướt trong mưa đã tăng thêm phần duyên dáng cho ngôi nhà trú ngụ, cũng già cỗi không thua gì các cây du, cây dẻ đang làm thành bức chắn ở một phía nhà để che luồng gió bấc. Thủy triều đã dâng cao tại nơi trồng liễu và tràn lên tới tận bờ khoảnh đất rào ở trước nhà. Nhìn mặt sông căng phồng, nhìn đám cỏ mượt non cùng bụi phấn xanh trong bám vào các thân cây bên dưới những nhánh, cành nâu sậm trơ trụi lá, tôi thấy yêu sự ẩm ướt của tiết trời, tôi thèm được biến thành những con ngỗng trắng đang dìm đầu vào nước giữa những hàng cây liễu, chẳng mãy may chú ý tới cái cảnh sắc khô ráo hơn đôi chút ở bên trên. Giòng sông chảy siết và tiếng động ầm ầm của nhà máy xay lấn át tất cả mọi âm thanh dường như tăng thêm sự an hòa của cảnh vật. Những tiếng động ầm ỉ và dầu điều đó tạo thành một bức tường âm thanh dày kín, khiến có cảm tưởng như mình đã được hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài. Rồi tiếng ầm vang như sấm dậy của cổ xe khổng lồ chở đầy hạt về nhà. Người lái xe ngay thật đó chẳng nghĩ gì khác hơn là bữa ăn đang chờ đợi ông ta ở bếp lò, nhưng ông ta vẫn chưa thể nào bàn được ngay vì còn phải lo cho cặp ngựa ăn - hai con vật khỏe mạnh và thuần tính - đang nhìn chủ với ánh mắt trách phiền là tại sao đã quất roi vào lưng chúng lúc đi đường, làm như chúng là loại vật hay ươn ngạnh! Cứ nhìn lúc chúng vươn vai, cố gắng vượt lên dốc cầu thì đủ biết chúng cũng nôn nóng được về mau chẳng thua gì chủ. Hãy nhìn vào những đôi chân to lớn, dầy lông của chúng cứ như muốn vồ lấy từng khoảng đất dài; hãy nhìn sức chịu đựng nhẫn nại nơi cổ chúng, những bắp thịt đùi vồng lên cũng đủ biết chúng đã nổ lực đến dường nào. Tôi vẫn thích nghe chúng hí bên máng bắp chẳng mấy gì nhiều, tôi thích nhìn vồng cổ mượt mồ hôi của chúng khi được tháo gỡ yên cương, tôi cũng thích thú vô cùng khi chúng được tự do chúi mũi vào vũng nước bùn để uống. Bây giờ, chúng đang lao xuống dốc cầu và vồng mui căng tròn của cổ xe mất hút sau một khúc quanh đầy cây cối. Tôi lại hướng mặt về nhà máy xay, ngắm nhìn bánh xe quay tròn không ngừng nghỉ và hất tung ra từng cụm kim cương nước. Cô bé cũng đang nhìn vào đó. Từ lúc tôi dừng lại trên cầu, cô gái nhỏ vẫn đứng yên một chỗ cạnh bờ sông trong khi con chó xù lông trắng, tai nâu, nhảy dựng từng hồi, vừa nhìn vào guồng nước vừa sũa oang oang. Có lẽ nó đang ghen tị với cái bánh xe vô tình kia bởi vì người bạn đội mũ sụp của nó cứ mê mãi nhìn vào đó mà quên phứt nó đi. Đã tới giờ người bạn nó phải về nhà, tôi nghĩ thế, bởi vì có một ánh lửa ấm đang chờ, ánh lửa đang chiếu ra giữa nền trời càng lúc càng xám mịt. Cả tôi nữa, cũng đã tới lúc phải nhấc đôi tay mình ra khỏi thành cầu giá lạnh... Tay tôi đã bị tê cóng thật sự rồi! Tôi phải tựa cả hai vào thành ghế đang ngồi quá lâu để hồi tưởng lại lúc đứng trên cầu, đối diện với nhà máy xay Dorlcote vào một chiều tháng hai nhiều năm trước. Trước khi ngủ thiếp đi, tôi xin mạn phép kể lại quý vị nghe những gì đã được bàn tới giữa ông và bà Tulliver, trong khi họ đang ngồi bên cạnh lò sưởi đỏ ngời ở cánh trái phòng khách, ngay vào chính buổi chiều mà tôi vừa tưởng nhớ lại.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dòng Sông Tuổi Dại PDF của tác giả George Eliot nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đặng Thái Sơn - Người Được Chopin Chọn (Ikuma Yoshiko)
"Đặng Thái Sơn đã làm thay đổi cả một nền âm nhạc!Anh đã làm điều đó như thế nào?"Đặng Thái Sơn vẫn thường nói sẽ biểu diễn những dạng mục đa dạng, từ các bản nhạc của Chopin cho đến các tác phẩm âm nhạc Nga, Pháp. Danh mục này càng mở rộng, anh càng chứng minh được sự trưởng thành của một nghệ sĩ dương cầm tài năng. Sau nhiều năm, thường xuyên viết bài về những nghệ sĩ dương cầm, nghe và xem họ biểu diễn, tác giả rút ra một kết luận: "Nghệ sĩ dương cầm thể hệ truyền cảm nhất khi đến tuổi 40". Không biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon, mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là "thần đồng", thường xuất hiện trên sân khấu với loại nhạc cụ có dây, còn chơi piano, nếu không qua một độ tuổi nhất định thì khó mà biểu diễn thành công, chỉ dừng ở chơi cho vui, cho biết. Có lẽ cần nhiều thời gian để một người có thể hiểu cơ cấu và cảm nhận về loại nhạc cụ phức tạp này. Thông thường, các nghệ sĩ piano muốn thành công trên con đường sự nghiệp biểu diễn quốc tế, có mặt trong các buổi hoà nhạc lớn ở các nhà hát lừng danh, không còn cách nào khác hơn là tham gia các cuộc thi piano quốc tế từ độ tuổi 15 đến 30. Cũng có trường hợp được các ông bầu nổi tiếng hay những công ty sản xuất âm nhạc phát hiện, nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Tuy nhiên, với nhiều người được vinh danh tại các cuộc thi âm nhạc, ngay sau khi nhận giải thưởng, dù họ có tổ chức nhiều hoạt động rình rang, đình đám như thế nào thì vài năm sau đó, tên tuổi của họ cũng dần trở nên im ắng. Cuộc đời của những nghệ sĩ piano luôn nghiệt ngã như thế đấy! Bất chấp tất cả, họ vẫn tồn tại, vẫn luyện tập từng giờ từng ngày, chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình cho nghiệp dương cầm. Chính vì vậy, khi biểu diễn, những thăng trầm của cuộc đời nghệ sĩ dương cầm được thể hiện rất rõ nét qua tiếng đàn. Từng nốt nhạc vang lên phản ánh chân thực lối sống của người nghệ sĩ. Âm nhạc luôn luôn gắn bó với họ. Ngay cả khi đi ngủ, những bản nhạc mà họ đang luyện tập vẫn cứ réo rắt vang lên trong đầu. Tìm mua: Đặng Thái Sơn - Người Được Chopin Chọn TiKi Lazada Shopee Chúng ta, những khán giả thưởng thức âm nhạc, sẽ cảm nhận và hiểu hơn về lẽ sống của người nghệ sĩ piano từ những buổi biểu diễn của họ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là sự "đồng điệu". Đời người thay đổi, âm nhạc cũng đổi thay. Kinh nghiệm sống đem lại sự cảm nhận tác phẩm sâu sắc và sự truyền cảm khi biểu diễn. Từ một cuộc sống đầy trắc trở, điều mà Đặng Thái Sơn học được, đó là gì? Tác giả bắt đầu cuộc hành trình giải mã những điều bí ẩn xung quanh con người Đặng Thái Sơn.***Đặng Thái Sơn nhận được bức thư chúc mừng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Với giải nhất trong cuộc thi Chopin, Đặng Thái Sơn đã mang vinh dự về cho đất nước Việt Nam. Tài năng của anh đã được cả thế giới công nhận. Sự thành công của Đặng Thái Sơn đã khiến Chính phủ đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế, cho các tài năng âm nhạc trẻ ở Việt Nam sang Liên Xô du học, đồng thời cũng mở ra những con đường mới thông thoáng cho giới nghệ sĩ và tầng lớp trí thức. Sơn cảm thấy hạnh phúc vì vai trò của mình hơn là giải thưởng, anh đã trở thành tấm gương cho thế hệ sau noi theo. Cũng nhờ anh mà sự nghi kị giữa chính phủ và cha anh không còn nữa. Cha anh đã được chính phủ tạo điều kiện tốt nhất để điều trị bệnh. Khi về đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, Sơn có cảm giác bất an cho đến khi gặp mọi người ở đại sảnh. Đó là thầy giáo và các học sinh trong nhạc viện Hà Nội, mọi người đều ra đón Sơn. Đối với Sơn những người trong nhạc viện cũng đồng thời là gia đình. Mọi người gọi thật to, đầy những gương mặt tươi cười. “Đặng Thái Sơn, chúc mừng chiến thắng.” “Cậu đã làm được. Tuyệt thật.” “Sơn, Sơn Chopin.” Mọi người vừa chúc mừng vừa vỗ tay. Sơn đã ở lại Nhạc viện Hà Nội mừng chiến thắng trong một tuần lễ. Tại sân bay chật ních những người đón Sơn. Anh cảm động nói: “Tôi không nghĩ là có nhiều người đón chào như thế. Gương mặt mọi người thật sự trông rất hạnh phúc. Tôi xúc động quá!” Sơn cầm hành lý đứng thẳng lên. Cũng có nhiều người trong chính phủ ra đón. Một người đại diện chính phủ nói: “Đặng Thái Sơn. Anh đã trở về. Chúng tôi có thể làm gì cho anh không?” “Tôi chỉ muốn gặp lại cha mình”. Khi đến bệnh viện, Sơn được biết nhờ sự giúp đỡ của chính phủ mà căn bệnh ung thư phổi của cha anh đã qua cơn nguy kịch. Ông Hưng đã khỏe và có thể sống thêm 10 năm nữa. Điều mà ông mừng nhất là có thể sáng tác một cách tự do hơn. Gặp lại con trai ông xúc động nói: “Sơn. Cám ơn con. Cha muốn trở thành nghệ sĩ hay nhà văn. Mọi người đều có thể phát huy tài năng của chính mình. Thời đại đã thay đổi, cánh cửa mới đã mở ra. Chiến thắng của con chính là mục tiêu các nghệ sĩ Việt Nam phải tiến đến. Sao mà vui đến thế. Cha không nghĩ cha con ta có được niềm vui này.” Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tự mình chuẩn bị món quà lớn cho Sơn. Đó chính là danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên một nghệ sĩ mới qua tuổi 20 nhận được danh hiệu cao quý này. Vì điều kiện liên lạc khó khăn nên mẹ Sơn đang công tác tại Sài Gòn không nhận được tin tức về con trai. Một ngày nọ, một người quen đến nói với bà: “Chị Liên, tôi nghe trên radio nói con trai của chị đạt giải nhất trong cuộc thi đó.” “Nói gì thế? Thật không đó? Đừng có trêu tôi!” “Thật mà. Nhà tôi nghe đài phát thanh Úc mà. Không nhầm đâu. Chính xác là Đặng Thái Sơn, giải nhất mà.” Quá vui mừng bà chạy đến những người xung quanh thông báo tin mừng. “Thầy ơi, con trai của em chiến thắng rồi. Đưa tin trên đài Pháp và Mĩ.” Vào lúc đó, có nhiều nhà nghe chương trình phát thanh tiếng Việt của đài nước ngoài. Bà Liên đã nhận được tin mừng, nhưng không có điện thoại hay cách nào để xác nhận lại. Đài Việt Nam ba ngày sau chung kết cuộc thi mới đưa tin. Ngay lập tức Thủ tướng đánh điện báo đến Vácxava. Phương châm của Sơn chính là “chậm mà chắc”. Sơn thích câu nói này từ rất lâu vì anh cảm thấy mình là người không nhanh trí. “Từ nhỏ tôi cũng học giống như người khác nhưng mãi về sau mới thấm được. Nhưng nếu bắt đầu sớm thì có thể kết thúc cũng sớm. Trong trường hợp của tôi là thật sự rất muộn. Nên tôi nghĩ con đường tôi đi sẽ còn dài về sau nữa.” Những kinh nghiệm mới mẻ mà Sơn có được khi sống ở Việt Nam, Liên Xô, Nhật Bản, Canada đã mài giũa âm nhạc, tạo nên con người mới trong anh. Con người ấy thể hiện rất rõ khi anh biểu diễn. Khi mới chuyển đến Canada, trong những lần biểu diễn đầu tiên, anh đã nhận được khá nhiều bình phẩm đại loại: “Tại sao anh ta lại chơi nhanh như vậy?” “Âm nhạc của anh ta rốt cuộc muốn nói lên cái gì?” “Tại sao lại thể hiện như thế?” Đôi khi, những lời bình phẩm trở nên rất gay gắt, nhưng Sơn chỉ lặng lẽ đón nhận. Những lời bình phẩm khi anh diễn ở Mỹ còn khắt khe hơn nhiều. Sơn nói: “Tôi đã được nuôi dưỡng từ trong chiến tranh nên không thể nào ngọt ngào được.” Sơn cũng đã điều trị được căn bệnh của cổ tay nhiều năm dài. Sơn nhận ra dưới cổ tay trái có hạch, lúc đó là thời kì quan trọng, Sơn phải thi trong kì thi năm thứ hai ở Moscow. Với thân hình nhỏ bé, Sơn không thể luyện tập những bản nhạc lớn, rồi lại tới căn bệnh đó. Năm 1982, vì quá đau Sơn đã đành phải hủy bỏ biểu diễn trong một năm. Tiến hành thử nghiệm điều trị đủ loại nhưng không có tiến triển gì. Cũng trong thời gian này, Đặng Thái Sơn bị đau bao tử. Khi chuyển đến Canada, anh bắt đầu chuyển sang phương pháp điều trị bằng yoga, cuối cùng cũng khỏi. Từ lúc phát sinh đến vượt qua được mất hết 12 năm. Sơn nói: “Khi cơ thể yếu tôi mới hiểu được nỗi khổ của Chopin.” Sơn nhớ rất rõ về Hội chữ thập đỏ Vácxava, nơi cất giữ trái tim của Chopin. Cứ mỗi lần đến đó Sơn thường đứng hàng giờ trò chuyện với trái tim của Chopin. Khi ở không gian yên tĩnh ấy, tâm hồn Sơn được bình thản và quý trọng từng giây phút vừa đi qua. Dàn nhạc Giao hưởng Vácxava là chốn thân thương với Sơn. Sơn tâm sự: “Mỗi lần đến đây cứ như là quay lại với mình của ngày xưa. Giống như là quê hương vậy.” Tháng 3 năm 1992, Sơn biểu diễn hai bản concerto của Chopin cùng với dàn nhạc do Jerzy Maksymiuk làm nhạc trưởng-dàn nhạc và nhạc trưởng người Ba Lan. Khi đó trái tim Sơn tràn ngập xúc động không thể tả nổi. “Thế là đã 12 năm. Tất cả giống như một giấc mơ vậy. Tôi yêu nhạc Chopin. Và 12 năm nỗ lực đến gần tâm hồn của Chopin.” Khi Sơn bắt đầu hoạt động biểu diễn, anh vẫn chưa được phép biểu diễn ở Mỹ. Mỹ không cấp visa cho người Việt Nam. Nhưng vào năm 1989, Sơn đã có thể biểu diễn ở New York. Lúc đó chỉ có visa viếng thăm nên thời hạn không lâu. Tuy nhiên có thể trình diễn ở Mỹ là một bước vượt bậc đối với Sơn. “Mỹ có lẽ là một đất nước tự do nhưng thực tế thì khá thực dụng. Ảnh hưởng của chính trị cũng mạnh. Sau chiến tranh ở Việt Nam cho đến bây giờ, hiện thực vẫn là vết thương sâu đối với người Mỹ. Bây giờ nếu người Mỹ có đi du lịch ở Việt Nam thì cũng được người Việt Nam hết sức chào đón, nhưng ngược lại thì không thể. Quả thật là rất khó khăn.” Sau này, Sơn còn nhận được nhiều lời mời sang Mỹ biểu diễn. Năm 1994, Sơn biểu diễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khán giả đều là người miền Nam nên Sơn lo lắng không biết có thể giao lưu với họ được không? Nhưng rồi âm nhạc đã kết nối Sơn với mọi người. Và anh còn có nhiều dịp trò chuyện với những người trước đó anh còn e ngại. Bây giờ Sơn đang định tiến tới bước tiếp theo. “Ước mơ của tôi là xây dựng trường học về âm nhạc. Tôi muốn tìm ra các em có tài năng và, nếu có thể, sẽ đào tạo các em thành nghệ sĩ âm nhạc thực thụ. Những ý niệm để cảm tạ quê hương đã ấp ủ nhiều năm qua. Khi sắp bước tới tuổi 40, Sơn nói: “Tôi là người đàn ông trưởng thành. Là một con người tự lập. Tôi bằng lòng với tuổi tác của mình. Tuổi trẻ thì đương nhiên tốt hơn rồi nhưng tôi phải chịu trách nhiệm tất cả những hành động, suy nghĩ của mình. Cách thể hiện chắc chắn phải ứng với tuổi tác. Bây giờ, tôi đàn theo ý mình, cách đàn này là do chính tôi muốn nghe, thích nghe như vậy. Mình chính là nghệ sĩ của chính mình.” Bây giờ Sơn đang dạy tại Trường âm nhạc Tokyo. Sơn còn được trường đại học Montréal mời về dạy và tổ chức biểu diễn ở những nơi khác nhau trên thế giới. Người mà Sơn yêu nhất là mẹ Liên. Khi mọi người hỏi vui: “Dạo này chị Liên không đàn nhạc của Chopin nữa nhỉ.” Thì bà trả lời: “Con trai của tôi rất giỏi nên tôi không bì được.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đặng Thái Sơn - Người Được Chopin Chọn PDF của tác giả Ikuma Yoshiko nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Tranh Đấu Của Tôi - Tập 2 (Adolf Hitler)
Mein Kampf là tựa đề tiếng Đức của quyển sách do Adolf Hitler làm tác giả bắt đầu từ năm 1924, trình bày tư tưởng và cương lĩnh của ông về Đế chế Đức một khi ông ta lên nắm quyền. Hitler phát động vụ Đảo chính Nhà hàng bia ngày 8 tháng 11 năm 1923 nhưng bị đàn áp một cách đẫm máu, bị án tù bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 1924. Án tù này tạo cho Hitler một thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ, phân tích và đặt ra những kế hoạch kinh thiên động địa cho tương lai. Hitler muốn đặt tựa đề cho quyển sách là Bốn năm rưỡi tranh đấu chống lại những dối trá, ngu xuẩn và hèn nhát, nhưng Max Amann, nhân viên quản trị cứng đầu trong ngành xuất bản của Quốc xã, người sẽ lo phát hành quyển sách, phản đối cái tựa nặng nề - và khiến cho sách khó bán chạy - nên đề nghị tựa là Cuộc tranh đấu của tôi (Mein Kampf). Amann cảm thấy thất vọng não nề về nội dung. Thoạt tiên, ông đã hy vọng một câu chuyện cá nhân trong đó Hitler sẽ kể lại bước đường tiến thủ từ một anh "công nhân" vô danh ở Wien đến vị thế nổi tiếng cả thế giới. Ít có phần tiểu sử trong quyển sách. Nhà quản trị kinh doanh của Quốc xã cũng mong những chi tiết nội tình của vụ bạo loạn ở nhà hàng bia, tấn kịch và trò nước đôi mà ông chắc chắn sẽ khiến quyển sách thu hút người đọc. Nhưng Hitler đã quá khôn lanh về điểm này, không muốn khơi lại đống tro tàn trong khi Đảng Quốc xã đang bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Không có mấy lời nói đến vụ bạo loạn bất thành trong quyển Mein Kampf.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Tranh Đấu Của Tôi - Tập 2 PDF của tác giả Adolf Hitler nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Tranh Đấu Của Gandhi (Louis Fischer)
Mohandas Karamchand Gandhi sinh trong một gia đình Ấn Độ giáo thuộc cộng đồng Modh (một nhóm thương gia ở Gujarat), tại Porbandar, bang Gujarat, Ấn Độ vào năm 1869.[4] Ông là con của Karamchand Gandhi, một người giữ chức "diwan" (có thể gọi là "Tổng bộ trưởng") của Porbandar, và bà Putlibai, người vợ thứ tư của Karamchand, theo Ấn Độ giáo phái thờ thần Tì-thấp-nô (sa. vaiṣṇava). Nữ thủ tướng Ấn Độ sau này, Indira Gandhi, và con trai của bà, Rajiv Gandhi, không có họ hàng với Gandhi.***CHƯƠNG 1: MỘT LINH-HỒN XA CÕI TỤCHÔM ấy là ngày thứ sáu, 30 tháng giêng năm 1948. Hồi 4 giờ rưỡi chiều, tại biệt thự Birla House ở Tân Đề-ly, sau khi dự bữa cơm thanh đạm thường nhật do bà Abha dâng lên, Thánh tiếp ông Patel, phó Thủ-tướng chính-phủ nước Tân Ấn-Độ. Cuộc hội đàm hình như quan trọng vì kéo dài đã quá giờ. Thánh phải ra dự buổi lễ cầu kinh. Mãi tới khi bà Abha kín đáo nhắc Thánh là đã tới giờ, Thánh mới giã từ khách mà chậm rãi đi tới nơi cầu nguyện. Qua vườn, Thánh còn nói, hai tay vin vào vai hai bà cháu gái: « Đây là hai cây gậy trúc chống già của tôi đây! » Lúc Thánh bước lên đàn tràng thì có sự nhốn nháo trong đám tín đồ đang đợi sẵn. Kẻ thì tiến lại gần Thánh để lạy chào, người thì rẽ đám đông để lấy chỗ Thánh đi, nhiều tín đồ phủ phục trước chân người. Thánh rời tay khỏi vai hai bà cháu gái, chắp lên ngực để đáp lễ mọi người. Ngay lúc đó, một người từ đám đông tiến ra chắn ngang đường Thánh đi, hình như muốn chờ để phủ phục lạy chào. Sợ trễ giờ cầu nguyện, bà Manou, cháu Thánh, vội đẩy người đó ra bên, thì bị y xô ngã liền. Rồi tiến đến cách Thánh hai bước, y rút súng sáu đã thủ sẵn trong áo nhằm Thánh bắn liền ba phát. Tìm mua: Cuộc Đời Tranh Đấu Của Gandhi TiKi Lazada Shopee Phát thứ nhất thì Thánh đang đi bỗng dưng lảo đảo mà đứng lại. Phát thứ hai thì máu đào đã loang trên áo Thánh. Bàn tay Thánh đang chắp trước ngực bỗng buông thõng ven mình. Tiếng nổ thứ ba vừa dứt, thì cái cái thân hình gầy guộc của Thánh quỵ xuống. Đôi mắt kính văng ra một bên. Một chiếc dép da của Thánh tụt khỏi chân, rơi ra nẻo khác. Hai bà cháu gái khẽ nâng đầu Thánh lên và gượng nhẹ khiêng người vào tẩm thất. Mắt ngài khi ấy nhắm nghiền. Phó Thủ-tướng Patel nâng tay người chẩn mạch hình như còn thấy dấu hiệu mong manh của sự sống. Có tiếng lách cách của người nào bới lộn chai lọ trong hộp thuốc để tìm một ống thuốc hồi dương. Nhưng mười phút sau, bác sĩ Bhargava tới thì Thánh vừa tắt thở. Các thanh-niên nam nữ tín đồ kêu khóc như điên. Thủ tướng Nehru, đồ-đệ yêu dấu của Người, tất tả chạy đến, vành khăn còn quấn dở. Thủ-tướng phủ phục cạnh linh sàng, gục đầu vào nếp áo đẫm máu của Thánh mà khóc than thảm thiết. Rồi đến lượt Devadas, con út Thánh, cùng các nhân viên Chính-phủ mà phần lớn là đồ-đệ người, đến nhìn mặt Thánh. Trong các số các nhân vật ngoại-giao đến viếng tang, nhiều người mủi lòng rơi lệ. Bên ngoài biệt-thự, dân chúng tụ họp kêu gào đòi được chiêm ngưỡng dung nhan Thánh lần cuối. Người ta phải đặt di-hài Thánh lên nóc nhà, chiếu đèn vào cho tỏ. Quần chúng đang hỗn loạn bỗng im lặng như tờ. Hàng vạn người nối nhau sắp hàng đi diễu trước thi hài. Lẫn với tiếng chân rầm rập trong đêm thâu, vẳng lên những tiếng nức nở của nỗi lòng khôn nén. Đến nửa đêm thì thi hài được hạ xuống để rước vào linh sàng. Suốt đêm, những người thân của Thánh canh gác bên người, và thay phiên nhau cầu kinh đến sáng. Đến sáng sớm hôm sau, các vị đồ đệ tắm rửa thi hài bằng nước hương thang rồi theo đúng tục lệ quàng qua cổ Thánh một vòng hoa bằng bông và bằng lúa tết. Cỗ vải liệm trắng tinh bọc quanh mình Thánh, chỉ để hở bộ ngực thanh tao tinh sạch mà Ngài có thói quen để trần khi còn sống. Những cánh hồng tươi rắc khắp linh sàng và trên vải liệm. Cạnh di hài, nghi ngút một đỉnh trầm hương. Gần trưa, theo lời yêu cầu của quần chúng, di hài Thánh lại phải đặt lên nóc tòa nhà Birla lần nữa. Đến trưa thì con thứ ba của Thánh là ông Ramdas đáp phi cơ về tới Tân Đề-Ly. Người ta chỉ còn chờ ông để cất đám, vì kính trọng những thói sống giản-dị và nhún nhường của Thánh lúc sinh thời, thiếu-lang Devadas và ông Pyarélal Nayyar, người cộng sự thân mật nhất của Thánh, đã quyết định không ướp xác giữ gìn, mà làm lễ thiêu hóa ngay để linh-hồn người quá-cố chóng về nơi cực-lạc. Lễ nhập quan giản dị và cảm động. Một vòng hoa quấn trên đầu Thánh. Gương mặt người thư-thái, song dường như đượm một nét buồn vô hạn, tưởng chừng Thánh còn phiền muộn về chuyện xâu-xé của hai dân tộc Ấn-Hồi. Ngọn cờ xanh, vàng, trắng, quốc hiệu của nước Tân Ấn-Độ, phủ kín quan tài. Đám tang đơn giản nhưng bi tráng. Linh-cữu đặt trên một giá súng đại bác kéo bởi hai trăm binh sĩ thủy, lục và không quân. Từ Birla House đến nơi thiêu hóa trên bờ sông Youmna, con đường dài có hơn 5 dặm mà đám tang khởi hành hồi 12 giờ trưa mãi 4 giờ 20 phút buổi chiều mới tới vì có một triệu rưởi người theo sau linh cữu, và một triệu người khác đứng ở suốt dọc đường. Ven sông Youmna còn một triệu người nữa chầu chực sẵn từ tảng sáng quanh hỏa đàn. Ba chiếc phi cơ bay lượn trên đám táng, chốc chốc lại buông xuống từng trận mưa hoa. Hỏa đàn đặt cách sông Youmna chừng vài trăm bước; những phiến gỗ trầm hương đã chất sẵn trong lò. Di hài Thánh đặt trên hỏa đàn, đầu về hướng Bắc, chân trỏ hướng Nam. Khi xưa Đức Phật về trời, Ngài cũng nằm trong phương vị đó. Đúng 4 giờ 3 khắc buổi chiều, thì Ramdas, người con thứ ba của Thánh, châm lò. Khi ngọn lửa đầu tiên bốc lên, thì tất cả cái bể người bỗng rung động trong một tiếng than dài. Có lúc như một làn sóng cuốn, dân chúng ùa tới hỏa tràng. Nhưng rồi muôn người như một lại trấn tĩnh được ngay và rũ xuống như dưới một sức đè nén nặng nề. Có tiếng khóc nức lên trong đám đông. Ngọn lửa dội lên rồi tắt. Trước gió chỉ còn ít tro than và một làn khói cuộn. Cái đám đông mấy triệu người im lặng như tờ. Một tiếng chim hót đâu đây. Xa xa, nước sông rì rào chẩy. Hai mươi bẩy giờ sau, khi những hòn than cuối cùng trên hỏa đàn đã vạc, những người thân của Thánh cử hành lễ lượm xương. Các đồ đệ của người kính cẩn thu góp những mảnh xương tàn chưa bén lửa. Than tro được vun vén vào chiếc túi nhỏ bằng vải bông do chính người nhà dệt lấy. Bới đống tro than, người ta nhặt được một viên đạn sắt, hòn đạn còn nằm trong mình Thánh. Di cốt được đựng trong một chiếc bình đồng, sau khi lau rửa bằng nước sông Youmna. Ramdas quấn một vòng hoa thơm vào cổ bình, rồi đặt vào một chiếc giỏ đầy hoa mà đem về Hồng thất. Đến ngày 11 tháng hai thì làm lễ thủy táng hài-cốt Thánh ở hợp lưu sông Hằng-Hà, sông Youmna và sông Sarasouati. Lúc sinh thời, Thánh vốn bao giờ cũng chỉ đi xe lửa hạng ba, lẫn với đám bình dân. Vậy thì bây giờ, dẫu không có lời di huấn, người ta cũng lập một chuyến xe riêng, gồm năm toa toàn hạng cuối, để đưa hài cốt từ Tân Đề-Ly đến nơi an nghỉ cuối cùng. Bình xương tro đặt ở toa xe chính giữa, dưới một núi hoa hồng. Chung quanh, có hai bà Abha và Manon, ông Pyarélal, bà Sonchila Nayyar cùng mấy người học trò yêu của Thánh gìn giữ. Ở Allahabad, ngày 12, một triệu rưỡi người từ mọi nơi kéo đến để cầu nguyện. Bình di-cốt đặt trên một chiếc xe phủ đầy hoa. Con cháu và các người thân của Thánh đẩy xe hộ tống. Thủ-tướng Nehru đi theo linh xa, nỗi buồn thương hiện trên nét mặt. Đến ven sông thì bình hài-cốt được chuyển xuống một chiếc xuồng nhà binh sơn trắng để đem ra giữa dòng. Khi miệng bình nghiêng xuống làn nước đỏ cạch của sông Hằng-Hà thì một loạt súng viếng vang động trên những chòi thần công của thành lũy đồn Allahabad. Tro than bay tung trước gió. Những mảnh xương con, thì nước sông Hằng đem nhanh ra biển. Vụ ám-sát Thánh Cam-Địa là một tang chung cho toàn cõi bán đảo Ấn-Hồi. Quốc dân hình như thấy một nỗi chán chường đè nặng trên tâm hồn. Vì con người lượng cả đức cao như Thánh, một người thương yêu cả đến những kẻ thù hiểm độc nhất của mình, một người bình sinh không bao giờ dám giết đến một loài côn trùng, ruồi muỗi, một người như Thánh mà đến nỗi bị giết dã man bởi chính tay người đồng chủng và đồng đạo của mình, thì trên cõi đất này còn đâu là công lý của Trời? Ngày thứ sáu 30 tháng giêng năm ấy, Thánh Cam-Địa tạ thế, trong khi sự-nghiệp của người đã đến chỗ tuyệt đích cao siêu. Vậy mà Thánh đã từ giã cuộc đời, bình dị và hồn nhiên chẳng khác khi người sống. Không riêng gì dân tộc Ấn, mà khắp thế-giới được tin Thánh từ trần cũng cảm thấy một cái gì cao cả vừa mất đi. Vì Thánh Cam-Địa tượng trưng cho Đức-độ cao cả mà loài người chúng ta thiếu sót. Nhà chính-trị Pháp Léon Blum đã diễn tả được tư tưởng của toàn thể chúng ta khi viết rằng: « Tôi chưa hề đặt chân lên đất nước Người, vậy mà được tin Người mất, tôi xót-xa tiếc nhớ chẳng khác trước cái chết của người ruột thịt. Khắp thế giới, đâu đâu cũng để tang bậc kỳ nhân đó! » Giáo sư Albert Einstein cũng nói: « Thánh Cam-Địa đã chứng tỏ rằng người ta có thể chế-ngự được trăm triệu sinh-linh không phải bằng những lời hứa hão-huyền hoặc những mánh-khóe chính-trị xảo-quyệt, mà chỉ bằng tấm gương sáng của một đời sống thanh cao trong sạch ». Bởi thế cho nên tin dữ ở Tân Đề-Ly vừa truyền đi, khắp thế giới sững sờ điếng lặng trong sự hãi hùng và đau đớn. Một nguồn sáng của nhân loại vừa vụt tắt. Ở bên kia đại dương, Mỹ-quốc rủ cờ tang. Nhân loại cũng đeo một tang lớn trong lòng. Nhưng cái chết của Thánh có thể như liều thuốc hồi sinh, gây ảnh hưởng diệu kỳ trong cái thế giới đang xâu xé lẫn nhau như lang sói. Những bực chính khách trong tay đang cầm vận mệnh của mấy nghìn triệu sinh linh, các vị dù có tranh đấu cho một lý-tưởng, một chủ-nghĩa nào chăng nữa, thử hỏi có ai đã dám tranh-đấu suốt đời với một lòng nhân như Thánh?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Tranh Đấu Của Gandhi PDF của tác giả Louis Fischer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.